Tin nóng trong ngày
Hai tàu chiến Mỹ tiến lại gần quần đảo Hoàng Sa
Hai tàu chiến của hải quân Mỹ đã tới gần các hòn đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông để thể hiện "quyền tự do hàng hải", Reuters đưa tin hôm 27/5, dẫn hai quan chức Mỹ.
Hãng tin Anh nhận định rằng, dù bước đi này đã được hoạch định nhiều tháng trước và nó đã trở thành thường lệ, động thái diễn ra ở một thời điểm nhạy cảm, vài ngày sau khi Hoa Kỳ rút lại lời mời Trung Quốc tham dự một cuộc thao dượt hải quân uy mô lớn do Mỹ tổ chức.
Reuters dẫn các quan chức Mỹ giấu tên cho biết rằng chiến hạm được trang bị trên lửa là Higgins và Antietam đã tiến vào phạm vi 12 hải lý cách các hòn đảo thuộc Hoàng Sa như Tri Tôn và Phú Lâm mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Hãng tin này cũng trích lời những người chỉ trích hoạt động này nói rằng động thái như trên ít tác động tới Trung Quốc và gần như chỉ mang tính biểu tượng.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 27/5 phản đối "sự khiêu khích" của Washington.
Trong tuyên bố ngắn được Reuters trích dẫn, Bộ này nói rằng hành động của Mỹ vi phạm chủ quyền của Trung Quốc vì hai tàu chiến tiến vào vùng lãnh hải của Bắc Kinh khi chưa được phép.
Bộ này cũng nói thêm rằng tàu và máy bay của Trung Quốc đã được triển khai để cảnh cáo và yêu cầu chiến hạm Mỹ rời đi.
Các bức ảnh chụp từ vệ tinh hôm 12/5 cho thấy rằng Trung Quốc dường như đã triển khai các tên lửa đất đối không và tên lửa hành trình chống hạm ở Phú Lâm.
Đầu tháng này, không lực Trung Quốc đã cho các máy bay ném bom đáp xuống các đảo nhân tạo ở Biển Đông, gây quan ngại ở Việt Nam và Philippines.
Hoa Kỳ lâu nay muốn các nước khác cũng tham gia hoạt động thể hiện "quyền tự do hàng hải" ở Biển Đông.
Reuters cho rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy cuộc họp thượng đỉnh với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un đã gây thêm căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục tranh chấp về thương mại.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 24/5 chỉ trích Mỹ rút lại lời mời nước này tham dự cuộc diễn tập hải quân do Hoa Kỳ tổ chức có tên gọi Vành đai Thái Bình Dương, viết tắt là RIMPAC, vì việc quân sự hóa Biển Đông.
Theo Reuters, Bắc Kinh từng tham gia cuộc thao dượt hàng hải quốc tế được coi là lớn nhất thế giới, diễn ra hai năm một lần ở Hawaii vào tháng Sáu và tháng Bảy.
Tin cho hay, RIMPAC tạo cơ hội cho lực lượng vũ trang của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trao đổi trực tiếp, và điều này sẽ giúp giảm bớt căng thẳng cũng như tính toán sai lầm nếu đôi bên đối đầu trong tình thế xấu hơn.
Theo Reuters, Lầu Năm Góc nói rút lại lời mời vì Bắc Kinh quân sự hóa các hòn đảo ở Biển Đông.
Trong một tuyên bố ngắn, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ đã “phớt lờ sự thật và làm rùm beng cái gọi là quân sự hóa Biển Đông”, và lấy đó là cái cớ để không mời Trung Quốc.
Bàn ra tán vào (3)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Hai tàu chiến Mỹ tiến lại gần quần đảo Hoàng Sa
Hai tàu chiến của hải quân Mỹ đã tới gần các hòn đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông để thể hiện "quyền tự do hàng hải", Reuters đưa tin hôm 27/5, dẫn hai quan chức Mỹ.
Hãng tin Anh nhận định rằng, dù bước đi này đã được hoạch định nhiều tháng trước và nó đã trở thành thường lệ, động thái diễn ra ở một thời điểm nhạy cảm, vài ngày sau khi Hoa Kỳ rút lại lời mời Trung Quốc tham dự một cuộc thao dượt hải quân uy mô lớn do Mỹ tổ chức.
Reuters dẫn các quan chức Mỹ giấu tên cho biết rằng chiến hạm được trang bị trên lửa là Higgins và Antietam đã tiến vào phạm vi 12 hải lý cách các hòn đảo thuộc Hoàng Sa như Tri Tôn và Phú Lâm mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Hãng tin này cũng trích lời những người chỉ trích hoạt động này nói rằng động thái như trên ít tác động tới Trung Quốc và gần như chỉ mang tính biểu tượng.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 27/5 phản đối "sự khiêu khích" của Washington.
Trong tuyên bố ngắn được Reuters trích dẫn, Bộ này nói rằng hành động của Mỹ vi phạm chủ quyền của Trung Quốc vì hai tàu chiến tiến vào vùng lãnh hải của Bắc Kinh khi chưa được phép.
Bộ này cũng nói thêm rằng tàu và máy bay của Trung Quốc đã được triển khai để cảnh cáo và yêu cầu chiến hạm Mỹ rời đi.
Các bức ảnh chụp từ vệ tinh hôm 12/5 cho thấy rằng Trung Quốc dường như đã triển khai các tên lửa đất đối không và tên lửa hành trình chống hạm ở Phú Lâm.
Đầu tháng này, không lực Trung Quốc đã cho các máy bay ném bom đáp xuống các đảo nhân tạo ở Biển Đông, gây quan ngại ở Việt Nam và Philippines.
Hoa Kỳ lâu nay muốn các nước khác cũng tham gia hoạt động thể hiện "quyền tự do hàng hải" ở Biển Đông.
Reuters cho rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy cuộc họp thượng đỉnh với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un đã gây thêm căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục tranh chấp về thương mại.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 24/5 chỉ trích Mỹ rút lại lời mời nước này tham dự cuộc diễn tập hải quân do Hoa Kỳ tổ chức có tên gọi Vành đai Thái Bình Dương, viết tắt là RIMPAC, vì việc quân sự hóa Biển Đông.
Theo Reuters, Bắc Kinh từng tham gia cuộc thao dượt hàng hải quốc tế được coi là lớn nhất thế giới, diễn ra hai năm một lần ở Hawaii vào tháng Sáu và tháng Bảy.
Tin cho hay, RIMPAC tạo cơ hội cho lực lượng vũ trang của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trao đổi trực tiếp, và điều này sẽ giúp giảm bớt căng thẳng cũng như tính toán sai lầm nếu đôi bên đối đầu trong tình thế xấu hơn.
Theo Reuters, Lầu Năm Góc nói rút lại lời mời vì Bắc Kinh quân sự hóa các hòn đảo ở Biển Đông.
Trong một tuyên bố ngắn, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ đã “phớt lờ sự thật và làm rùm beng cái gọi là quân sự hóa Biển Đông”, và lấy đó là cái cớ để không mời Trung Quốc.