Cõi Người Ta
Hà Nội, mùa Xuân và rác…( Có Cả Xác Bác Hồ Thối Rữa )
Nói về Hà Nội, trước đây người ta thường nói về một thành phố ngàn năm với liễu rủ mặt hồ, đường Cổ Ngư chầm chậm bóng hay những tháp rùa, tháp bút trầm tư… Tất cả những điều tốt đẹp ấy, hiện tại được thay bằng hai khái niệm “chặt cây” và “rác”. Những ai từng đến Hà Nội, dạo bờ hồ ngày Tết, chắc có lẽ khó mà quên được ấn tượng rác vung vẩy, tung tẩy nhảy múa trong tầm mắt, trong gió Xuân. Và, rác ở Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung không những là thứ do con người xả ra mà trên một nghĩa nào đó, rác cũng là thứ con người nạp vào cơ thể.
Xả rác ra đường
Một bạn trẻ Hà Nội tên Khuyên, tỏ ra bức xúc khi nói về rác:“Người ta vứt rác, quất, đào ra đầy đường. Mình mua về mình chưng thì mình để lại mình bán đi, bán cho những người tái sử dụng, hoặc là để gọn lại đợi xe rác đến chở. Đằng này không, vứt bừa bãi à! Chắc là không có chỗ vứt, không có chỗ để trong nhà!”
Theo Khuyên, nói về rác có lẽ không có gì để bàn thêm bởi ngay tại trung tâm thủ đô, nơi được mệnh danh “ngàn năm văn hiến”, “trung tâm văn hóa Việt tộc” hay gì gì đó… Có vẻ như mọi thứ đã thuộc về lịch sử, quá khứ, những gì đang diễn ra trước mắt là rác. Rác đến từ mọi nơi, mọi ngóc ngách, và đáng sợ nhất là rác đến từ tâm hồn đã vấy bẩn của con người.
Ý thức về giữ gìn vệ sinh môi trường hầu như không còn. Người ta thẳng tay vứt rác xuống đường, vứt rác xuống nơi mình đang ngồi hóng gió, vứt rác xuống sông, hồ, ao… Bất kỳ nơi dâu cũng đều có thể trở thành hố rác của con người.
Khuyên cho biết thêm là suốt mười ngày du xuân đó đây, từ các đền miếu ở Tây Bắc cho đến hồ Gươm, hồ Thuyền Quang, hồ Tây… Dường như đi đâu cũng gặp rác. Đặc biệt rác ở các khu vực công viên, bãi cỏ và các con đường hoa là ngập ngụa.
Dường như người ta không từ bất kì chỗ nào khi có cơ hội xả rác. Chỉ riêng ngày 23 tháng Chạp năm Ất Mùi, người ta tiễn Ông Táo về trời và mang các đồ thờ Ông Táo ra sông Hồng thả đầy xuống sông một cách vô tư. Tiếp theo đó là những ngày Tết đi chơi với kiểu bạ đâu vứt rác đó.
Khuyên nói rằng trong suốt mùa Tết, thủ đô Hà Nội không nơi nào là không có rác, ngoại trừ một chỗ duy nhất là lăng của Bác Hồ. Nhờ biết giữ gìn và bảo vệ nghiêm mật, bên cạnh đó có những qui chế riêng về an ninh nên không ai dám xả rác.
Khuyên tỏ ra tiếc nuối cho một Hà Nội thơ mộng và cô bảo rằng nếu như người ta giữ được lăng Bác Hồ không có rác, sạch sẽ thì người ta vẫn có thể giữ được những nơi khác không có rác, sạch sẽ. Và khi người dân xả rác vô tội vạ, việc đầu tiên cần nghĩ đến là cách tổ chức cũng như các dịch vụ cung cấp không có hệ thống, không có tính khoa học và thiếu văn minh.
Giải thích thêm, Khuyên cho rằng khi tổ chức một lễ hội đường phố hay một con đường hoa, người ta cần phải tính trước đến những nhà vệ sinh công cộng phù hợp và tỉ lệ với lượng khách du ngoạn, tính đến những thùng đựng rác và qui hoạch ngay tức thời những điểm bán nước bên đường một cách có khoa học.
Đằng này, dường như chưa bao giờ có một phép tính hợp lý về nhà vệ sinh công cộng và cũng chưa bao giờ có những thùng rác lưu động hay qui hoạch quán bán nước, quán ăn như thế nào để hạn chế lượng rác mang vào những khu vui chơi đông người. Khi tổ chức một sự kiện hay một tụ điểm văn hóa nào đó, dường như người ta chỉ tính đến hai vấn đề duy nhất: Theo dõi nhất cử nhất động những người từng biểu tình chống Trung Quốc và; Làm sao để dự án được duyệt kinh phí thật cao nhưng chi phí thật thấp, có như vậy mới sinh lãi cho những người thực hiện.
Khuyên cho rằng chỉ riêng kiểu tư duy như vậy đã quá thiển cận và mang hơi hướm rác rưởi ngay từ trứng nước. Sẽ không bao giờ có một con đường sạch, một khu phố sạch, một bờ hồ sạch, lòng hồ sạch hay dòng sông sạch khi mà tư duy của các nhà quản lý chứa toàn rác rưởi của rút ruột, tham nhũng, móc ngoặc và không có tinh thần cộng động, thiếu sự tiến bộ.
Nạp rác vào cơ thể
Bạn trẻ tên Hưng, hiện sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chia sẻ về vấn đề rác tại Hà Nội:“Rác thì họ xả kinh khủng, nhất là những hôm đi chùa. Xả rác thì nguyên nhân nhiều do vô ý thức, hàng quán bừa bãi, mọc ra tràn lan rồi đi. Một phần do thiếu quy hoach, quy hoạch quá tải, lễ hội cũng quá tải, đó cũng là một phần nguyên nhân”
Theo Hưng, rác, không nên hiểu theo nghĩa đơn thuần như chúng ta vẫn thường nghĩ rằng chúng ta đã vứt rác quá nhiều ra đường trong khi còn một vấn đề khác trầm trọng hơn nhiều, đó là chúng ta đã đưa rác vào cơ thể quá nhiều.
Giải thích thêm về vấn đề đưa rác vào cơ thể, Hưng cho rằng rác không chỉ đơn thuần là rác ở các bờ hồ, rác ở các con đường hay rác ở các khu vui chơi, khu chợ… Mà rác đã âm thầm đi vào cơ thể con người từ rác thực phẩm cho đến rác tư tưởng. Một khi rác đã vào cơ thể thì rác cũng dễ dàng vung xả vô tội vạ ở bất kỳ nơi nào.
Hưng cho rằng các loại thực phẩm ôi thiu, thịt hôi thối được tẩy rửa bán ở các quán nhậu cũng như các loại cá viên chiên, đồ nướng xuất xứ Trung Quốc bán đầy rẫy Hà Nội, Hải Phòng, Cao Bằng, Bắc Thái, Lào Cai và nhiều nơi khác… Và lượng tiêu dùng đột biến của nó trong dịp Tết bởi người đi chơi xuân chính là cách đưa rác vào cơ thể mạnh nhất và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, kiểu đọc sách báo một chiều, những tinh hoa tư tưởng của nhân loại bị chặn đứng bởi cánh cửa giáo điều và tuyên truyền đã nhanh chóng đưa rác đồi trụy từ phim ảnh đến sách báo vào tư tưởng của nhiều lớp trẻ. Bằng chứng của việc này là giới trẻ có thể chấp nhận xếp hàng cả ngày để chờ ăn miễn phí nhưng không dám bỏ ra nửa giờ đồng hồ để chăm sóc cha mẹ một cách đúng nghĩa. Và chưa dừng ở đó, nạn trộm cắp, cướp giật, chích choác, máu lạnh trong giới trẻ ngày càng gia tăng.
Theo Hưng, một khi rác thực phẩm và rác tư tưởng đã thâm nhập vào tận chân tơ kẽ tóc, luân chảy trong huyết quản của con người thì chuyện xả rác ra đường không còn là chuyện lạ lẫm nữa. Rồi đây người ta sẽ còn xả rác kinh hoàng hơn nếu như đất nước vẫn tiếp tục là cái hố rác của Trung Quốc về mặt thực phẩm cũng như chủ nghĩa, tư tưởng.
Và Hưng kết luận rằng nếu muốn đường sá sạch sẽ, mọi thứ trở nên thơ mộng, đầu tiên con người phải có tư duy sạch sẽ và đại bộ phận nhân dân phải có tâm hồn biết yêu thiên nhiên, vạn vật. Mà muốn có những điều ấy, trước tiên phải giải bỏ những thứ đã trói buộc tư duy cũng như sinh mệnh của nhân dân mấy chục năm nay.
Một khi tâm hồn con người trở nên nhạy cảm, cao quí và tư duy con người trở nên cởi mở, tự do, phóng khoáng thì mọi thứ rác rưởi sẽ tự biến mất bởi nó không còn phù hợp với con người văn minh nữa.
Suy cho cùng, rác tràn lan ở Hà Nội hay Sài Gòn đều cho thấy đất nước đã thụt lùi và mọi kiến trúc tư tưởng, chính trị hay văn hóa đã hỏng hóc nặng nề, cần phải xây dựng lại khi chưa quá muộn! Đây cũng là câu kết của Hưng.
Bàn ra tán vào (0)
Hà Nội, mùa Xuân và rác…( Có Cả Xác Bác Hồ Thối Rữa )
Nói về Hà Nội, trước đây người ta thường nói về một thành phố ngàn năm với liễu rủ mặt hồ, đường Cổ Ngư chầm chậm bóng hay những tháp rùa, tháp bút trầm tư… Tất cả những điều tốt đẹp ấy, hiện tại được thay bằng hai khái niệm “chặt cây” và “rác”. Những ai từng đến Hà Nội, dạo bờ hồ ngày Tết, chắc có lẽ khó mà quên được ấn tượng rác vung vẩy, tung tẩy nhảy múa trong tầm mắt, trong gió Xuân. Và, rác ở Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung không những là thứ do con người xả ra mà trên một nghĩa nào đó, rác cũng là thứ con người nạp vào cơ thể.
Xả rác ra đường
Một bạn trẻ Hà Nội tên Khuyên, tỏ ra bức xúc khi nói về rác:“Người ta vứt rác, quất, đào ra đầy đường. Mình mua về mình chưng thì mình để lại mình bán đi, bán cho những người tái sử dụng, hoặc là để gọn lại đợi xe rác đến chở. Đằng này không, vứt bừa bãi à! Chắc là không có chỗ vứt, không có chỗ để trong nhà!”
Theo Khuyên, nói về rác có lẽ không có gì để bàn thêm bởi ngay tại trung tâm thủ đô, nơi được mệnh danh “ngàn năm văn hiến”, “trung tâm văn hóa Việt tộc” hay gì gì đó… Có vẻ như mọi thứ đã thuộc về lịch sử, quá khứ, những gì đang diễn ra trước mắt là rác. Rác đến từ mọi nơi, mọi ngóc ngách, và đáng sợ nhất là rác đến từ tâm hồn đã vấy bẩn của con người.
Ý thức về giữ gìn vệ sinh môi trường hầu như không còn. Người ta thẳng tay vứt rác xuống đường, vứt rác xuống nơi mình đang ngồi hóng gió, vứt rác xuống sông, hồ, ao… Bất kỳ nơi dâu cũng đều có thể trở thành hố rác của con người.
Khuyên cho biết thêm là suốt mười ngày du xuân đó đây, từ các đền miếu ở Tây Bắc cho đến hồ Gươm, hồ Thuyền Quang, hồ Tây… Dường như đi đâu cũng gặp rác. Đặc biệt rác ở các khu vực công viên, bãi cỏ và các con đường hoa là ngập ngụa.
Dường như người ta không từ bất kì chỗ nào khi có cơ hội xả rác. Chỉ riêng ngày 23 tháng Chạp năm Ất Mùi, người ta tiễn Ông Táo về trời và mang các đồ thờ Ông Táo ra sông Hồng thả đầy xuống sông một cách vô tư. Tiếp theo đó là những ngày Tết đi chơi với kiểu bạ đâu vứt rác đó.
Khuyên nói rằng trong suốt mùa Tết, thủ đô Hà Nội không nơi nào là không có rác, ngoại trừ một chỗ duy nhất là lăng của Bác Hồ. Nhờ biết giữ gìn và bảo vệ nghiêm mật, bên cạnh đó có những qui chế riêng về an ninh nên không ai dám xả rác.
Khuyên tỏ ra tiếc nuối cho một Hà Nội thơ mộng và cô bảo rằng nếu như người ta giữ được lăng Bác Hồ không có rác, sạch sẽ thì người ta vẫn có thể giữ được những nơi khác không có rác, sạch sẽ. Và khi người dân xả rác vô tội vạ, việc đầu tiên cần nghĩ đến là cách tổ chức cũng như các dịch vụ cung cấp không có hệ thống, không có tính khoa học và thiếu văn minh.
Giải thích thêm, Khuyên cho rằng khi tổ chức một lễ hội đường phố hay một con đường hoa, người ta cần phải tính trước đến những nhà vệ sinh công cộng phù hợp và tỉ lệ với lượng khách du ngoạn, tính đến những thùng đựng rác và qui hoạch ngay tức thời những điểm bán nước bên đường một cách có khoa học.
Đằng này, dường như chưa bao giờ có một phép tính hợp lý về nhà vệ sinh công cộng và cũng chưa bao giờ có những thùng rác lưu động hay qui hoạch quán bán nước, quán ăn như thế nào để hạn chế lượng rác mang vào những khu vui chơi đông người. Khi tổ chức một sự kiện hay một tụ điểm văn hóa nào đó, dường như người ta chỉ tính đến hai vấn đề duy nhất: Theo dõi nhất cử nhất động những người từng biểu tình chống Trung Quốc và; Làm sao để dự án được duyệt kinh phí thật cao nhưng chi phí thật thấp, có như vậy mới sinh lãi cho những người thực hiện.
Khuyên cho rằng chỉ riêng kiểu tư duy như vậy đã quá thiển cận và mang hơi hướm rác rưởi ngay từ trứng nước. Sẽ không bao giờ có một con đường sạch, một khu phố sạch, một bờ hồ sạch, lòng hồ sạch hay dòng sông sạch khi mà tư duy của các nhà quản lý chứa toàn rác rưởi của rút ruột, tham nhũng, móc ngoặc và không có tinh thần cộng động, thiếu sự tiến bộ.
Nạp rác vào cơ thể
Bạn trẻ tên Hưng, hiện sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chia sẻ về vấn đề rác tại Hà Nội:“Rác thì họ xả kinh khủng, nhất là những hôm đi chùa. Xả rác thì nguyên nhân nhiều do vô ý thức, hàng quán bừa bãi, mọc ra tràn lan rồi đi. Một phần do thiếu quy hoach, quy hoạch quá tải, lễ hội cũng quá tải, đó cũng là một phần nguyên nhân”
Theo Hưng, rác, không nên hiểu theo nghĩa đơn thuần như chúng ta vẫn thường nghĩ rằng chúng ta đã vứt rác quá nhiều ra đường trong khi còn một vấn đề khác trầm trọng hơn nhiều, đó là chúng ta đã đưa rác vào cơ thể quá nhiều.
Giải thích thêm về vấn đề đưa rác vào cơ thể, Hưng cho rằng rác không chỉ đơn thuần là rác ở các bờ hồ, rác ở các con đường hay rác ở các khu vui chơi, khu chợ… Mà rác đã âm thầm đi vào cơ thể con người từ rác thực phẩm cho đến rác tư tưởng. Một khi rác đã vào cơ thể thì rác cũng dễ dàng vung xả vô tội vạ ở bất kỳ nơi nào.
Hưng cho rằng các loại thực phẩm ôi thiu, thịt hôi thối được tẩy rửa bán ở các quán nhậu cũng như các loại cá viên chiên, đồ nướng xuất xứ Trung Quốc bán đầy rẫy Hà Nội, Hải Phòng, Cao Bằng, Bắc Thái, Lào Cai và nhiều nơi khác… Và lượng tiêu dùng đột biến của nó trong dịp Tết bởi người đi chơi xuân chính là cách đưa rác vào cơ thể mạnh nhất và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, kiểu đọc sách báo một chiều, những tinh hoa tư tưởng của nhân loại bị chặn đứng bởi cánh cửa giáo điều và tuyên truyền đã nhanh chóng đưa rác đồi trụy từ phim ảnh đến sách báo vào tư tưởng của nhiều lớp trẻ. Bằng chứng của việc này là giới trẻ có thể chấp nhận xếp hàng cả ngày để chờ ăn miễn phí nhưng không dám bỏ ra nửa giờ đồng hồ để chăm sóc cha mẹ một cách đúng nghĩa. Và chưa dừng ở đó, nạn trộm cắp, cướp giật, chích choác, máu lạnh trong giới trẻ ngày càng gia tăng.
Theo Hưng, một khi rác thực phẩm và rác tư tưởng đã thâm nhập vào tận chân tơ kẽ tóc, luân chảy trong huyết quản của con người thì chuyện xả rác ra đường không còn là chuyện lạ lẫm nữa. Rồi đây người ta sẽ còn xả rác kinh hoàng hơn nếu như đất nước vẫn tiếp tục là cái hố rác của Trung Quốc về mặt thực phẩm cũng như chủ nghĩa, tư tưởng.
Và Hưng kết luận rằng nếu muốn đường sá sạch sẽ, mọi thứ trở nên thơ mộng, đầu tiên con người phải có tư duy sạch sẽ và đại bộ phận nhân dân phải có tâm hồn biết yêu thiên nhiên, vạn vật. Mà muốn có những điều ấy, trước tiên phải giải bỏ những thứ đã trói buộc tư duy cũng như sinh mệnh của nhân dân mấy chục năm nay.
Một khi tâm hồn con người trở nên nhạy cảm, cao quí và tư duy con người trở nên cởi mở, tự do, phóng khoáng thì mọi thứ rác rưởi sẽ tự biến mất bởi nó không còn phù hợp với con người văn minh nữa.
Suy cho cùng, rác tràn lan ở Hà Nội hay Sài Gòn đều cho thấy đất nước đã thụt lùi và mọi kiến trúc tư tưởng, chính trị hay văn hóa đã hỏng hóc nặng nề, cần phải xây dựng lại khi chưa quá muộn! Đây cũng là câu kết của Hưng.