Sức khỏe và đời sống
Hàng ngàn đàn ông Đức thường tiểu... ngồi như phụ nữ, tại sao?
Đi tiểu đứng bị cho là không hợp vệ sinh ẢNH: SHUTTERSTOCK
Vào đầu năm 2015, một cuộc tranh luận về việc đàn ông Đức nên tiểu đứng hay tiểu ngồi đã nổ ra ở Đức khi một tòa án ở Đức phán quyết đàn ông Đức được quyền đứng tiểu.
Tòa án ở thành phố Dusseldorf, Đức, ra phán quyết này sau một vụ tranh chấp giữa chủ nhà và người ở trọ. Một thanh niên ở trọ đã kiện chủ nhà khi họ trừ vào tiền đặt cọc số tiền lớn vì cho rằng anh chàng này tiểu đứng làm nước tiểu văng khắp nơi. Hậu quả là nước tiểu khiến sàn đá bằng cẩm thạch của họ bị hư hỏng.
Người Việt 'choáng' trong nhà vệ sinh ở Nhật Bản
Tôi chắc rằng, vị khách nước ngoài nào khi lần đầu tiên đến xứ sở mặt trời mọc cũng sẽ có vài phút ngạc nhiên, lúng túng và pha chút thú vị với toilet tại đây.
Theo tờ Independent, phán quyết của tòa án được xem là câu trả lời cho câu hỏi đã gây ra nhiều xung đột ở các gia đình người Đức nhiều thập kỷ qua. Vì tòa án giải thích rằng việc đàn ông đứng tiểu là hành động tự nhiên và bản năng.
Tòa án còn cho rằng đàn ông cần được tận hưởng đặc quyền đứng tiểu, dĩ nhiên là phải được người sống cùng nhà cho phép. Với những người phụ nữ là vợ, bạn gái, hay bạn đời ở Đức, việc đi tiểu đứng thường là nguyên nhân gây đổ vỡ trong cuộc sống.
Một bức ảnh biếm họa về chuyện đi tiểu ngồi được chia sẻ trên mạng xã hộiẢNH: FACEBOOK |
Vì vậy mà nhà vệ sinh ở những quán ăn, nhà hàng, rạp phim, hay ở nhà riêng tại Đức thường được gắn bảng yêu cầu nam giới không tiểu đứng. Thậm chí, có nơi còn có tranh minh họa hướng dẫn nam giới làm sao tiểu ngồi.
Trong khi đó, nhiều thanh niên ở Đức lại cho rằng việc tiểu ngồi khiến họ ít nam tính.
Mặc dù có nhiều người phản đối nhưng theo tờ Vice, trong thập kỷ qua, đàn ông ở Đức và nhiều nước khác đang dần hướng tới văn hóa đi tiểu ngồi.
Vào năm 2004, có ít nhất một công ty ở Đức giới thiệu sản phẩm tên gọi “WC Ghost”, là một loại bồn cầu có phát ra giọng nói bắt chước giọng cựu thủ tướng Đức Gerhard Schoroeder kêu gọi ngồi trong khi đi vệ sinh.
“Này, ở đây không cho phép đứng tiểu. Đứng tiểu sẽ bị phạt tiền. Nếu không muốn gặp rắc rối, tốt hơn hết là ngồi xuống”.
Trong năm này, hàng triệu sản phẩm này được bày bán ở các chuỗi cửa hàng, siêu thị.
Đến năm 2006, câu chuyện này trở thành vấn đề nóng ở Na Uy. Một giáo viên tiểu học yêu cầu phụ huynh phải dạy con cái đi tiểu có văn mình, bằng cách tiểu ngồi. Sau đó, việc đi tiểu ngồi trở nên phổ biến ở Đức và các nước Bắc Âu.
Phong trào tương tự cũng xảy ra ở Pháp và Hà Lan. Vào năm 2012, đảng cánh tả ở quận Sormland, Thụy Điển, nổ lực yêu cầu nam giới là thành viên trong hội đồng đi tiểu ngồi ở các tòa nhà trong thành phố.
Đến năm 2007, một cuộc thăm dò các cặp vợ chồng ở Nhật Bản cho thấy 49% đàn ông Nhật đã kết hôn ngồi tiểu, tăng 15% so với năm 1999. Vào năm 2012, đến lượt giới chức Đài Loan kêu gọi nam giới đi tiểu ngồi.
Thậm chí ở Mỹ, việc nam giới đi tiểu ngồi cũng được kêu gọi ở đây.
Từ Thụy Điển cho tới Đài Loan, người ủng hộ việc nam giới tiểu ngồi đưa ra nhiều lý lẽ cho thấy việc ngồi tiểu là có lợi cho sức khỏe và hợp vệ sinh.
Minh Quyên
Hàng ngàn đàn ông Đức thường tiểu... ngồi như phụ nữ, tại sao?
Đi tiểu đứng bị cho là không hợp vệ sinh ẢNH: SHUTTERSTOCK
Vào đầu năm 2015, một cuộc tranh luận về việc đàn ông Đức nên tiểu đứng hay tiểu ngồi đã nổ ra ở Đức khi một tòa án ở Đức phán quyết đàn ông Đức được quyền đứng tiểu.
Tòa án ở thành phố Dusseldorf, Đức, ra phán quyết này sau một vụ tranh chấp giữa chủ nhà và người ở trọ. Một thanh niên ở trọ đã kiện chủ nhà khi họ trừ vào tiền đặt cọc số tiền lớn vì cho rằng anh chàng này tiểu đứng làm nước tiểu văng khắp nơi. Hậu quả là nước tiểu khiến sàn đá bằng cẩm thạch của họ bị hư hỏng.
Người Việt 'choáng' trong nhà vệ sinh ở Nhật Bản
Tôi chắc rằng, vị khách nước ngoài nào khi lần đầu tiên đến xứ sở mặt trời mọc cũng sẽ có vài phút ngạc nhiên, lúng túng và pha chút thú vị với toilet tại đây.
Theo tờ Independent, phán quyết của tòa án được xem là câu trả lời cho câu hỏi đã gây ra nhiều xung đột ở các gia đình người Đức nhiều thập kỷ qua. Vì tòa án giải thích rằng việc đàn ông đứng tiểu là hành động tự nhiên và bản năng.
Tòa án còn cho rằng đàn ông cần được tận hưởng đặc quyền đứng tiểu, dĩ nhiên là phải được người sống cùng nhà cho phép. Với những người phụ nữ là vợ, bạn gái, hay bạn đời ở Đức, việc đi tiểu đứng thường là nguyên nhân gây đổ vỡ trong cuộc sống.
Một bức ảnh biếm họa về chuyện đi tiểu ngồi được chia sẻ trên mạng xã hộiẢNH: FACEBOOK |
Vì vậy mà nhà vệ sinh ở những quán ăn, nhà hàng, rạp phim, hay ở nhà riêng tại Đức thường được gắn bảng yêu cầu nam giới không tiểu đứng. Thậm chí, có nơi còn có tranh minh họa hướng dẫn nam giới làm sao tiểu ngồi.
Trong khi đó, nhiều thanh niên ở Đức lại cho rằng việc tiểu ngồi khiến họ ít nam tính.
Mặc dù có nhiều người phản đối nhưng theo tờ Vice, trong thập kỷ qua, đàn ông ở Đức và nhiều nước khác đang dần hướng tới văn hóa đi tiểu ngồi.
Vào năm 2004, có ít nhất một công ty ở Đức giới thiệu sản phẩm tên gọi “WC Ghost”, là một loại bồn cầu có phát ra giọng nói bắt chước giọng cựu thủ tướng Đức Gerhard Schoroeder kêu gọi ngồi trong khi đi vệ sinh.
“Này, ở đây không cho phép đứng tiểu. Đứng tiểu sẽ bị phạt tiền. Nếu không muốn gặp rắc rối, tốt hơn hết là ngồi xuống”.
Trong năm này, hàng triệu sản phẩm này được bày bán ở các chuỗi cửa hàng, siêu thị.
Đến năm 2006, câu chuyện này trở thành vấn đề nóng ở Na Uy. Một giáo viên tiểu học yêu cầu phụ huynh phải dạy con cái đi tiểu có văn mình, bằng cách tiểu ngồi. Sau đó, việc đi tiểu ngồi trở nên phổ biến ở Đức và các nước Bắc Âu.
Phong trào tương tự cũng xảy ra ở Pháp và Hà Lan. Vào năm 2012, đảng cánh tả ở quận Sormland, Thụy Điển, nổ lực yêu cầu nam giới là thành viên trong hội đồng đi tiểu ngồi ở các tòa nhà trong thành phố.
Đến năm 2007, một cuộc thăm dò các cặp vợ chồng ở Nhật Bản cho thấy 49% đàn ông Nhật đã kết hôn ngồi tiểu, tăng 15% so với năm 1999. Vào năm 2012, đến lượt giới chức Đài Loan kêu gọi nam giới đi tiểu ngồi.
Thậm chí ở Mỹ, việc nam giới đi tiểu ngồi cũng được kêu gọi ở đây.
Từ Thụy Điển cho tới Đài Loan, người ủng hộ việc nam giới tiểu ngồi đưa ra nhiều lý lẽ cho thấy việc ngồi tiểu là có lợi cho sức khỏe và hợp vệ sinh.
Minh Quyên