Sức khỏe và đời sống
Hành phi chiên bằng dầu " Tái Chế " tung ra thị trường
SÀI GÒN (TT) - Hầu hết cư dân thành phố Sài Gòn đều phẫn nộ và hoang mang trước tin dầu ăn bày bán trên thị trường được chế từ... dầu phế liệu của các nhà máy và hàng tấn hành được "phi" từ các chảo dầu cặn này.
Ðại diện chủ cơ sở cũng xác nhận chỉ châm thêm khi dầu cạn chứ không thay dầu mới. Vì vậy, dầu chứa trong các lò đang hoạt động đều có màu đen thui. Ðó là chưa kể việc cơ sở đổ dầu thừa và tro ra đồng ruộng sau nhà, gây ô nhiễm môi sinh trầm trọng cho cả vùng.
Cuộc
bố ráp diễn ra hôm 6 tháng 3 tại Sài Gòn cho thấy, cơ sở "tái chế dầu
thực vật" rộng 700 mét vuông do ông Lê Văn Ca làm chủ đặt sát bờ rạch
Tra, Hóc Môn không có máy móc nào hết ngoài những thùng phuy và bao bố
đựng hành phi chất đống
đầy ruồi nhặng. Ông Lê Văn Ca thú nhận đã mua bã dầu, phế liệu dầu thực
vật của các nhà máy sản xuất dầu ăn, kể cả các vật tư phế phẩm kỹ nghệ
để... làm thành "dầu thực vật tái chế". Tuy nhiên, ông lại nói rằng dầu
tái chế của ông chỉ được phân phối cho các cơ sở kỹ nghệ chứ không bán
cho cơ sở chế biến thực phẩm, với giá trung bình khoảng 2 triệu đồng,
tương đương 100 Mỹ kim mỗi thùng phuy loại 200 lít.
Tại
một cơ sở chế biến hành, tỏi phi do ông Lê Văn Trọng làm chủ, cũng ở xã
Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, người ta thấy có tới 4 chảo dầu đang hoạt
động trong tổng số 12 lò chế biến với 48 chảo dầu được lắp đặt. Ðại diện
chủ cơ sở cho biết đã dùng củ hành tây xắt nhỏ, trộn bột mì rồi chiên
bằng chảo dầu. Hành ngả màu vàng được vớt ra, đưa vào máy sấy khô rồi
đóng bao, tung ra khắp các chợ ở Sài Gòn. Tính ra mỗi ngày cơ sở này cho
ra lò hàng tấn hành phi và sử dụng trên 600 lít dầu để chiên.
Ðại diện chủ cơ sở cũng xác nhận chỉ châm thêm khi dầu cạn chứ không thay dầu mới. Vì vậy, dầu chứa trong các lò đang hoạt động đều có màu đen thui. Ðó là chưa kể việc cơ sở đổ dầu thừa và tro ra đồng ruộng sau nhà, gây ô nhiễm môi sinh trầm trọng cho cả vùng.
duon
Cơ sở chế biến hành phi.
Hai nguồn “nguyên liệu”
Suốt gần
2 tuần liền đeo bám các đại lý thu gom dầu thải, phóng viên nhận thấy
sở dĩ dầu “nguyên liệu” có nhiều tạp chất nói trên là do thu gom từ các
nhà hàng, quán nhậu trên khắp các quận 1, 3, 5, 7, Bình Thạnh, Tân
Bình...
Các nhà
hàng sau khi chiên, xào đồ ăn, dầu thải được đầu bếp đổ lẫn vào xô,
chậu chờ đại lý đến thu gom. Có nơi nhân viên bếp còn “tận thu”, vét
sạch bát đĩa có dính dầu, thậm chí nhặt nhạnh cả mỡ gà, mỡ cá dư thừa
trong quá trình làm đồ ăn sống... bỏ vào xô, chậu đựng dầu thừa cho nặng
hơn. Vì thế, trong dầu “nguyên liệu” có cả thức ăn thừa.
Mỗi ngày
một nhà hàng chỉ thải khoảng vài lít dầu, trong khi đại lý thu gom dầu
mỗi chuyến chở 6-7 can 30 lít. Để đủ chuyến, đại lý thường 2-3 ngày mới
ghé các nhà hàng trên một cung đường thu gom một lần. Dầu đã sử dụng,
lại lẫn các tạp chất hữu cơ, để mấy ngày thành ra bốc mùi hôi thối.
Múc dầu từ hố ga đổ vào thùng.
Thế nhưng,
suốt một buổi sáng đeo bám đại lý đi một loạt nhà hàng, quán nhậu ở
Bình Thạnh và Tân Bình thu gom dầu thải, phóng viên nhận thấy anh này
chỉ gom được 5 can, có nghĩa lượng dầu từ nguồn này rất hạn chế. Trong
khi đó, những cơ sở chế biến dầu đen mà phóng viên thâm nhập chế biến
đến hàng tấn dầu mỗi ngày. Vậy nguồn dầu “nguyên liệu” chính từ đâu ra?
Nhiều ngày
“mai phục” trước cổng cơ sở chế biến dầu đen Q.D, phóng viên thấy một
đại lý mỗi ngày đều đặn chở đến 3-4 chuyến, mỗi chuyến 5-6 can dầu
“nguyên liệu” trong đó lẫn các loại trái cây và nông sản như cà rốt, đậu
que, khoai tây... khác với dầu thải của nhà hàng.
Lân
la làm quen với lý do “xin theo làm nghề thu gom dầu thải”, phóng viên
được đại lý này giải thích: đó là dầu lấy từ hố ga các nhà máy chế biến
nông sản.
Cụ
thể, trước khi trái cây hay hàng nông sản đưa vào sấy sẽ được chiên sơ
bằng dầu. Mỗi ngày, một công ty cỡ vừa vừa cũng sấy hàng chục tấn nông
sản. Lượng dầu sau khi chiên sẽ được gom lại để bán. Ngoài ra, sau mỗi
ca công nhân đều tiến hành rửa dây chuyền chiên sấy.
Nước
rửa máy móc có lẫn dầu chiên, và cả dầu nhớt cùng tạp chất khác, chảy
xuống một hố ga, chờ tạp chất và cặn lắng xuống, dầu thừa nổi lên thì
đem hớt bán cho đại lý thu gom dầu thải. “Thế nên tụi tui gọi là dầu hố
ga”, đại lý này thật thà.
Đeo bám
Để
kiểm chứng lời kể trên, sau khi theo chân các đại lý đến một số nhà máy
chế biến nông sản, phóng viên mượn một chiếc xe gắn máy cà tàng, sắm
thêm 3 can nhựa, vào vai người thu gom dầu thải. Nhà máy đầu tiên mà PV
tiếp cận là A.D.L ở xã Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn.
Theo thông
tin phóng viên nắm được thì mỗi tháng nhà máy này bán hàng chục tấn dầu
hố ga cho các đại lý thu gom với giá 6,5 ngàn đồng/kg. Việc mua bán này
được giám sát chặt chẽ theo quy trình: dầu thải được công nhân múc sẵn
từ hố ga ra can, ai có nhu cầu đến giao dịch với quản lý nhà máy ở văn
phòng và hàng sẽ có người xếp lên xe (nếu phương
tiện là ô tô), không cho khách hàng vào nơi chứa dầu thải.
Vì vậy,
dù trả giá cao hơn nhiều nhưng quản lý nhà máy vẫn cương quyết không
cho phóng viên vào “khu cấm địa”; định chuyển qua phương án đột nhập
cũng thất bại do luôn có hai nhân viên trực camera quan sát 24/24 khu
vực sản
xuất...
Thất bại
ở A.D.L, PV tiếp tục gõ cửa 3 nhà máy khác, nhưng cũng đều vấp phải sự
cảnh giác cao độ. Đến công ty thứ 5 là Lusun trên đường Nguyễn Ảnh Thủ,
H.Hóc Môn, chuyên sấy trái cây và hàng nông sản xuất khẩu, công việc
tiến triển hơn khi bảo vệ công ty chỉ vào liên
hệ với văn phòng qua điện thoại. “Người mua tự múc hay nhân viên múc
cho?”, chúng tôi hỏi và bảo vệ trả lời: “Các ông mua thì tự đi múc, dầu
thối hoắc ai dám múc cho mấy ông (?!)”.
Cận cảnh
Tìm được
điện thoại của văn phòng Công ty Lusun, phóng viên liên hệ hỏi mua dầu
thải, một giọng nữ gặng hỏi mua giá bao nhiêu. “Tụi tui vẫn mua một can
30 lít từ 140 - 170 ngàn đồng”, phóng viên trả lời.
Nữ nhân
viên này cho biết công ty bán ký chứ không bán can. Sau khi thỏa thuận
giá 6 ngàn đồng/kg, nhân viên Lusun cho biết sẽ liên lạc ngay khi có
dầu.
Nhưng chờ
3 ngày sau không thấy công ty gọi lại, phóng viên chủ động liên lạc thì
được trả lời: “Chưa có, có em sẽ gọi”. Thấy lạ vì ngày nào cũng có đại
lý đến công ty gom dầu thải chở ra ngoài, phóng viên quyết định tìm cách
thâm nhập.
Trong những
ngày theo chân đại lý đến cổng Lusun, thấy ngày nào cũng có một nhóm
thợ hồ khoảng 15 người vào công ty đầu giờ sáng, phóng viên làm quen và
được một người giúp đỡ.
7
giờ 30 sáng một ngày cuối tháng 10, trong bộ đồ lấm lem như một thợ hồ,
phóng viên cùng nhóm thợ vào công ty qua cổng phụ và nhanh chóng tìm
được hố ga chứa dầu thải nằm ở cuối hành lang, sau một lớp cửa nhà máy.
Hố ga
trống nắp, miệng vương vãi đầy dầu, mấy chiếc thùng nhựa để lăn lóc gần
đó cùng chiếc ca nhựa lấm lem, nước bên trong hố ga sủi bọt ùng ục.
Khoảng 8
giờ sáng, khi phóng viên ngụy trang camera vừa xong thì một người đàn
ông tay xách 5 chiếc can cáu bẩn đi vào, dừng lại bên miệng hố ga. Đặt 5
chiếc can trống không xuống, anh này quay sang dựng những chiếc thùng
nhựa lên, rồi lấy chiếc ca nhựa màu đỏ thản nhiên múc từng ca dầu đen
nhợt lẫn với các loại rác thải từ dưới hố ga đổ vào thùng nhựa.
Khi tất
cả các thùng nhựa đầy, anh này bắt đầu chiết dầu từ thùng qua những
chiếc can mang theo, khi chiết không quên lấy một miếng lưới lót ở miệng
phễu để ngăn bớt rác chảy vào can. Cứ thế, cho đến khi 5 can nhựa loại
30 lít đầy ắp dầu thải...
Nhìn hố ga đựng dầu phi hành mà phát khiếp! Hố ga gom dầu của một công ty ở Củ Chi.
Ghi hình
mấy ngày liên tiếp, trong vai thợ hồ phóng viên đến bắt chuyện với
người đàn ông thu gom dầu thải. H. (tên người đàn ông) cho biết làm nghề
thu mua dầu phế thải đã nhiều năm để bán lại cho các cơ sở chế biến dầu
phế thải ở thành phố và Lusun là một trong nhiều mối lấy hằng ngày của
anh.
“Tìm được
công ty cho tự múc khó lắm, không biết vì sao họ không cho vào múc mà
toàn múc sẵn ra can trước. Với lại, công ty này cho tự múc nên giá chỉ
có 2 ngàn đồng/kg, tôi về lọc rác và đổ vào phi cho lắng bớt cặn, sau đó
giao thẳng cho một cơ sở làm hành phi, còn bao nhiêu bỏ mối cho cơ sở
Q.D với giá 6 ngàn đồng/kg”, H. kể.
Vừa nói
chuyện, H. vừa làm công việc của mình, đến khi 5 chiếc can đầy đến
miệng thì cũng là lúc dầu trong hố ga cạn, bên dưới toàn nước đen xì.
Cầm ca nhựa khoắng thấy toàn nước màu đen sền sệt bùn đất, rau rác, H.
ném cái ca lên miệng hố ga, than: “Hôm nay được ít quá”.
Phóng viên
cố ý phụ H. xách các can dầu ra ngoài để xem thực chất công ty bán dầu
thải hay cho H. tự thu gom dọn vệ sinh. Khi ra đến gần cổng, H. xách 5
can đặt lên chiếc bàn cân, lập tức một nữ nhân viên ra xem trọng lượng.
Tổng cộng 5 can được 146 kg, H. thanh toán 284 ngàn đồng (đã trừ bì) cho
kế toán và được nhân viên ở đây cấp cho tờ giấy ra cổng. Tất cả như một
quy trình đã được lập sẵn.
Theo các
đại lý thu gom dầu thải, dầu hố ga chiếm khoảng 70% lượng dầu “nguyên
liệu” của các cơ sở chế biến dầu thải. Ngoài các loại rác hữu cơ, trong
dầu này còn chứa cả dầu nhớt và chất độc hại khác khi rửa máy móc trôi
xuống... Và những chất dơ bẩn, độc hại này vẫn hằng ngày theo một chu
trình chế biến hành phi bẩn đi vào bao tử của nhiều người!
Olivia Sưu Tầm
Olivia Sưu Tầm
Tác giả: Olivia
Quang Nguyen chuyển
Quang Nguyen chuyển
Hành phi chiên bằng dầu " Tái Chế " tung ra thị trường
SÀI GÒN (TT) - Hầu hết cư dân thành phố Sài Gòn đều phẫn nộ và hoang mang trước tin dầu ăn bày bán trên thị trường được chế từ... dầu phế liệu của các nhà máy và hàng tấn hành được "phi" từ các chảo dầu cặn này.
Cuộc
bố ráp diễn ra hôm 6 tháng 3 tại Sài Gòn cho thấy, cơ sở "tái chế dầu
thực vật" rộng 700 mét vuông do ông Lê Văn Ca làm chủ đặt sát bờ rạch
Tra, Hóc Môn không có máy móc nào hết ngoài những thùng phuy và bao bố
đựng hành phi chất đống
đầy ruồi nhặng. Ông Lê Văn Ca thú nhận đã mua bã dầu, phế liệu dầu thực
vật của các nhà máy sản xuất dầu ăn, kể cả các vật tư phế phẩm kỹ nghệ
để... làm thành "dầu thực vật tái chế". Tuy nhiên, ông lại nói rằng dầu
tái chế của ông chỉ được phân phối cho các cơ sở kỹ nghệ chứ không bán
cho cơ sở chế biến thực phẩm, với giá trung bình khoảng 2 triệu đồng,
tương đương 100 Mỹ kim mỗi thùng phuy loại 200 lít.
Tại
một cơ sở chế biến hành, tỏi phi do ông Lê Văn Trọng làm chủ, cũng ở xã
Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, người ta thấy có tới 4 chảo dầu đang hoạt
động trong tổng số 12 lò chế biến với 48 chảo dầu được lắp đặt. Ðại diện
chủ cơ sở cho biết đã dùng củ hành tây xắt nhỏ, trộn bột mì rồi chiên
bằng chảo dầu. Hành ngả màu vàng được vớt ra, đưa vào máy sấy khô rồi
đóng bao, tung ra khắp các chợ ở Sài Gòn. Tính ra mỗi ngày cơ sở này cho
ra lò hàng tấn hành phi và sử dụng trên 600 lít dầu để chiên.
Ðại diện chủ cơ sở cũng xác nhận chỉ châm thêm khi dầu cạn chứ không thay dầu mới. Vì vậy, dầu chứa trong các lò đang hoạt động đều có màu đen thui. Ðó là chưa kể việc cơ sở đổ dầu thừa và tro ra đồng ruộng sau nhà, gây ô nhiễm môi sinh trầm trọng cho cả vùng.
duon
Cơ sở chế biến hành phi.
Hai nguồn “nguyên liệu”
Suốt gần
2 tuần liền đeo bám các đại lý thu gom dầu thải, phóng viên nhận thấy
sở dĩ dầu “nguyên liệu” có nhiều tạp chất nói trên là do thu gom từ các
nhà hàng, quán nhậu trên khắp các quận 1, 3, 5, 7, Bình Thạnh, Tân
Bình...
Các nhà
hàng sau khi chiên, xào đồ ăn, dầu thải được đầu bếp đổ lẫn vào xô,
chậu chờ đại lý đến thu gom. Có nơi nhân viên bếp còn “tận thu”, vét
sạch bát đĩa có dính dầu, thậm chí nhặt nhạnh cả mỡ gà, mỡ cá dư thừa
trong quá trình làm đồ ăn sống... bỏ vào xô, chậu đựng dầu thừa cho nặng
hơn. Vì thế, trong dầu “nguyên liệu” có cả thức ăn thừa.
Mỗi ngày
một nhà hàng chỉ thải khoảng vài lít dầu, trong khi đại lý thu gom dầu
mỗi chuyến chở 6-7 can 30 lít. Để đủ chuyến, đại lý thường 2-3 ngày mới
ghé các nhà hàng trên một cung đường thu gom một lần. Dầu đã sử dụng,
lại lẫn các tạp chất hữu cơ, để mấy ngày thành ra bốc mùi hôi thối.
Múc dầu từ hố ga đổ vào thùng.
Thế nhưng,
suốt một buổi sáng đeo bám đại lý đi một loạt nhà hàng, quán nhậu ở
Bình Thạnh và Tân Bình thu gom dầu thải, phóng viên nhận thấy anh này
chỉ gom được 5 can, có nghĩa lượng dầu từ nguồn này rất hạn chế. Trong
khi đó, những cơ sở chế biến dầu đen mà phóng viên thâm nhập chế biến
đến hàng tấn dầu mỗi ngày. Vậy nguồn dầu “nguyên liệu” chính từ đâu ra?
Nhiều ngày
“mai phục” trước cổng cơ sở chế biến dầu đen Q.D, phóng viên thấy một
đại lý mỗi ngày đều đặn chở đến 3-4 chuyến, mỗi chuyến 5-6 can dầu
“nguyên liệu” trong đó lẫn các loại trái cây và nông sản như cà rốt, đậu
que, khoai tây... khác với dầu thải của nhà hàng.
Lân
la làm quen với lý do “xin theo làm nghề thu gom dầu thải”, phóng viên
được đại lý này giải thích: đó là dầu lấy từ hố ga các nhà máy chế biến
nông sản.
Cụ
thể, trước khi trái cây hay hàng nông sản đưa vào sấy sẽ được chiên sơ
bằng dầu. Mỗi ngày, một công ty cỡ vừa vừa cũng sấy hàng chục tấn nông
sản. Lượng dầu sau khi chiên sẽ được gom lại để bán. Ngoài ra, sau mỗi
ca công nhân đều tiến hành rửa dây chuyền chiên sấy.
Nước
rửa máy móc có lẫn dầu chiên, và cả dầu nhớt cùng tạp chất khác, chảy
xuống một hố ga, chờ tạp chất và cặn lắng xuống, dầu thừa nổi lên thì
đem hớt bán cho đại lý thu gom dầu thải. “Thế nên tụi tui gọi là dầu hố
ga”, đại lý này thật thà.
Đeo bám
Để
kiểm chứng lời kể trên, sau khi theo chân các đại lý đến một số nhà máy
chế biến nông sản, phóng viên mượn một chiếc xe gắn máy cà tàng, sắm
thêm 3 can nhựa, vào vai người thu gom dầu thải. Nhà máy đầu tiên mà PV
tiếp cận là A.D.L ở xã Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn.
Theo thông
tin phóng viên nắm được thì mỗi tháng nhà máy này bán hàng chục tấn dầu
hố ga cho các đại lý thu gom với giá 6,5 ngàn đồng/kg. Việc mua bán này
được giám sát chặt chẽ theo quy trình: dầu thải được công nhân múc sẵn
từ hố ga ra can, ai có nhu cầu đến giao dịch với quản lý nhà máy ở văn
phòng và hàng sẽ có người xếp lên xe (nếu phương
tiện là ô tô), không cho khách hàng vào nơi chứa dầu thải.
Vì vậy,
dù trả giá cao hơn nhiều nhưng quản lý nhà máy vẫn cương quyết không
cho phóng viên vào “khu cấm địa”; định chuyển qua phương án đột nhập
cũng thất bại do luôn có hai nhân viên trực camera quan sát 24/24 khu
vực sản
xuất...
Thất bại
ở A.D.L, PV tiếp tục gõ cửa 3 nhà máy khác, nhưng cũng đều vấp phải sự
cảnh giác cao độ. Đến công ty thứ 5 là Lusun trên đường Nguyễn Ảnh Thủ,
H.Hóc Môn, chuyên sấy trái cây và hàng nông sản xuất khẩu, công việc
tiến triển hơn khi bảo vệ công ty chỉ vào liên
hệ với văn phòng qua điện thoại. “Người mua tự múc hay nhân viên múc
cho?”, chúng tôi hỏi và bảo vệ trả lời: “Các ông mua thì tự đi múc, dầu
thối hoắc ai dám múc cho mấy ông (?!)”.
Cận cảnh
Tìm được
điện thoại của văn phòng Công ty Lusun, phóng viên liên hệ hỏi mua dầu
thải, một giọng nữ gặng hỏi mua giá bao nhiêu. “Tụi tui vẫn mua một can
30 lít từ 140 - 170 ngàn đồng”, phóng viên trả lời.
Nữ nhân
viên này cho biết công ty bán ký chứ không bán can. Sau khi thỏa thuận
giá 6 ngàn đồng/kg, nhân viên Lusun cho biết sẽ liên lạc ngay khi có
dầu.
Nhưng chờ
3 ngày sau không thấy công ty gọi lại, phóng viên chủ động liên lạc thì
được trả lời: “Chưa có, có em sẽ gọi”. Thấy lạ vì ngày nào cũng có đại
lý đến công ty gom dầu thải chở ra ngoài, phóng viên quyết định tìm cách
thâm nhập.
Trong những
ngày theo chân đại lý đến cổng Lusun, thấy ngày nào cũng có một nhóm
thợ hồ khoảng 15 người vào công ty đầu giờ sáng, phóng viên làm quen và
được một người giúp đỡ.
7
giờ 30 sáng một ngày cuối tháng 10, trong bộ đồ lấm lem như một thợ hồ,
phóng viên cùng nhóm thợ vào công ty qua cổng phụ và nhanh chóng tìm
được hố ga chứa dầu thải nằm ở cuối hành lang, sau một lớp cửa nhà máy.
Hố ga
trống nắp, miệng vương vãi đầy dầu, mấy chiếc thùng nhựa để lăn lóc gần
đó cùng chiếc ca nhựa lấm lem, nước bên trong hố ga sủi bọt ùng ục.
Khoảng 8
giờ sáng, khi phóng viên ngụy trang camera vừa xong thì một người đàn
ông tay xách 5 chiếc can cáu bẩn đi vào, dừng lại bên miệng hố ga. Đặt 5
chiếc can trống không xuống, anh này quay sang dựng những chiếc thùng
nhựa lên, rồi lấy chiếc ca nhựa màu đỏ thản nhiên múc từng ca dầu đen
nhợt lẫn với các loại rác thải từ dưới hố ga đổ vào thùng nhựa.
Khi tất
cả các thùng nhựa đầy, anh này bắt đầu chiết dầu từ thùng qua những
chiếc can mang theo, khi chiết không quên lấy một miếng lưới lót ở miệng
phễu để ngăn bớt rác chảy vào can. Cứ thế, cho đến khi 5 can nhựa loại
30 lít đầy ắp dầu thải...
Nhìn hố ga đựng dầu phi hành mà phát khiếp! Hố ga gom dầu của một công ty ở Củ Chi.
Ghi hình
mấy ngày liên tiếp, trong vai thợ hồ phóng viên đến bắt chuyện với
người đàn ông thu gom dầu thải. H. (tên người đàn ông) cho biết làm nghề
thu mua dầu phế thải đã nhiều năm để bán lại cho các cơ sở chế biến dầu
phế thải ở thành phố và Lusun là một trong nhiều mối lấy hằng ngày của
anh.
“Tìm được
công ty cho tự múc khó lắm, không biết vì sao họ không cho vào múc mà
toàn múc sẵn ra can trước. Với lại, công ty này cho tự múc nên giá chỉ
có 2 ngàn đồng/kg, tôi về lọc rác và đổ vào phi cho lắng bớt cặn, sau đó
giao thẳng cho một cơ sở làm hành phi, còn bao nhiêu bỏ mối cho cơ sở
Q.D với giá 6 ngàn đồng/kg”, H. kể.
Vừa nói
chuyện, H. vừa làm công việc của mình, đến khi 5 chiếc can đầy đến
miệng thì cũng là lúc dầu trong hố ga cạn, bên dưới toàn nước đen xì.
Cầm ca nhựa khoắng thấy toàn nước màu đen sền sệt bùn đất, rau rác, H.
ném cái ca lên miệng hố ga, than: “Hôm nay được ít quá”.
Phóng viên
cố ý phụ H. xách các can dầu ra ngoài để xem thực chất công ty bán dầu
thải hay cho H. tự thu gom dọn vệ sinh. Khi ra đến gần cổng, H. xách 5
can đặt lên chiếc bàn cân, lập tức một nữ nhân viên ra xem trọng lượng.
Tổng cộng 5 can được 146 kg, H. thanh toán 284 ngàn đồng (đã trừ bì) cho
kế toán và được nhân viên ở đây cấp cho tờ giấy ra cổng. Tất cả như một
quy trình đã được lập sẵn.
Theo các
đại lý thu gom dầu thải, dầu hố ga chiếm khoảng 70% lượng dầu “nguyên
liệu” của các cơ sở chế biến dầu thải. Ngoài các loại rác hữu cơ, trong
dầu này còn chứa cả dầu nhớt và chất độc hại khác khi rửa máy móc trôi
xuống... Và những chất dơ bẩn, độc hại này vẫn hằng ngày theo một chu
trình chế biến hành phi bẩn đi vào bao tử của nhiều người!
Olivia Sưu Tầm
Olivia Sưu Tầm
Tác giả: Olivia
Quang Nguyen chuyển
Quang Nguyen chuyển