Tin nóng trong ngày
HCM ra lệnh 'cấm biển', sẵn sàng sơ tán hơn 5.000 dân tránh bão Tembin
Chiều 23.12, trả lời Thanh Niên, về công tác phòng chống bão Tembin (nếu đổ bộ vào Việt Nam, đây sẽ là cơn bão số 16 - PV), Chủ tịch UBND H.Cần Giờ (TP.HCM) Lê Minh Dũng cho biết lệnh “cấm biển” từ 16 giờ ngày 23.12 đã được thông báo đến lực lượng bộ đội biên phòng, chính quyền các xã ven biển, bà con ngư dân.
Lệnh cấm này duy trì đến khi có thông báo mới về tình hình diễn biến bão Tembin.
Về kế hoạch sơ tán dân, UBND H.Cần Giờ đã chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng, cơ sở vật chất nhằm di tản hơn 5.000 dân xã đảo Thạnh An, các khu vực ven biển, ven sông nguy cơ sạt lở cao, khu vực thiếu an toàn…Các tỉnh Nam bộ phải lên phương án sơ tán gần 1 triệu người dân để tránh bão Tembin, dự kiến sẽ ảnh hưởng đến đất liền trong ngày 25 - 26.12.
“Công tác sơ tán hiện chưa thực hiện trên thực tế. Chúng tôi đang bám sát diễn biến đường đi của bão Tembin để đưa ra quyết định vào thời điểm phù hợp. Trước khi bão tiến sát và đe dọa an toàn của đất liền, tất cả người dân ở khu vực thiếu an toàn sẽ được sơ tán đến nơi an toàn để tránh trú bão”, ông Lê Minh Dũng nói.
Sáng cùng ngày, trong cuộc họp khẩn ứng phó bão Tembin, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM yêu cầu quá trình di dời dân phải an toàn tuyệt đối; tổ chức lực lượng canh gác đảm bảo an ninh trật tự ở những khu vực di dời dân; tổ chức chăm lo tốt cuộc sống của các hộ dân tại nơi tạm cư tránh bão.
Ngoài H.Cần Giờ, những khu vực có nguy cơ sạt lở cao khác như H.Nhà Bè, H.Bình Chánh, Q.Thủ Đức, Q.Bình Thạnh, Q.2… cũng đã sẵn sàng lực lượng, phương tiện để chủ động quyết định sơ tán dân đến các địa điểm tạm cư kiên cố.
“Do ảnh hưởng của cơn bão xảy ra trước đó, mặc dù mới chỉ là giông lốc mà khu vực phía đông của thành phố như Q.9, Q.Thủ Đức đã có hàng loạt cây to ngã đè sập nhà dân, nhà tốc mái… Lần này theo dự báo bão sẽ vào trực tiếp. Đây là cơn bão cực kỳ nguy hiểm, vào thời điểm đặc biệt, khu vực đặc biệt, phải chủ động dứt khoát ứng phó. Tuyệt đối không được lơ là”, ông Lê Thanh Liêm yêu cầu.
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, bão số 16 sẽ vào TP.HCM và khu vực Nam bộ trong đầu tuần tới; bão có phạm vi ảnh hưởng lớn từ Quảng Ngãi tới Cà Mau với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 13.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố, nhất là các tỉnh, thành từ TP.HCM đến Cà Mau thường xuyên cập nhật diễn biến của bão, thông tin kịp thời cho người dân biết, chủ động ứng phó.
Đình Phú
Bàn ra tán vào (0)
HCM ra lệnh 'cấm biển', sẵn sàng sơ tán hơn 5.000 dân tránh bão Tembin
Chiều 23.12, trả lời Thanh Niên, về công tác phòng chống bão Tembin (nếu đổ bộ vào Việt Nam, đây sẽ là cơn bão số 16 - PV), Chủ tịch UBND H.Cần Giờ (TP.HCM) Lê Minh Dũng cho biết lệnh “cấm biển” từ 16 giờ ngày 23.12 đã được thông báo đến lực lượng bộ đội biên phòng, chính quyền các xã ven biển, bà con ngư dân.
Lệnh cấm này duy trì đến khi có thông báo mới về tình hình diễn biến bão Tembin.
Về kế hoạch sơ tán dân, UBND H.Cần Giờ đã chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng, cơ sở vật chất nhằm di tản hơn 5.000 dân xã đảo Thạnh An, các khu vực ven biển, ven sông nguy cơ sạt lở cao, khu vực thiếu an toàn…Các tỉnh Nam bộ phải lên phương án sơ tán gần 1 triệu người dân để tránh bão Tembin, dự kiến sẽ ảnh hưởng đến đất liền trong ngày 25 - 26.12.
“Công tác sơ tán hiện chưa thực hiện trên thực tế. Chúng tôi đang bám sát diễn biến đường đi của bão Tembin để đưa ra quyết định vào thời điểm phù hợp. Trước khi bão tiến sát và đe dọa an toàn của đất liền, tất cả người dân ở khu vực thiếu an toàn sẽ được sơ tán đến nơi an toàn để tránh trú bão”, ông Lê Minh Dũng nói.
Sáng cùng ngày, trong cuộc họp khẩn ứng phó bão Tembin, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM yêu cầu quá trình di dời dân phải an toàn tuyệt đối; tổ chức lực lượng canh gác đảm bảo an ninh trật tự ở những khu vực di dời dân; tổ chức chăm lo tốt cuộc sống của các hộ dân tại nơi tạm cư tránh bão.
Ngoài H.Cần Giờ, những khu vực có nguy cơ sạt lở cao khác như H.Nhà Bè, H.Bình Chánh, Q.Thủ Đức, Q.Bình Thạnh, Q.2… cũng đã sẵn sàng lực lượng, phương tiện để chủ động quyết định sơ tán dân đến các địa điểm tạm cư kiên cố.
“Do ảnh hưởng của cơn bão xảy ra trước đó, mặc dù mới chỉ là giông lốc mà khu vực phía đông của thành phố như Q.9, Q.Thủ Đức đã có hàng loạt cây to ngã đè sập nhà dân, nhà tốc mái… Lần này theo dự báo bão sẽ vào trực tiếp. Đây là cơn bão cực kỳ nguy hiểm, vào thời điểm đặc biệt, khu vực đặc biệt, phải chủ động dứt khoát ứng phó. Tuyệt đối không được lơ là”, ông Lê Thanh Liêm yêu cầu.
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, bão số 16 sẽ vào TP.HCM và khu vực Nam bộ trong đầu tuần tới; bão có phạm vi ảnh hưởng lớn từ Quảng Ngãi tới Cà Mau với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 13.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố, nhất là các tỉnh, thành từ TP.HCM đến Cà Mau thường xuyên cập nhật diễn biến của bão, thông tin kịp thời cho người dân biết, chủ động ứng phó.
Đình Phú