Tin nóng trong ngày
Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông
Sau khi tàu khu trục Trung Quốc áp sát tàu hải quân Mỹ gần rạn san hô mà Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp, ngày thứ Hai (29/10) Đô đốc John Richardson khẳng định Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra trên vùng biển tranh chấp.
Mặc dù Washington không tuyên bố chủ quyền đối với tuyến đường thủy chiến lược nào, nhưng quyền tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các khu vực tranh chấp là mối quan tâm của Hoa Kỳ. Ngoài ra Hoa Kỳ cũng phản đối sự bành trướng quân sự Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo với các quan chức quân sự Philippines tại Manila hôm thứ Hai, Đô đốc John Richardson, người đứng đầu các hoạt động Hải quân Mỹ, cho biết các cuộc tuần tra là để chống lại “tuyên bố hàng hải bất hợp pháp”, theo ABC News.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục tự do điều hướng và thực hiện hàng chục hoạt động trên khắp thế giới để thể hiện quan điểm của chúng tôi đối với những tuyên bố hàng hải bất hợp pháp”, Đô đốc Richardson cho biết.
Vào cuối tháng 9, tàu khu trục Luyang của Trung Quốc đã tiếp cận tàu USS Decatur theo cách thức “nguy hiểm và thiếu chuyên nghiệp” trong phạm vi Đá Ga Ven ở Biển Đông để buộc tàu Mỹ phải rời khỏi khu vực, theo Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ.
Khi đó tàu khu trục Trung Quốc đang tiếp cận trong phạm vi 41m ngay trước mũi tàu Decatur, buộc tàu chiến Mỹ phải chuyển hướng để tránh va chạm, Trung úy Tim Gorman nói.
Phát biểu trong cuộc họp báo riêng trong chuyến công du ở miền Nam Philippines, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói một số quốc gia “không nằm trong khu vực” đang khuấy động rắc rối ở vùng biển tranh chấp và cũng là để thể hiện sức mạnh quân sự.
Ngoài ra ông Vương kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á nên hành động để chống lại sự can thiệp của nước ngoài. Vì Trung Quốc đã nhiều lần tức giận với hành động của Mỹ mà quốc gia này xem là đã can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ châu Á.
Bên cạnh đó, lực lượng tuần duyên Trung Quốc và Philippines đã thiết lập đường dây nóng để giao tiếp nhanh khi cần ngăn chặn các xung đột ngoài tầm kiểm soát ở vùng biển tranh chấp.
Mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã ấm lên trong thời gian gần đây, mặc dù Bắc Kinh từ chối thực hiện phán quyết năm 2016 về việc Tòa án Trọng tài thường trực ở Hague ủng hộ Manila.
Trước đây, cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã đưa Trung Quốc ra tòa sau khi các tàu của họ lấn chiếm eo biển Scarborough, gần với đảo Luzon chính của Philippines, nhưng Trung Quốc viện dẫn các quyền lịch sử và từ chối tuân thủ phán quyết này.
Hầu hết người Philippines không hài lòng với cách phản ứng quá nhu nhược của ông Duterte trước sự lấn lướt của Trung Quốc trên Biển Đông.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 81% người dân Philippine ủng hộ lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và cho rằng quân đội Philippines cần hiện diện nhiều hơn nữa trên vùng biển tranh chấp với Bắc Kinh ở Biển Đông.
Thanh Hiền
Bàn ra tán vào (0)
Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông
Sau khi tàu khu trục Trung Quốc áp sát tàu hải quân Mỹ gần rạn san hô mà Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp, ngày thứ Hai (29/10) Đô đốc John Richardson khẳng định Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra trên vùng biển tranh chấp.
Mặc dù Washington không tuyên bố chủ quyền đối với tuyến đường thủy chiến lược nào, nhưng quyền tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các khu vực tranh chấp là mối quan tâm của Hoa Kỳ. Ngoài ra Hoa Kỳ cũng phản đối sự bành trướng quân sự Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo với các quan chức quân sự Philippines tại Manila hôm thứ Hai, Đô đốc John Richardson, người đứng đầu các hoạt động Hải quân Mỹ, cho biết các cuộc tuần tra là để chống lại “tuyên bố hàng hải bất hợp pháp”, theo ABC News.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục tự do điều hướng và thực hiện hàng chục hoạt động trên khắp thế giới để thể hiện quan điểm của chúng tôi đối với những tuyên bố hàng hải bất hợp pháp”, Đô đốc Richardson cho biết.
Vào cuối tháng 9, tàu khu trục Luyang của Trung Quốc đã tiếp cận tàu USS Decatur theo cách thức “nguy hiểm và thiếu chuyên nghiệp” trong phạm vi Đá Ga Ven ở Biển Đông để buộc tàu Mỹ phải rời khỏi khu vực, theo Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ.
Khi đó tàu khu trục Trung Quốc đang tiếp cận trong phạm vi 41m ngay trước mũi tàu Decatur, buộc tàu chiến Mỹ phải chuyển hướng để tránh va chạm, Trung úy Tim Gorman nói.
Phát biểu trong cuộc họp báo riêng trong chuyến công du ở miền Nam Philippines, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói một số quốc gia “không nằm trong khu vực” đang khuấy động rắc rối ở vùng biển tranh chấp và cũng là để thể hiện sức mạnh quân sự.
Ngoài ra ông Vương kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á nên hành động để chống lại sự can thiệp của nước ngoài. Vì Trung Quốc đã nhiều lần tức giận với hành động của Mỹ mà quốc gia này xem là đã can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ châu Á.
Bên cạnh đó, lực lượng tuần duyên Trung Quốc và Philippines đã thiết lập đường dây nóng để giao tiếp nhanh khi cần ngăn chặn các xung đột ngoài tầm kiểm soát ở vùng biển tranh chấp.
Mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã ấm lên trong thời gian gần đây, mặc dù Bắc Kinh từ chối thực hiện phán quyết năm 2016 về việc Tòa án Trọng tài thường trực ở Hague ủng hộ Manila.
Trước đây, cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã đưa Trung Quốc ra tòa sau khi các tàu của họ lấn chiếm eo biển Scarborough, gần với đảo Luzon chính của Philippines, nhưng Trung Quốc viện dẫn các quyền lịch sử và từ chối tuân thủ phán quyết này.
Hầu hết người Philippines không hài lòng với cách phản ứng quá nhu nhược của ông Duterte trước sự lấn lướt của Trung Quốc trên Biển Đông.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 81% người dân Philippine ủng hộ lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và cho rằng quân đội Philippines cần hiện diện nhiều hơn nữa trên vùng biển tranh chấp với Bắc Kinh ở Biển Đông.
Thanh Hiền