Nhân Vật
HỒ CHÍ MINH " THẰNG ĐÉO HOANG - HUY VŨ
Cách đây khá lâu, các báo tiếng Việt có đăng tin Nhà thơ HỮU LOAN, tác giả bài thơ nổi tiếng “MẦU TÍM HOA SIM” đã qua đời tại Việt Nam. Ít lâu sau Người Việt Online có đăng lại một bài báo của nhà văn Viên Linh viết cho tờ Khởi Hành năm 2007. Qua bài báo này độc giả được biết, nhà thơ Viên Linh đã điện điện đàm với nhà thơ Hữu Loan vào ngày 16-05-2007. Trong cuộc điện đàm này, nhà thơ Hữu Loan đã “tiết lộ” với ông Viên Linh rằng, ông ta đã chửi thẳng vào mặt ông Hồ Chí Minh giữa một đại hội rằng: “Ông là cái thằng đéo hoang”. Dưới đây là một đoạn văn trích từ bài báo nói về vụ chửi này: “Còn chuyện tôi chửi Hồ Chí Minh giữa một đại hội. Người ta hô vang Hồ Chí Minh vĩ đại. Chỉ có tôi không hô. Họ hỏi ý kiến tôi ra sao? Tôi không trả lời. Ông Hồ hỏi tôi ‘Cháu đánh giá bác ra sao? Tôi đứng yên không trả lời. Ông hỏi mãi.
Tôi trả lời. Tôi nói ở Việt Nam có Bà Trưng Bà Triệu. Con gái giỏi giang. To gan. Hồ Chí Minh cứ hỏi.
Tôi trả lời: Tôi không nói, ông cố tình hỏi ông đừng trách nhé. Ông là cái thằng đéo hoang.”
Thời gian mà nhà thơ Hữu Loan chửi ông Hồ câu này, chắc chắn là trước năm 1953-1954, trước khi nhà thơ “rũ áo từ quan” và cũng trước thời gian ông Hồ cho thực thi cuộc Cách Mạng Ruộng Đất trong vùng kháng chiến chống Pháp. Ai đã ở trong vùng Việt Minh kiểm soát vào thời gian này, đều biết rõ ông Hồ đã được bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Việt Minh Cộng Sản tâng bốc thơm lên đến tận mây xanh, và được ca tụng như một người quyết trí độc thân, ngay từ hồi còn trai trẻ, không phải vì ông bất lực hay lạ cái, mà vì muốn cống hiến trọn vẹn đời mình cho dân tộc.
Vì bị tuyên truyền bịp bợm, nên người dân trong vùng kháng chiến chống Pháp vào thời gian nầy, chỉ được biết toàn là những điều tốt đẹp nhất của ông Hồ, và không hề được biết bất kỳ thói xấu, hay hành vi đồi bại nào của ông ta cả. Nếu dư luận bỗng có xì ra một điều tồi bại nào đó của ông ta, thì bộ máy tuyên truyền khổng lồ này lập tức tìm đủ mọi cách lấp liếm đi, kể cả việc thủ tiêu những người phao tin. Còn ai vô tình hay cố tình bôi nhọ ông, thì chắc chắn sẽ đi tù mọt gông, không có ngày về.
Khi chửi thẳng vào mặt ông Hồ như thế, nếu không phải là một câu nói thốt ra trong lúc bốc đồng, thì nhà thơ ắt hẳn phải là một người vô cùng can đảm, đáng khâm phục. Vì khâm phục cái “to gan” của nhà thơ, nên kẻ viết bài này bèn soi mói trong đống tài liệu, sách vở, và báo chí hiện có để tìm hiểu xem nhà thơ chửi ông Hồ như thế là oan hay ưng cho ông ta?
Trước khi làm việc này, tôi nghĩ là nên phân tích từ đéo hoang trong câu chửi này. Theo thiển ý của kẻ viết bài này, đéo ở đây là động từ thô tục chỉ hành động làm tình hay giao cấu, còn hoang là trạng từ chỉ trạng thái của hành động ấy. Vậy đéo như thế nào thì có thể bị coi là đéo hoang?
Trong kho tàng ca dao Việt Nam, có câu: “đéo lờ mà chẳng coi giờ, đụng phải bàn thờ đổ cả bát nhang.” Đéo bậy bạ đến nỗi đổ cả bát nhang trên bàn thờ có thể coi là đéo hoang không? Theo kẻ viết bài này, thì đéo đụng vào bàn thờ tổ tiên tức là đụng chạm đến thanh danh của ông bà ông vải thì tất nhiên coi là đéo hoang được lắm chứ. Song nghĩ kỹ, dường như lại thấy không thích hợp lắm với từ đéo hoang mà nhà thơ Hữu Loan dùng trong câu chửi này, nên tôi bèn tra cứu những bộ từ điển Việt-Việt hiện có trong tay hay trên mạng internet. Kết quả là hầu như không có bộ nào có định nghĩa riêng rẽ từ đéo hoang cả. Trong bộ VIỆT NAM TÂN TỪ ĐIỂN của Thanh Nghị có định nghĩa từ con hoang như sau:
“CON HOANG dt. Con đẻ ra lúc chưa có chồng chính thức”.
Suy diễn từ định nghĩa trên đây, kẻ viết bài có được một kết luận tạm rằng, giữa từ con hoang và từ đéo hoang rõ ràng là có dây mơ rễ má với nhau, và rất có thể đéo hoang còn là “cha đẻ” của con hoang nữa đấy, vì không đéo hoang thì làm sao có con hoang được. Từ đó ta có thể tạm thời định nghĩa từ đéo hoang ở đây như sau: “đéo hoang là làm tình với một người đàn bà không phải hay chưa phải là vợ chính thức”. Vợ chính thức theo nghĩa pháp lý là người vợ có chứng thư hôn thú do một cơ quan công lập có thẩm quyền cấp phát.
Tới đây ta có thể tạm kết luận rằng: “Khi một người đàn ông ăn nằm hay làm tình với một người đàn bà, mà không có hôn thú hợp pháp trước với người này, thì gọi là đéo hoang.”
Một điều nên biết là, đéo hoang, trên bình diện pháp lý, tuy không được coi là một hành vi chính đáng, nhưng không minh thị cấm đoán. Song trên bình diện luân lý và đạo đức, thì đéo hoang lại là một điều tồi tệ nhất, đặc biệt là đối với những người đang nắm giữ quyền cao chức trọng trong chính quyền.
Tổng Thống Bill Clinton của Hợp Chúng Quốc, quyền uy bao trùm thiên hạ, song chỉ vì đéo hoang cô Monica Lewinsky ngay trong tòa Bạch Ốc, giữa ban ngày ban mặt, lại trong giờ hành chánh nữa, nên sứt bứt sang bang và chỉ còn một chút xíu nữa là mất toi chức Tổng Thống Hoa Kỳ.
Ông Eliot Spiter, thống đốc bang New York, cũng chỉ vì đéo hoang với một cô gái làng chơi hạng sang, mà mất ngọt xớt chức Thống Đốc tiểu bang New York.
Ông Nguyễn Trường Tô, chỉ vì “đéo hoang ”mấy cô nữ sinh mà bị mất toi chức Tỉnh Trưởng tỉnh Hà Giang. Nghĩ cũng tội nghiệp cho ông Tô. Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay đang hô hào đảng viên và dân chúng trong nước “Triệt Để Học Tập và Làm Theo Gương Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại”. Như vậy, ông Tô chỉ làm theo gương Bác Hồ một cách triệt để. Đáng lẽ Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải tuyên dương ông Tô là “Anh Hùng học tập theo gương Bác Hồ Vĩ Đại” và ban cấp Huân Chương Hồ Chí Minh hạng nhất cho ông Tô mới hợp tình hợp lý.
Ông Lê Khả Phiêu khi còn đang là Tổng Thư Ký đảng Cộng Sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc chỉ vì cắm dùi trên ảnh đất xéo rộng có vài phân vuông của một cô Sẩm có tên là Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) trong chuyến công du sang thăm Trung Quốc vào năm 1988, mà chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã phải cắt hàng ngàn cây số vuông lãnh thổ và lãnh hải “bồi thường” cho Trung Quốc. Vụ đéo hoang cô Sẩm Trương Mỹ Vân mà không xem giờ của ông Phiêu mất mẹ nó chức Tổng Thư Ký nhiệm kỳ hai cuả ông.
Có lẽ cũng vì thế, nên việc đéo hoang của ông Hồ được đảng Cộng Sản Việt Nam giấu giếm rất kỹ còn hơn mèo giấu cứt nữa và còn được coi như một sự kiện “tối mật quốc phòng”. Vì việc này bị lộ liễu thì còn đâu là uy tín của ông Hồ và của đảng Cộng Sản nữa. Do đó có câu thơ châm biếm:
Hồ đéo, tối mật quốc phòng
Ai mà tiết lộ, đi đong cuộc đời.
Tới đây đã có được một định nghĩa tạm thời về từ đéo hoang, và ta dùng
nó như kim chỉ nam để xem trong số những mụ đàn bà đã đi bên cạnh cuộc
đời của ông Hồ, ai là vợ chính thức, và ai là vợ không chính thức. Hễ
ông ta ăn nằm với một người đàn bà nào mà không có hôn thú chính thức
trước là ta có thể kết luận một cách không sợ sai lầm là ông Hồ đã đéo
hoang người đàn bà ấy, giản dị như thế thôi.
Qua sách, báo, tài liệu, phim ảnh, v.v.. người ta thấy ông Hồ đã giao du thân mật với các đấng nữ lưu sau đây.
1/ Cô gái bán cơm ở chợ Đa Kao:
Trong “Hồ Chí Minh, Con Người và Huyền Thoại” ông Trần Gia Phụng viết về Nguyễn Tất Thành, tức ông Hồ hồi còn nhỏ, một đoạn như sau:
“Người ta có thể đi đến kết luận rằng trong khoảng thời gian 1908-1911, Thành là một lãng tử vô định. Việc học hành lỡ dở, gia cảnh ly tán vì người cha rượu chè bê tha, hung dữ, cậu đã vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường của một người dưới phố. Có thể cậu đã theo cha vào Nam, học nghề bốc thuốc. Hoặc đã làm chân phụ bếp cho một khách sạn người Hoa, hay thư ký của một đồn điền nào đó. Trong một phút phẫn chí vì thất tình với cô gái bán cơm ở chợ Đa Kao, cậu đã đăng ký làm bồi tầu, hy vọng cuộc sống phiêu lưu trôi nổi nơi đất lạ sẽ giúp quên đi dĩ vãng, phó mặc mọi sự, sống trôi nổi theo dòng đời.”
Như vậy, theo ông Trần Gia Phụng, khi tạm trú trên đất Saigon, cậu Thành có yêu cô hàng cơm ở chợ Đa Kao, song không rõ vì lý do nào đó mà cậu Thành hay ông Hồ đã bị cô ta cho ra rìa. Trong thời gian kể từ lúc gập gỡ lần đầu, cho tới lúc “anh đường anh, em đường em”, cậu Thành có kiếm chác được chút cháo nơi cô hàng cơm hay không? Theo tôi nghĩ, thất tình đến nỗi phẫn chí, tự nó đã nói lên được là cậu Thành chưa kiếm chác được gì hết nơi cô hàng cơm cả. Nếu đã kiếm được chút cháo nơi cô hàng cơm rồi, thì cậu Thành đâu đến nỗi phải phẫn chí. Nói tóm lại, việc cho rằng cậu Thành đã “đi qua đời” cô hàng cơm chỉ là nghi vấn. Nói khác đi là ông Hồ chưa đéo hoang được cô hàng cơm ở chợ Đa Kao.
2/ Bourdon Pháp Quốc:
Theo giáo sư Nguyễn Thế Anh, nguyên viện trưởng viện đại học Huế vào thời gian Tết Mậu Thân, sau khi rời tầu Amiral Latouche Treville để sống trên đất Pháp bằng nghề chụp hình, ông Nguyễn Ái Quốc hay ông Hồ có mối liên hệ tình cảm với một cô gái người Pháp tên là Bourdon. Lá thư đầu tiên mà ông Hồ gửi cho cô Bourdon được viết vào ngày 10-05-1923. Và lá thư cuối cùng của cô Bourdon viết cho ông Hồ để khước từ mối tình này, được viết vào ngày 11-06-1923. Quen biết trong thời gian quá ngắn ngủi như thế, người ta tin là ông Hồ chưa có thể “cắm dùi” trên mảnh đất xéo mầu mỡ và sum sê hoa lá của cô Bourdon được. Nói khác đi là ông Hồ chưa xâm nhập vào được “thâm cung” của cô Bourdon.
3/ Marie Biere Pháp Quốc:
Theo
nhà báo Thành Tín, tức cựu đại tá Việt Cộng Bùi Tín, thì ở Pháp có một
số tài liệu cho thấy, trong thời gian kiếm sống bằng nghề thợ chụp hình ở
Paris, ngoài cô Bourdon, ông Hồ còn có quan hệ tình cảm với một cô gái
Pháp khác tên là Marie Biere nữa. Song rất tiếc tác giả đã không nói rõ
mối quan hệ tình cảm này kéo dài bao lâu và xâu nông thế nào, nên không
có bằng chứng để có thể kết luận là trong mối liên hệ này “con ong đã
tỏ đường đi lối về.”
4/ Hai người vợ Nga:
Trong HO CHI MINH A LIFE, trang 225, ông William Duiker viết: “Có các nguồn tin khác cho hay là, sau khi đến Moscow, Nguyễn Ái Quốc được cơ quan đầu não Quốc Tế Cộng Sản (QTCS) chỉ định cho ông một người vợ tạm thời. Cũng có tin đồn là ông Hồ đã có một đứa con gái với người bạn gái ở Liên Bang Xô Viết ([1])”. Như vậy trong thời gian đến Nga, lần đầu, đã có tới 2 người đàn bà Nga đi vào đời ông Hồ, một do Quốc Tế Cộng Sản chỉ định để giúp ông điều hòa sinh lý, và một do ông tự kiếm lấy.
Trong cuốn CON RỒNG VIỆT NAM, trang 205, cựu hoàng Bảo Đại cũng viết: “Hồ Chí Minh có một người vợ Nga và có chung một người con gái, nhưng ông ta không bao giờ nhắc đến.”
Bà bạn gái mà William Duiker nhắc đến, và người vợ Nga mà cựu hoàng đề cập, đều có một mẫu số chung là đứa con gái với ông Hồ, nên người ta nghĩ rằng, hai bà này là một.
Khi một người là temporary wife và một người là lady friend thì ông Hồ không ngu gì mà không cắm dùi và chắc chắn không có công chứng thư hôn thú. Như vậy ông Hồ đã đéo hoang hai bà này là điều chắc ăn như bắp.
5/ Mao Từ Mẫn:
Trong bài viết có tựa đề là “Hồ Chí Minh Có Rất Nhiều Vợ” tác giả Ngọc Ân cho biết, vào năm 1924, Đảng cộng sản Liên Xô cử một phái đoàn cố vấn sang giúp chính phủ Tôn Trung Sơn thành lập trường “Hoàng Phố Quan Quân Học” ở Quảng Châu. Trong phái đoàn này ông Pháo-La-Din, tức Borodine, là cố vấn chính trị; Tướng Gia-Luân, tức Galen, cố vấn quân sự; Nguyễn Ái Quốc tức Lý Thụy, là bí thư kiêm thông dịch viên.
Trong thời gian ở Quảng Châu ông Hồ có lấy một người vợ Tầu tên là Mao Từ Mẫn, là em bà con với Mao Trạch Đông. Bà Mẫn có với ông Hồ một đứa con gái được đặt tên là Từ Phong. Ngay từ hồi còn nhỏ cô Phong đã ăn mặc giả trai. Năm 1945, Từ Phong theo ông Hồ về Việt Nam với tư cách vừa là cháu và vừa là cận vệ. Vào năm 1950 hay 1951, cô Phong đã ăn mặc trở lại là một cô gái, để kết duyên với một người họ Lâm, là người Mao Trạch Đông cho đi theo ông Hồ Việt Nam, bề ngoài là bảo vệ ông Hồ, song bề trong là để theo dõi và báo cáo về các hành tung của ông này. Khi ông Hồ qua đời cô Phong và chồng đã trở về Trung Hoa.
Tác giả Ngọc Ân không hề đề cập đến chứng thư hôn thú giữa ông Hồ và bà Mao Từ Mẫn cả. Như vậy ông Hồ và bà Mao, tuy có một cô con gái chung, song vẫn chỉ là một cặp vợ chồng không chính thức.
6/ Mẹ của nữ ca kịch sĩ Hồng Tuyển Nữ:
Cũng vẫn theo tác giả Ngọc Vân, thì trong thời gian ở Quảng Châu, ông Hồ còn có một người vợ khác, mà người ta không rõ tên tuổi, mà chỉ biết bà này trước khi lấy ông Hồ đã có một đứa con riêng, là nữ ca kịch sĩ Hồng Tuyển Nữ, và sau khi lấy ông Hồ đã sinh được một cô con gái, được đặt tên là Lý Xảo Vân. Trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa do Mao Trạch Đông phát động, Hồng Tuyển Nữ bị người con gái đấu tố tơi bời. Nghe nói sau đó, Hồng Tuyển Nữ trốn thoát được sang Đài Loan. Cô Lý Xảo Vân, sau trở thành y tá phục vụ trong quân đoàn địa phương tỉnh Vân Nam, do trung tướng Hoàng Nam Hùng, một thành viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng, tốt nghiệp trường Hoàng Phố chỉ huy. Khi quân đoàn này giải tán, ông Hoàng Nam Hùng mang cô Lâm Xảo Vân về Hồ Khẩu gửi vào nhà một người Việt tên là Lý Xuân Lâm, hay Lý Bánh Tây, vì ông Lâm là chủ một tiệm làm bánh Tây, tức bánh mì, trong thành phố này.
Cuộc sống chung giữa ông Hồ và bà mẹ của ca kịch sĩ Hồng Tuyển Nữ, tuy đã cho ra đời một cô con gái là Lý Xảo Vân, song vẫn chỉ là một cặp vợ chồng tạm bợ, nên không thể có chứng thư hôn thú, vì thế ta không có thể kết luận rằng họ là một cặp vợ chồng chính thức được.
7/ Tăng Tuyết Minh (TTM):
Trong TĂNG TUYẾT MINH NGƯỜI VỢ TRUNG QUỐC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC, tác giả Hoàng Tranh (viện phó viện khoa học xã hội Quảng Tây) cho biết là, vào khoảng giữa tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc, tức ông Hồ, từ Mạc Tư Khoa đến Quảng Châu, làm việc tại phòng phiên dịch của cố vấn Borodin, thuộc hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn. Trong thời gian ở đây ông Hồ có bắt liên lạc được với nhiều người Việt Nam đến đây để hoạt động cách mạng, trong đó một người là Lâm Đức Thụ và bà vợ người Tầu của ông ta là Lương Huệ Quần. Hai vợ chồng này đã mai mối cho ông Hồ một cô nữ hộ sinh, tên là Tăng Tuyết Minh. Hôn lễ của hai người được cử hành vào tháng 10 năm 1926. Lúc ấy ông Hồ 36, còn Tăng Tuyết Minh 21. Địa điểm tổ chức hôn lễ là nhà hàng Thái Bình ở trung tâm thành phố Quảng Châu. Nơi đây cũng là địa điểm tổ chức lễ kết hôn của Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu một năm về trước.
Trong HO CHI MINH A BIOGRAPHY, trang 39, tác giả Pierre Brocheux cũng viết: “Một sự kiện quan trọng trong cuộc sống tình cảm của ông Hồ, là đám cưới của ông ta với cô Tăng Tuyết Minh, một nữ hộ sinh và là bạn học của vợ Lâm Đức Thụ, đã được tổ chức vào ngày 18 tháng 10 năm 1926. Trong một lá thư, Thụ viết là, ‘Ngày hôm nay, Lý Thụy lấy một người bạn học của vợ tôi’. Vào lúc cưới, cô Minh 21 và ông Hồ 31. Họ đã phải vượt qua sự phản đối của thân mẫu cô Minh, vì bà này biết rõ các hoạt động của ông Hồ, cũng như những khó khăn tiềm tàng về phía gia đình của thân phụ cô ta nữa, vì gia đình này theo đạo Thiên Chúa đã hai thế hệ….“
[1] Other sources suggest that after his own arrival in Moscow, Nguyễn Ái Quốc had been assigned a “temporary wife” by Commintern headquarters; it was also rumored that he had fafhered a daughter by a lady friend in the RSSA.
Theo tác giả Brocheux thì tiệc cưới của ông Hồ và bà Minh được tổ chức vào ngày 18-10-1926 tại một nhà hàng lớn trong thành phố Quảng Châu, với nhiều người tham dự, song không hề đề cập đến việc, trước hay sau hôn lễ, đã có một chứng thư hôn thú được lập bởi nhà chức trách có thẩm quyền. Ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam vào thời gian ấy, hôn lễ chỉ là nghi thức theo phong tục cổ truyền trong dân gian; còn việc lập hôn thú mới được coi thủ tục pháp lý.
Tóm lại việc ông Hồ lấy cô Tăng Tuyết Minh, dù hôn lễ hay tiệc cưới, được tổ chức linh đình tại một nhà hàng sang trọng ở Quảng Châu, với nhiều nhân vật tai to, mặt lớn tham dự đi nữa, song về mặt pháp lý vẫn không thể coi là một vụ kết hôn chính thức.
8/ Lý Huệ Khanh:
Trong LỘT TRẤN HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH (bài 2) tác giả Trần Gia Phụng viết: “Theo một số tài liệu khác, thì trong thời này (thời gian ở Quảng Châu) Lý Thụy còn sống với một phụ nữ Trung Hoa thứ nhì là Lý Huệ Khanh, em của Lý Huệ Quần. Lý Huệ Quần là vợ của Lâm Đức Thụ, một đồng chí của Lý Thụy. Tài liệu này giải thích rằng Nguyễn Ái Quốc đổi tên thành Lý Thụy là theo họ của Lý Huệ Khanh cho dễ hoạt động.”
Không có tài liệu nào đề cập đến chứng thư hôn thú giữa ông Hồ và bà Khanh cả. Rõ ràng là ông Hồ và bà Khanh không phải là vợ chồng chính thức theo đúng nghĩa pháp lý.
Trong cuốn VỀ BA ÔNG THÁNH nhà báo Thành Tín, tức cựu đại tá Việt Cộng Bùi Tín, cho biết là theo bà Sophia Quinn Judge, một nhà sử học Hoa kỳ, một người Mỹ nói tiếng Việt rất thành thạo, đã bỏ ra nhiều năm để sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến ông Hồ, thì ông Hồ còn yêu cả vợ ông Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu.
Qua tấm hình ông Hồ chụp chung với bà Siêu tại Hà Nội vào năm 1966 khi bà Siêu sang thăm Việt Nam, người ta thấy được đây là tấm hình của một cặp vợ chồng già vẫn còn khăng khít với nhau, chứ không phải là một một tấm hình một vị nguyên thủ quốc gia chụp chung với một vị quốc khách, và cũng có thể nói đây là tấm hình “tình cũ không rủ cũng tới”. Nói khác đi là chuyện “đi đêm” giữa bà Siêu và ông Hồ là chuyện có thể có thật. Còn việc ông Lai có biết rõ chuyện này hay không là điều khó có thể biết được? Tuy nhiên có nhiều người cho rằng, có thể đây là mối tình tay ba, được cả ba biết rõ và đồng thuận vì ông Hồ và ông Lai rất thân với nhau và coi nhau như anh em.
10/ Nguyễn Thi Minh Khai (NTMK):
Theo ông Pierre Brocheux, trong HO CHI MINH A BIOGRAPHY (trang 63), thì vào tháng 3 năm 1930, cô NTMK được gửi từ Hải Phòng tới Hương Cảng để phụ giúp ông Hồ trong việc điều hành công việc của chi nhánh Phòng Viễn Đông ở Hồng Kông. Tại đây, mối liên hệ tình cảm giữa ông Hồ và cô NTMK đã đi xa hơn tình đồng chí. Brocheux còn cho biết thêm là có hai văn bản của Phòng Viễn Đông đề cập đến việc ông Hồ xin phép cưới cô NTMK làm vợ.
Theo ông William Duiker, trong HO CHI MINH A LIFE (trang 199), thì vào mùa Xuân 1931, ông Hồ bắt đầu có mối liên hệ tình cảm với một bạn đồng nghiệp, trẻ tuổi người Việt, và ông hồ đã gửi thư tới Phòng Viễn Đông chính, có trụ sở ở Thượng Hải, để xin phép cưới người bạn gái trẻ đẹp này làm vợ. Trong thư phúc đáp ông Hồ vào tháng 4/1931, ông Noulens, trưởng Phòng Far Eastern Bureau ở Thượng Hải, đã nhắc nhở ông Hồ là, đơn xin lấy vợ phải nộp hai tháng trước ngày cưới. Cũng trong tháng 4 năm 1931, cô NTMK bị Sở Cảnh Sát Hương Cảng bắt giữ, vì tình nghi dính dáng đến các hoạt động phá hoại. Vì thế mà cuộc sống lứa đôi của ông Hồ và cô Minh Khai ở Hương Cảng dang dở, và việc xin phép cưới cô Minh Khai cũng không được ông Hồ nhắc đến nữa.
Cũng theo ông William Duiker, trong HO CHI MINH A LIFE, trang 225, thì trong những lá thư và các báo cáo mật của đảng Cộng Sản Đông Dương ở Macao gửi cho Far Eastern Bureau, trước khi Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản khai mạc tại Mạc Tư Khoa vào ngày 25-07-1935, cũng cho biết là vợ Quốc, một bí danh của Hồ, là một trong những thành viên của phái đoàn tham dự đại hội này. Điều này cho thấy là đảng CSĐD đã xác nhận NTMK đã là vợ của ông Hồ khi còn ở Hương Cảng.
Ngay sau khi tới Moscow để tham dự Đại Hội QTCS ở Moscow, cô NTMK Minh Khai đã khai trong phiếu lịch rằng, cô là vợ của Lin, bí danh của ông Hồ ở Moscow. Sau khi tham dự đại hội, cô NTMK được giữ lại ở Moscow để theo học chính trị ở Lenin School. Trong thời gian đó ông Hồ cũng đang theo học tại trường này. Ông Hồ và NTMK đã ở chung với nhau trong căn một phòng, và trong những phiếu ghi nhận đồ đạc dùng cho phòng riêng của hai người cũng đều ghi là hai vợ chồng, Khai và Lin, chung phòng, chung giường.
Nơi trang 63, trong HỒ CHÍ MINH A BIOGRAPHY, ông Pierre Brocheux viết: “Nếu thật sự có một mỗi tình lãng mạng thì mối tình này đã kết thúc một cách đáng thương cho ông Hồ, bởi vì cô NTMK đã kết hôn với Lê Hồng Phong tại tòa thị sảnh Moscow trước khi trở về Đông Dương…” ([1])
Trong HO CHI MINH THE MISSING YEARS, trang 211, tác giả Sophia Quinn –Judge cho biết là ông Lê Hồng Phong trở về Việt Nam vào năm 1936, và bà NTMK vào năm 1937; trong khi đó ông Hồ vẫn còn ở lại Moscow.
Có lẽ vì mối tình tay ba này mà hiện nay ở Việt còn đang lưu truyền một câu ca dao rất dí dỏm rằng:
“Bác Hồ đại trí đại hiền
Đéo Minh Khai chán gả liền Hồng Phong
Minh Khai phận gái chữ tòng
Bác Hồ sái nhất Hồng Phong sái nhì.”
Như vậy Nguyễn Thị Minh Khai đã là vợ của ông Hồ vào hai thời kỳ khác nhau, một vào năm 1931 tại Hương Cảng, và một vào năm 1935 tại Moscow. Cả hai thời kỳ đều không có chứng thư hôn thú, nên người ta không thể nói là cô Nguyễn Thị Minh Khai là vợ chính thức của ông Hồ được.
[1] If there really was a romantic liaison , one could say it ended poorly for Quốc, since Nguyen Thi Minh Khai married Le Hong Phong in a city hall in Moscow before returning Indochina.
10/ Li Sam ở Hương Cảng:
Vào tháng 4 năm 1931, cô Nguyễn Thị Minh Khai (NTMK) bị nhà đương cuộc Hương Cảng bắt, vì tình nghi có dính dáng đến các hoạt động phá hoại. Sau đó ít lâu, theo ông William Duiker trong HO CHI MINH A LIFE, trang 200, thì cảnh sát Anh ở Hương Cảng cũng đã tới căn chung cư của ông Hồ, nằm trong một khu phố đông người, thuộc đảo Kowloom, vào hồi 2 giờ sáng ngày 6 tháng 6. Tại đây họ thấy một người đàn ông đang chung sống với một người đàn bà Việt Nam, trong một gian phòng ở tầng hai. Người đàn ông khai là người Trung Hoa và tên là T.V. Wong. Trong khi đó người đàn bà khai là cháu của Wong và tên là Ly Sam. Song theo các tài liệu tịch thu tại phòng này, cho thấy là người đàn ông chính là Nguyễn Ái Quốc. Còn người đàn bà khai tên là Ly Sam lúc xét nhà, về sau, được xác định là Lý Ưng Thuận, và là vợ của ông Hồ Tùng Mậu, là một đồng chí thân cận của ông Hồ.
Ăn ở với một người đàn bà là vợ của một người vừa là bạn vừa là đồng chí thân cận, thì ông Hồ quả là một người tồi bại hết chỗ chê.
Theo tài liệu của cộng sản Việt Nam thì ông Hồ từ Trung Hoa về nước vào ngày 08-02-1941 qua cột mốc số 108 biên giới Việt Trung để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo lệnh của Quốc Tế Cộng Sản. Khi về đến đất Việt ông Hồ đóng đô trong một túp lều nằm bên bờ một dòng suối. Tại đây, một cô gái dân tộc Tầy trẻ đẹp, tên là Nông Thi Ngát được đưa tới để phục dịch ông Hồ. Cũng tại căn lều tranh này cô Ngát được ông Hồ kèm cặp rất kỹ lưỡng về mọi mặt và còn đặt cho cô một tên mới là Trưng, và còn dặn thêm là: “Từ nay ai hỏi thì cháu nói mình là cháu chú Thu, tên Trưng”.
Vào khoảng năm 1997, một tờ báo Xuân có phỏng vấn bà Ngát chuyện này, và được xác nhận là bà đã đến học tập với ông Hồ ròng rã cả năm trời. Hàng ngày, trong căn nhà sàn chật hẹp chỉ có một thầy và một trò. Ông thầy bề ngoài có vẻ đạo đức, phong nhã; song bề trong vốn là một con yêu râu xanh. Còn cô học trò lại là một bông hoa rừng mơn mởn, hai gò bồng đảo sương còn ngậm, một rạch đào nguyên suối chửa thông, nên tránh sao cảnh, ông thầy râu xanh “làm thịt” cô học trò ngây thơ như nai tơ giữa rừng vắng được.
Đến tháng 8 năm 1945 khi về Hà Nội để lãnh đạo đảng Cộng Sản cướp chính quyền, vì ham mê quyền lực nên dường như ông Hồ đã quên hẳn cháu Trưng . Sau năm 1954 ít lâu, bỗng nhớ tới cô gái Tầy ngây thơ đã ăn nằm với ông như vợ chồng, trong những năm đầu của thập niên 1940 ở hang Pắc-Bó, ông Hồ đã không quên nâng đỡ và cất nhắc cô Trưng lên tới chức Tỉnh Ủy Viên, Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương, Chánh Án Tòa Án Nhân Dân tỉnh Cao Bằng.
Theo tin đồn rộng rãi trong dân gian, thì trong thời gian cô Ngát được ông Hồ kèm cặp trong căn nhà sàn bên bờ suối thơ mộng đã sinh ra một cậu con trai, và cậu này chính là Nông Đức Mạnh, đá có một thời gian làm Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Vietnam.
Trong cuốn HO CHI MINH A LIFE nơi trang 575, ông William Duiker viết:
“Vào tháng 4 năm 2001, Nông Đức Mạnh một viên chức chính phủ ít được biết tới, và được đồn đại rộng rãi là con rơi của Hồ Chí Minh, được bầu làm làm Tổng Thư Ký đảng Cộng Sản Việt Nam([1])”
Cũng trong cuốn này, nơi trang 670, ông William Duiker đã giải thích thêm là:
“Nông Đức Mạnh đã phủ nhận tin đồn này, song thừa nhận rằng, mẹ ông, một thành viên dân tộc thiểu số người Tầy, đã phục dịch ông Hồ như một là một người giúp việc, sau khi ông này trở về Việt Nam trong những năm đầu của thập niên 1940.”([2])
Mặt khác, ông ông Nông Đức Mạnh đã xác nhận với ký giả Kay Johson của tờ Time, ấn bản vùng Á Châu, phát hành ngày 21-01-2002 tại Hương Cảng về tin đồn ông ta là con rơi của ông Hồ rằng:
“Tôi phải lập lại và xác nhận rằng điều đó không đúng sự thật. Tôi có thể nói tên của cha mẹ tôi, nhưng họ đã chết” và rồi sau đó ông cho biết bố ông tên là Nông Văn Lai và mẹ là Hoàng Thị Nhị.
Việc chính thức xác nhận mẹ mình đã phục vụ ông Hồ như là một người giúp việc, cộng với việc chính thức xác nhận mẹ mình có tên là Hoàng Thị Nhị, có nghĩa là ông Nông Đức Mạnh gián tiếp xác nhận bà Hoàng Thị Nhị đã phục vụ ông Hồ như là một người đầy tớ vào đầu những năm của thập niên 1940. Cho tới nay có rất nhiều tài liệu xác nhận bà Ngát đã phục vụ ông Hồ như là một người giúp việc vào những năm đầu của đầu thập niên 1940, nhưng dường như không có tài liệu nào đề cập đến việc bà Hoàng Thị Nhị là người giúp việc cho ông Hồ vào thời gian này cả. Chính vì điểm mập mờ “giấu đầu hở đuôi” này của Nông Đức Mạnh mà người ta mới đồn là ông Mạnh chính là con của bà Ngát với ông Hồ. Song vì một nguyên cớ thầm kín nào đó, bà Ngát đã không thể nuôi hay không tiện nuôi ông Mạnh, nên đã giao ông ta cho một người cùng họ là Nông Văn Lai nuôi ngay từ hồi ông Mạnh mới lọt lòng mẹ. Như vậy người ta có thể kết luận là không hề có chứng thư hôn thú giữa ông Hồ và cô Ngát trong thời gian ở hang Pắc Bó.
12/ Đỗ Thị Lạc:
Trong MỘT CƠN GIÓ BỤI, chương 4 RA HUẾ LẬP CHÍNH PHỦ, cụ Lệ Thần Trần Trọng Kim có viết một đoạn như sau:
“Về khoảng cuối năm 1944, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội lại dời về tỉnh Quảng Tây, và cho ông Hồ về Bách Sắc để trù liệu kế hoạch nhập Việt. Sau đó Hội cho ông Minh cùng với 22 đảng viên, phần nhiều là người đảng Phục Quốc, về nước để khởi sự hành động. Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên là Đỗ thị Lạc là người sau có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Về sau, thấy người ta nói khi đến địa hạt Bắc Giang, có 3 đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản.”
Trong NĂNG ĐỘNG HỒ CHÍ MINH, trang 143, tác giả Thép Mới viết: “Bác giới thiệu với bản làng người nữ cán bộ hôm qua cùng về với Bác: Đây là đồng chí Lạc thay cháu Nông Thị Trưng về đây ở với đồng bào..”
Theo các tác giả kể trên, thì rõ ràng là, cô Đỗ Thị Lạc đã đi qua đời ông Hồ sau cô Nông Thị Ngát, và cô Lạc, dù đã có với ông Hồ một đứa con gái, song vẫn chỉ là người vợ “không bao giờ cưới” của ông Hồ”. Nói khác đi là cô Đỗ Thị Lạc không phải là vợ chính thức của ông Hồ.
13/ Nông Thị Xuân:
Trong bài ÔNG HỒ CÓ MẤY VỢ, tác giả Trần Gia Phụng viết: “Sau khi hiệp định Geneva được ký kết vào ngày 20/07/1954, đất nước bị chia hai, hòa bình được tái lập, Hồ Chí Minh về Hà Nội làm chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt). Ban bảo vệ sức khỏe trung ương, chuyên trách về sức khỏe các nhân vật cao cấp, đã tuyển một phụ nữ thuộc “gia đình cách mạng” tên là Nông Thị Xuân, người làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, thuộc sắc tộc Nùng. Cô Xuân được đưa về Hà Nội sống với ông Hồ năm 1955. Lúc đó ông Hồ đã khoảng 65 tuổi, còn cô Xuân 22 tuổi.”
[1] In April 2001, the relative unknown government official Nong Duc Manh, widely rumored to be the illegitimate son of Ho Chi Minh, was elected general secretary of the VCP.
[2]
Nong Duc Manh has denied these rumors, but he concedes that his mother,
a member of the Tay ethnic minority, served as Ho’s servant after the
latter’s return to Vietnam during the early 1940s
Một
năm sau cô Xuân đã cho ra đời một cậu con trai và được ông Hồ đặt tên
là Nguyễn Tất Trung. Sau khi có con với ông Hồ, cô Xuân bèn đòi ông Hồ
phải công khai việc ăn ở lén lút lén giữa hai người. Nói một cách khác
là cô Xuân đã đòi ông Hồ phải chấm dứt giai đoạn “tiền thông dâm” để
bước sang giai đoạn “hậu hôn thú”. Nhưng rất tiếc đòi hỏi của cô Xuân đã
không được ông Hồ và Bộ Chính Trị chấp thuận, vì làm như thế là mất hết
uy tín của ông Hồ và đảng Cộng Sản nữa.
Theo Trần Đĩnh trong Đèn Cù, trong thời gian kháng chiến chống Pháp, khi ông Hồ và chính phủ ông còn đóng chốt ở Liên Khu Bắc Việt, cô Nông Thị Xuân đã từng là con nuôi của ông Hồ. Như vậy là ông Hồ đã lấy con nuôi làm vợ, rồi về sau vì muốn bảo vệ danh dự, ông ta đã cho đàn em thủ tiêu cô Xuân vô cùng dã man. Thế mới biết về phương đạo đức và luân lý ông Hồ chó má đến mức nào?
Do đó một quyết định, không rõ xuất phát từ ông Hồ, hay là chỉ do đám đàn em của ông ta đưa ra là phải thủ tiêu cô Xuân để bịt miệng càng sớm càng tốt. Quyết định này được giao cho tên đương kim Bộ Trưởng Nội Vụ lúc bấy giờ là Trần Quốc Hoàn, tên thật là Nguyễn Cảnh, thực hiện. Trước khi làm việc này, vì thấy cô Xuân là “gái một con, trông mòn con mắt” hay “gái một con, thuốc ngon nửa điếu”, nếu đem giết ngay thì uổng của Trời, nên Hoàn đã ban ơn cho cô Xuân được sống thêm một vài ngày nữa, để hãm hiếp chán chê trước đã, rồi mới lấy búa đập vào đỉnh đầu cô Xuân. Sau đó Hoàn và đàn em đem thi hài cô Xuân dàn dựng và đạo diền thành một vụ đụng xe chết người ở dốc Cổ Ngư.
Vụ dàn dựng giết cô Xuân được nhà văn Vũ Thư Hiên mô tả trong ĐÊM GIỮA BAN NGÀY nơi trang 606 và 607 như sau: “Ta hãy ghi nhận sự việc này: vào một buổi sang mùa xuân năm 1957, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe ô tô đụng chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm, Hà Nội. Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Đức, được nhận dạng. Đó chính là cô Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ, mà bị chôn cất vội vã theo lệnh của Trần Quốc Hoàn..”
Tóm lại ông Hồ đã ăn nằm với cô Xuân như vợ chồng trong một thời gian khá dài, và đã có với ông Hồ một đứa con trai, song không hề được lập chứng thư hôn thú, nên về mặt pháp lý không thể coi cô Xuân là vợ chính thức của ông Hồ được.
14/ Nguyễn Thị Phương Mai:
Trong cuốn Ho Chi Minh, a biography, trang 181, tác giả Pierre Brocheux có viết: “It was also in 1954 that a young and pretty cadre from Thanh Hoa was chosen to take care of ‘the psycho-physiological equilibrium and the good health of Uncle Ho.’ The young woman, Nguyen Thi Phuong Mai, agreed on condition of official marriage, which was refused …’ ([1])”
Theo ông Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội trong “Thêm Vài Mẩu Chuyện Về Cuộc Đời của Hồ Chí Minh” thì sau khi Trần Quốc Hoàn, Bộ Trưởng Nội vụ hãm hiếp và thủ tiêu cô Nông Thị Xuân, Ban Chấp Hành đảng Lao Động lại sắp xếp và điều động cô Nguyễn Thi Phương Mai, một tỉnh ủy viên trẻ đẹp của tỉnh Thanh Hóa, về Hà Nội với dự tính thay thế cô Nông Thị Xuân. Khi tới Hà Nội cô Phương Mai bằng lòng lấy ông Hồ với điều kiện là phải tổ chức lễ cưới công khai trước toàn dân trăm họ. Việc đòi hỏi của cô Phương Mai đã không được ông Hồ và Ban Chấp Hành đảng Lao Động chấp thuận. Nói khác đi là, cô Phương Mai chỉ bằng lòng để cho ông Hồ đéo cô ta một cách chính thức mà thôi, chứ không chịu để cho ông Hồ đéo hoang. Ở đây người ta chỉ có thể kết luận là ông Hồ đã “đéo hoang hụt” cô Phương Mai.
[1] Cũng vào năm 1954, có một cán bộ trẻ đẹp của tỉnh Thanh Hóa được chọn để cân bằng tâm sinh lý và chăm sóc sức khỏe cho Bác Hồ. Người phụ nữ trẻ này, cô Nguyễn Thị Phương Mai, bằng lòng với điều kiện là phải cưới xin chính thức, song điều kiện này bị từ chối.
Một số tài liệu khác còn trưng ra một tấm hình, chụp ông Hồ đang khoác tay với một bà vợ Pháp trẻ đẹp trong một lâu đài cổ kính. Trong hình cho thấy ông Hồ mập mạp, tuy đã lớn tuổi, nhưng ăn mặc rất chỉnh tề. Chắc chắn không phải là cậu Nguyễn Tất Thành hay Nguyễn Ái Quốc còm cõi và ốm đói khi mới đặt chân lên đất Pháp, sống bằng nghề chụp, và đang quen biết với cô Bourdon hay Marie Biere, mà là chủ tịch của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, không phải là sau năm 1945, mà là sau năm 1954. Nhìn kỹ tấm hình này, người ta còn nhận ra một điều đặc biệt là, ông Hồ có vẻ vô cùng mệt mỏi đến nỗi hai mí mắt sụp xuống không thể cất lên được nữa, giống như một nông dân già đã ra sức hì hục “cày sâu cuốc bẫm” suốt đêm trên thửa đất xéo mầu mỡ và mỹ miều mới được Đảng và Nhà Nước ban cấp trong cuộc cách mạng ruộng đất. Như vậy, người ta cũng có thể kết luận là ông Hồ đã đéo hoang người đàn bà Pháp này không phải một lần mà là rất nhiều lần.
16/ Em họ tướng Hoàng Sâm[1]:
Trong bài HỒ CHÍ MINH CÓ RẤT NHIỀU VỢ, tác giả Ngọc Ân viết: “ Trong thời gian HCM sống tại hang Pắc Bó trên Thái Nguyên, tướng Hoàng Sâm có một cô em họ khoảng 20-21 tuổi, được Hoàng Sâm ‘bố trí’ đến hang Pắc Bó làm nhiệm vụ ‘cấp dưỡng’ cho Hồ chủ tịch. Hơn một năm sau, cô này mang bầu, nên họ Hồ đã giao cho đệ tử là Khuất Duy Tiến đem cô này đi thủ tiêu với một tội danh vu khống là ‘làm gián điệp cho Tây! Khuất Duy Tiến (1909-1984) ra lệnh cho đệ tử Nguyễn Văn Tiến đem người dàn bà này về bến đò Gầm, thuộc làng Thọ Đức, cách thị xã Bắc Ninh khoảng 20 cây số, xử bắn tại đây trong khi ‘người nữ gián điệp này đã mang thai 3 tháng với HCM!”
Vụ giết người này rất vô lý, khó tin là có thật. Khi nói ông Hồ đang sống tại hang Pắc Bó, có nghĩa là thời gian trước tháng 8 năm 1945. Khi ấy Việt Minh chỉ có thể hoạt động âm thầm trong một vùng rửng núi rất nhỏ hẹp quanh hang Pắc Bó. Nếu đi xa hơn, tất sẽ bị nhà đương cuộc Pháp hay Nhật tóm cổ bỏ vô tù. Với tình huống như thế, ông Tiến, một người sau năm 1945 làm đến chức Chủ Tịch Uỷ Ban Hành Chính Kháng Chiến thủ đô Hà Nội, có lẽ không ngu đến nỗi, sai một tên đàn em là Nguyễn Văn Tiến “dẫn độ” một cô gái mang bầu 3 tháng, làm gián điệp cho Tây, từ hang Pắc Bó thuộc tỉnh Cao Bằng, băng qua trên một trăm cây số trong vùng kiểm soát của Tây, để đến bến đò Gầm cách thị xã Bắc Ninh khoảng 20 cây số, không phải là dìm cô ta xuống dòng sông cho mất tang tích, mà là xử bắn rồi chôn xác tại đây.
Nếu chỉ nói là ông Hồ khi còn tạm trú trong hang Pắc Bó, đã ăn nằm với một cô cấp dưỡng là cháu tướng Hoàng Sâm, và khi cô này có bầu 3 tháng, thì ông Hồ bèn sai đệ tử mang một khu rừng nào đó thủ tiêu, thì là điều có thể tin được. Còn việc bảo ông Hồ đã sai Khuất Duy Tiến thủ tiêu cô cấp dưỡng rồi ông Tiến lại sai đệ tử dẫn cô này từ hang Pắc Bó thuộc tỉnh Cao Bằng tới bến đò Gầm thuộc tỉnh Bắc Ninh để giết là điều khó tin, vì ông Tiến không đến nỗi ngu xuẩn như thế. Tóm lại việc ông Hồ đã đéo hoang cô em họ của Tướng Hoàng Sâm là điều khó có thể tin được.
17/ Vera Vasilieva:
Theo nhà báo Thành Tín, tức đại tá cộng sản Bùi Tín, thì nhà sử học Hoa Kỳ Sophia Quinn Judge, có cho hay là trong thời gian ông Hồ ở Mạc Tư Khoa, “cũng có lúc có tình cảm mặn nồng với cả chính bà Vera Vasilieva”. Nếu cụm từ “tình cảm mặn nồng” ở đây có ý ám chỉ ông Hồ và bà Vasilieva đã đi lại và ăn nằm với nhau như vợ chồng, thì ta cần phải xét lại.
Theo tác gia Sophia Quinn-Judge, trong HO CHI MINH THE MISSING YEARS, trang 199, thì vào đầu năm1935 bà Vasilieva là người điều hành bộ phận đặc trách các vấn đề Đông Dương của Comintern (Quốc Tế Cộng Sản).
Theo tác giả William Duiker, trong HO CHI MINH A LIFE, trang 214, thì bà Vasilieva là người đảm trách việc giao tiếp giữa sinh viên Việt Nam ở Moscow với các ban ngành của Comintern.
Cũng theo tác giã Sophia Quinn-Judge, trong HO CHI MINH THE MISSING YEARS, trang 206, thì đảng Cộng Sản Đông Dương đã có lần đề cử ông Hồ tức Nguyễn Ái Quốc khi ông ta đang theo học tại Moscow làm đại diện của đảng này bên cạnh Comintern. Song trong một lá thư phúc đáp không đề ngày, bà Vasilieva đã thẳng tay bác bỏ đề nghị này với lý do là “Quốc sẽ phải học tập nghiêm túc trong vòng hai năm tới, nên không thể đảm trách bất kỳ công việc nào khác.” Và bà Vasilieva còn giải thích thêm rằng, “chúng tôi đã có kế hoạch đặc biệt sử dụng ông ta, khi học xong.”
Theo tác giả Pierre Brocheux, trong cuốn HO CHI MINH A BIOGRAPHY, trang 61-62, thì vào năm 1938, không rõ vì lý do nào đó, ông Hồ đã bị đưa trước hội đồng kỷ luật (a disciplinary board) của Comintern. Đứng đầu hội đồng này là ông Dmitri Zakharovitch Manuilsky, và hai thành viên khác là Vera Vasilieva, và Kang Sheng. Trước hội đồng, bà Vasilieva đã thẳng thắn bênh vực ông Hồ, bằng cách lập luận rằng, những lỗi lầm mà ông Hồ phạm phải là do sự thiếu kinh nghiệm mà ra. Trong khi đó, Kang Sheng, một đảng viên QTCS người Hoa, đòi trừng phạt nghiêm khắc ông Hồ. Còn ông Manuilsky cũng đã tỏ ra rộng lượng với ông Hồ, nên ông Hồ được “tha bổng” trong vụ này.
Qua những dẫn giải trên đây, ta thấy là bà Vasilieva vừa là thượng cấp, vừa ân nhân của ông Hồ. Và bà Vasilieva người có chức phận lớn trong ban lãnh đạo Comintern. Mặt khác bà Vasilieva còn là một phụ nữ Nga đứng đắn, có gia đình và có chồng con đàng hoàng. Chồng bà là Mark Jorky, và con gái bà là Neiya Zorkaya. Nên ông Hồ, dù là tay “chụp giật” có hạng đi chăng nữa, cho ăn kẹo chắc cũng không dám “xàm xỡ” với bà Vasilieva đâu. Nói tóm lại việc cho rằng ông Hồ đã đéo hoang bà Vasilieva chỉ là một tin đồn hay chỉ là một nghi vấn vì thấy bà Vasilieva nâng đỡ và có cảm tình với ông Hồ.
19/ Bốn bà vợ người Thái Lan:
Trong bài HỒ CHÍ MINH CÓ RẤT NHIỀU VỢ!! tác giả Ngọc Ân viết: “Theo lời cụ Mai Ngọc Thiệu, tức cụ Cả Sâm, một người bạn thân với HCM từ nhỏ, sau thành đồng chí của họ Hồ, người cùng với HCM sáng lập ra Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, tiền thân của Đảng Cộng Sản Đông Dương, mà ông là Xứ Ủy Bắc Kỳ Đầu Tiên, thì trong thời gian họ Hồ hoạt động ở vùng Bắc Thái, Thái Lan, HCM CÓ TẤT CẢ BỐN VỢ, đều là người Thái Lan và bà nào cũng có con với HCM. Nhưng cụ Cả Sâm không rõ bốn bà vợ này có bao nhiêu con với HCM. Theo cụ thì chỉ có Hoàng Văn Hoan, người đệ tử ruột của HCM trên đất Thái là biết rõ số con của bốn bà vợ này”.
Trong phần cước chú tác giả giải thích thêm về nhân vật Cả Sâm: “Cụ Cả Sâm di cư vào Nam sau năm 1954, sống tại ấp Nội Hóa xã Bình An (suối Lồ Ồ) quận Dĩ An, tỉnh Biên Hòa…”
Theo ông Hoàng Tranh, trong TĂNG TUYẾT MINH NGƯỜI VỢ TRUNG QUỐC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC, thì sau khi từ giã bà Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu vào tháng 5 năm 1927 ông Hồ đã trở về Nga; rồi sau đó Cộng Sản Quốc Tế cử ông Hồ đi hoạt động ở nhiều nước khác nhau, và đến tháng 8 năm 1929 mới tới Thái Lan. Tại đây ông Hồ hoạt động với bí danh là Đào Cửu. Rồi đến đầu năm 1931, ông Hồ lại trở lại Hương Cảng để hoạt động với bí danh mới là Tống Văn Sơ.
Như vậy, theo ông Hoàng Tranh, thì ông Hồ đến Thái Lan vào tháng 8 năm 1929, và rời Thái để trở lại Hương Cảng vào đầu năm 1931. Nói khác đi là thời gian ông Hồ hoạt động tại Thái Lan khoảng một năm rưỡi. Trong thời gian ngắn ngủi này, ông Hồ đã lấy tới 4 bà vợ, là điều mà người ta có thể tạm tin được, vì ông ta vốn là một người đàn ông không thể thiếu đàn bà. Song bảo rằng, tất cả các bà này đều có con với ông Hồ, thì lại là điều rất khó tin, đồng thời việc này cũng làm cho người ta nghi ngờ luôn cả việc ông Hồ có tới 4 bà vợ Thái trong thời gian ở Thái Lan là điều không hoàn toàn đúng sự thật.
*
Tóm lại, theo danh sách tạm thời trên đây, ta thấy có thể có tất cả 23 người đàn bà dính líu đến cuộc đời của ông Hồ. Trong số này có 3 người Pháp, 3 người Nga, 4 người Thái, 5 người Hoa, và 8 người Việt, song không hẳn ông Hồ đã đéo hoang tất cả những người đàn bà trong danh sách này, vì nếu ta xem xét một cách thận trọng, thì dường như có một vài trường hợp chưa có thể kết tội ông Hồ đã đéo hoang những người đàn bà này.
Theo các tài liệu hiện có, người ta được biết ông Hồ đến Quảng Châu vào tháng 11 năm 1924, với tư cách là một thành viên trong đoàn cố vấn Liên Xô bên cạnh chính phủ Tôn Trung Sơn. Khi chiến tranh Quốc Cộng bùng nổ, ông Hồ phải theo phái đoàn Liên Xô trở về Nga vào tháng 5 năm 1927. Thời gian ông Hồ sống ở Quảng Châu khoảng 2 năm rưỡi (11/1924 tới 05/1927) mà lấy tới 5 bà vợ là các bà Mao Từ Mẫn, mẹ ca kịch sĩ Hồng Tuyển Vân, Đặng Dĩnh Siêu, Lý Huệ Khanh, Tăng Tuyết Minh, có lẽ là điều không hợp lý.
Theo Hoàng Tranh trong TĂNG TUYẾT MINH NGƯỜI VỢ TRUNG QUỐC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC, thì trong thời gian hoạt động ở Quảng Châu, một phụ tá đắc lực của ông Hồ là Lâm Đức Thụ và vợ của Thụ là Lương Huệ Quần đã mai mối cho ông Hồ lấy cô Tăng Tuyết Minh. Hôn lễ đã được tổ chức tại nhà hàng Thái Bình vào tháng 10 năm 1926 ([2]).
Theo Trần Gia Phụng trong LỘT TRẦN HUYỀN THOẠI HỒ CHI MINH (bài 2), thì trong thời gian hoạt động ở Quảng Châu, ngoài bà Tăng Tuyết Minh, ông Hồ còn lấy một phụ nữ Trung Hoa khác tên là Lý Huệ Khanh. Bà Khanh là em gái của bà Lý Huệ Quần, vợ của Lâm Đức Thụ, một đồng chí của ông Hồ. Vậy theo ông Phụng, thì bà Lý Huệ Khanh có thể là bà vợ của ông Hồ trước bà Tăng Tuyết Minh.
Theo tác giả Ngọc Vân, trong HỒ CHÍ MINH CÓ RẤT NHIỀU VỢ !! thì trong thời gian ở Quảng Châu, ông Hồ đã lấy 2 người vợ Tầu: “Người vợ thứ nhất tên là Mao Từ Mẫn, là em bà con với Mao Trạch Đông. Mao Từ Mẫn có hai chị em. Nguyễn Công Viễn, tức Hoàng Chấn Đông, tức Lâm Đức Thụ (1890-1947) lấy người chị, ông Hồ lấy người em. Người vợ thứ hai không rõ tên là mẹ của nữ ca kịch sĩ Hồng Tuyển Nữ (HTN). Trước khi lấy HCM, bà này đã có một đời chồng, sinh ra HTN. Thời cách mạng văn hóa, HTN đã bị con gái ruột của bà đấu tố, bắt HTN bò như một con chó ở ngoài đường, vừa bò vừa “sám hối tội” trước mặt con gái và mọi người.”
Đối chiếu những tin tức này với nhau, người ta thấy ông Hồ, đã có 4 bà vợ, trước và sau khi cưới cô Tăng Tuyết Minh. Hai trong bốn bà này là Mao Từ Mẫn và Lý Huệ Khanh đều là em vợ (khác nhau) của Lâm Đức Thụ. Và khi lấy bà TTM lại cũng do Lâm Đức Thụ và vợ Lý Huệ Quần mai mối.
Với những tin tức chồng chéo, luẩn quẩn và không hợp lý như thế kiến cho người ta khó có thể tin là trong thời gian 2 năm rưỡi ở Quảng Châu ông Hồ đã lấy tới 5 bà vợ.
Trong tổng số 23 bà vợ của ông Hồ, dường như chỉ có bà Tăng Tuyết Minh là được ông Hồ làm hôn lễ hay tiệc cưới tại một nhà hàng sang trọng, và còn có thể lập cả hôn thú nữa.
Trong HO CHI MINH A BIOGRAPHY, trang 63, tác giả Pierre Brocheux có đề cập đến việc ông Hồ, trong thời làm việc cho một chi nhánh Far Eastern Bureau (FEB) ở Hương Cảng, có làm đơn xin phép cưới cô Nguyễn Thị Minh Khai, song không được FEB có trụ sở chính ở Thượng Hải chấp thuận. Do đó, Brocheux có đặt vấn đề là: “Nếu đề nghị này có thật, thì ông Hồ đã dự tính tái hôn trong khi hôn nhân trước vẫn còn hiệu lực pháp lý ([3]).” Nói như thế có lẽ là tác giả muốn ám chỉ là đã có một chứng thư hôn thú được lập ở Quảng Châu chăng? Vì không chứng minh được sự hiện hữu của chứng thư hôn thú, nên đây cũng vẫn chỉ là một sự phỏng đoán mà thôi.
Nói tóm lại trong số 23 người đàn bà dính líu đến ông Hồ, có tới 6 bà là: Cô hàng cơm chợ Da-Kao, Bourdon, Biere, Vasilieva, Đặng Dĩnh Siêu, Nguyễn Thị Phương Mai chưa phải là người, hay chưa đủ bằng cớ để kết luận là người đã bị ông Hồ cắm dùi vào vùng đất cấm. Trong số 17 người còn lại đều là người mà ông Hồ đã “dú dí tốt đầu vô cung”. Nói một cách khác là trong số 17 người này không ai là vợ có hôn thú hay chính thức của ông Hồ cả.
Như thế, ta có thể kết luận rằng, nhà thơ Hữu Loan gọi ông Hồ: “Ông là cái thằng đéo hoang” thật là không oan cho ông ta một tí nào cả.
Thật đau đớn cho dân tộc Việt Nam của tôi, một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hiến, đã sản sinh ra được ông Hồ, một con người được bộ máy tuyên truyền khổng lồ của đảng Cộng Sản Việt Nam tô vẽ và tạo dựng thành một nhà lãnh đạo chí tài, chí đức, chí hiền, một vị thánh sống. Rút cuộc lại chỉ là một tên đéo hoang quốc tế!
[1] Hoàng Sâm tên thật là Trần Văn Kỳ, sinh năm 1915 tại Lệ Sơn, Tuyên Hóa, Quảng Bình. Ông theo bố mẹ sang sinh sống ở Nakhon, rồi Chiang Mai (Thái Lan) và là người theo ông ông Hồ lúc 12 tuổi, khi ông Hồ hoạt động tại đây.
[2] Theo tác gia Pierre Brocheux, trong Ho Chi Minh A Biography, trang 39, thì đám cưới của ông Hồ được tổ chức vào ngày 18 tháng 10 năm 1926.
[3] If the request was genuine, then Quoc planned on getting remarried while his first marriag was still legally binding
http://quanvan.net/2016/10/02/huy-vu-ho-chi-minh-thang-deo-hoang/
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
HỒ CHÍ MINH " THẰNG ĐÉO HOANG - HUY VŨ
Cách đây khá lâu, các báo tiếng Việt có đăng tin Nhà thơ HỮU LOAN, tác giả bài thơ nổi tiếng “MẦU TÍM HOA SIM” đã qua đời tại Việt Nam. Ít lâu sau Người Việt Online có đăng lại một bài báo của nhà văn Viên Linh viết cho tờ Khởi Hành năm 2007. Qua bài báo này độc giả được biết, nhà thơ Viên Linh đã điện điện đàm với nhà thơ Hữu Loan vào ngày 16-05-2007. Trong cuộc điện đàm này, nhà thơ Hữu Loan đã “tiết lộ” với ông Viên Linh rằng, ông ta đã chửi thẳng vào mặt ông Hồ Chí Minh giữa một đại hội rằng: “Ông là cái thằng đéo hoang”. Dưới đây là một đoạn văn trích từ bài báo nói về vụ chửi này: “Còn chuyện tôi chửi Hồ Chí Minh giữa một đại hội. Người ta hô vang Hồ Chí Minh vĩ đại. Chỉ có tôi không hô. Họ hỏi ý kiến tôi ra sao? Tôi không trả lời. Ông Hồ hỏi tôi ‘Cháu đánh giá bác ra sao? Tôi đứng yên không trả lời. Ông hỏi mãi.
Tôi trả lời. Tôi nói ở Việt Nam có Bà Trưng Bà Triệu. Con gái giỏi giang. To gan. Hồ Chí Minh cứ hỏi.
Tôi trả lời: Tôi không nói, ông cố tình hỏi ông đừng trách nhé. Ông là cái thằng đéo hoang.”
Thời gian mà nhà thơ Hữu Loan chửi ông Hồ câu này, chắc chắn là trước năm 1953-1954, trước khi nhà thơ “rũ áo từ quan” và cũng trước thời gian ông Hồ cho thực thi cuộc Cách Mạng Ruộng Đất trong vùng kháng chiến chống Pháp. Ai đã ở trong vùng Việt Minh kiểm soát vào thời gian này, đều biết rõ ông Hồ đã được bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Việt Minh Cộng Sản tâng bốc thơm lên đến tận mây xanh, và được ca tụng như một người quyết trí độc thân, ngay từ hồi còn trai trẻ, không phải vì ông bất lực hay lạ cái, mà vì muốn cống hiến trọn vẹn đời mình cho dân tộc.
Vì bị tuyên truyền bịp bợm, nên người dân trong vùng kháng chiến chống Pháp vào thời gian nầy, chỉ được biết toàn là những điều tốt đẹp nhất của ông Hồ, và không hề được biết bất kỳ thói xấu, hay hành vi đồi bại nào của ông ta cả. Nếu dư luận bỗng có xì ra một điều tồi bại nào đó của ông ta, thì bộ máy tuyên truyền khổng lồ này lập tức tìm đủ mọi cách lấp liếm đi, kể cả việc thủ tiêu những người phao tin. Còn ai vô tình hay cố tình bôi nhọ ông, thì chắc chắn sẽ đi tù mọt gông, không có ngày về.
Khi chửi thẳng vào mặt ông Hồ như thế, nếu không phải là một câu nói thốt ra trong lúc bốc đồng, thì nhà thơ ắt hẳn phải là một người vô cùng can đảm, đáng khâm phục. Vì khâm phục cái “to gan” của nhà thơ, nên kẻ viết bài này bèn soi mói trong đống tài liệu, sách vở, và báo chí hiện có để tìm hiểu xem nhà thơ chửi ông Hồ như thế là oan hay ưng cho ông ta?
Trước khi làm việc này, tôi nghĩ là nên phân tích từ đéo hoang trong câu chửi này. Theo thiển ý của kẻ viết bài này, đéo ở đây là động từ thô tục chỉ hành động làm tình hay giao cấu, còn hoang là trạng từ chỉ trạng thái của hành động ấy. Vậy đéo như thế nào thì có thể bị coi là đéo hoang?
Trong kho tàng ca dao Việt Nam, có câu: “đéo lờ mà chẳng coi giờ, đụng phải bàn thờ đổ cả bát nhang.” Đéo bậy bạ đến nỗi đổ cả bát nhang trên bàn thờ có thể coi là đéo hoang không? Theo kẻ viết bài này, thì đéo đụng vào bàn thờ tổ tiên tức là đụng chạm đến thanh danh của ông bà ông vải thì tất nhiên coi là đéo hoang được lắm chứ. Song nghĩ kỹ, dường như lại thấy không thích hợp lắm với từ đéo hoang mà nhà thơ Hữu Loan dùng trong câu chửi này, nên tôi bèn tra cứu những bộ từ điển Việt-Việt hiện có trong tay hay trên mạng internet. Kết quả là hầu như không có bộ nào có định nghĩa riêng rẽ từ đéo hoang cả. Trong bộ VIỆT NAM TÂN TỪ ĐIỂN của Thanh Nghị có định nghĩa từ con hoang như sau:
“CON HOANG dt. Con đẻ ra lúc chưa có chồng chính thức”.
Suy diễn từ định nghĩa trên đây, kẻ viết bài có được một kết luận tạm rằng, giữa từ con hoang và từ đéo hoang rõ ràng là có dây mơ rễ má với nhau, và rất có thể đéo hoang còn là “cha đẻ” của con hoang nữa đấy, vì không đéo hoang thì làm sao có con hoang được. Từ đó ta có thể tạm thời định nghĩa từ đéo hoang ở đây như sau: “đéo hoang là làm tình với một người đàn bà không phải hay chưa phải là vợ chính thức”. Vợ chính thức theo nghĩa pháp lý là người vợ có chứng thư hôn thú do một cơ quan công lập có thẩm quyền cấp phát.
Tới đây ta có thể tạm kết luận rằng: “Khi một người đàn ông ăn nằm hay làm tình với một người đàn bà, mà không có hôn thú hợp pháp trước với người này, thì gọi là đéo hoang.”
Một điều nên biết là, đéo hoang, trên bình diện pháp lý, tuy không được coi là một hành vi chính đáng, nhưng không minh thị cấm đoán. Song trên bình diện luân lý và đạo đức, thì đéo hoang lại là một điều tồi tệ nhất, đặc biệt là đối với những người đang nắm giữ quyền cao chức trọng trong chính quyền.
Tổng Thống Bill Clinton của Hợp Chúng Quốc, quyền uy bao trùm thiên hạ, song chỉ vì đéo hoang cô Monica Lewinsky ngay trong tòa Bạch Ốc, giữa ban ngày ban mặt, lại trong giờ hành chánh nữa, nên sứt bứt sang bang và chỉ còn một chút xíu nữa là mất toi chức Tổng Thống Hoa Kỳ.
Ông Eliot Spiter, thống đốc bang New York, cũng chỉ vì đéo hoang với một cô gái làng chơi hạng sang, mà mất ngọt xớt chức Thống Đốc tiểu bang New York.
Ông Nguyễn Trường Tô, chỉ vì “đéo hoang ”mấy cô nữ sinh mà bị mất toi chức Tỉnh Trưởng tỉnh Hà Giang. Nghĩ cũng tội nghiệp cho ông Tô. Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay đang hô hào đảng viên và dân chúng trong nước “Triệt Để Học Tập và Làm Theo Gương Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại”. Như vậy, ông Tô chỉ làm theo gương Bác Hồ một cách triệt để. Đáng lẽ Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải tuyên dương ông Tô là “Anh Hùng học tập theo gương Bác Hồ Vĩ Đại” và ban cấp Huân Chương Hồ Chí Minh hạng nhất cho ông Tô mới hợp tình hợp lý.
Ông Lê Khả Phiêu khi còn đang là Tổng Thư Ký đảng Cộng Sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc chỉ vì cắm dùi trên ảnh đất xéo rộng có vài phân vuông của một cô Sẩm có tên là Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) trong chuyến công du sang thăm Trung Quốc vào năm 1988, mà chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã phải cắt hàng ngàn cây số vuông lãnh thổ và lãnh hải “bồi thường” cho Trung Quốc. Vụ đéo hoang cô Sẩm Trương Mỹ Vân mà không xem giờ của ông Phiêu mất mẹ nó chức Tổng Thư Ký nhiệm kỳ hai cuả ông.
Có lẽ cũng vì thế, nên việc đéo hoang của ông Hồ được đảng Cộng Sản Việt Nam giấu giếm rất kỹ còn hơn mèo giấu cứt nữa và còn được coi như một sự kiện “tối mật quốc phòng”. Vì việc này bị lộ liễu thì còn đâu là uy tín của ông Hồ và của đảng Cộng Sản nữa. Do đó có câu thơ châm biếm:
Hồ đéo, tối mật quốc phòng
Ai mà tiết lộ, đi đong cuộc đời.
Tới đây đã có được một định nghĩa tạm thời về từ đéo hoang, và ta dùng
nó như kim chỉ nam để xem trong số những mụ đàn bà đã đi bên cạnh cuộc
đời của ông Hồ, ai là vợ chính thức, và ai là vợ không chính thức. Hễ
ông ta ăn nằm với một người đàn bà nào mà không có hôn thú chính thức
trước là ta có thể kết luận một cách không sợ sai lầm là ông Hồ đã đéo
hoang người đàn bà ấy, giản dị như thế thôi.
Qua sách, báo, tài liệu, phim ảnh, v.v.. người ta thấy ông Hồ đã giao du thân mật với các đấng nữ lưu sau đây.
1/ Cô gái bán cơm ở chợ Đa Kao:
Trong “Hồ Chí Minh, Con Người và Huyền Thoại” ông Trần Gia Phụng viết về Nguyễn Tất Thành, tức ông Hồ hồi còn nhỏ, một đoạn như sau:
“Người ta có thể đi đến kết luận rằng trong khoảng thời gian 1908-1911, Thành là một lãng tử vô định. Việc học hành lỡ dở, gia cảnh ly tán vì người cha rượu chè bê tha, hung dữ, cậu đã vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường của một người dưới phố. Có thể cậu đã theo cha vào Nam, học nghề bốc thuốc. Hoặc đã làm chân phụ bếp cho một khách sạn người Hoa, hay thư ký của một đồn điền nào đó. Trong một phút phẫn chí vì thất tình với cô gái bán cơm ở chợ Đa Kao, cậu đã đăng ký làm bồi tầu, hy vọng cuộc sống phiêu lưu trôi nổi nơi đất lạ sẽ giúp quên đi dĩ vãng, phó mặc mọi sự, sống trôi nổi theo dòng đời.”
Như vậy, theo ông Trần Gia Phụng, khi tạm trú trên đất Saigon, cậu Thành có yêu cô hàng cơm ở chợ Đa Kao, song không rõ vì lý do nào đó mà cậu Thành hay ông Hồ đã bị cô ta cho ra rìa. Trong thời gian kể từ lúc gập gỡ lần đầu, cho tới lúc “anh đường anh, em đường em”, cậu Thành có kiếm chác được chút cháo nơi cô hàng cơm hay không? Theo tôi nghĩ, thất tình đến nỗi phẫn chí, tự nó đã nói lên được là cậu Thành chưa kiếm chác được gì hết nơi cô hàng cơm cả. Nếu đã kiếm được chút cháo nơi cô hàng cơm rồi, thì cậu Thành đâu đến nỗi phải phẫn chí. Nói tóm lại, việc cho rằng cậu Thành đã “đi qua đời” cô hàng cơm chỉ là nghi vấn. Nói khác đi là ông Hồ chưa đéo hoang được cô hàng cơm ở chợ Đa Kao.
2/ Bourdon Pháp Quốc:
Theo giáo sư Nguyễn Thế Anh, nguyên viện trưởng viện đại học Huế vào thời gian Tết Mậu Thân, sau khi rời tầu Amiral Latouche Treville để sống trên đất Pháp bằng nghề chụp hình, ông Nguyễn Ái Quốc hay ông Hồ có mối liên hệ tình cảm với một cô gái người Pháp tên là Bourdon. Lá thư đầu tiên mà ông Hồ gửi cho cô Bourdon được viết vào ngày 10-05-1923. Và lá thư cuối cùng của cô Bourdon viết cho ông Hồ để khước từ mối tình này, được viết vào ngày 11-06-1923. Quen biết trong thời gian quá ngắn ngủi như thế, người ta tin là ông Hồ chưa có thể “cắm dùi” trên mảnh đất xéo mầu mỡ và sum sê hoa lá của cô Bourdon được. Nói khác đi là ông Hồ chưa xâm nhập vào được “thâm cung” của cô Bourdon.
3/ Marie Biere Pháp Quốc:
Theo
nhà báo Thành Tín, tức cựu đại tá Việt Cộng Bùi Tín, thì ở Pháp có một
số tài liệu cho thấy, trong thời gian kiếm sống bằng nghề thợ chụp hình ở
Paris, ngoài cô Bourdon, ông Hồ còn có quan hệ tình cảm với một cô gái
Pháp khác tên là Marie Biere nữa. Song rất tiếc tác giả đã không nói rõ
mối quan hệ tình cảm này kéo dài bao lâu và xâu nông thế nào, nên không
có bằng chứng để có thể kết luận là trong mối liên hệ này “con ong đã
tỏ đường đi lối về.”
4/ Hai người vợ Nga:
Trong HO CHI MINH A LIFE, trang 225, ông William Duiker viết: “Có các nguồn tin khác cho hay là, sau khi đến Moscow, Nguyễn Ái Quốc được cơ quan đầu não Quốc Tế Cộng Sản (QTCS) chỉ định cho ông một người vợ tạm thời. Cũng có tin đồn là ông Hồ đã có một đứa con gái với người bạn gái ở Liên Bang Xô Viết ([1])”. Như vậy trong thời gian đến Nga, lần đầu, đã có tới 2 người đàn bà Nga đi vào đời ông Hồ, một do Quốc Tế Cộng Sản chỉ định để giúp ông điều hòa sinh lý, và một do ông tự kiếm lấy.
Trong cuốn CON RỒNG VIỆT NAM, trang 205, cựu hoàng Bảo Đại cũng viết: “Hồ Chí Minh có một người vợ Nga và có chung một người con gái, nhưng ông ta không bao giờ nhắc đến.”
Bà bạn gái mà William Duiker nhắc đến, và người vợ Nga mà cựu hoàng đề cập, đều có một mẫu số chung là đứa con gái với ông Hồ, nên người ta nghĩ rằng, hai bà này là một.
Khi một người là temporary wife và một người là lady friend thì ông Hồ không ngu gì mà không cắm dùi và chắc chắn không có công chứng thư hôn thú. Như vậy ông Hồ đã đéo hoang hai bà này là điều chắc ăn như bắp.
5/ Mao Từ Mẫn:
Trong bài viết có tựa đề là “Hồ Chí Minh Có Rất Nhiều Vợ” tác giả Ngọc Ân cho biết, vào năm 1924, Đảng cộng sản Liên Xô cử một phái đoàn cố vấn sang giúp chính phủ Tôn Trung Sơn thành lập trường “Hoàng Phố Quan Quân Học” ở Quảng Châu. Trong phái đoàn này ông Pháo-La-Din, tức Borodine, là cố vấn chính trị; Tướng Gia-Luân, tức Galen, cố vấn quân sự; Nguyễn Ái Quốc tức Lý Thụy, là bí thư kiêm thông dịch viên.
Trong thời gian ở Quảng Châu ông Hồ có lấy một người vợ Tầu tên là Mao Từ Mẫn, là em bà con với Mao Trạch Đông. Bà Mẫn có với ông Hồ một đứa con gái được đặt tên là Từ Phong. Ngay từ hồi còn nhỏ cô Phong đã ăn mặc giả trai. Năm 1945, Từ Phong theo ông Hồ về Việt Nam với tư cách vừa là cháu và vừa là cận vệ. Vào năm 1950 hay 1951, cô Phong đã ăn mặc trở lại là một cô gái, để kết duyên với một người họ Lâm, là người Mao Trạch Đông cho đi theo ông Hồ Việt Nam, bề ngoài là bảo vệ ông Hồ, song bề trong là để theo dõi và báo cáo về các hành tung của ông này. Khi ông Hồ qua đời cô Phong và chồng đã trở về Trung Hoa.
Tác giả Ngọc Ân không hề đề cập đến chứng thư hôn thú giữa ông Hồ và bà Mao Từ Mẫn cả. Như vậy ông Hồ và bà Mao, tuy có một cô con gái chung, song vẫn chỉ là một cặp vợ chồng không chính thức.
6/ Mẹ của nữ ca kịch sĩ Hồng Tuyển Nữ:
Cũng vẫn theo tác giả Ngọc Vân, thì trong thời gian ở Quảng Châu, ông Hồ còn có một người vợ khác, mà người ta không rõ tên tuổi, mà chỉ biết bà này trước khi lấy ông Hồ đã có một đứa con riêng, là nữ ca kịch sĩ Hồng Tuyển Nữ, và sau khi lấy ông Hồ đã sinh được một cô con gái, được đặt tên là Lý Xảo Vân. Trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa do Mao Trạch Đông phát động, Hồng Tuyển Nữ bị người con gái đấu tố tơi bời. Nghe nói sau đó, Hồng Tuyển Nữ trốn thoát được sang Đài Loan. Cô Lý Xảo Vân, sau trở thành y tá phục vụ trong quân đoàn địa phương tỉnh Vân Nam, do trung tướng Hoàng Nam Hùng, một thành viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng, tốt nghiệp trường Hoàng Phố chỉ huy. Khi quân đoàn này giải tán, ông Hoàng Nam Hùng mang cô Lâm Xảo Vân về Hồ Khẩu gửi vào nhà một người Việt tên là Lý Xuân Lâm, hay Lý Bánh Tây, vì ông Lâm là chủ một tiệm làm bánh Tây, tức bánh mì, trong thành phố này.
Cuộc sống chung giữa ông Hồ và bà mẹ của ca kịch sĩ Hồng Tuyển Nữ, tuy đã cho ra đời một cô con gái là Lý Xảo Vân, song vẫn chỉ là một cặp vợ chồng tạm bợ, nên không thể có chứng thư hôn thú, vì thế ta không có thể kết luận rằng họ là một cặp vợ chồng chính thức được.
7/ Tăng Tuyết Minh (TTM):
Trong TĂNG TUYẾT MINH NGƯỜI VỢ TRUNG QUỐC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC, tác giả Hoàng Tranh (viện phó viện khoa học xã hội Quảng Tây) cho biết là, vào khoảng giữa tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc, tức ông Hồ, từ Mạc Tư Khoa đến Quảng Châu, làm việc tại phòng phiên dịch của cố vấn Borodin, thuộc hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn. Trong thời gian ở đây ông Hồ có bắt liên lạc được với nhiều người Việt Nam đến đây để hoạt động cách mạng, trong đó một người là Lâm Đức Thụ và bà vợ người Tầu của ông ta là Lương Huệ Quần. Hai vợ chồng này đã mai mối cho ông Hồ một cô nữ hộ sinh, tên là Tăng Tuyết Minh. Hôn lễ của hai người được cử hành vào tháng 10 năm 1926. Lúc ấy ông Hồ 36, còn Tăng Tuyết Minh 21. Địa điểm tổ chức hôn lễ là nhà hàng Thái Bình ở trung tâm thành phố Quảng Châu. Nơi đây cũng là địa điểm tổ chức lễ kết hôn của Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu một năm về trước.
Trong HO CHI MINH A BIOGRAPHY, trang 39, tác giả Pierre Brocheux cũng viết: “Một sự kiện quan trọng trong cuộc sống tình cảm của ông Hồ, là đám cưới của ông ta với cô Tăng Tuyết Minh, một nữ hộ sinh và là bạn học của vợ Lâm Đức Thụ, đã được tổ chức vào ngày 18 tháng 10 năm 1926. Trong một lá thư, Thụ viết là, ‘Ngày hôm nay, Lý Thụy lấy một người bạn học của vợ tôi’. Vào lúc cưới, cô Minh 21 và ông Hồ 31. Họ đã phải vượt qua sự phản đối của thân mẫu cô Minh, vì bà này biết rõ các hoạt động của ông Hồ, cũng như những khó khăn tiềm tàng về phía gia đình của thân phụ cô ta nữa, vì gia đình này theo đạo Thiên Chúa đã hai thế hệ….“
[1] Other sources suggest that after his own arrival in Moscow, Nguyễn Ái Quốc had been assigned a “temporary wife” by Commintern headquarters; it was also rumored that he had fafhered a daughter by a lady friend in the RSSA.
Theo tác giả Brocheux thì tiệc cưới của ông Hồ và bà Minh được tổ chức vào ngày 18-10-1926 tại một nhà hàng lớn trong thành phố Quảng Châu, với nhiều người tham dự, song không hề đề cập đến việc, trước hay sau hôn lễ, đã có một chứng thư hôn thú được lập bởi nhà chức trách có thẩm quyền. Ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam vào thời gian ấy, hôn lễ chỉ là nghi thức theo phong tục cổ truyền trong dân gian; còn việc lập hôn thú mới được coi thủ tục pháp lý.
Tóm lại việc ông Hồ lấy cô Tăng Tuyết Minh, dù hôn lễ hay tiệc cưới, được tổ chức linh đình tại một nhà hàng sang trọng ở Quảng Châu, với nhiều nhân vật tai to, mặt lớn tham dự đi nữa, song về mặt pháp lý vẫn không thể coi là một vụ kết hôn chính thức.
8/ Lý Huệ Khanh:
Trong LỘT TRẤN HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH (bài 2) tác giả Trần Gia Phụng viết: “Theo một số tài liệu khác, thì trong thời này (thời gian ở Quảng Châu) Lý Thụy còn sống với một phụ nữ Trung Hoa thứ nhì là Lý Huệ Khanh, em của Lý Huệ Quần. Lý Huệ Quần là vợ của Lâm Đức Thụ, một đồng chí của Lý Thụy. Tài liệu này giải thích rằng Nguyễn Ái Quốc đổi tên thành Lý Thụy là theo họ của Lý Huệ Khanh cho dễ hoạt động.”
Không có tài liệu nào đề cập đến chứng thư hôn thú giữa ông Hồ và bà Khanh cả. Rõ ràng là ông Hồ và bà Khanh không phải là vợ chồng chính thức theo đúng nghĩa pháp lý.
Trong cuốn VỀ BA ÔNG THÁNH nhà báo Thành Tín, tức cựu đại tá Việt Cộng Bùi Tín, cho biết là theo bà Sophia Quinn Judge, một nhà sử học Hoa kỳ, một người Mỹ nói tiếng Việt rất thành thạo, đã bỏ ra nhiều năm để sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến ông Hồ, thì ông Hồ còn yêu cả vợ ông Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu.
Qua tấm hình ông Hồ chụp chung với bà Siêu tại Hà Nội vào năm 1966 khi bà Siêu sang thăm Việt Nam, người ta thấy được đây là tấm hình của một cặp vợ chồng già vẫn còn khăng khít với nhau, chứ không phải là một một tấm hình một vị nguyên thủ quốc gia chụp chung với một vị quốc khách, và cũng có thể nói đây là tấm hình “tình cũ không rủ cũng tới”. Nói khác đi là chuyện “đi đêm” giữa bà Siêu và ông Hồ là chuyện có thể có thật. Còn việc ông Lai có biết rõ chuyện này hay không là điều khó có thể biết được? Tuy nhiên có nhiều người cho rằng, có thể đây là mối tình tay ba, được cả ba biết rõ và đồng thuận vì ông Hồ và ông Lai rất thân với nhau và coi nhau như anh em.
10/ Nguyễn Thi Minh Khai (NTMK):
Theo ông Pierre Brocheux, trong HO CHI MINH A BIOGRAPHY (trang 63), thì vào tháng 3 năm 1930, cô NTMK được gửi từ Hải Phòng tới Hương Cảng để phụ giúp ông Hồ trong việc điều hành công việc của chi nhánh Phòng Viễn Đông ở Hồng Kông. Tại đây, mối liên hệ tình cảm giữa ông Hồ và cô NTMK đã đi xa hơn tình đồng chí. Brocheux còn cho biết thêm là có hai văn bản của Phòng Viễn Đông đề cập đến việc ông Hồ xin phép cưới cô NTMK làm vợ.
Theo ông William Duiker, trong HO CHI MINH A LIFE (trang 199), thì vào mùa Xuân 1931, ông Hồ bắt đầu có mối liên hệ tình cảm với một bạn đồng nghiệp, trẻ tuổi người Việt, và ông hồ đã gửi thư tới Phòng Viễn Đông chính, có trụ sở ở Thượng Hải, để xin phép cưới người bạn gái trẻ đẹp này làm vợ. Trong thư phúc đáp ông Hồ vào tháng 4/1931, ông Noulens, trưởng Phòng Far Eastern Bureau ở Thượng Hải, đã nhắc nhở ông Hồ là, đơn xin lấy vợ phải nộp hai tháng trước ngày cưới. Cũng trong tháng 4 năm 1931, cô NTMK bị Sở Cảnh Sát Hương Cảng bắt giữ, vì tình nghi dính dáng đến các hoạt động phá hoại. Vì thế mà cuộc sống lứa đôi của ông Hồ và cô Minh Khai ở Hương Cảng dang dở, và việc xin phép cưới cô Minh Khai cũng không được ông Hồ nhắc đến nữa.
Cũng theo ông William Duiker, trong HO CHI MINH A LIFE, trang 225, thì trong những lá thư và các báo cáo mật của đảng Cộng Sản Đông Dương ở Macao gửi cho Far Eastern Bureau, trước khi Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản khai mạc tại Mạc Tư Khoa vào ngày 25-07-1935, cũng cho biết là vợ Quốc, một bí danh của Hồ, là một trong những thành viên của phái đoàn tham dự đại hội này. Điều này cho thấy là đảng CSĐD đã xác nhận NTMK đã là vợ của ông Hồ khi còn ở Hương Cảng.
Ngay sau khi tới Moscow để tham dự Đại Hội QTCS ở Moscow, cô NTMK Minh Khai đã khai trong phiếu lịch rằng, cô là vợ của Lin, bí danh của ông Hồ ở Moscow. Sau khi tham dự đại hội, cô NTMK được giữ lại ở Moscow để theo học chính trị ở Lenin School. Trong thời gian đó ông Hồ cũng đang theo học tại trường này. Ông Hồ và NTMK đã ở chung với nhau trong căn một phòng, và trong những phiếu ghi nhận đồ đạc dùng cho phòng riêng của hai người cũng đều ghi là hai vợ chồng, Khai và Lin, chung phòng, chung giường.
Nơi trang 63, trong HỒ CHÍ MINH A BIOGRAPHY, ông Pierre Brocheux viết: “Nếu thật sự có một mỗi tình lãng mạng thì mối tình này đã kết thúc một cách đáng thương cho ông Hồ, bởi vì cô NTMK đã kết hôn với Lê Hồng Phong tại tòa thị sảnh Moscow trước khi trở về Đông Dương…” ([1])
Trong HO CHI MINH THE MISSING YEARS, trang 211, tác giả Sophia Quinn –Judge cho biết là ông Lê Hồng Phong trở về Việt Nam vào năm 1936, và bà NTMK vào năm 1937; trong khi đó ông Hồ vẫn còn ở lại Moscow.
Có lẽ vì mối tình tay ba này mà hiện nay ở Việt còn đang lưu truyền một câu ca dao rất dí dỏm rằng:
“Bác Hồ đại trí đại hiền
Đéo Minh Khai chán gả liền Hồng Phong
Minh Khai phận gái chữ tòng
Bác Hồ sái nhất Hồng Phong sái nhì.”
Như vậy Nguyễn Thị Minh Khai đã là vợ của ông Hồ vào hai thời kỳ khác nhau, một vào năm 1931 tại Hương Cảng, và một vào năm 1935 tại Moscow. Cả hai thời kỳ đều không có chứng thư hôn thú, nên người ta không thể nói là cô Nguyễn Thị Minh Khai là vợ chính thức của ông Hồ được.
[1] If there really was a romantic liaison , one could say it ended poorly for Quốc, since Nguyen Thi Minh Khai married Le Hong Phong in a city hall in Moscow before returning Indochina.
10/ Li Sam ở Hương Cảng:
Vào tháng 4 năm 1931, cô Nguyễn Thị Minh Khai (NTMK) bị nhà đương cuộc Hương Cảng bắt, vì tình nghi có dính dáng đến các hoạt động phá hoại. Sau đó ít lâu, theo ông William Duiker trong HO CHI MINH A LIFE, trang 200, thì cảnh sát Anh ở Hương Cảng cũng đã tới căn chung cư của ông Hồ, nằm trong một khu phố đông người, thuộc đảo Kowloom, vào hồi 2 giờ sáng ngày 6 tháng 6. Tại đây họ thấy một người đàn ông đang chung sống với một người đàn bà Việt Nam, trong một gian phòng ở tầng hai. Người đàn ông khai là người Trung Hoa và tên là T.V. Wong. Trong khi đó người đàn bà khai là cháu của Wong và tên là Ly Sam. Song theo các tài liệu tịch thu tại phòng này, cho thấy là người đàn ông chính là Nguyễn Ái Quốc. Còn người đàn bà khai tên là Ly Sam lúc xét nhà, về sau, được xác định là Lý Ưng Thuận, và là vợ của ông Hồ Tùng Mậu, là một đồng chí thân cận của ông Hồ.
Ăn ở với một người đàn bà là vợ của một người vừa là bạn vừa là đồng chí thân cận, thì ông Hồ quả là một người tồi bại hết chỗ chê.
Theo tài liệu của cộng sản Việt Nam thì ông Hồ từ Trung Hoa về nước vào ngày 08-02-1941 qua cột mốc số 108 biên giới Việt Trung để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo lệnh của Quốc Tế Cộng Sản. Khi về đến đất Việt ông Hồ đóng đô trong một túp lều nằm bên bờ một dòng suối. Tại đây, một cô gái dân tộc Tầy trẻ đẹp, tên là Nông Thi Ngát được đưa tới để phục dịch ông Hồ. Cũng tại căn lều tranh này cô Ngát được ông Hồ kèm cặp rất kỹ lưỡng về mọi mặt và còn đặt cho cô một tên mới là Trưng, và còn dặn thêm là: “Từ nay ai hỏi thì cháu nói mình là cháu chú Thu, tên Trưng”.
Vào khoảng năm 1997, một tờ báo Xuân có phỏng vấn bà Ngát chuyện này, và được xác nhận là bà đã đến học tập với ông Hồ ròng rã cả năm trời. Hàng ngày, trong căn nhà sàn chật hẹp chỉ có một thầy và một trò. Ông thầy bề ngoài có vẻ đạo đức, phong nhã; song bề trong vốn là một con yêu râu xanh. Còn cô học trò lại là một bông hoa rừng mơn mởn, hai gò bồng đảo sương còn ngậm, một rạch đào nguyên suối chửa thông, nên tránh sao cảnh, ông thầy râu xanh “làm thịt” cô học trò ngây thơ như nai tơ giữa rừng vắng được.
Đến tháng 8 năm 1945 khi về Hà Nội để lãnh đạo đảng Cộng Sản cướp chính quyền, vì ham mê quyền lực nên dường như ông Hồ đã quên hẳn cháu Trưng . Sau năm 1954 ít lâu, bỗng nhớ tới cô gái Tầy ngây thơ đã ăn nằm với ông như vợ chồng, trong những năm đầu của thập niên 1940 ở hang Pắc-Bó, ông Hồ đã không quên nâng đỡ và cất nhắc cô Trưng lên tới chức Tỉnh Ủy Viên, Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương, Chánh Án Tòa Án Nhân Dân tỉnh Cao Bằng.
Theo tin đồn rộng rãi trong dân gian, thì trong thời gian cô Ngát được ông Hồ kèm cặp trong căn nhà sàn bên bờ suối thơ mộng đã sinh ra một cậu con trai, và cậu này chính là Nông Đức Mạnh, đá có một thời gian làm Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Vietnam.
Trong cuốn HO CHI MINH A LIFE nơi trang 575, ông William Duiker viết:
“Vào tháng 4 năm 2001, Nông Đức Mạnh một viên chức chính phủ ít được biết tới, và được đồn đại rộng rãi là con rơi của Hồ Chí Minh, được bầu làm làm Tổng Thư Ký đảng Cộng Sản Việt Nam([1])”
Cũng trong cuốn này, nơi trang 670, ông William Duiker đã giải thích thêm là:
“Nông Đức Mạnh đã phủ nhận tin đồn này, song thừa nhận rằng, mẹ ông, một thành viên dân tộc thiểu số người Tầy, đã phục dịch ông Hồ như một là một người giúp việc, sau khi ông này trở về Việt Nam trong những năm đầu của thập niên 1940.”([2])
Mặt khác, ông ông Nông Đức Mạnh đã xác nhận với ký giả Kay Johson của tờ Time, ấn bản vùng Á Châu, phát hành ngày 21-01-2002 tại Hương Cảng về tin đồn ông ta là con rơi của ông Hồ rằng:
“Tôi phải lập lại và xác nhận rằng điều đó không đúng sự thật. Tôi có thể nói tên của cha mẹ tôi, nhưng họ đã chết” và rồi sau đó ông cho biết bố ông tên là Nông Văn Lai và mẹ là Hoàng Thị Nhị.
Việc chính thức xác nhận mẹ mình đã phục vụ ông Hồ như là một người giúp việc, cộng với việc chính thức xác nhận mẹ mình có tên là Hoàng Thị Nhị, có nghĩa là ông Nông Đức Mạnh gián tiếp xác nhận bà Hoàng Thị Nhị đã phục vụ ông Hồ như là một người đầy tớ vào đầu những năm của thập niên 1940. Cho tới nay có rất nhiều tài liệu xác nhận bà Ngát đã phục vụ ông Hồ như là một người giúp việc vào những năm đầu của đầu thập niên 1940, nhưng dường như không có tài liệu nào đề cập đến việc bà Hoàng Thị Nhị là người giúp việc cho ông Hồ vào thời gian này cả. Chính vì điểm mập mờ “giấu đầu hở đuôi” này của Nông Đức Mạnh mà người ta mới đồn là ông Mạnh chính là con của bà Ngát với ông Hồ. Song vì một nguyên cớ thầm kín nào đó, bà Ngát đã không thể nuôi hay không tiện nuôi ông Mạnh, nên đã giao ông ta cho một người cùng họ là Nông Văn Lai nuôi ngay từ hồi ông Mạnh mới lọt lòng mẹ. Như vậy người ta có thể kết luận là không hề có chứng thư hôn thú giữa ông Hồ và cô Ngát trong thời gian ở hang Pắc Bó.
12/ Đỗ Thị Lạc:
Trong MỘT CƠN GIÓ BỤI, chương 4 RA HUẾ LẬP CHÍNH PHỦ, cụ Lệ Thần Trần Trọng Kim có viết một đoạn như sau:
“Về khoảng cuối năm 1944, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội lại dời về tỉnh Quảng Tây, và cho ông Hồ về Bách Sắc để trù liệu kế hoạch nhập Việt. Sau đó Hội cho ông Minh cùng với 22 đảng viên, phần nhiều là người đảng Phục Quốc, về nước để khởi sự hành động. Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên là Đỗ thị Lạc là người sau có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Về sau, thấy người ta nói khi đến địa hạt Bắc Giang, có 3 đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản.”
Trong NĂNG ĐỘNG HỒ CHÍ MINH, trang 143, tác giả Thép Mới viết: “Bác giới thiệu với bản làng người nữ cán bộ hôm qua cùng về với Bác: Đây là đồng chí Lạc thay cháu Nông Thị Trưng về đây ở với đồng bào..”
Theo các tác giả kể trên, thì rõ ràng là, cô Đỗ Thị Lạc đã đi qua đời ông Hồ sau cô Nông Thị Ngát, và cô Lạc, dù đã có với ông Hồ một đứa con gái, song vẫn chỉ là người vợ “không bao giờ cưới” của ông Hồ”. Nói khác đi là cô Đỗ Thị Lạc không phải là vợ chính thức của ông Hồ.
13/ Nông Thị Xuân:
Trong bài ÔNG HỒ CÓ MẤY VỢ, tác giả Trần Gia Phụng viết: “Sau khi hiệp định Geneva được ký kết vào ngày 20/07/1954, đất nước bị chia hai, hòa bình được tái lập, Hồ Chí Minh về Hà Nội làm chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt). Ban bảo vệ sức khỏe trung ương, chuyên trách về sức khỏe các nhân vật cao cấp, đã tuyển một phụ nữ thuộc “gia đình cách mạng” tên là Nông Thị Xuân, người làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, thuộc sắc tộc Nùng. Cô Xuân được đưa về Hà Nội sống với ông Hồ năm 1955. Lúc đó ông Hồ đã khoảng 65 tuổi, còn cô Xuân 22 tuổi.”
[1] In April 2001, the relative unknown government official Nong Duc Manh, widely rumored to be the illegitimate son of Ho Chi Minh, was elected general secretary of the VCP.
[2]
Nong Duc Manh has denied these rumors, but he concedes that his mother,
a member of the Tay ethnic minority, served as Ho’s servant after the
latter’s return to Vietnam during the early 1940s
Một
năm sau cô Xuân đã cho ra đời một cậu con trai và được ông Hồ đặt tên
là Nguyễn Tất Trung. Sau khi có con với ông Hồ, cô Xuân bèn đòi ông Hồ
phải công khai việc ăn ở lén lút lén giữa hai người. Nói một cách khác
là cô Xuân đã đòi ông Hồ phải chấm dứt giai đoạn “tiền thông dâm” để
bước sang giai đoạn “hậu hôn thú”. Nhưng rất tiếc đòi hỏi của cô Xuân đã
không được ông Hồ và Bộ Chính Trị chấp thuận, vì làm như thế là mất hết
uy tín của ông Hồ và đảng Cộng Sản nữa.
Theo Trần Đĩnh trong Đèn Cù, trong thời gian kháng chiến chống Pháp, khi ông Hồ và chính phủ ông còn đóng chốt ở Liên Khu Bắc Việt, cô Nông Thị Xuân đã từng là con nuôi của ông Hồ. Như vậy là ông Hồ đã lấy con nuôi làm vợ, rồi về sau vì muốn bảo vệ danh dự, ông ta đã cho đàn em thủ tiêu cô Xuân vô cùng dã man. Thế mới biết về phương đạo đức và luân lý ông Hồ chó má đến mức nào?
Do đó một quyết định, không rõ xuất phát từ ông Hồ, hay là chỉ do đám đàn em của ông ta đưa ra là phải thủ tiêu cô Xuân để bịt miệng càng sớm càng tốt. Quyết định này được giao cho tên đương kim Bộ Trưởng Nội Vụ lúc bấy giờ là Trần Quốc Hoàn, tên thật là Nguyễn Cảnh, thực hiện. Trước khi làm việc này, vì thấy cô Xuân là “gái một con, trông mòn con mắt” hay “gái một con, thuốc ngon nửa điếu”, nếu đem giết ngay thì uổng của Trời, nên Hoàn đã ban ơn cho cô Xuân được sống thêm một vài ngày nữa, để hãm hiếp chán chê trước đã, rồi mới lấy búa đập vào đỉnh đầu cô Xuân. Sau đó Hoàn và đàn em đem thi hài cô Xuân dàn dựng và đạo diền thành một vụ đụng xe chết người ở dốc Cổ Ngư.
Vụ dàn dựng giết cô Xuân được nhà văn Vũ Thư Hiên mô tả trong ĐÊM GIỮA BAN NGÀY nơi trang 606 và 607 như sau: “Ta hãy ghi nhận sự việc này: vào một buổi sang mùa xuân năm 1957, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe ô tô đụng chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm, Hà Nội. Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Đức, được nhận dạng. Đó chính là cô Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ, mà bị chôn cất vội vã theo lệnh của Trần Quốc Hoàn..”
Tóm lại ông Hồ đã ăn nằm với cô Xuân như vợ chồng trong một thời gian khá dài, và đã có với ông Hồ một đứa con trai, song không hề được lập chứng thư hôn thú, nên về mặt pháp lý không thể coi cô Xuân là vợ chính thức của ông Hồ được.
14/ Nguyễn Thị Phương Mai:
Trong cuốn Ho Chi Minh, a biography, trang 181, tác giả Pierre Brocheux có viết: “It was also in 1954 that a young and pretty cadre from Thanh Hoa was chosen to take care of ‘the psycho-physiological equilibrium and the good health of Uncle Ho.’ The young woman, Nguyen Thi Phuong Mai, agreed on condition of official marriage, which was refused …’ ([1])”
Theo ông Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội trong “Thêm Vài Mẩu Chuyện Về Cuộc Đời của Hồ Chí Minh” thì sau khi Trần Quốc Hoàn, Bộ Trưởng Nội vụ hãm hiếp và thủ tiêu cô Nông Thị Xuân, Ban Chấp Hành đảng Lao Động lại sắp xếp và điều động cô Nguyễn Thi Phương Mai, một tỉnh ủy viên trẻ đẹp của tỉnh Thanh Hóa, về Hà Nội với dự tính thay thế cô Nông Thị Xuân. Khi tới Hà Nội cô Phương Mai bằng lòng lấy ông Hồ với điều kiện là phải tổ chức lễ cưới công khai trước toàn dân trăm họ. Việc đòi hỏi của cô Phương Mai đã không được ông Hồ và Ban Chấp Hành đảng Lao Động chấp thuận. Nói khác đi là, cô Phương Mai chỉ bằng lòng để cho ông Hồ đéo cô ta một cách chính thức mà thôi, chứ không chịu để cho ông Hồ đéo hoang. Ở đây người ta chỉ có thể kết luận là ông Hồ đã “đéo hoang hụt” cô Phương Mai.
[1] Cũng vào năm 1954, có một cán bộ trẻ đẹp của tỉnh Thanh Hóa được chọn để cân bằng tâm sinh lý và chăm sóc sức khỏe cho Bác Hồ. Người phụ nữ trẻ này, cô Nguyễn Thị Phương Mai, bằng lòng với điều kiện là phải cưới xin chính thức, song điều kiện này bị từ chối.
Một số tài liệu khác còn trưng ra một tấm hình, chụp ông Hồ đang khoác tay với một bà vợ Pháp trẻ đẹp trong một lâu đài cổ kính. Trong hình cho thấy ông Hồ mập mạp, tuy đã lớn tuổi, nhưng ăn mặc rất chỉnh tề. Chắc chắn không phải là cậu Nguyễn Tất Thành hay Nguyễn Ái Quốc còm cõi và ốm đói khi mới đặt chân lên đất Pháp, sống bằng nghề chụp, và đang quen biết với cô Bourdon hay Marie Biere, mà là chủ tịch của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, không phải là sau năm 1945, mà là sau năm 1954. Nhìn kỹ tấm hình này, người ta còn nhận ra một điều đặc biệt là, ông Hồ có vẻ vô cùng mệt mỏi đến nỗi hai mí mắt sụp xuống không thể cất lên được nữa, giống như một nông dân già đã ra sức hì hục “cày sâu cuốc bẫm” suốt đêm trên thửa đất xéo mầu mỡ và mỹ miều mới được Đảng và Nhà Nước ban cấp trong cuộc cách mạng ruộng đất. Như vậy, người ta cũng có thể kết luận là ông Hồ đã đéo hoang người đàn bà Pháp này không phải một lần mà là rất nhiều lần.
16/ Em họ tướng Hoàng Sâm[1]:
Trong bài HỒ CHÍ MINH CÓ RẤT NHIỀU VỢ, tác giả Ngọc Ân viết: “ Trong thời gian HCM sống tại hang Pắc Bó trên Thái Nguyên, tướng Hoàng Sâm có một cô em họ khoảng 20-21 tuổi, được Hoàng Sâm ‘bố trí’ đến hang Pắc Bó làm nhiệm vụ ‘cấp dưỡng’ cho Hồ chủ tịch. Hơn một năm sau, cô này mang bầu, nên họ Hồ đã giao cho đệ tử là Khuất Duy Tiến đem cô này đi thủ tiêu với một tội danh vu khống là ‘làm gián điệp cho Tây! Khuất Duy Tiến (1909-1984) ra lệnh cho đệ tử Nguyễn Văn Tiến đem người dàn bà này về bến đò Gầm, thuộc làng Thọ Đức, cách thị xã Bắc Ninh khoảng 20 cây số, xử bắn tại đây trong khi ‘người nữ gián điệp này đã mang thai 3 tháng với HCM!”
Vụ giết người này rất vô lý, khó tin là có thật. Khi nói ông Hồ đang sống tại hang Pắc Bó, có nghĩa là thời gian trước tháng 8 năm 1945. Khi ấy Việt Minh chỉ có thể hoạt động âm thầm trong một vùng rửng núi rất nhỏ hẹp quanh hang Pắc Bó. Nếu đi xa hơn, tất sẽ bị nhà đương cuộc Pháp hay Nhật tóm cổ bỏ vô tù. Với tình huống như thế, ông Tiến, một người sau năm 1945 làm đến chức Chủ Tịch Uỷ Ban Hành Chính Kháng Chiến thủ đô Hà Nội, có lẽ không ngu đến nỗi, sai một tên đàn em là Nguyễn Văn Tiến “dẫn độ” một cô gái mang bầu 3 tháng, làm gián điệp cho Tây, từ hang Pắc Bó thuộc tỉnh Cao Bằng, băng qua trên một trăm cây số trong vùng kiểm soát của Tây, để đến bến đò Gầm cách thị xã Bắc Ninh khoảng 20 cây số, không phải là dìm cô ta xuống dòng sông cho mất tang tích, mà là xử bắn rồi chôn xác tại đây.
Nếu chỉ nói là ông Hồ khi còn tạm trú trong hang Pắc Bó, đã ăn nằm với một cô cấp dưỡng là cháu tướng Hoàng Sâm, và khi cô này có bầu 3 tháng, thì ông Hồ bèn sai đệ tử mang một khu rừng nào đó thủ tiêu, thì là điều có thể tin được. Còn việc bảo ông Hồ đã sai Khuất Duy Tiến thủ tiêu cô cấp dưỡng rồi ông Tiến lại sai đệ tử dẫn cô này từ hang Pắc Bó thuộc tỉnh Cao Bằng tới bến đò Gầm thuộc tỉnh Bắc Ninh để giết là điều khó tin, vì ông Tiến không đến nỗi ngu xuẩn như thế. Tóm lại việc ông Hồ đã đéo hoang cô em họ của Tướng Hoàng Sâm là điều khó có thể tin được.
17/ Vera Vasilieva:
Theo nhà báo Thành Tín, tức đại tá cộng sản Bùi Tín, thì nhà sử học Hoa Kỳ Sophia Quinn Judge, có cho hay là trong thời gian ông Hồ ở Mạc Tư Khoa, “cũng có lúc có tình cảm mặn nồng với cả chính bà Vera Vasilieva”. Nếu cụm từ “tình cảm mặn nồng” ở đây có ý ám chỉ ông Hồ và bà Vasilieva đã đi lại và ăn nằm với nhau như vợ chồng, thì ta cần phải xét lại.
Theo tác gia Sophia Quinn-Judge, trong HO CHI MINH THE MISSING YEARS, trang 199, thì vào đầu năm1935 bà Vasilieva là người điều hành bộ phận đặc trách các vấn đề Đông Dương của Comintern (Quốc Tế Cộng Sản).
Theo tác giả William Duiker, trong HO CHI MINH A LIFE, trang 214, thì bà Vasilieva là người đảm trách việc giao tiếp giữa sinh viên Việt Nam ở Moscow với các ban ngành của Comintern.
Cũng theo tác giã Sophia Quinn-Judge, trong HO CHI MINH THE MISSING YEARS, trang 206, thì đảng Cộng Sản Đông Dương đã có lần đề cử ông Hồ tức Nguyễn Ái Quốc khi ông ta đang theo học tại Moscow làm đại diện của đảng này bên cạnh Comintern. Song trong một lá thư phúc đáp không đề ngày, bà Vasilieva đã thẳng tay bác bỏ đề nghị này với lý do là “Quốc sẽ phải học tập nghiêm túc trong vòng hai năm tới, nên không thể đảm trách bất kỳ công việc nào khác.” Và bà Vasilieva còn giải thích thêm rằng, “chúng tôi đã có kế hoạch đặc biệt sử dụng ông ta, khi học xong.”
Theo tác giả Pierre Brocheux, trong cuốn HO CHI MINH A BIOGRAPHY, trang 61-62, thì vào năm 1938, không rõ vì lý do nào đó, ông Hồ đã bị đưa trước hội đồng kỷ luật (a disciplinary board) của Comintern. Đứng đầu hội đồng này là ông Dmitri Zakharovitch Manuilsky, và hai thành viên khác là Vera Vasilieva, và Kang Sheng. Trước hội đồng, bà Vasilieva đã thẳng thắn bênh vực ông Hồ, bằng cách lập luận rằng, những lỗi lầm mà ông Hồ phạm phải là do sự thiếu kinh nghiệm mà ra. Trong khi đó, Kang Sheng, một đảng viên QTCS người Hoa, đòi trừng phạt nghiêm khắc ông Hồ. Còn ông Manuilsky cũng đã tỏ ra rộng lượng với ông Hồ, nên ông Hồ được “tha bổng” trong vụ này.
Qua những dẫn giải trên đây, ta thấy là bà Vasilieva vừa là thượng cấp, vừa ân nhân của ông Hồ. Và bà Vasilieva người có chức phận lớn trong ban lãnh đạo Comintern. Mặt khác bà Vasilieva còn là một phụ nữ Nga đứng đắn, có gia đình và có chồng con đàng hoàng. Chồng bà là Mark Jorky, và con gái bà là Neiya Zorkaya. Nên ông Hồ, dù là tay “chụp giật” có hạng đi chăng nữa, cho ăn kẹo chắc cũng không dám “xàm xỡ” với bà Vasilieva đâu. Nói tóm lại việc cho rằng ông Hồ đã đéo hoang bà Vasilieva chỉ là một tin đồn hay chỉ là một nghi vấn vì thấy bà Vasilieva nâng đỡ và có cảm tình với ông Hồ.
19/ Bốn bà vợ người Thái Lan:
Trong bài HỒ CHÍ MINH CÓ RẤT NHIỀU VỢ!! tác giả Ngọc Ân viết: “Theo lời cụ Mai Ngọc Thiệu, tức cụ Cả Sâm, một người bạn thân với HCM từ nhỏ, sau thành đồng chí của họ Hồ, người cùng với HCM sáng lập ra Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, tiền thân của Đảng Cộng Sản Đông Dương, mà ông là Xứ Ủy Bắc Kỳ Đầu Tiên, thì trong thời gian họ Hồ hoạt động ở vùng Bắc Thái, Thái Lan, HCM CÓ TẤT CẢ BỐN VỢ, đều là người Thái Lan và bà nào cũng có con với HCM. Nhưng cụ Cả Sâm không rõ bốn bà vợ này có bao nhiêu con với HCM. Theo cụ thì chỉ có Hoàng Văn Hoan, người đệ tử ruột của HCM trên đất Thái là biết rõ số con của bốn bà vợ này”.
Trong phần cước chú tác giả giải thích thêm về nhân vật Cả Sâm: “Cụ Cả Sâm di cư vào Nam sau năm 1954, sống tại ấp Nội Hóa xã Bình An (suối Lồ Ồ) quận Dĩ An, tỉnh Biên Hòa…”
Theo ông Hoàng Tranh, trong TĂNG TUYẾT MINH NGƯỜI VỢ TRUNG QUỐC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC, thì sau khi từ giã bà Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu vào tháng 5 năm 1927 ông Hồ đã trở về Nga; rồi sau đó Cộng Sản Quốc Tế cử ông Hồ đi hoạt động ở nhiều nước khác nhau, và đến tháng 8 năm 1929 mới tới Thái Lan. Tại đây ông Hồ hoạt động với bí danh là Đào Cửu. Rồi đến đầu năm 1931, ông Hồ lại trở lại Hương Cảng để hoạt động với bí danh mới là Tống Văn Sơ.
Như vậy, theo ông Hoàng Tranh, thì ông Hồ đến Thái Lan vào tháng 8 năm 1929, và rời Thái để trở lại Hương Cảng vào đầu năm 1931. Nói khác đi là thời gian ông Hồ hoạt động tại Thái Lan khoảng một năm rưỡi. Trong thời gian ngắn ngủi này, ông Hồ đã lấy tới 4 bà vợ, là điều mà người ta có thể tạm tin được, vì ông ta vốn là một người đàn ông không thể thiếu đàn bà. Song bảo rằng, tất cả các bà này đều có con với ông Hồ, thì lại là điều rất khó tin, đồng thời việc này cũng làm cho người ta nghi ngờ luôn cả việc ông Hồ có tới 4 bà vợ Thái trong thời gian ở Thái Lan là điều không hoàn toàn đúng sự thật.
*
Tóm lại, theo danh sách tạm thời trên đây, ta thấy có thể có tất cả 23 người đàn bà dính líu đến cuộc đời của ông Hồ. Trong số này có 3 người Pháp, 3 người Nga, 4 người Thái, 5 người Hoa, và 8 người Việt, song không hẳn ông Hồ đã đéo hoang tất cả những người đàn bà trong danh sách này, vì nếu ta xem xét một cách thận trọng, thì dường như có một vài trường hợp chưa có thể kết tội ông Hồ đã đéo hoang những người đàn bà này.
Theo các tài liệu hiện có, người ta được biết ông Hồ đến Quảng Châu vào tháng 11 năm 1924, với tư cách là một thành viên trong đoàn cố vấn Liên Xô bên cạnh chính phủ Tôn Trung Sơn. Khi chiến tranh Quốc Cộng bùng nổ, ông Hồ phải theo phái đoàn Liên Xô trở về Nga vào tháng 5 năm 1927. Thời gian ông Hồ sống ở Quảng Châu khoảng 2 năm rưỡi (11/1924 tới 05/1927) mà lấy tới 5 bà vợ là các bà Mao Từ Mẫn, mẹ ca kịch sĩ Hồng Tuyển Vân, Đặng Dĩnh Siêu, Lý Huệ Khanh, Tăng Tuyết Minh, có lẽ là điều không hợp lý.
Theo Hoàng Tranh trong TĂNG TUYẾT MINH NGƯỜI VỢ TRUNG QUỐC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC, thì trong thời gian hoạt động ở Quảng Châu, một phụ tá đắc lực của ông Hồ là Lâm Đức Thụ và vợ của Thụ là Lương Huệ Quần đã mai mối cho ông Hồ lấy cô Tăng Tuyết Minh. Hôn lễ đã được tổ chức tại nhà hàng Thái Bình vào tháng 10 năm 1926 ([2]).
Theo Trần Gia Phụng trong LỘT TRẦN HUYỀN THOẠI HỒ CHI MINH (bài 2), thì trong thời gian hoạt động ở Quảng Châu, ngoài bà Tăng Tuyết Minh, ông Hồ còn lấy một phụ nữ Trung Hoa khác tên là Lý Huệ Khanh. Bà Khanh là em gái của bà Lý Huệ Quần, vợ của Lâm Đức Thụ, một đồng chí của ông Hồ. Vậy theo ông Phụng, thì bà Lý Huệ Khanh có thể là bà vợ của ông Hồ trước bà Tăng Tuyết Minh.
Theo tác giả Ngọc Vân, trong HỒ CHÍ MINH CÓ RẤT NHIỀU VỢ !! thì trong thời gian ở Quảng Châu, ông Hồ đã lấy 2 người vợ Tầu: “Người vợ thứ nhất tên là Mao Từ Mẫn, là em bà con với Mao Trạch Đông. Mao Từ Mẫn có hai chị em. Nguyễn Công Viễn, tức Hoàng Chấn Đông, tức Lâm Đức Thụ (1890-1947) lấy người chị, ông Hồ lấy người em. Người vợ thứ hai không rõ tên là mẹ của nữ ca kịch sĩ Hồng Tuyển Nữ (HTN). Trước khi lấy HCM, bà này đã có một đời chồng, sinh ra HTN. Thời cách mạng văn hóa, HTN đã bị con gái ruột của bà đấu tố, bắt HTN bò như một con chó ở ngoài đường, vừa bò vừa “sám hối tội” trước mặt con gái và mọi người.”
Đối chiếu những tin tức này với nhau, người ta thấy ông Hồ, đã có 4 bà vợ, trước và sau khi cưới cô Tăng Tuyết Minh. Hai trong bốn bà này là Mao Từ Mẫn và Lý Huệ Khanh đều là em vợ (khác nhau) của Lâm Đức Thụ. Và khi lấy bà TTM lại cũng do Lâm Đức Thụ và vợ Lý Huệ Quần mai mối.
Với những tin tức chồng chéo, luẩn quẩn và không hợp lý như thế kiến cho người ta khó có thể tin là trong thời gian 2 năm rưỡi ở Quảng Châu ông Hồ đã lấy tới 5 bà vợ.
Trong tổng số 23 bà vợ của ông Hồ, dường như chỉ có bà Tăng Tuyết Minh là được ông Hồ làm hôn lễ hay tiệc cưới tại một nhà hàng sang trọng, và còn có thể lập cả hôn thú nữa.
Trong HO CHI MINH A BIOGRAPHY, trang 63, tác giả Pierre Brocheux có đề cập đến việc ông Hồ, trong thời làm việc cho một chi nhánh Far Eastern Bureau (FEB) ở Hương Cảng, có làm đơn xin phép cưới cô Nguyễn Thị Minh Khai, song không được FEB có trụ sở chính ở Thượng Hải chấp thuận. Do đó, Brocheux có đặt vấn đề là: “Nếu đề nghị này có thật, thì ông Hồ đã dự tính tái hôn trong khi hôn nhân trước vẫn còn hiệu lực pháp lý ([3]).” Nói như thế có lẽ là tác giả muốn ám chỉ là đã có một chứng thư hôn thú được lập ở Quảng Châu chăng? Vì không chứng minh được sự hiện hữu của chứng thư hôn thú, nên đây cũng vẫn chỉ là một sự phỏng đoán mà thôi.
Nói tóm lại trong số 23 người đàn bà dính líu đến ông Hồ, có tới 6 bà là: Cô hàng cơm chợ Da-Kao, Bourdon, Biere, Vasilieva, Đặng Dĩnh Siêu, Nguyễn Thị Phương Mai chưa phải là người, hay chưa đủ bằng cớ để kết luận là người đã bị ông Hồ cắm dùi vào vùng đất cấm. Trong số 17 người còn lại đều là người mà ông Hồ đã “dú dí tốt đầu vô cung”. Nói một cách khác là trong số 17 người này không ai là vợ có hôn thú hay chính thức của ông Hồ cả.
Như thế, ta có thể kết luận rằng, nhà thơ Hữu Loan gọi ông Hồ: “Ông là cái thằng đéo hoang” thật là không oan cho ông ta một tí nào cả.
Thật đau đớn cho dân tộc Việt Nam của tôi, một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hiến, đã sản sinh ra được ông Hồ, một con người được bộ máy tuyên truyền khổng lồ của đảng Cộng Sản Việt Nam tô vẽ và tạo dựng thành một nhà lãnh đạo chí tài, chí đức, chí hiền, một vị thánh sống. Rút cuộc lại chỉ là một tên đéo hoang quốc tế!
[1] Hoàng Sâm tên thật là Trần Văn Kỳ, sinh năm 1915 tại Lệ Sơn, Tuyên Hóa, Quảng Bình. Ông theo bố mẹ sang sinh sống ở Nakhon, rồi Chiang Mai (Thái Lan) và là người theo ông ông Hồ lúc 12 tuổi, khi ông Hồ hoạt động tại đây.
[2] Theo tác gia Pierre Brocheux, trong Ho Chi Minh A Biography, trang 39, thì đám cưới của ông Hồ được tổ chức vào ngày 18 tháng 10 năm 1926.
[3] If the request was genuine, then Quoc planned on getting remarried while his first marriag was still legally binding
http://quanvan.net/2016/10/02/huy-vu-ho-chi-minh-thang-deo-hoang/