Nhân Vật
HAI VẦNG NHẬT NGUYỆT TRÊN ĐẤT LONG AN
KHÁNH TRÂM
Ngày 16-5-2013 trên đất Long An nơi diễn ra phiên tòa xét xử hai sinh viên yêu nước Phương Uyên và Nguyên Kha, hai bạn còn rất trẻ: người nữ 21, người nam 25 tuổi. Cũng cần phải nói thêm rằng, đây là một phiên tòa thu hút sự chú ý rất đông đảo của giới truyền thông trong nước và quốc tế bởi tính chất đặc biệt của nó. Trước khi phiên tòa diễn ra, tháng 10-2012 sau ngày em sinh viên Phương Uyên bị bắt (và việc bắt người không tôn trọng pháp luật), 144 nhân sỹ trí thức đã gửi thư lên chủ tịch nước yêu cầu trả tự do cho em nhưng bức thư không nhận được hồi âm và sau 7 tháng chúng ta được chứng kiến một phiên tòa kết tội các sinh viên “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN” với mức án phạt rất nặng lên đến 14 năm tù cho cả hai. Đài quốc tế VOA đưa tin lý do các sinh viên bị kết tội: “ vì rải truyền đơn kêu gọi tự do dân chủ, phản đối độc tài và chống Trung Quốc xâm lược biển Đông”.
Tòa án tỉnh Long An đã kết án sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, 6 năm tù và 3 năm quản chế, và sinh viên Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, 8 năm tù, cùng 3 năm quản chế. Hai người bị cáo bị buộc tội «tuyên truyền chống Nhà nước».
Theo tin từ các luật sư, hai sinh viên bị buộc tội là “tuyên truyền chống nhà nước” trong đó có hành vi dùng máu pha loãng với nước rồi viết vào một mảnh vải (khẩu hiệu) “có nội dung không hay về Trung Quốc”. Nhưng với đạo đức nghề nghiệp, các luật sư đã bảo vệ đến cùng thân chủ của mình, với mục đích đòi công bằng cho các em. Luật sư Nguyễn Thanh Lương khẳng định: “Các bị cáo không phạm tội chống nhà nước”. Luật sư Hà Huy Sơn nói: “Phương Uyên có viết Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam thì đây là những điều đáng biểu dương, chứ không phải truy tố theo luật hình sự Việt Nam” .
Câu khẩu hiệu được cho là “có nội dung không hay về Trung Quốc” là cái khẩu hiệu gì? Tại sao Bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An không thấy nêu cụ thể? Kết tội một con người mà thiếu chứng cứ thì có công bằng không, có thuyết phục không, có tôn trọng luật pháp không…? Cái hành vi dùng máu pha loãng để viết nên cái khẩu hiệu gì đó (không hay về Trung Quốc, tức là chống lại?) khiến tôi nhớ lại vào những năm 60-70 của thế kỷ 20, ở phía Bắc vĩ tuyến 17, rất nhiều thanh niên miền Bắc không tiếc tuổi xuân cũng đã trích máu, viết đơn xin nhập ngũ để “vượt Trường Sơn” đánh giặc cứu nước. Hôm nay bóng dáng quân thù là Trung cộng đã hiện rõ ở mọi nơi: đất liền, biên giới, biển đảo, Tây nguyên… thì hai em sinh viên lại tiếp nối cái truyền thống yêu nước ấy, thật khâm phục và ngưỡng mộ biết bao! Các em là hai vầng NHẬT –NGUYỆT sáng lòa!
Đó là những lời tự bào chữa rất đàng hoàng, khí phách trước phiên tòa !
Đó là hình ảnh đầy tự tin trong trang phục học sinh giản dị, trắng trong!
Đó là thái độ bình thản trước bạo lực, cường quyền không chút sợ hãi!
Hai vầng NHẬT-NGUYỆT đã tỏa sáng bởi những lời nói sau cùng của các bạn: “Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để cho xã hội tốt đẹp tươi sáng hơn. Tôi là một sinh viên yêu nước nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi không còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước”. Hay: “ Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống Đảng cộng sản. Mà chống Đảng thì không phải là tội”. Có thể nói hình ảnh này là ngọn lửa tiêu biểu cho trái tim yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay. Tôi dấu nước mắt vào trong để bàn tay cầm bút bớt run, gõ phím bớt nhầm dấu để góp tiếng nói rất nhỏ bé của mình trước một nền tư pháp bất chấp công lý, một phiên tòa thách thức lương tri và vô đạo này!
Tôi thật cảm phục và ngưỡng mộ trước khí phách của hai bạn sinh viên. Họ đã ngẩng cao đầu trước bạo quyền. Hai vầng NHẬT- NGUYỆT cũng là những anh hùng và anh thư của đất Việt hôm nay. Và tim tôi bỗng nhói đau khi lời bài hát của nhạc sỹ Trúc Hồ lại vang lên: “Ngày hôm nay nhìn về quê hương/ đất nước tôi sao lắm nhiễu nhương/người yêu nước trong chốn lao tù/mẹ thương con thiêu cháy thân mình/ MẸ VIỆT NAM….đau ”
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/05/17/hai-vang-nhat-nguyet-tren-dat-long-an/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
HAI VẦNG NHẬT NGUYỆT TRÊN ĐẤT LONG AN
KHÁNH TRÂM
Ngày 16-5-2013 trên đất Long An nơi diễn ra phiên tòa xét xử hai sinh viên yêu nước Phương Uyên và Nguyên Kha, hai bạn còn rất trẻ: người nữ 21, người nam 25 tuổi. Cũng cần phải nói thêm rằng, đây là một phiên tòa thu hút sự chú ý rất đông đảo của giới truyền thông trong nước và quốc tế bởi tính chất đặc biệt của nó. Trước khi phiên tòa diễn ra, tháng 10-2012 sau ngày em sinh viên Phương Uyên bị bắt (và việc bắt người không tôn trọng pháp luật), 144 nhân sỹ trí thức đã gửi thư lên chủ tịch nước yêu cầu trả tự do cho em nhưng bức thư không nhận được hồi âm và sau 7 tháng chúng ta được chứng kiến một phiên tòa kết tội các sinh viên “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN” với mức án phạt rất nặng lên đến 14 năm tù cho cả hai. Đài quốc tế VOA đưa tin lý do các sinh viên bị kết tội: “ vì rải truyền đơn kêu gọi tự do dân chủ, phản đối độc tài và chống Trung Quốc xâm lược biển Đông”.
Tòa án tỉnh Long An đã kết án sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, 6 năm tù và 3 năm quản chế, và sinh viên Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, 8 năm tù, cùng 3 năm quản chế. Hai người bị cáo bị buộc tội «tuyên truyền chống Nhà nước».
Theo tin từ các luật sư, hai sinh viên bị buộc tội là “tuyên truyền chống nhà nước” trong đó có hành vi dùng máu pha loãng với nước rồi viết vào một mảnh vải (khẩu hiệu) “có nội dung không hay về Trung Quốc”. Nhưng với đạo đức nghề nghiệp, các luật sư đã bảo vệ đến cùng thân chủ của mình, với mục đích đòi công bằng cho các em. Luật sư Nguyễn Thanh Lương khẳng định: “Các bị cáo không phạm tội chống nhà nước”. Luật sư Hà Huy Sơn nói: “Phương Uyên có viết Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam thì đây là những điều đáng biểu dương, chứ không phải truy tố theo luật hình sự Việt Nam” .
Câu khẩu hiệu được cho là “có nội dung không hay về Trung Quốc” là cái khẩu hiệu gì? Tại sao Bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An không thấy nêu cụ thể? Kết tội một con người mà thiếu chứng cứ thì có công bằng không, có thuyết phục không, có tôn trọng luật pháp không…? Cái hành vi dùng máu pha loãng để viết nên cái khẩu hiệu gì đó (không hay về Trung Quốc, tức là chống lại?) khiến tôi nhớ lại vào những năm 60-70 của thế kỷ 20, ở phía Bắc vĩ tuyến 17, rất nhiều thanh niên miền Bắc không tiếc tuổi xuân cũng đã trích máu, viết đơn xin nhập ngũ để “vượt Trường Sơn” đánh giặc cứu nước. Hôm nay bóng dáng quân thù là Trung cộng đã hiện rõ ở mọi nơi: đất liền, biên giới, biển đảo, Tây nguyên… thì hai em sinh viên lại tiếp nối cái truyền thống yêu nước ấy, thật khâm phục và ngưỡng mộ biết bao! Các em là hai vầng NHẬT –NGUYỆT sáng lòa!
Đó là những lời tự bào chữa rất đàng hoàng, khí phách trước phiên tòa !
Đó là hình ảnh đầy tự tin trong trang phục học sinh giản dị, trắng trong!
Đó là thái độ bình thản trước bạo lực, cường quyền không chút sợ hãi!
Hai vầng NHẬT-NGUYỆT đã tỏa sáng bởi những lời nói sau cùng của các bạn: “Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để cho xã hội tốt đẹp tươi sáng hơn. Tôi là một sinh viên yêu nước nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi không còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước”. Hay: “ Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống Đảng cộng sản. Mà chống Đảng thì không phải là tội”. Có thể nói hình ảnh này là ngọn lửa tiêu biểu cho trái tim yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay. Tôi dấu nước mắt vào trong để bàn tay cầm bút bớt run, gõ phím bớt nhầm dấu để góp tiếng nói rất nhỏ bé của mình trước một nền tư pháp bất chấp công lý, một phiên tòa thách thức lương tri và vô đạo này!
Tôi thật cảm phục và ngưỡng mộ trước khí phách của hai bạn sinh viên. Họ đã ngẩng cao đầu trước bạo quyền. Hai vầng NHẬT- NGUYỆT cũng là những anh hùng và anh thư của đất Việt hôm nay. Và tim tôi bỗng nhói đau khi lời bài hát của nhạc sỹ Trúc Hồ lại vang lên: “Ngày hôm nay nhìn về quê hương/ đất nước tôi sao lắm nhiễu nhương/người yêu nước trong chốn lao tù/mẹ thương con thiêu cháy thân mình/ MẸ VIỆT NAM….đau ”
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/05/17/hai-vang-nhat-nguyet-tren-dat-long-an/