Cà Kê Dê Ngỗng
Hàng loạt cán bộ Trung Quốc xin hưu non, tự tử vì sợ lộ tham nhũng
Chiến dịch chống tham nhũng của lãnh đạo Trung Quốc (TQ) đang gieo nỗi sợ kinh hoàng, đến độ nhiều cán bộ làm đủ mọi cách để đứng ngoài rắc rối:
Chiến dịch chống tham nhũng của lãnh đạo Trung Quốc (TQ) đang gieo
nỗi sợ kinh hoàng, đến độ nhiều cán bộ làm đủ mọi cách để đứng ngoài
rắc rối: từ chối phê duyệt dự án béo bở, tìm cách xin hưu non và một số
“ông to” ở tập đoàn nhà nước còn tự sát...
Hồi tháng 4, nhật báo Tuổi trẻ Bắc Kinh cho biết 54 cán bộ “chết vì những nguyên nhân không tự nhiên” từ đầu năm 2013 đến tháng 4.2014, gồm hơn 40% là tự sát. Báo này nêu 8 người nhảy lầu để tìm đến cái chết.
Đầu năm 2014, cựu chủ tịch Bai Zhongren của Tập đoàn đường sắt TQ nhảy lầu để tự tử, sau cuộc điều tra tham nhũng ở Bộ Đường sắt (đã giải tán). Đến tháng 5, cựu chủ tịch Liu Zhanbin của tập đoàn dược liệu Harbin Pharm. Group Sanjing Pharmaceutical Co. cũng tự tử bằng cách nhảy lầu, trong lúc ông ta bị điều tra tham nhũng.
Theo Tân Hoa Xã ngày 30.6, từ tháng 12.2012, đã có 30 cán bộ cấp cao ở cấp tỉnh và cấp Bộ trở lên bị điều tra tham nhũng. Một số nguồn tin nói chiến dịch gây tác dụng “lạnh lưng” nên nhiều cán bộ tìm cách về hưu non để tránh bị “soi”.
Nhà kinh tế học Niu Bokun ở Bắc Kinh nói: “Đừng dính vào rắc rối, đừng để bị bắt, đó là tinh thần cảnh giác của họ”.
Trong khi người dân TQ thường nghi ngờ về kết quả các cuộc bài trừ tham nhũng thì cuộc điều tra lại có một hậu quả ngoài ý muốn nói trên. Theo Reuters, các quan chức chính quyền và lãnh đạo các tập đoàn nhà nước,những người được cho là thúc đẩy cải tổ kinh tế và cơ chế điều hành chính phủ, đều “nhát giò” vì họ sợ bị chú ý một cách không cần thiết.
"Chiến dịch chống tham nhũng đang tác động mạnh về kinh tế. Cán bộ địa phương giờ không dám khởi động các dự án đầu tư. Họ nằm im hết. Ai cũng nghĩ chiến dịch này sẽ ngắn thôi, như các lần trước”, theo một cán bộ chính quyền ở tỉnh Chiết Giang, nơi ông Tập Cận Bình từng là bí thư tỉnh ủy từ 2002-2007.
Một trong những lý do để sợ là chiến dịch chống tham nhũng “đập ruồi đả hổ” của ông Tập Cận Bình không giảm sau 18 tháng hoạt động. “Gương mặt mốc” to nhất bị “chém” mới đây là một cựu tướng nhận hối lộ của các sĩ quan “chạy” lên lon: Từ Tài Hậu sẽ bị xét xử ở tòa án quân sự.
Lý do khác để sợ: nạn tham nhũng tràn lan ở Trung Quốc - nhất là ở mảng bán các gói thầu của chính phủ, năng lượng và xây dựng, cùng việc cấp phép sử dụng đất và cho phép khai thác mỏ, nên nhiều cán bộ biết sẽ đến ngày họ bị bêu danh.
Một số nguồn tin nói các dự án lớn hiện thu hút sự chú ý của người dân, ngày càng tăng qua mạng internet, đến độ dù chẳng có dấu hiệu tiêu cực nào, các cán bộ cũng tỏ ra cảnh giác. Ví dụ một loạt dự án bị đóng suốt năm qua, sau khi dân thường tỏ bày quan ngại về tác động môi trường.
Để tỏ dấu hiệu “trên” đã biết rõ các cán bộ tránh bị chú ý, trong một cuộc họp với các cán bộ cấp tỉnh hồi tháng 5, Thủ tướng Lý Khắc Cường đập bàn, phê phán họ “không tích cực làm việc”, theo truyền thông TQ.
Qua tháng 6, nhật báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản TQ (CPC) viết 3 trang bình luận, phê phán cán bộ địa phương “làm việc uể oải, lề mề” và “tránh bước ra ánh sáng sân khấu”.
Reuters hồi tháng 4 cũng đưa tin, rằng ông Tập kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao bị nghi tham nhũng, để đưa người thân tín của ông cùng các cán bộ có tư tưởng cải cách vào những vị trí chủ chốt trong đảng, chính phủ và quân đội, vì ông còn là Chủ tịch nước và chủ tịch quân ủy trung ương.
Nhưng chiến dịch chống tham nhũng không là lý do duy nhất khiến cán bộ phải “tắt điện”. Việc thay đổi chính sách xoành xoạch là một vấn đề ở TQ. Bất kỳ chính sách nào có thể bào mòn uy tín của chính quyền địa phương và khiến thu nhập giảm đều khiến có sự đối phó.
Đây là một vấn đề mà ông Tập hứa sẽ cho phép cơ chế thị trường giữ vai trò quyết định trong nền kinh tế, bằng cách sẽ giảm sự can thiệp của chính quyền.
Nhà kinh tế học Nie Wen nói: “Cán bộ địa phương chọn thái độ “chờ xem” khi chiến dịch bài trừ tham nhũng tăng tốc. Nó tác động mạnh đến nền kinh tế”.
Dù không có số liệu nào cho thấy chiến dịch chống tham nhũng tác động xấu đến nền kinh tế, công ty kiểm toán Huachuang Securities ở Bắc Kinh vẫn đánh giá, rằng một chiến dịch chống cán bộ sống xa hoa lãng phí đã làm giảm 0,4% điểm trong mức tăng trưởng kinh tế 7,7% năm 2013 của TQ.
Hồi tháng 3, Ủy ban kiểm tra - kỷ luật trung ương của Đảng Cộng sản TQ (CPC) nêu tiền chi cho họp hành và chi cho cán bộ đi công tác nước ngoài giảm 53% và 39% kể từ năm 2012. Chiến dịch này làm các công ty cung ứng rượu xịn, đồng hồ đắt tiền và xe sang lo lỗ to vì mất các khách “sộp” là những cán bộ công chức. Các khách sạn hạng sang thì thiếu khách sộp đến lưu trú.
Trong hàng chục cán bộ chính quyền và quan chức tập đoàn nhà nước tham gia trả lời phỏng vấn của Reuters, không ai dám xưng tên vì tính nhạy cảm của cuộc chống tham nhũng. Nhưng họ đều có chung câu chuyện là cuộc bài trừ đã lan vào tận trong từng cơ quan.
Một nữ cán bộ ở Bắc Kinh nói, “thủ trưởng” của bà mới đây yêu cầu cấp dưới khai chi tiết không chỉ giá trị tài sản, mà còn khai cả nơi mà con cái họ và người thân muốn đi tham quan khi ra nước ngoài.
Chiến dịch bài trừ tham nhũng của ông Tập “chĩa” vào “các quan trần trụi”, từ để chỉ những người có vợ hoặc con đang sống ở nước ngoài. Các ông này luôn bị nghi sử sũng những mối quan hệ để lén tuồn tài sản ra nước ngoài.
Bà cán bộ nói tiếp: “Đang có bầu khí lo sợ, bất an. Không ai sẵn sàng làm gì có thể bị chú ý. Thế có nghĩa là chẳng ai làm việc trong cơ quan vào lúc này”.
Ông Tập phát động chiến dịch chống tham nhũng khi làm Tổng bí thư CPC từ tháng 11.2012, phần nào để cải thiện uy tín đảng và chính phủ vốn bị mang tiếng vì nhiều cán bộ đảng viên vơ vét tài sản “khủng”. Nhưng dù đã có vài chủ trương để các cán bộ cấp thấp kê khai tài sản, yêu cầu của người dân là lãnh đạo cấp cao công khai tài sản vẫn chưa được đáp ứng.
Trần Trí (theo Reuters)
Theo motthegioi
Bai Zhongren nhảy lầu tự tử
Hồi tháng 4, nhật báo Tuổi trẻ Bắc Kinh cho biết 54 cán bộ “chết vì những nguyên nhân không tự nhiên” từ đầu năm 2013 đến tháng 4.2014, gồm hơn 40% là tự sát. Báo này nêu 8 người nhảy lầu để tìm đến cái chết.
Đầu năm 2014, cựu chủ tịch Bai Zhongren của Tập đoàn đường sắt TQ nhảy lầu để tự tử, sau cuộc điều tra tham nhũng ở Bộ Đường sắt (đã giải tán). Đến tháng 5, cựu chủ tịch Liu Zhanbin của tập đoàn dược liệu Harbin Pharm. Group Sanjing Pharmaceutical Co. cũng tự tử bằng cách nhảy lầu, trong lúc ông ta bị điều tra tham nhũng.
Theo Tân Hoa Xã ngày 30.6, từ tháng 12.2012, đã có 30 cán bộ cấp cao ở cấp tỉnh và cấp Bộ trở lên bị điều tra tham nhũng. Một số nguồn tin nói chiến dịch gây tác dụng “lạnh lưng” nên nhiều cán bộ tìm cách về hưu non để tránh bị “soi”.
Nhà kinh tế học Niu Bokun ở Bắc Kinh nói: “Đừng dính vào rắc rối, đừng để bị bắt, đó là tinh thần cảnh giác của họ”.
Trong khi người dân TQ thường nghi ngờ về kết quả các cuộc bài trừ tham nhũng thì cuộc điều tra lại có một hậu quả ngoài ý muốn nói trên. Theo Reuters, các quan chức chính quyền và lãnh đạo các tập đoàn nhà nước,những người được cho là thúc đẩy cải tổ kinh tế và cơ chế điều hành chính phủ, đều “nhát giò” vì họ sợ bị chú ý một cách không cần thiết.
"Chiến dịch chống tham nhũng đang tác động mạnh về kinh tế. Cán bộ địa phương giờ không dám khởi động các dự án đầu tư. Họ nằm im hết. Ai cũng nghĩ chiến dịch này sẽ ngắn thôi, như các lần trước”, theo một cán bộ chính quyền ở tỉnh Chiết Giang, nơi ông Tập Cận Bình từng là bí thư tỉnh ủy từ 2002-2007.
Một trong những lý do để sợ là chiến dịch chống tham nhũng “đập ruồi đả hổ” của ông Tập Cận Bình không giảm sau 18 tháng hoạt động. “Gương mặt mốc” to nhất bị “chém” mới đây là một cựu tướng nhận hối lộ của các sĩ quan “chạy” lên lon: Từ Tài Hậu sẽ bị xét xử ở tòa án quân sự.
Lý do khác để sợ: nạn tham nhũng tràn lan ở Trung Quốc - nhất là ở mảng bán các gói thầu của chính phủ, năng lượng và xây dựng, cùng việc cấp phép sử dụng đất và cho phép khai thác mỏ, nên nhiều cán bộ biết sẽ đến ngày họ bị bêu danh.
Một số nguồn tin nói các dự án lớn hiện thu hút sự chú ý của người dân, ngày càng tăng qua mạng internet, đến độ dù chẳng có dấu hiệu tiêu cực nào, các cán bộ cũng tỏ ra cảnh giác. Ví dụ một loạt dự án bị đóng suốt năm qua, sau khi dân thường tỏ bày quan ngại về tác động môi trường.
Để tỏ dấu hiệu “trên” đã biết rõ các cán bộ tránh bị chú ý, trong một cuộc họp với các cán bộ cấp tỉnh hồi tháng 5, Thủ tướng Lý Khắc Cường đập bàn, phê phán họ “không tích cực làm việc”, theo truyền thông TQ.
Qua tháng 6, nhật báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản TQ (CPC) viết 3 trang bình luận, phê phán cán bộ địa phương “làm việc uể oải, lề mề” và “tránh bước ra ánh sáng sân khấu”.
Reuters hồi tháng 4 cũng đưa tin, rằng ông Tập kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao bị nghi tham nhũng, để đưa người thân tín của ông cùng các cán bộ có tư tưởng cải cách vào những vị trí chủ chốt trong đảng, chính phủ và quân đội, vì ông còn là Chủ tịch nước và chủ tịch quân ủy trung ương.
Nhưng chiến dịch chống tham nhũng không là lý do duy nhất khiến cán bộ phải “tắt điện”. Việc thay đổi chính sách xoành xoạch là một vấn đề ở TQ. Bất kỳ chính sách nào có thể bào mòn uy tín của chính quyền địa phương và khiến thu nhập giảm đều khiến có sự đối phó.
Đây là một vấn đề mà ông Tập hứa sẽ cho phép cơ chế thị trường giữ vai trò quyết định trong nền kinh tế, bằng cách sẽ giảm sự can thiệp của chính quyền.
Nhà kinh tế học Nie Wen nói: “Cán bộ địa phương chọn thái độ “chờ xem” khi chiến dịch bài trừ tham nhũng tăng tốc. Nó tác động mạnh đến nền kinh tế”.
Dù không có số liệu nào cho thấy chiến dịch chống tham nhũng tác động xấu đến nền kinh tế, công ty kiểm toán Huachuang Securities ở Bắc Kinh vẫn đánh giá, rằng một chiến dịch chống cán bộ sống xa hoa lãng phí đã làm giảm 0,4% điểm trong mức tăng trưởng kinh tế 7,7% năm 2013 của TQ.
Hồi tháng 3, Ủy ban kiểm tra - kỷ luật trung ương của Đảng Cộng sản TQ (CPC) nêu tiền chi cho họp hành và chi cho cán bộ đi công tác nước ngoài giảm 53% và 39% kể từ năm 2012. Chiến dịch này làm các công ty cung ứng rượu xịn, đồng hồ đắt tiền và xe sang lo lỗ to vì mất các khách “sộp” là những cán bộ công chức. Các khách sạn hạng sang thì thiếu khách sộp đến lưu trú.
Trong hàng chục cán bộ chính quyền và quan chức tập đoàn nhà nước tham gia trả lời phỏng vấn của Reuters, không ai dám xưng tên vì tính nhạy cảm của cuộc chống tham nhũng. Nhưng họ đều có chung câu chuyện là cuộc bài trừ đã lan vào tận trong từng cơ quan.
Một nữ cán bộ ở Bắc Kinh nói, “thủ trưởng” của bà mới đây yêu cầu cấp dưới khai chi tiết không chỉ giá trị tài sản, mà còn khai cả nơi mà con cái họ và người thân muốn đi tham quan khi ra nước ngoài.
Chiến dịch bài trừ tham nhũng của ông Tập “chĩa” vào “các quan trần trụi”, từ để chỉ những người có vợ hoặc con đang sống ở nước ngoài. Các ông này luôn bị nghi sử sũng những mối quan hệ để lén tuồn tài sản ra nước ngoài.
Bà cán bộ nói tiếp: “Đang có bầu khí lo sợ, bất an. Không ai sẵn sàng làm gì có thể bị chú ý. Thế có nghĩa là chẳng ai làm việc trong cơ quan vào lúc này”.
Ông Tập phát động chiến dịch chống tham nhũng khi làm Tổng bí thư CPC từ tháng 11.2012, phần nào để cải thiện uy tín đảng và chính phủ vốn bị mang tiếng vì nhiều cán bộ đảng viên vơ vét tài sản “khủng”. Nhưng dù đã có vài chủ trương để các cán bộ cấp thấp kê khai tài sản, yêu cầu của người dân là lãnh đạo cấp cao công khai tài sản vẫn chưa được đáp ứng.
Trần Trí (theo Reuters)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hàng loạt cán bộ Trung Quốc xin hưu non, tự tử vì sợ lộ tham nhũng
Chiến dịch chống tham nhũng của lãnh đạo Trung Quốc (TQ) đang gieo nỗi sợ kinh hoàng, đến độ nhiều cán bộ làm đủ mọi cách để đứng ngoài rắc rối:
Bai Zhongren nhảy lầu tự tử
Hồi tháng 4, nhật báo Tuổi trẻ Bắc Kinh cho biết 54 cán bộ “chết vì những nguyên nhân không tự nhiên” từ đầu năm 2013 đến tháng 4.2014, gồm hơn 40% là tự sát. Báo này nêu 8 người nhảy lầu để tìm đến cái chết.
Đầu năm 2014, cựu chủ tịch Bai Zhongren của Tập đoàn đường sắt TQ nhảy lầu để tự tử, sau cuộc điều tra tham nhũng ở Bộ Đường sắt (đã giải tán). Đến tháng 5, cựu chủ tịch Liu Zhanbin của tập đoàn dược liệu Harbin Pharm. Group Sanjing Pharmaceutical Co. cũng tự tử bằng cách nhảy lầu, trong lúc ông ta bị điều tra tham nhũng.
Theo Tân Hoa Xã ngày 30.6, từ tháng 12.2012, đã có 30 cán bộ cấp cao ở cấp tỉnh và cấp Bộ trở lên bị điều tra tham nhũng. Một số nguồn tin nói chiến dịch gây tác dụng “lạnh lưng” nên nhiều cán bộ tìm cách về hưu non để tránh bị “soi”.
Nhà kinh tế học Niu Bokun ở Bắc Kinh nói: “Đừng dính vào rắc rối, đừng để bị bắt, đó là tinh thần cảnh giác của họ”.
Trong khi người dân TQ thường nghi ngờ về kết quả các cuộc bài trừ tham nhũng thì cuộc điều tra lại có một hậu quả ngoài ý muốn nói trên. Theo Reuters, các quan chức chính quyền và lãnh đạo các tập đoàn nhà nước,những người được cho là thúc đẩy cải tổ kinh tế và cơ chế điều hành chính phủ, đều “nhát giò” vì họ sợ bị chú ý một cách không cần thiết.
"Chiến dịch chống tham nhũng đang tác động mạnh về kinh tế. Cán bộ địa phương giờ không dám khởi động các dự án đầu tư. Họ nằm im hết. Ai cũng nghĩ chiến dịch này sẽ ngắn thôi, như các lần trước”, theo một cán bộ chính quyền ở tỉnh Chiết Giang, nơi ông Tập Cận Bình từng là bí thư tỉnh ủy từ 2002-2007.
Một trong những lý do để sợ là chiến dịch chống tham nhũng “đập ruồi đả hổ” của ông Tập Cận Bình không giảm sau 18 tháng hoạt động. “Gương mặt mốc” to nhất bị “chém” mới đây là một cựu tướng nhận hối lộ của các sĩ quan “chạy” lên lon: Từ Tài Hậu sẽ bị xét xử ở tòa án quân sự.
Lý do khác để sợ: nạn tham nhũng tràn lan ở Trung Quốc - nhất là ở mảng bán các gói thầu của chính phủ, năng lượng và xây dựng, cùng việc cấp phép sử dụng đất và cho phép khai thác mỏ, nên nhiều cán bộ biết sẽ đến ngày họ bị bêu danh.
Một số nguồn tin nói các dự án lớn hiện thu hút sự chú ý của người dân, ngày càng tăng qua mạng internet, đến độ dù chẳng có dấu hiệu tiêu cực nào, các cán bộ cũng tỏ ra cảnh giác. Ví dụ một loạt dự án bị đóng suốt năm qua, sau khi dân thường tỏ bày quan ngại về tác động môi trường.
Để tỏ dấu hiệu “trên” đã biết rõ các cán bộ tránh bị chú ý, trong một cuộc họp với các cán bộ cấp tỉnh hồi tháng 5, Thủ tướng Lý Khắc Cường đập bàn, phê phán họ “không tích cực làm việc”, theo truyền thông TQ.
Qua tháng 6, nhật báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản TQ (CPC) viết 3 trang bình luận, phê phán cán bộ địa phương “làm việc uể oải, lề mề” và “tránh bước ra ánh sáng sân khấu”.
Reuters hồi tháng 4 cũng đưa tin, rằng ông Tập kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao bị nghi tham nhũng, để đưa người thân tín của ông cùng các cán bộ có tư tưởng cải cách vào những vị trí chủ chốt trong đảng, chính phủ và quân đội, vì ông còn là Chủ tịch nước và chủ tịch quân ủy trung ương.
Nhưng chiến dịch chống tham nhũng không là lý do duy nhất khiến cán bộ phải “tắt điện”. Việc thay đổi chính sách xoành xoạch là một vấn đề ở TQ. Bất kỳ chính sách nào có thể bào mòn uy tín của chính quyền địa phương và khiến thu nhập giảm đều khiến có sự đối phó.
Đây là một vấn đề mà ông Tập hứa sẽ cho phép cơ chế thị trường giữ vai trò quyết định trong nền kinh tế, bằng cách sẽ giảm sự can thiệp của chính quyền.
Nhà kinh tế học Nie Wen nói: “Cán bộ địa phương chọn thái độ “chờ xem” khi chiến dịch bài trừ tham nhũng tăng tốc. Nó tác động mạnh đến nền kinh tế”.
Dù không có số liệu nào cho thấy chiến dịch chống tham nhũng tác động xấu đến nền kinh tế, công ty kiểm toán Huachuang Securities ở Bắc Kinh vẫn đánh giá, rằng một chiến dịch chống cán bộ sống xa hoa lãng phí đã làm giảm 0,4% điểm trong mức tăng trưởng kinh tế 7,7% năm 2013 của TQ.
Hồi tháng 3, Ủy ban kiểm tra - kỷ luật trung ương của Đảng Cộng sản TQ (CPC) nêu tiền chi cho họp hành và chi cho cán bộ đi công tác nước ngoài giảm 53% và 39% kể từ năm 2012. Chiến dịch này làm các công ty cung ứng rượu xịn, đồng hồ đắt tiền và xe sang lo lỗ to vì mất các khách “sộp” là những cán bộ công chức. Các khách sạn hạng sang thì thiếu khách sộp đến lưu trú.
Trong hàng chục cán bộ chính quyền và quan chức tập đoàn nhà nước tham gia trả lời phỏng vấn của Reuters, không ai dám xưng tên vì tính nhạy cảm của cuộc chống tham nhũng. Nhưng họ đều có chung câu chuyện là cuộc bài trừ đã lan vào tận trong từng cơ quan.
Một nữ cán bộ ở Bắc Kinh nói, “thủ trưởng” của bà mới đây yêu cầu cấp dưới khai chi tiết không chỉ giá trị tài sản, mà còn khai cả nơi mà con cái họ và người thân muốn đi tham quan khi ra nước ngoài.
Chiến dịch bài trừ tham nhũng của ông Tập “chĩa” vào “các quan trần trụi”, từ để chỉ những người có vợ hoặc con đang sống ở nước ngoài. Các ông này luôn bị nghi sử sũng những mối quan hệ để lén tuồn tài sản ra nước ngoài.
Bà cán bộ nói tiếp: “Đang có bầu khí lo sợ, bất an. Không ai sẵn sàng làm gì có thể bị chú ý. Thế có nghĩa là chẳng ai làm việc trong cơ quan vào lúc này”.
Ông Tập phát động chiến dịch chống tham nhũng khi làm Tổng bí thư CPC từ tháng 11.2012, phần nào để cải thiện uy tín đảng và chính phủ vốn bị mang tiếng vì nhiều cán bộ đảng viên vơ vét tài sản “khủng”. Nhưng dù đã có vài chủ trương để các cán bộ cấp thấp kê khai tài sản, yêu cầu của người dân là lãnh đạo cấp cao công khai tài sản vẫn chưa được đáp ứng.
Trần Trí (theo Reuters)