Tin nóng trong ngày
'Hà Lan là tàn dư của Quốc xã' ( Recep Tayyip Erdogan chỉ chơi được với Putin )
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gọi chính quyền Hà Lan là 'tàn dư của Quốc xã và những kẻ phát xít', trong tranh cãi về việc hủy bỏ cuộc tuần hành ở Rotterdam.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gọi chính quyền Hà Lan là 'tàn dư của Quốc xã và những kẻ phát xít', trong tranh cãi về việc hủy bỏ cuộc tuần hành ở Rotterdam.
Trước đó, chính phủ Hà Lan đã thu hồi giấy phép hạ cánh đối với chiếc máy bay chở Ngoại trưởng Melvut Cavusoglu, theo lịch trình, là người sẽ phát biểu tại cuộc tuần hành vào hôm thứ Bảy nhằm ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý với mục đích tăng thêm quyền lực cho ông Erdogan.
Cuộc tuần hành cũng bị cấm vì lý do an ninh, Thị trưởng Rotterdam cho biết.
"Hà Lan có thể cấm bay đối với ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng từ bây giờ, hãy đợi xem làm cách nào những chuyến bay của Hà Lan hạ cánh xuống Thổ Nhĩ Kỳ," Tổng thống Erdogan nói tại cuộc tuần hành ở Istanbul.
Ông Cavusoglu cũng cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trừng phạt nặng nề nếu chuyến thăm của ông bị cấm.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói trong thông cáo (bằng tiếng Hà Lan) rằng Thổ Nhĩ Kỳ dọa trừng phạt khiến 'việc tìm kiếm một giải pháp hợp lý gần như không khả thi'.
Do đó, Hà Lan sẽ thu lại quyền hạ cánh, ông nói.
Áo, Đức và Thụy Sĩ cũng ban hành lệnh cấm những buổi tụ họp tương tự, nơi những quan chức Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có những bài diễn văn.
Thị trưởng Rotterdam Ahmed Aboutaleb nói vào hôm đầu tuần rằng chủ nhân của hội trường, nơi sẽ tổ chức buổi tụ họp có sự góp mặt của ông Cavusoglu, đã thu lại giấy phép, nhưng ngoại trưởng vẫn có thể đến thăm.
"Ông ta có quyền miễn trừ ngoại giao nên chúng tôi sẽ vẫn đối xử với ông một cách trân trọng, nhưng chúng tôi có những phương tiện khác để ngăn cản mọi việc diễn ra ở nơi công cộng," hãng thông tấn Reuters trích lời ông Aboutaleb cho hay.
Một cuộc tụ họp tương tự, dự định tổ chức vào Chủ nhật tại Thụy Sĩ, cũng chưa có gì chắc chắn, sau khi một địa điểm đã từ chối cho tổ chức.
Một sự kiện khác tại Zurich, được lên kế hoạch tổ chức vào hôm thứ Sáu, với sự tham dự của một quan chức cao cấp đã bị hủy bỏ, tương tự như các cuộc tuần hành tại những thành phố của Áo như Hoerbranz, Linz và Herzogenburg.
Bản quyền hình ảnh AP
Image caption Các tổ chức chống Hồi giáo biểu tình phản đối chuyến thăm của Ngoại trưởng Cavusoglu
Chính phủ Hà Lan và Áo cũng chỉ trích chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc vận động cho cuộc trưng cầu dân ý tại các nước thuộc khối EU.
Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu trở nên xấu đi sau cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ vào hồi tháng Bảy 2016. Đức chỉ trích mạnh mẽ chiến dịch trấn áp sau đó- với gần 100.000 nhân viên nhà nước bị bãi nhiệm.
Nhiều quốc gia châu Âu lo ngại về việc trả đũa của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc đảo chính và sự độc tài dưới bàn tay của Tổng thống Erdogan.
Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác quan trọng trong việc giảm số lượng người nhập cư vào châu Âu, nhưng đe dọa sẽ 'mở tung cửa' nếu EU nuốt lời hứa về viện trợ, đồng ý miễn thị thực nhập cảnh cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ và thúc đẩy tiến trình đàm phán kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ vào khối EU.
( BBC )
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gọi chính quyền Hà Lan là 'tàn dư của Quốc xã và những kẻ phát xít', trong tranh cãi về việc hủy bỏ cuộc tuần hành ở Rotterdam.
Trước đó, chính phủ Hà Lan đã thu hồi giấy phép hạ cánh đối với chiếc máy bay chở Ngoại trưởng Melvut Cavusoglu, theo lịch trình, là người sẽ phát biểu tại cuộc tuần hành vào hôm thứ Bảy nhằm ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý với mục đích tăng thêm quyền lực cho ông Erdogan.
Cuộc tuần hành cũng bị cấm vì lý do an ninh, Thị trưởng Rotterdam cho biết.
"Hà Lan có thể cấm bay đối với ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng từ bây giờ, hãy đợi xem làm cách nào những chuyến bay của Hà Lan hạ cánh xuống Thổ Nhĩ Kỳ," Tổng thống Erdogan nói tại cuộc tuần hành ở Istanbul.
Ông Cavusoglu cũng cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trừng phạt nặng nề nếu chuyến thăm của ông bị cấm.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói trong thông cáo (bằng tiếng Hà Lan) rằng Thổ Nhĩ Kỳ dọa trừng phạt khiến 'việc tìm kiếm một giải pháp hợp lý gần như không khả thi'.
Do đó, Hà Lan sẽ thu lại quyền hạ cánh, ông nói.
Áo, Đức và Thụy Sĩ cũng ban hành lệnh cấm những buổi tụ họp tương tự, nơi những quan chức Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có những bài diễn văn.
Thị trưởng Rotterdam Ahmed Aboutaleb nói vào hôm đầu tuần rằng chủ nhân của hội trường, nơi sẽ tổ chức buổi tụ họp có sự góp mặt của ông Cavusoglu, đã thu lại giấy phép, nhưng ngoại trưởng vẫn có thể đến thăm.
"Ông ta có quyền miễn trừ ngoại giao nên chúng tôi sẽ vẫn đối xử với ông một cách trân trọng, nhưng chúng tôi có những phương tiện khác để ngăn cản mọi việc diễn ra ở nơi công cộng," hãng thông tấn Reuters trích lời ông Aboutaleb cho hay.
Một cuộc tụ họp tương tự, dự định tổ chức vào Chủ nhật tại Thụy Sĩ, cũng chưa có gì chắc chắn, sau khi một địa điểm đã từ chối cho tổ chức.
Một sự kiện khác tại Zurich, được lên kế hoạch tổ chức vào hôm thứ Sáu, với sự tham dự của một quan chức cao cấp đã bị hủy bỏ, tương tự như các cuộc tuần hành tại những thành phố của Áo như Hoerbranz, Linz và Herzogenburg.
Bản quyền hình ảnh AP
Image caption Các tổ chức chống Hồi giáo biểu tình phản đối chuyến thăm của Ngoại trưởng Cavusoglu
Chính phủ Hà Lan và Áo cũng chỉ trích chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc vận động cho cuộc trưng cầu dân ý tại các nước thuộc khối EU.
Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu trở nên xấu đi sau cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ vào hồi tháng Bảy 2016. Đức chỉ trích mạnh mẽ chiến dịch trấn áp sau đó- với gần 100.000 nhân viên nhà nước bị bãi nhiệm.
Nhiều quốc gia châu Âu lo ngại về việc trả đũa của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc đảo chính và sự độc tài dưới bàn tay của Tổng thống Erdogan.
Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác quan trọng trong việc giảm số lượng người nhập cư vào châu Âu, nhưng đe dọa sẽ 'mở tung cửa' nếu EU nuốt lời hứa về viện trợ, đồng ý miễn thị thực nhập cảnh cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ và thúc đẩy tiến trình đàm phán kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ vào khối EU.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
'Hà Lan là tàn dư của Quốc xã' ( Recep Tayyip Erdogan chỉ chơi được với Putin )
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gọi chính quyền Hà Lan là 'tàn dư của Quốc xã và những kẻ phát xít', trong tranh cãi về việc hủy bỏ cuộc tuần hành ở Rotterdam.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gọi chính quyền Hà Lan là 'tàn dư của Quốc xã và những kẻ phát xít', trong tranh cãi về việc hủy bỏ cuộc tuần hành ở Rotterdam.
Trước đó, chính phủ Hà Lan đã thu hồi giấy phép hạ cánh đối với chiếc máy bay chở Ngoại trưởng Melvut Cavusoglu, theo lịch trình, là người sẽ phát biểu tại cuộc tuần hành vào hôm thứ Bảy nhằm ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý với mục đích tăng thêm quyền lực cho ông Erdogan.
Cuộc tuần hành cũng bị cấm vì lý do an ninh, Thị trưởng Rotterdam cho biết.
"Hà Lan có thể cấm bay đối với ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng từ bây giờ, hãy đợi xem làm cách nào những chuyến bay của Hà Lan hạ cánh xuống Thổ Nhĩ Kỳ," Tổng thống Erdogan nói tại cuộc tuần hành ở Istanbul.
Ông Cavusoglu cũng cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trừng phạt nặng nề nếu chuyến thăm của ông bị cấm.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói trong thông cáo (bằng tiếng Hà Lan) rằng Thổ Nhĩ Kỳ dọa trừng phạt khiến 'việc tìm kiếm một giải pháp hợp lý gần như không khả thi'.
Do đó, Hà Lan sẽ thu lại quyền hạ cánh, ông nói.
Áo, Đức và Thụy Sĩ cũng ban hành lệnh cấm những buổi tụ họp tương tự, nơi những quan chức Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có những bài diễn văn.
Thị trưởng Rotterdam Ahmed Aboutaleb nói vào hôm đầu tuần rằng chủ nhân của hội trường, nơi sẽ tổ chức buổi tụ họp có sự góp mặt của ông Cavusoglu, đã thu lại giấy phép, nhưng ngoại trưởng vẫn có thể đến thăm.
"Ông ta có quyền miễn trừ ngoại giao nên chúng tôi sẽ vẫn đối xử với ông một cách trân trọng, nhưng chúng tôi có những phương tiện khác để ngăn cản mọi việc diễn ra ở nơi công cộng," hãng thông tấn Reuters trích lời ông Aboutaleb cho hay.
Một cuộc tụ họp tương tự, dự định tổ chức vào Chủ nhật tại Thụy Sĩ, cũng chưa có gì chắc chắn, sau khi một địa điểm đã từ chối cho tổ chức.
Một sự kiện khác tại Zurich, được lên kế hoạch tổ chức vào hôm thứ Sáu, với sự tham dự của một quan chức cao cấp đã bị hủy bỏ, tương tự như các cuộc tuần hành tại những thành phố của Áo như Hoerbranz, Linz và Herzogenburg.
Bản quyền hình ảnh AP
Image caption Các tổ chức chống Hồi giáo biểu tình phản đối chuyến thăm của Ngoại trưởng Cavusoglu
Chính phủ Hà Lan và Áo cũng chỉ trích chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc vận động cho cuộc trưng cầu dân ý tại các nước thuộc khối EU.
Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu trở nên xấu đi sau cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ vào hồi tháng Bảy 2016. Đức chỉ trích mạnh mẽ chiến dịch trấn áp sau đó- với gần 100.000 nhân viên nhà nước bị bãi nhiệm.
Nhiều quốc gia châu Âu lo ngại về việc trả đũa của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc đảo chính và sự độc tài dưới bàn tay của Tổng thống Erdogan.
Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác quan trọng trong việc giảm số lượng người nhập cư vào châu Âu, nhưng đe dọa sẽ 'mở tung cửa' nếu EU nuốt lời hứa về viện trợ, đồng ý miễn thị thực nhập cảnh cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ và thúc đẩy tiến trình đàm phán kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ vào khối EU.
( BBC )