Đoạn Đường Chiến Binh
HQ/Đại tá Hồ Tấn Quyền với Chiến Dịch Sóng Tình Thương - Nguyễn Văn Ơn
HQ/Đại tá Hồ Tấn Quyền
với Chiến Dịch Sóng Tình Thương - Nguyễn Văn Ơn
HQ/ Đại tá Hồ-Tấn-Quyền sinh năm 1927 tại Đà-Nẵng, gia nhập khóa I SQHQ/Nha-Trang (gồm có 9 Sinh viên sĩ quan: 6 ngành chỉ huy và 3 ngành cơ khí). Sau thời gian thực tập trên các chiến hạm và hải đoàn Pháp, ngày 01/10/1952, Ông Quyền ra trường với cấp bậc HQ/Thiếu úy.
Kể từ ngày 20/08/1955, Pháp trao quyền chỉ huy Hải quân VNCH lại cho Tư lệnh Hải quân đầu tiên HQ/Đại tá Lê-Quang-Mỹ, thì HQ/Đại tá Hồ-Tấn-Quyền là vị Tư lệnh thứ ba nhậm chức ngày 06/08/1959 và bị hạ sát ngày 01/11/1963.
Trong quyển Hải-sử tuyển tập 2004, Ban biên tập ghi nhận ông Hồ-Tấn-Quyền là một sĩ quan hải quân đầy nhiệt tình và giàu khả năng khi phục vụ mọi đơn vị từ Giang đoàn đến Hải lực. Lúc nắm chức vụ cao nhất, HQ/Đại tá Quyền đã phát huy vượt bực viễn kiến sắc bén của mình để xây dựng sự vững mạnh cho Quân chủng như thành lập Lực lượng Hải-Thuyền, tổ chức Chiến dịch Sóng-Tình-Thương… và trở thành một hiện tượng đặc thù trong các vị Tư lệnh Hải quân (1). Theo lời kể lại của Sĩ quan thuyết trình viên về danh xưng và bảng cấp số 1958 cho các Hải đoàn Xung-Phong bị Bộ Tổng tham mưu (TTTM) bác bỏ, Tham mưu trưởng Hồ-Tấn-Quyền rất bực bội về việc Hải quân bị thượng cấp chèn ép không cho phát triển lên. Có lẽ vì lý do này mà Ông Quyền quyết tâm dùng con đường tắt “Cần-Lao”, vượt hệ thống quân giai để bành trướng quân chủng. Tưởng cũng nên nhắc lại, Tư lệnh Hải quân Quyền – thành viên trung kiên của đảng Cần-Lao thuộc nền Đệ I Cộng-Hòa – tuyệt đối ủng hộ Tổng thống Ngô-Đình-Diệm, chống lại bất kỳ cuộc đảo chánh nào xảy ra trong thời kỳ này; cho nên Ông bị hai sát thủ là HQ/Thiếu tá Trương-Ngọc-Lực và Đại úy TQLC Nguyễn-Kim-Hương-Giang bức hại.
Trong hơn bốn năm giữ chức Tư lệnh, Đại tá Quyền đã thực hiện hai đại công tác có tầm vóc chiến lược là thành lập Lực lượng Hải-thuyền và tổ chức Chiến dịch Sóng-Tình-Thương ở Năm-Căn (Cà-Mau).
CHIẾN DỊCH SÓNG-TÌNH-THƯƠNG.
Theo Nghị quyết khởi nghĩa tháng 11/1940 của Xứ ủy Nam-Kỳ, ngày 14/12/1940 nhà giáo kiêm đảng viên CSVN Phan-Ngọc-Hiển xung phong cầm đầu một tiểu đội địa phương đánh chiếm hòn đảo Hòn-Khoai (Poulo Obi, mũi Cà-Mau), giết chết đảo trưởng Oliver và tịch thu một số vũ khí. Một tuần lễ sau, Quân đội Pháp phản kích chiếm lại đảo, bắt được ông Hiển cùng đồng bọn tại Xóm-Rạch-Gốc (Năm-Căn). Ông giáo Hiển với 9 người trực tiếp tổ chức cướp đảo bị Pháp xử bắn tại sân vận động Cà-Mau vào ngày 12/07/1941, còn lại một số tòng phạm bị lưu đài biệt xứ, trong đó có đảng viên Cộng-Sản trung thành Bông-Văn-Dĩa. Gặp dịp may hiếm có, Văn-Dĩa thả bè vượt thoát khỏi Côn-Đảo, trở về với bí danh Tư-Hoa, lập Làng-Rừng đầu tiên tại quê nhà Tân-An (Cửa Bồ-Đề), giữ chức Đoàn phó vận tải đường biển 962 của quân khu 9, đồng thời biến Năm-Căn thành khu giải phóng của Việt-cộng (2).
Giữa tháng 12/1962, Bộ TTM nhanh chóng chấp thuận kế hoạch hành quân Sóng-Tình-Thương tại An-Xuyên do Bộ Tư Lệnh Hải quân đệ trình (có thể Đại tá Quyền đã thuyết trình trước bên Tổng thống phủ rồi), nhưng sửa lại là Chiến dịch Sóng-Tình-Thương, với lý do là diễn tiến hành quân kéo dài đến 2 tháng và Chính quyền diện địa thống thuộc Bộ Nội vụ cũng có phần hành trong đó. Nhất là phụ bản tình báo của BTL/HQ/Phòng 2 đính kèm cho biết đích xác nguồn tin lấy từ các đội Hải-Thuyền thì vào tháng 10/1962, tàu vỏ gỗ trọng tải 30 tấn Đông-Phương thuộc Đoàn 759 xuất phát từ cảng Đồ-Sơn (bến cảng chánh của Đoàn 125, trawler sau này), dưới sự điều động của cán bộ Dĩa đổ thành công 30 tấn vũ khí đạn dược tại Vàm-Lũng (Cà-Mau); theo tài liệu của đảng thì Thiếu tá CSBV Bông-Văn-Dĩa còn tiếp tục chỉ đạo đổ nhiều chuyến hàng thành công như vậy cho Quân khu 9 sau này (3). Đơn vị Việt-Cộng có mặt tại Năm-Căn là Đại đội Quyết-Thắng thuộc Tiểu đoàn 306 U-Minh và Đại đội du kích địa phương.
Vị sĩ quan thiết kế Chiến dịch là HQ/Trung tá Đinh-Mạnh-Hùng (khóa 2 SQHQ/Nha-Trang), đang giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Hải lực.
1- QUAN NIỆM
Vùng Năm-Căn thuộc tỉnh An-Xuyên (tên cũ là Cà-Mau) bị bỏ hoang phế gần một thập niên (1953-1963), không có chính quyền quận huyện và mất an ninh. Ngoại trừ cuộc hành quân của Tiểu đoàn 2 TQLC Trâu-Điên do Đại úy Nguyễn-Thành-Yên chỉ huy nhằm bảo vệ Biệt khu Hải-Yến của Linh mục Nguyễn-Lạc-Hóa tại dinh điền Cái-Đôi-Ngọn, quận Cái-Nước vào năm 1961, không có cuộc hành quân nào của QLVNCH để ổn định tình hình địa phương Năm-Căn cả. Vào thời điểm đó tại đây, Việt-Cộng ra lệnh cho mọi người dân muốn an ổn mưu sinh, tự do đi lại hành nghề đốn củi hầm than, đánh cá làm mắm, bắt ong lấy mật đều phải gia nhập Làng Rừng – làng kháng chiến trong rừng đước rậm do đảng CSVN lập ra từ thời kỳ 1958-1959) – và tuyệt đối cấm định cư trong các ấp chiến lược của VNCH. Hơn nữa, áp dụng chiến lược lấy nông thôn bao vây thành thị của Mao-Trạch-Đông, Việt-Cộng cũng ráo riết ngăn chận cư dân bán thổ sản lên tỉnh để An-Xuyên và Bạc-Liêu đều phải lâm vào tình trạng khan hiếm, không đủ hàng hóa tập trung sang Ba-Xuyên (Sóc-Trăng), nơi có Giang đoàn 81 Hộ-Tống chuyển vận nhu yếu phẩm về thủ đô Sài-Gòn mỗi tháng 2 lần.
Như vậy, ngoài mục tiêu an ninh quân sự thuần túy là hành quân tìm diệt và tái chiếm, Chiến dịch Sóng-Tình-Thương còn phải thể hiện thêm những mặt khác như kiêm soát tài nguyên lưu thông, thu phục nhân tâm về với chính nghĩa Quốc-Gia, tạo luồng sinh khí mới … ngõ hầu qui tụ được số lưu dân đáng kể cho quận tân lập Năm-Căn.
2- PHÂN NHIỆM
(Tham khảo văn thư lưu trử trong văn khố Hải quân VNCH/1970, V/v Chiến dịch STT/1963 và Hải sử tuyển tập 2004, trang 78).
- Tư lệnh chiến dịch: HQ/Đại tá Hồ-Tấn-Quyền.
- Tham mưu trương: HQ/Trung tá Đinh-Mạnh-Hùng
- Chỉ huy trưởng Lực lượng đổ bộ: Trung tá TQLC Lê-Nguyên-Khang, Liên đoàn trưởng hai Tiểu đoàn Quái-Điểu và Trâu-Điên.
- Bộ Tư lệnh Chiến dịch đặt trên soái hạm: Dương vận hạm HQ500 Cam-Ranh do HQ/Thiếu tá Nguyễn-Ngọc-Quỳnh (khóa 2 SQHQ/Brest) làm Hạm trưởng.
a)- Thành phần tham dự:
- Dương vận hạm HQ.500 Cam-Ranh, neo tại xóm Mới trên sông Cửa-Lớn làm Tổng hành dinh và trạm tiếp vận chính cho Chiến dịch.
- Hải vận hạm HQ.402 Lam-Giang làm trạm tiếp liệu lưu động và nơi tạm trú cho thành phần đổ bộ.
- Hải vận hạm HQ.404 Hương-Giang được phân nhiệm giống như HQ.402.
- Hộ tống hạm HQ.04 Tụy-Động yểm trợ hải pháo khi được yêu cầu và chuyên chở phái đoàn thanh tra giám sát Chiến dịch.
- Giang pháo hạm HQ.330 Lôi-Công yểm trợ hải pháo, dọn bãi đổ quân và làm nơi tạm trú cho toán xung kích đổ bộ.
- Trợ chiến hạm HQ.225 Nỏ-Thần có nhiệm vụ giống như HQ.330.
- Giang đoàn 22 Xung-Phong với 18 chiến đĩnh do HQ/Thiếu tá Huỳnh-Duy-Thiệp chỉ huy có nhiệm vụ khai thông thủy lộ, đổ bộ lục soát và tuần tiểu giữ an ninh.
- Tiểu đoàn 2 TQLC Trâu-Điên do Thiếu tá Nguyễn-Thành-Yên làm Tiểu đoàn trưởng (nhiệm kỳ thứ 2: 1961-1963) là lực lượng đổ bộ chánh trong kế hoạch tìm diệt (4).
- Đội 41 Hải-Thuyền (Hòn-Khoai) tăng phái thường trực 10 ghe Kiên-Giang để chuyển quân đổ bộ và tuần tiểu an ninh.
- 1 Trung đội Người-Nhái để thành lập 4 toán xung kích đổ bộ.
- 1 Trung đội Quân y Dân sự vụ do BTL/HQ/Phòng tâm lý chiến phối hợp với Bộ TL/HQ/Phòng quân y điều hành.
b)- Thành phần trừ bị:
- Trợ chiến hạm HQ.226 Linh-Kiếm
- Tiểu đoàn 1 TQLC Quái-Điểu đóng quân trong thị xã An-Xuyên.
- Đội 43 Hải-Thuyền (Hòn-Tre).
3- DIỄN TIẾN
Chiến dịch Sóng-Tình-Thương khai diễn ngày 03/01/1963 (ngẫu nhiên trùng hợp với ngày sinh nhhật của Tổng thống Đệ I VNCH Ngô-Đình-Diệm) và chấm dứt vào ngày 28/02/1963. Trong thời gian này, diễn tiến Chiến dịch chia làm 2 giai đoạn:
a)- Giai đoạn 1, từ 03/01/1963 đến 31/01/1963.
HQ/Trung tá Đinh-Mạnh-Hùng chỉ huy toàn bộ những cuộc hành quân tìm diệt Việt-Cộng đồng thời khuyến khích người dân về lập nghiệp tại quận mới Hàm-Rồng với kế hoạch Quân y Dân sự vụ; lần lượt thực hiện tại những vị trí trên bờ Nam sông Cửa-Lớn như Xóm-Mới, Xóm-Tắc-Biển, Xóm-Cây-Me, Xóm-Ông-Trang, Xóm-Cái-Chồn. Còn trên bờ Bắc sông Cửa-Lớn, vùng đất giữa rạch Năm-Căn và kinh Ngang dự trù lập quận, nên được toán Quân y Dân sự vụ đóng ống lấy nước ngọt tại Cái-Nai, Hàm-Rồng và Ông-Do để người dân khỏi phải vất vả ra tận đảo Hòn-Khoai chở nước ngọt về trong mùa nắng. Trong khi đó, chính quyền địa phương tỉnh An-Xuyên cũng ra thông cáo cung cấp tôn và gỗ cất nhà, nếu người dân chịu về định cư tại Hàm-Rồng.
b)- Giai đoại 2 từ 01/02/1963 đến 28/02/1963.
HQ/Trung tá Nghiêm-Văn-Phú thay thế HQ/Trung tá Hùng, nổ lực xây dựng quận mới và hành quân mở rộng vùng bình định về phía ngã ba Tam-Giang (cửa Bồ-Đề). Khoảng thượng tuần tháng hai, trong công tác khai thông kinh Cái-Nháp đến Cái-Keo, Giang đoàn 22 Xung-Phong áp dụng chiến thuật cặp FOM song xa, đánh bại cuộc phục kích tại đây của Đại đội 1 Quyết-Thắng thuộc Tiểu đoàn Việt-Cộng 306 U-Minh-Hạ, thu được một số vũ khí (5). Những ngày sau đó, Giang đoàn 22 Xung-Phong dùng tất cả 18 chiến đĩnh cơ hữu vào việc rà mìn, phá rào, triệt cản để khai thông thủy đạo sông Đầm-Dơi, từ ngã ba Tam-Giang lên tận Tân-Duyệt mà không bị một tổn thất nào. Ngoài ra, Giang đoàn 22 Xung-Phong còn bảo vệ toán Quân y Dân sự vụ hoàn tất công tác tại những xã ấp xa xôi như Tam-Giang, An-Hải và Đầm-Chim.
Tính đến ngày 28/02/1963, Lực lượng hành quân bình định đã gom được hơn 3 ngàn dân cho 15 xã ấp mà trước đây họ đã bị Việt-Cộng khống chế đời sống nên phải ra đi tản mát. Trong buổi lễ chấm dứt Chiến dịch Sóng-Tình-Thương được tổ chức trên soái hạm HQ.500 Cam-Rang hôm đó, để tưởng thưởng những chiến sĩ có công và bàn giao quận tân lập lại cho chính quyền An-Xuyên, Đại tá Tư lệnh Chiến dịch ca ngợi sự làm việc đầy nhiệt tình của mọi người trong suốt 57 ngày qua đã đem lại cuộc sống mới tại vùng đất Năm-Căn và ông hy vọng là chính quyền địa phương sẽ trân trọng kết quả này mà tiếp tục giúp đở cư dân ổn định đời sống trong xã ấp để tạo trù phú cho vùng đất vừa tái chiếm.
Chú Thích
(1) Mặc dù Hải Quy không ấn định, nhưng truyền thống mặc nhiên công nhận của HQVN từ năm 1955 đến 1963 là vị sĩ quan nào làm Tham mưu trưởng rồi sẽ được Bộ TTM đề bạt làm Tư lệnh Hải quân. Hai vị Tư lệnh Trần-Văn-Chơn và Hồ-Tấn-Quyền đều được hưởng truyền thống đặc biệt này. Vì vậy, nhiều người cho rằng Đại tá Quyền không cần phải gia nhập đảng Cần-Lao cũng đương nhiên lên làm Tư lệnh, và ông ta cũng không bị ám sát trong ngày đảo chính 01/11/1963.
(2) Theo quyển tự điển Bách khoa Quân sự Hà-Nội 2004. Để làm cuộc thử nghiệm, đầu năm 1961 Trung ương đảng ra lệnh cho các quân khu 7,8 và 9 cử các đội thuyền địa phương ra Bắc nhận vũ khí đạn dược. Nhưng sau 6 tháng, thử nghiệm này thất bại, nên đảng vội vàng khai sanh thêm Đoàn vận tải biển trong Nam 962 (tháng 9/1962) và chỉ định Thiếu tá Bông-Văn-Dĩa – con sói biển cửa Bồ-Đề – làm Đoàn phó.
Còn theo nhà văn CSBV Nguyễn-Tư-Đương (tác giả quyển Đường Mòn Trên Biển, Hà- Nội 2002), đồng chí kiên cường Bông-Văn-Dĩa đi lại trên vùng biển Cà-Mau như đi chợ, đã kể lại cuộc vượt ngục kỳ thú của mình cho nhà văn Phùng-Quán có đủ chất liệu sống viết thành quyển tiểu thuyết nổi tiếng Vượt Côn-Đảo, xuất bản 1963.
(3) (Chú thích kèm theo chút riêng tư, nhưng nhiều cực nhục khởi đầu cho giai đoạn bị hành hạ, trả thù trong lao tù cải tạo dài hạn, đồng thời cũng để nhớ lại tấm lòng vị tha thương mến chiến hữu của HQ/Đại tá Nguyễn-Văn-May, vị Tư lệnh khả kính vào cuối đời binh nghiệp của người sưu tập này. Xin tham khảo thêm bài Vùng 5 Duyên hải trong Hải sử tuyển tập 2004, trang 236)
Khi còn làm việc trong ban Nghiên cứu và Hải sử BTL/HQ/Phòng 5, vốn bản chất hiếu kỳ, tôi để tâm theo dõi hoạt động ngang dọc nổi tiếng trên vùng biển Cà-Mau của Thiếu tá Bông-Văn-Dĩa bằng những tin tình báo. Đến năm 1974, tôi có dịp trở lại mũi đất cực Nam này thì Ông Dĩa - người chỉ đạo những chuyến đổ hàng tiếp tế cho Quân khu 9 – đã được Đại tá CSBV Phan-Văn-Nhờ, Chỉ huy trưởng Đoàn 962 cất nhắc lên chức vụ cao hơn tại Miệt-Thứ (U-Minh) từ năm 1972, làm cho cơ hội đối đầu giữa đôi bên coi như khó có thể xảy ra.
Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, sau khi duyệt lại toàn bộ kế hoạch phòng thủ và di tản chiến thuật của BTL/Vùng 5 Duyên-Hải, Đại tá May thổ lộ là trong hoàn cảnh một mất một còn của đơn vị như hiện nay, ông không đành lòng cùng với gia đình xé lẻ ra đi, bỏ anh em và gia đình họ (hơn 250 đàn bà và trẻ con) ở lại nơi chạm súng hàng ngày đầy nguy hiểm này.
Về phần tôi, với tinh thần kỷ luật của người lính tác chiến, tôi luôn luôn nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của vị Tư lệnh mình. Chiều ngày 01 tháng 05 năm 1975, từ Hòn-Khoai qua một phút mật điện ngắn gọn, Tư lệnh chỉ thị cho tôi là bằng mọi giá phải đưa toàn bộ Vùng 5 cùng gia đình ra cửa Bảy-Hạp. Để rồi sau đó, đoàn tàu di chuyển an toàn ủi bãi Kiên-Giang cho mọi người tự do về nguyên quán.
Hết thực phẩm và cạn dầu, sáng ngày 04 tháng 5 năm 1975, Đại tá May và tôi cặp PCF vào Hòn-Tre (hậu cứ Duyên đoàn 43) để tìm tiếp tế, nhưng thất vọng vì đảo đã bị Việt-Cộngchiếm giữ từ chiều 30 tháng 4. Hai chúng tôi bị Trung đoàn trưởng Bảy-Hổ bắt giữ, kế đến gửi mỗi người riêng vào một nhà dân quản thúc tại quân An-Biên (Thứ 3 biển) còn thủy thủ đoàn được cho về nhà. Nhờ chút may mắn còn sót lại, tôi gặp gia chủ hiền lành và đối xử tốt với người lính VNCH. Bị cách ly, cấm liên hệ triệt để, tôi chỉ mong sao cho Tư lệnh mình cũng được an bình như vậy. Bỗng một hôm, gia chủ báo cho tôi biết là Trung tá Quận trưởng Bông-Văn-Dĩa cần hỏi cung lúc giữa trưa. Trước đây, tôi nghĩ rồi có một ngày nào đó, tôi và ông Tư-Hoa (Bông-Văn-Dĩa) sẽ chạm mặt nhau trên biển, một cuộc tao ngộ chiến mà đôi bên có hỏa lực tương đồng. Nhưng hiện tại, người thắng kẻ bại đã quá rõ ràng, giờ lại đối diện nhau trong hoàn cảnh này quả là một sự phủ phàng cho kẻ không còn tấc sắt trong tay.
Xế trưa hôm đó, tôi gặp ông quân Dĩa cùng anh du kích bảo vệ trước sân nhà, còn gia chủ lánh mặt vào bên trong. Mặc quần áo nylon bộ đội, mũ lưởi trai phù hiệu giải phóng, dép Nhật, không mang kính lão, ông quận Dĩa đã ngụy trang được phần nào làn da ngăm trổ đồi mồi và mái tóc bạc thất tuần của mình, bằng tướng đi khá mau lẹ. Sau khi đối chiếu cẩn thận lý lịch trính ngang của tôi với danh sách những đại gia phải truy bắt trong sổ tay, ông quân lạnh lẽo ra lệnh: “Phải nghe lệnh chủ nhà, không được gời khỏi cửa, gồi tôi gút anh ga tỉnh.”
Bóng cả hai khuất đã lâu mà tôi vẫn còn đứng tần ngần ngoài cửa. Cổ nhân có câu Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình (Nghe tiếng nhưng không bằng gặp mặt), nay thấy được Tư-Hoa rồi, cuống họng tôi dường như bị bóp nghẹt, uất nghẹn vì sự hết sức nghịch lý của cuộc chiến là một Quân lực có quá trình 21 năm chiến đấu can trường vừa bị tan rã mà kẻ chiến thắng lại là những người về từ làng Rừng như Bông-Văn-Dĩa chẳng hạn. Đột nhiên tôi thấy đầu óc tỉnh táo lại, mặc cảm tự ti thua trận không còn nữa, dẫu cho vài ngày trước đó, mấy dòng thơ thật não lòng của thi sĩ Thanh-Nam an ủi người chiến bại cứ lởn vởn hoài trước mắt mình:
Tôi là người lính vừa thua trận,
Nằm giữa sa trường, nát gió mưa.
Khép mắt cố quên đời thủy thủ*,
Làm thân cây cỏ gục ven bờ.
* (Để hợp với hoàn cảnh, xin phép Thanh-Nam cho tôi được đổi hai chữ chiến sĩ thành thủy thủ).
(4) Năm 1961, Đại úy Nguyễn-Thành-Yên, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trâu-Điên có nhiệm vụ đưa đơn vị mình về quận Cái-Nước (An-Xuyên) để bảo vệ Biệt khu Hải-Yến (Cái-Đôi-Ngọn) của Linh mục Nguyễn-Lạc-Hóa đang bị áp lực nặng nề của Tiểu đoàn 306 U-Minh. Đại úy Yên khinh địch, nên bị Đại đội Quyết-Thắng của Tiểu đoàn Việt-cộng này phục kích bắn trọng thương trên sông Cả-Bát. Sau khi bình phục, Thiếu tá Yên lại đưa Tiểu đoàn mình xuống tìm diệt địch tại vùng Năm-Căn đầu năm 1963.
(5) Theo lời thật lại của ông chủ quán chạp phô ở Tam-Giang (Năm-Căn) vào đầu năm 1975, thì khoảng đầu Tết âm lịch 1963, hai Trung đội của Đại đôi Quyết Thắng phục kích đoàn tàu trong kinh Cái-Nháp, bị súng máy trên tàu bắn lên làm tổn thất nặng, mất cả chục khẩu súng. Gần 30 Bộ đội tử thương, trong đó có Liên Trung đội trưởng Nguyễn-Viết-Khải (Nguyễn-Văn-Huôi), người quận Cái-Nước.
hqvnch.net
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
HQ/Đại tá Hồ Tấn Quyền với Chiến Dịch Sóng Tình Thương - Nguyễn Văn Ơn
HQ/Đại tá Hồ Tấn Quyền
với Chiến Dịch Sóng Tình Thương - Nguyễn Văn Ơn
HQ/ Đại tá Hồ-Tấn-Quyền sinh năm 1927 tại Đà-Nẵng, gia nhập khóa I SQHQ/Nha-Trang (gồm có 9 Sinh viên sĩ quan: 6 ngành chỉ huy và 3 ngành cơ khí). Sau thời gian thực tập trên các chiến hạm và hải đoàn Pháp, ngày 01/10/1952, Ông Quyền ra trường với cấp bậc HQ/Thiếu úy.
Kể từ ngày 20/08/1955, Pháp trao quyền chỉ huy Hải quân VNCH lại cho Tư lệnh Hải quân đầu tiên HQ/Đại tá Lê-Quang-Mỹ, thì HQ/Đại tá Hồ-Tấn-Quyền là vị Tư lệnh thứ ba nhậm chức ngày 06/08/1959 và bị hạ sát ngày 01/11/1963.
Trong quyển Hải-sử tuyển tập 2004, Ban biên tập ghi nhận ông Hồ-Tấn-Quyền là một sĩ quan hải quân đầy nhiệt tình và giàu khả năng khi phục vụ mọi đơn vị từ Giang đoàn đến Hải lực. Lúc nắm chức vụ cao nhất, HQ/Đại tá Quyền đã phát huy vượt bực viễn kiến sắc bén của mình để xây dựng sự vững mạnh cho Quân chủng như thành lập Lực lượng Hải-Thuyền, tổ chức Chiến dịch Sóng-Tình-Thương… và trở thành một hiện tượng đặc thù trong các vị Tư lệnh Hải quân (1). Theo lời kể lại của Sĩ quan thuyết trình viên về danh xưng và bảng cấp số 1958 cho các Hải đoàn Xung-Phong bị Bộ Tổng tham mưu (TTTM) bác bỏ, Tham mưu trưởng Hồ-Tấn-Quyền rất bực bội về việc Hải quân bị thượng cấp chèn ép không cho phát triển lên. Có lẽ vì lý do này mà Ông Quyền quyết tâm dùng con đường tắt “Cần-Lao”, vượt hệ thống quân giai để bành trướng quân chủng. Tưởng cũng nên nhắc lại, Tư lệnh Hải quân Quyền – thành viên trung kiên của đảng Cần-Lao thuộc nền Đệ I Cộng-Hòa – tuyệt đối ủng hộ Tổng thống Ngô-Đình-Diệm, chống lại bất kỳ cuộc đảo chánh nào xảy ra trong thời kỳ này; cho nên Ông bị hai sát thủ là HQ/Thiếu tá Trương-Ngọc-Lực và Đại úy TQLC Nguyễn-Kim-Hương-Giang bức hại.
Trong hơn bốn năm giữ chức Tư lệnh, Đại tá Quyền đã thực hiện hai đại công tác có tầm vóc chiến lược là thành lập Lực lượng Hải-thuyền và tổ chức Chiến dịch Sóng-Tình-Thương ở Năm-Căn (Cà-Mau).
CHIẾN DỊCH SÓNG-TÌNH-THƯƠNG.
Theo Nghị quyết khởi nghĩa tháng 11/1940 của Xứ ủy Nam-Kỳ, ngày 14/12/1940 nhà giáo kiêm đảng viên CSVN Phan-Ngọc-Hiển xung phong cầm đầu một tiểu đội địa phương đánh chiếm hòn đảo Hòn-Khoai (Poulo Obi, mũi Cà-Mau), giết chết đảo trưởng Oliver và tịch thu một số vũ khí. Một tuần lễ sau, Quân đội Pháp phản kích chiếm lại đảo, bắt được ông Hiển cùng đồng bọn tại Xóm-Rạch-Gốc (Năm-Căn). Ông giáo Hiển với 9 người trực tiếp tổ chức cướp đảo bị Pháp xử bắn tại sân vận động Cà-Mau vào ngày 12/07/1941, còn lại một số tòng phạm bị lưu đài biệt xứ, trong đó có đảng viên Cộng-Sản trung thành Bông-Văn-Dĩa. Gặp dịp may hiếm có, Văn-Dĩa thả bè vượt thoát khỏi Côn-Đảo, trở về với bí danh Tư-Hoa, lập Làng-Rừng đầu tiên tại quê nhà Tân-An (Cửa Bồ-Đề), giữ chức Đoàn phó vận tải đường biển 962 của quân khu 9, đồng thời biến Năm-Căn thành khu giải phóng của Việt-cộng (2).
Giữa tháng 12/1962, Bộ TTM nhanh chóng chấp thuận kế hoạch hành quân Sóng-Tình-Thương tại An-Xuyên do Bộ Tư Lệnh Hải quân đệ trình (có thể Đại tá Quyền đã thuyết trình trước bên Tổng thống phủ rồi), nhưng sửa lại là Chiến dịch Sóng-Tình-Thương, với lý do là diễn tiến hành quân kéo dài đến 2 tháng và Chính quyền diện địa thống thuộc Bộ Nội vụ cũng có phần hành trong đó. Nhất là phụ bản tình báo của BTL/HQ/Phòng 2 đính kèm cho biết đích xác nguồn tin lấy từ các đội Hải-Thuyền thì vào tháng 10/1962, tàu vỏ gỗ trọng tải 30 tấn Đông-Phương thuộc Đoàn 759 xuất phát từ cảng Đồ-Sơn (bến cảng chánh của Đoàn 125, trawler sau này), dưới sự điều động của cán bộ Dĩa đổ thành công 30 tấn vũ khí đạn dược tại Vàm-Lũng (Cà-Mau); theo tài liệu của đảng thì Thiếu tá CSBV Bông-Văn-Dĩa còn tiếp tục chỉ đạo đổ nhiều chuyến hàng thành công như vậy cho Quân khu 9 sau này (3). Đơn vị Việt-Cộng có mặt tại Năm-Căn là Đại đội Quyết-Thắng thuộc Tiểu đoàn 306 U-Minh và Đại đội du kích địa phương.
Vị sĩ quan thiết kế Chiến dịch là HQ/Trung tá Đinh-Mạnh-Hùng (khóa 2 SQHQ/Nha-Trang), đang giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Hải lực.
1- QUAN NIỆM
Vùng Năm-Căn thuộc tỉnh An-Xuyên (tên cũ là Cà-Mau) bị bỏ hoang phế gần một thập niên (1953-1963), không có chính quyền quận huyện và mất an ninh. Ngoại trừ cuộc hành quân của Tiểu đoàn 2 TQLC Trâu-Điên do Đại úy Nguyễn-Thành-Yên chỉ huy nhằm bảo vệ Biệt khu Hải-Yến của Linh mục Nguyễn-Lạc-Hóa tại dinh điền Cái-Đôi-Ngọn, quận Cái-Nước vào năm 1961, không có cuộc hành quân nào của QLVNCH để ổn định tình hình địa phương Năm-Căn cả. Vào thời điểm đó tại đây, Việt-Cộng ra lệnh cho mọi người dân muốn an ổn mưu sinh, tự do đi lại hành nghề đốn củi hầm than, đánh cá làm mắm, bắt ong lấy mật đều phải gia nhập Làng Rừng – làng kháng chiến trong rừng đước rậm do đảng CSVN lập ra từ thời kỳ 1958-1959) – và tuyệt đối cấm định cư trong các ấp chiến lược của VNCH. Hơn nữa, áp dụng chiến lược lấy nông thôn bao vây thành thị của Mao-Trạch-Đông, Việt-Cộng cũng ráo riết ngăn chận cư dân bán thổ sản lên tỉnh để An-Xuyên và Bạc-Liêu đều phải lâm vào tình trạng khan hiếm, không đủ hàng hóa tập trung sang Ba-Xuyên (Sóc-Trăng), nơi có Giang đoàn 81 Hộ-Tống chuyển vận nhu yếu phẩm về thủ đô Sài-Gòn mỗi tháng 2 lần.
Như vậy, ngoài mục tiêu an ninh quân sự thuần túy là hành quân tìm diệt và tái chiếm, Chiến dịch Sóng-Tình-Thương còn phải thể hiện thêm những mặt khác như kiêm soát tài nguyên lưu thông, thu phục nhân tâm về với chính nghĩa Quốc-Gia, tạo luồng sinh khí mới … ngõ hầu qui tụ được số lưu dân đáng kể cho quận tân lập Năm-Căn.
2- PHÂN NHIỆM
(Tham khảo văn thư lưu trử trong văn khố Hải quân VNCH/1970, V/v Chiến dịch STT/1963 và Hải sử tuyển tập 2004, trang 78).
- Tư lệnh chiến dịch: HQ/Đại tá Hồ-Tấn-Quyền.
- Tham mưu trương: HQ/Trung tá Đinh-Mạnh-Hùng
- Chỉ huy trưởng Lực lượng đổ bộ: Trung tá TQLC Lê-Nguyên-Khang, Liên đoàn trưởng hai Tiểu đoàn Quái-Điểu và Trâu-Điên.
- Bộ Tư lệnh Chiến dịch đặt trên soái hạm: Dương vận hạm HQ500 Cam-Ranh do HQ/Thiếu tá Nguyễn-Ngọc-Quỳnh (khóa 2 SQHQ/Brest) làm Hạm trưởng.
a)- Thành phần tham dự:
- Dương vận hạm HQ.500 Cam-Ranh, neo tại xóm Mới trên sông Cửa-Lớn làm Tổng hành dinh và trạm tiếp vận chính cho Chiến dịch.
- Hải vận hạm HQ.402 Lam-Giang làm trạm tiếp liệu lưu động và nơi tạm trú cho thành phần đổ bộ.
- Hải vận hạm HQ.404 Hương-Giang được phân nhiệm giống như HQ.402.
- Hộ tống hạm HQ.04 Tụy-Động yểm trợ hải pháo khi được yêu cầu và chuyên chở phái đoàn thanh tra giám sát Chiến dịch.
- Giang pháo hạm HQ.330 Lôi-Công yểm trợ hải pháo, dọn bãi đổ quân và làm nơi tạm trú cho toán xung kích đổ bộ.
- Trợ chiến hạm HQ.225 Nỏ-Thần có nhiệm vụ giống như HQ.330.
- Giang đoàn 22 Xung-Phong với 18 chiến đĩnh do HQ/Thiếu tá Huỳnh-Duy-Thiệp chỉ huy có nhiệm vụ khai thông thủy lộ, đổ bộ lục soát và tuần tiểu giữ an ninh.
- Tiểu đoàn 2 TQLC Trâu-Điên do Thiếu tá Nguyễn-Thành-Yên làm Tiểu đoàn trưởng (nhiệm kỳ thứ 2: 1961-1963) là lực lượng đổ bộ chánh trong kế hoạch tìm diệt (4).
- Đội 41 Hải-Thuyền (Hòn-Khoai) tăng phái thường trực 10 ghe Kiên-Giang để chuyển quân đổ bộ và tuần tiểu an ninh.
- 1 Trung đội Người-Nhái để thành lập 4 toán xung kích đổ bộ.
- 1 Trung đội Quân y Dân sự vụ do BTL/HQ/Phòng tâm lý chiến phối hợp với Bộ TL/HQ/Phòng quân y điều hành.
b)- Thành phần trừ bị:
- Trợ chiến hạm HQ.226 Linh-Kiếm
- Tiểu đoàn 1 TQLC Quái-Điểu đóng quân trong thị xã An-Xuyên.
- Đội 43 Hải-Thuyền (Hòn-Tre).
3- DIỄN TIẾN
Chiến dịch Sóng-Tình-Thương khai diễn ngày 03/01/1963 (ngẫu nhiên trùng hợp với ngày sinh nhhật của Tổng thống Đệ I VNCH Ngô-Đình-Diệm) và chấm dứt vào ngày 28/02/1963. Trong thời gian này, diễn tiến Chiến dịch chia làm 2 giai đoạn:
a)- Giai đoạn 1, từ 03/01/1963 đến 31/01/1963.
HQ/Trung tá Đinh-Mạnh-Hùng chỉ huy toàn bộ những cuộc hành quân tìm diệt Việt-Cộng đồng thời khuyến khích người dân về lập nghiệp tại quận mới Hàm-Rồng với kế hoạch Quân y Dân sự vụ; lần lượt thực hiện tại những vị trí trên bờ Nam sông Cửa-Lớn như Xóm-Mới, Xóm-Tắc-Biển, Xóm-Cây-Me, Xóm-Ông-Trang, Xóm-Cái-Chồn. Còn trên bờ Bắc sông Cửa-Lớn, vùng đất giữa rạch Năm-Căn và kinh Ngang dự trù lập quận, nên được toán Quân y Dân sự vụ đóng ống lấy nước ngọt tại Cái-Nai, Hàm-Rồng và Ông-Do để người dân khỏi phải vất vả ra tận đảo Hòn-Khoai chở nước ngọt về trong mùa nắng. Trong khi đó, chính quyền địa phương tỉnh An-Xuyên cũng ra thông cáo cung cấp tôn và gỗ cất nhà, nếu người dân chịu về định cư tại Hàm-Rồng.
b)- Giai đoại 2 từ 01/02/1963 đến 28/02/1963.
HQ/Trung tá Nghiêm-Văn-Phú thay thế HQ/Trung tá Hùng, nổ lực xây dựng quận mới và hành quân mở rộng vùng bình định về phía ngã ba Tam-Giang (cửa Bồ-Đề). Khoảng thượng tuần tháng hai, trong công tác khai thông kinh Cái-Nháp đến Cái-Keo, Giang đoàn 22 Xung-Phong áp dụng chiến thuật cặp FOM song xa, đánh bại cuộc phục kích tại đây của Đại đội 1 Quyết-Thắng thuộc Tiểu đoàn Việt-Cộng 306 U-Minh-Hạ, thu được một số vũ khí (5). Những ngày sau đó, Giang đoàn 22 Xung-Phong dùng tất cả 18 chiến đĩnh cơ hữu vào việc rà mìn, phá rào, triệt cản để khai thông thủy đạo sông Đầm-Dơi, từ ngã ba Tam-Giang lên tận Tân-Duyệt mà không bị một tổn thất nào. Ngoài ra, Giang đoàn 22 Xung-Phong còn bảo vệ toán Quân y Dân sự vụ hoàn tất công tác tại những xã ấp xa xôi như Tam-Giang, An-Hải và Đầm-Chim.
Tính đến ngày 28/02/1963, Lực lượng hành quân bình định đã gom được hơn 3 ngàn dân cho 15 xã ấp mà trước đây họ đã bị Việt-Cộng khống chế đời sống nên phải ra đi tản mát. Trong buổi lễ chấm dứt Chiến dịch Sóng-Tình-Thương được tổ chức trên soái hạm HQ.500 Cam-Rang hôm đó, để tưởng thưởng những chiến sĩ có công và bàn giao quận tân lập lại cho chính quyền An-Xuyên, Đại tá Tư lệnh Chiến dịch ca ngợi sự làm việc đầy nhiệt tình của mọi người trong suốt 57 ngày qua đã đem lại cuộc sống mới tại vùng đất Năm-Căn và ông hy vọng là chính quyền địa phương sẽ trân trọng kết quả này mà tiếp tục giúp đở cư dân ổn định đời sống trong xã ấp để tạo trù phú cho vùng đất vừa tái chiếm.
Chú Thích
(1) Mặc dù Hải Quy không ấn định, nhưng truyền thống mặc nhiên công nhận của HQVN từ năm 1955 đến 1963 là vị sĩ quan nào làm Tham mưu trưởng rồi sẽ được Bộ TTM đề bạt làm Tư lệnh Hải quân. Hai vị Tư lệnh Trần-Văn-Chơn và Hồ-Tấn-Quyền đều được hưởng truyền thống đặc biệt này. Vì vậy, nhiều người cho rằng Đại tá Quyền không cần phải gia nhập đảng Cần-Lao cũng đương nhiên lên làm Tư lệnh, và ông ta cũng không bị ám sát trong ngày đảo chính 01/11/1963.
(2) Theo quyển tự điển Bách khoa Quân sự Hà-Nội 2004. Để làm cuộc thử nghiệm, đầu năm 1961 Trung ương đảng ra lệnh cho các quân khu 7,8 và 9 cử các đội thuyền địa phương ra Bắc nhận vũ khí đạn dược. Nhưng sau 6 tháng, thử nghiệm này thất bại, nên đảng vội vàng khai sanh thêm Đoàn vận tải biển trong Nam 962 (tháng 9/1962) và chỉ định Thiếu tá Bông-Văn-Dĩa – con sói biển cửa Bồ-Đề – làm Đoàn phó.
Còn theo nhà văn CSBV Nguyễn-Tư-Đương (tác giả quyển Đường Mòn Trên Biển, Hà- Nội 2002), đồng chí kiên cường Bông-Văn-Dĩa đi lại trên vùng biển Cà-Mau như đi chợ, đã kể lại cuộc vượt ngục kỳ thú của mình cho nhà văn Phùng-Quán có đủ chất liệu sống viết thành quyển tiểu thuyết nổi tiếng Vượt Côn-Đảo, xuất bản 1963.
(3) (Chú thích kèm theo chút riêng tư, nhưng nhiều cực nhục khởi đầu cho giai đoạn bị hành hạ, trả thù trong lao tù cải tạo dài hạn, đồng thời cũng để nhớ lại tấm lòng vị tha thương mến chiến hữu của HQ/Đại tá Nguyễn-Văn-May, vị Tư lệnh khả kính vào cuối đời binh nghiệp của người sưu tập này. Xin tham khảo thêm bài Vùng 5 Duyên hải trong Hải sử tuyển tập 2004, trang 236)
Khi còn làm việc trong ban Nghiên cứu và Hải sử BTL/HQ/Phòng 5, vốn bản chất hiếu kỳ, tôi để tâm theo dõi hoạt động ngang dọc nổi tiếng trên vùng biển Cà-Mau của Thiếu tá Bông-Văn-Dĩa bằng những tin tình báo. Đến năm 1974, tôi có dịp trở lại mũi đất cực Nam này thì Ông Dĩa - người chỉ đạo những chuyến đổ hàng tiếp tế cho Quân khu 9 – đã được Đại tá CSBV Phan-Văn-Nhờ, Chỉ huy trưởng Đoàn 962 cất nhắc lên chức vụ cao hơn tại Miệt-Thứ (U-Minh) từ năm 1972, làm cho cơ hội đối đầu giữa đôi bên coi như khó có thể xảy ra.
Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, sau khi duyệt lại toàn bộ kế hoạch phòng thủ và di tản chiến thuật của BTL/Vùng 5 Duyên-Hải, Đại tá May thổ lộ là trong hoàn cảnh một mất một còn của đơn vị như hiện nay, ông không đành lòng cùng với gia đình xé lẻ ra đi, bỏ anh em và gia đình họ (hơn 250 đàn bà và trẻ con) ở lại nơi chạm súng hàng ngày đầy nguy hiểm này.
Về phần tôi, với tinh thần kỷ luật của người lính tác chiến, tôi luôn luôn nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của vị Tư lệnh mình. Chiều ngày 01 tháng 05 năm 1975, từ Hòn-Khoai qua một phút mật điện ngắn gọn, Tư lệnh chỉ thị cho tôi là bằng mọi giá phải đưa toàn bộ Vùng 5 cùng gia đình ra cửa Bảy-Hạp. Để rồi sau đó, đoàn tàu di chuyển an toàn ủi bãi Kiên-Giang cho mọi người tự do về nguyên quán.
Hết thực phẩm và cạn dầu, sáng ngày 04 tháng 5 năm 1975, Đại tá May và tôi cặp PCF vào Hòn-Tre (hậu cứ Duyên đoàn 43) để tìm tiếp tế, nhưng thất vọng vì đảo đã bị Việt-Cộngchiếm giữ từ chiều 30 tháng 4. Hai chúng tôi bị Trung đoàn trưởng Bảy-Hổ bắt giữ, kế đến gửi mỗi người riêng vào một nhà dân quản thúc tại quân An-Biên (Thứ 3 biển) còn thủy thủ đoàn được cho về nhà. Nhờ chút may mắn còn sót lại, tôi gặp gia chủ hiền lành và đối xử tốt với người lính VNCH. Bị cách ly, cấm liên hệ triệt để, tôi chỉ mong sao cho Tư lệnh mình cũng được an bình như vậy. Bỗng một hôm, gia chủ báo cho tôi biết là Trung tá Quận trưởng Bông-Văn-Dĩa cần hỏi cung lúc giữa trưa. Trước đây, tôi nghĩ rồi có một ngày nào đó, tôi và ông Tư-Hoa (Bông-Văn-Dĩa) sẽ chạm mặt nhau trên biển, một cuộc tao ngộ chiến mà đôi bên có hỏa lực tương đồng. Nhưng hiện tại, người thắng kẻ bại đã quá rõ ràng, giờ lại đối diện nhau trong hoàn cảnh này quả là một sự phủ phàng cho kẻ không còn tấc sắt trong tay.
Xế trưa hôm đó, tôi gặp ông quân Dĩa cùng anh du kích bảo vệ trước sân nhà, còn gia chủ lánh mặt vào bên trong. Mặc quần áo nylon bộ đội, mũ lưởi trai phù hiệu giải phóng, dép Nhật, không mang kính lão, ông quận Dĩa đã ngụy trang được phần nào làn da ngăm trổ đồi mồi và mái tóc bạc thất tuần của mình, bằng tướng đi khá mau lẹ. Sau khi đối chiếu cẩn thận lý lịch trính ngang của tôi với danh sách những đại gia phải truy bắt trong sổ tay, ông quân lạnh lẽo ra lệnh: “Phải nghe lệnh chủ nhà, không được gời khỏi cửa, gồi tôi gút anh ga tỉnh.”
Bóng cả hai khuất đã lâu mà tôi vẫn còn đứng tần ngần ngoài cửa. Cổ nhân có câu Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình (Nghe tiếng nhưng không bằng gặp mặt), nay thấy được Tư-Hoa rồi, cuống họng tôi dường như bị bóp nghẹt, uất nghẹn vì sự hết sức nghịch lý của cuộc chiến là một Quân lực có quá trình 21 năm chiến đấu can trường vừa bị tan rã mà kẻ chiến thắng lại là những người về từ làng Rừng như Bông-Văn-Dĩa chẳng hạn. Đột nhiên tôi thấy đầu óc tỉnh táo lại, mặc cảm tự ti thua trận không còn nữa, dẫu cho vài ngày trước đó, mấy dòng thơ thật não lòng của thi sĩ Thanh-Nam an ủi người chiến bại cứ lởn vởn hoài trước mắt mình:
Tôi là người lính vừa thua trận,
Nằm giữa sa trường, nát gió mưa.
Khép mắt cố quên đời thủy thủ*,
Làm thân cây cỏ gục ven bờ.
* (Để hợp với hoàn cảnh, xin phép Thanh-Nam cho tôi được đổi hai chữ chiến sĩ thành thủy thủ).
(4) Năm 1961, Đại úy Nguyễn-Thành-Yên, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trâu-Điên có nhiệm vụ đưa đơn vị mình về quận Cái-Nước (An-Xuyên) để bảo vệ Biệt khu Hải-Yến (Cái-Đôi-Ngọn) của Linh mục Nguyễn-Lạc-Hóa đang bị áp lực nặng nề của Tiểu đoàn 306 U-Minh. Đại úy Yên khinh địch, nên bị Đại đội Quyết-Thắng của Tiểu đoàn Việt-cộng này phục kích bắn trọng thương trên sông Cả-Bát. Sau khi bình phục, Thiếu tá Yên lại đưa Tiểu đoàn mình xuống tìm diệt địch tại vùng Năm-Căn đầu năm 1963.
(5) Theo lời thật lại của ông chủ quán chạp phô ở Tam-Giang (Năm-Căn) vào đầu năm 1975, thì khoảng đầu Tết âm lịch 1963, hai Trung đội của Đại đôi Quyết Thắng phục kích đoàn tàu trong kinh Cái-Nháp, bị súng máy trên tàu bắn lên làm tổn thất nặng, mất cả chục khẩu súng. Gần 30 Bộ đội tử thương, trong đó có Liên Trung đội trưởng Nguyễn-Viết-Khải (Nguyễn-Văn-Huôi), người quận Cái-Nước.
hqvnch.net
Tân Sơn Hòa chuyển