Hình Ảnh & Sự Kiện
Hạnh phúc ở đây
Cách nhà tôi một bức tường, có một khu nhà trọ gồm 10 căn phòng nho nhỏ. Các căn phòng này ban ngày đóng cửa tắt đèn im ru nhưng tối đến lại ồn ào, sáng trưng. Khuya, họ nằm xếp lớp như cá mòi, phòng chừng 5, 6, 7 người chia nhau ngủ. Cửa luôn mở, đèn luôn cháy, cây quạt trần lắc lư rên rỉ như chuẩn bị rơi xuống bất kỳ lúc nào, hăm he ôm chầm lấy bất kỳ ai để hóa kiếp. Con người trong phòng cũng bất an như cây quạt, ai cũng ngủ chập chờn trong cảnh giác. Tay ôm khư khư một chỗ nào đó trên cơ thể hoặc quần áo. Để ý mấy người này nằm hoài một tướng từ ngày này qua ngày khác không hề thay đổi, ngay cả khi họ gác tay, chân chồng chéo nhau loạn xạ. Hỏi cô chủ nhà mới biết, thì ra “Tụi nó cất tiền bên phía đó!”
Nếu có thể chọn ra một nghề tiêu biểu nhất, đông “hội viên” nhất ở Việt Nam nói chung, Sài Gòn nói riêng, có lẽ chúng ta nên nghĩ đến nghề bán hàng rong. Ði bất cứ đâu, bất cứ chỗ nào ta cũng có thể thấy họ. Hầu như mọi mặt hàng đều có thể cầm trên tay, bưng trên mâm, quẩy trên vai, chất trên xe đạp, xe ba gác hay bày dài trên đất. Những người bán hàng rong, họ là ai? Chắc chắn không phải các vị con ông cháu cha rồi. Những người bán hàng rong trước hết phải là con… cha, cháu… ông.
Xuất thân không… ngược ngạo thì gia thế chả quyền quý gì rồi. Ở Việt Nam là vậy. Họ là con, là em, hoặc chính là những người nông dân phải “cày đường nhựa”. Sau một đêm ngủ dậy, đất đai mình đang chăm bẵm bỗng trở thành đất công, bị thu hồi. Những giọt mồ hôi mặn mòi đang tròm trèm nẩy mầm thì bị cào xới, đổ bê tông, chuẩn bị cho một khu đô thị mới. Trong khi ở vùng thành thị xa xôi, người ta lại muốn xây dựng… nông thôn mới. Họ có cởi truồng hay tự tử để giữ đất thì cuối cùng cũng phải ra đi nếu không muốn bị lôi vào tù hoặc trở thành “dân oan”. Quê hương Miền Tây từ lâu đã cạn kiệt phù sa, bạc lòng cây cỏ…
Họ là con, là em, là chính những ngư dân bỏ biển sau cơn thịnh nộ của thiên nhiên khi bị tàn sát triệt để bằng mưu tính loài người. Những sinh nhật nhân tạo nhưng lại vô nhân tính. Các bản hợp đồng dịu dàng cắt cổ sự sống trên bờ, dưới nước của biển miền Trung rộng lớn một cách ngọt ngào. Không tha hương chả lẽ nằm áp mặt vào mạn thuyền lênh đênh xác cá?
Hoặc họ có thể là con của núi rừng. Sau bao đời săn bắt hái lượm thì được người kinh lên bản dạy cho cái chữ, dạy cách xài tiền. Họ bắt đầu biết toan tính mưu mô. Nhưng họ không thể toan tính mưu mô bằng với những người “thầy” miền xuôi. Dần dà, núi của rừng bị cắt làm khu sinh thái, chim của rừng vô quán nhậu đặc sản, cây của rừng thành cột nhà. Những công trình khai thác đi tới đâu rừng mất tích tới đó. Ðể sống, người của rừng cũng phải ra đi.
Họ cũng có thể chính là những con dân Sài Gòn. Uống nước dòng kênh Nhiêu Lộc lớn lên. Gia đình là người Sài Gòn ở Sài Gòn từ hồi nẳm nào. Nhưng sau đó đất đai nhà cửa của tổ tiên vì một lý do nào đó đã bị sung công. Không chịu bị dụ đi “kinh tế mới”. Họ thi nhau lưu lạc trên chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình như một kẻ “tỵ nạn”. Trong khi những thành phần tỵ nạn thật sự lại ăn trên ngồi trước. Gắn mác lãnh đạo đương thời!
…
Từ khắp nơi đổ về. Tối vô ngủ. Sáng dậy đi làm. (Tự dưng liên tưởng đến câu “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”). Mỗi ngày, trả 15 ngàn vnd (việt nam đồng) cho chủ nhà, nếu muốn dùng nước tắm giặt thì trả thêm 10 ngàn vnd. Bà chủ tên Tám, giọng nói lanh lảnh, mặt hơi ác ác, nói chuyện ngang ngang kiểu… Sài Gòn. Rất chảnh mà cũng rất hào sảng.
“Tụi nó đa số không có giấy tờ, mặt mày thì… cô hồn. Ròm như bọn nghiện. Ðâu ai cho ở ngoài tao?” “Ði bán vé số ngày lời nhiêu đâu, có khi bị giựt sạch vé lẫn tiền. Ở đây tao không có cho thiếu. Thấy đứa nào tội tội là miễn phí luôn mấy bữa. Chơi sang vậy đó!”
Sáng, người trong khu trọ lục đục dậy rất sớm, chia nhau đi vệ sinh, ngồi đếm vé số, đi bán rất nhịp nhàng. Có người ngủ dậy chạy đi bán luôn chắc để kịp mối quen. Họ vừa bận rộn vừa râm ran nói chuyện. Giọng Bắc Trung Nam hòa lẫn, dầu có đôi tai thích phân tích ngữ điệu vùng miền nhưng không ít lần tôi cũng bị rối khi nghe họ chuyện trò chọc ghẹo nhau.
– Cô Tám ơi cái vòi nước hư rồi
– Xài đỡ thùng đi con, trưa tao kêu ai sửa.
– Anh cho mượn vòi nè cưng
o O o
– Quơ mài ở đeo?
– Răng?
– Teo hủi quơ mài chớ reng nèo?
o O o
– Con bà Tám xưa nghe nói đẹp lắm. Chết rồi!
– Bị hiếp dâm.
– Hiếp dâm có gì mà chết?
– Không phải nó chết vì hiếp dâm mà nó chết vì sẩy thai.
– Là sao bà nội?
– Thì đang có bầu bị hiếp đâm ra sẩy thai mất máu. Băng huyết mà chết! Cái thai là của ông chủ tịch.
– Còn thằng hiếp?
– Là con ổng.
– Bà Tám để yên hả?
– Cũng kiện tụng thời gian. Tiền đi mà tin không về. Bả cũng chả biết chữ nghĩa nhiều đâm ra thua đủ thứ…
Ồn ào một lúc rồi họ biến mất tiêu. Mỗi người một hướng. Chiều lác đác về từ 5, 6 giờ. Có người 1, 2 giờ sáng. Người than ế người khoe khách trúng an ủi vài tờ. Họ líu lo kể về “thành tích” bán số trúng giải của mình. Có người còn được cho là “nổ” khi kể bán toàn số… độc đắc.
– Sao bán trúng miết mà mày còn bán vé số?
– Khách trúng chứ có phải tao đâu. Bán tá lả biết ai! Mà tính ra dân chơi vé số chơi mấy đời mới trúng một lần. Coi nhiều vậy chớ cộng lại số tiền họ mua vé số chắc gấp mấy lần họ trúng.
o O o
– Mày còn nhiều vé không? Bán dùm tao 50 tờ coi
– 2 trăm tờ. Bán gì nổi nữa mẹ
– Ðể đi chiều trúng đổi đời
– Không trúng thì đổi… mạng hả bà nội?
– Dạo này người ta mê vé số kiểu Mỹ không à. Nghe đâu trúng lần mấy chục tỷ…
– Ðể mai ra hỏi mua vài vé bán thử. Tao thấy tụi kia in ra sẵn mớ số đẹp đi bán cũng ngon lành lắm.
– Rủi họ không ưng số mình chọn mà muốn tự chọn thì sao?
– Thì ôm lại chờ… thời chứ sao!
o O o
– Tao để ý thấy bán vé số kiểu Mỹ giống đánh đề quá bây.
– Ừ. Nhưng vì là đề kiểu… Mỹ. Người ta chuộng vì nó là kiểu Mỹ. Chứ dễ dầu gì trúng!
– Ừ, giờ cứ cái chi liên quan Mỹ là ngon. Bên Tân Phú mấy thằng Mỹ đen lừa tiền lừa tình mấy bà quá trời!
– Ừ. Ðàn bà con gái giờ cứ vớ được ông Tây nào là nắm chặt không buông!
– Giờ tao chỉ cần bưng ông Tây về quê đi một vòng chắc cả xóm lác mắt!
– Người ta hotgirl bưng Tây, còn mày, mơi đi.
Nghe mà mủi lòng ghê. Không hiểu tự khi nào “yếu tố nước ngoài” lại là một lợi thế vượt qua mọi rào cản ở Việt Nam như vậy. Nghe đồn, hồi nẳm, ~ 1945, ai nói tiếng Pháp, làm cho Pháp sẽ được đóng mộc sài lang, tay sai thực dân, tư sản mại bản… ~ 1975, ai làm cho Mỹ hoặc manh nha vượt biên thì chính là tay sai, kẻ bán nước. Họ sẽ được “cách mạng” cách ly, đi cải tạo cho đến khi thật sự quán triệt đường lối chủ chương cách mạng. Còn bây chừ, ~ 2016. Báo chí “cách mạng” cứ canh me mỗi khi ở đâu đó trên địa cầu có một người “gốc Việt” làm nên chuyện thì lập tức moi móc ra đăng lên trang bìa rặt mùi thấy sang bắt quàng làm họ, làm như là Du Uyên với Du… Côn có bà con với nhau vậy đó. Thậm chí truyền hình “cách mạng” còn làm hẳn một chương trình “Ðường lên đỉnh Olympia” dành riêng cho việc “xuất khẩu” người giỏi đi “du học” Úc. Bên cạnh còn bao nhiêu là giải thưởng, học bổng dành cho người tài đi Pháp, Nga… Rồi không hiểu sao. Mỗi lần “phát hiện” nhân tài cũng là mỗi lần “tống tiễn” họ ra khỏi Việt Nam để sau này là người “gốc Việt” làm nên chuyện ở xứ người…
Người “nội địa” thượng đẳng thì phải ăn gạo Thái, xài đồ gia dụng Nhật, ngủ nhà có kiến trúc cổ của thực dân Pháp, mặc quần áo Gucci, xách túi Hermes, mang giày Salvatore Ferragamo, xài Sony Vaio hoặc iPad, điện thoại iPhone hoặc Vertu, lái siêu xe, làm công ty vốn nước ngoài, lãnh lương quy ra đô Mỹ. Trẻ con được định hướng bằng mọi giá phải làm “khúc ruột ngàn dặm”. Chớ “Lơ mơ ở lại Việt Nam ôm mấy tấm bằng chờ cơ hội là bán vé số nha con!” Mà cái gì thiếu chứ người “ôm mấy tấm bằng chờ cơ hội” thì Việt Nam đông như quân Nguyên. Họ là những người công nhân quét rác, những nhân viên phục vụ, những người bán hàng rong tư nhân lẫn cho nhà nước. Thả… rông số phận mình trên khắp các con hẻm ngoằn ngoèo của Sài Gòn. Tối về may mắn thì có được một nơi riêng tư để gửi gắm giấc ngủ không thì nằm chồng lên đời nhau, bàn tay bấu chặt túi tiền trong cơn ngủ nơm nớp lo âu ngày mai có bị khách hàng xua đuổi hay bị mấy ông “nhà nước” nào làm khó làm dễ, hỏi giấy hỏi tờ hay không?
– Khi nào chị về quê?
– Về rồi tiền đâu mà dô lại hả mậy?
– Thì về đó làm ăn, ai cũng dô đây hết. Ở ngoải coi mòi dễ sống hơn!
– Ngoài đó chừ… cạp đất mà ăn thôi chứ biết sống bằng gì. Ở Sài Gòn đói còn qua bà Tám xin ổ bánh mì, ly nước lã lót dạ
– Ngang cơ Con Sâu Gặm Tiền rồi!
– Răng “Con Sâu Gặm Tiền”?
– Tụi học trò lên vô tuyến dịch chữ CSGT ra Con Sâu Gặm Tiền đó chớ chi…
Sau đó là những tràng cười. Có lẽ vì sống gần họ. Nên càng lớn tôi càng dễ… hạnh phúc. Chỉ cần đang khát mà được tặng ly trà đá đầy hương liệu tôi cũng dễ dàng cười rạng rỡ nuốt trôi, dầu đó thứ nước mà bình thường cũng “bày đặt” ỏng ẹo chê khen. Chỉ cần đang buồn mà vớ được ai để than thở là huyên thuyên đủ chuyện, không còn xét nét coi người ta nghĩ gì. Miễn mình thấy vui là được. Ðầu óc dần dà cũng thoáng hơn khi nhìn nhận sự việc. Ví dụ như mỗi khi thấy mình… ế. Tôi lại nhìn xung quanh. Nhận ra ngay đâu phải ai ế cũng… đẹp như mình. Thế là tôi… hạnh phúc!
Có ai đó đã nói, bạn sẽ ngừng khóc vì không có đôi giày khi thấy một người không có đôi chân, nhưng họ vẫn mỉm cười!
DU
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Hạnh phúc ở đây
Cách nhà tôi một bức tường, có một khu nhà trọ gồm 10 căn phòng nho nhỏ. Các căn phòng này ban ngày đóng cửa tắt đèn im ru nhưng tối đến lại ồn ào, sáng trưng. Khuya, họ nằm xếp lớp như cá mòi, phòng chừng 5, 6, 7 người chia nhau ngủ. Cửa luôn mở, đèn luôn cháy, cây quạt trần lắc lư rên rỉ như chuẩn bị rơi xuống bất kỳ lúc nào, hăm he ôm chầm lấy bất kỳ ai để hóa kiếp. Con người trong phòng cũng bất an như cây quạt, ai cũng ngủ chập chờn trong cảnh giác. Tay ôm khư khư một chỗ nào đó trên cơ thể hoặc quần áo. Để ý mấy người này nằm hoài một tướng từ ngày này qua ngày khác không hề thay đổi, ngay cả khi họ gác tay, chân chồng chéo nhau loạn xạ. Hỏi cô chủ nhà mới biết, thì ra “Tụi nó cất tiền bên phía đó!”
Nếu có thể chọn ra một nghề tiêu biểu nhất, đông “hội viên” nhất ở Việt Nam nói chung, Sài Gòn nói riêng, có lẽ chúng ta nên nghĩ đến nghề bán hàng rong. Ði bất cứ đâu, bất cứ chỗ nào ta cũng có thể thấy họ. Hầu như mọi mặt hàng đều có thể cầm trên tay, bưng trên mâm, quẩy trên vai, chất trên xe đạp, xe ba gác hay bày dài trên đất. Những người bán hàng rong, họ là ai? Chắc chắn không phải các vị con ông cháu cha rồi. Những người bán hàng rong trước hết phải là con… cha, cháu… ông.
Xuất thân không… ngược ngạo thì gia thế chả quyền quý gì rồi. Ở Việt Nam là vậy. Họ là con, là em, hoặc chính là những người nông dân phải “cày đường nhựa”. Sau một đêm ngủ dậy, đất đai mình đang chăm bẵm bỗng trở thành đất công, bị thu hồi. Những giọt mồ hôi mặn mòi đang tròm trèm nẩy mầm thì bị cào xới, đổ bê tông, chuẩn bị cho một khu đô thị mới. Trong khi ở vùng thành thị xa xôi, người ta lại muốn xây dựng… nông thôn mới. Họ có cởi truồng hay tự tử để giữ đất thì cuối cùng cũng phải ra đi nếu không muốn bị lôi vào tù hoặc trở thành “dân oan”. Quê hương Miền Tây từ lâu đã cạn kiệt phù sa, bạc lòng cây cỏ…
Họ là con, là em, là chính những ngư dân bỏ biển sau cơn thịnh nộ của thiên nhiên khi bị tàn sát triệt để bằng mưu tính loài người. Những sinh nhật nhân tạo nhưng lại vô nhân tính. Các bản hợp đồng dịu dàng cắt cổ sự sống trên bờ, dưới nước của biển miền Trung rộng lớn một cách ngọt ngào. Không tha hương chả lẽ nằm áp mặt vào mạn thuyền lênh đênh xác cá?
Hoặc họ có thể là con của núi rừng. Sau bao đời săn bắt hái lượm thì được người kinh lên bản dạy cho cái chữ, dạy cách xài tiền. Họ bắt đầu biết toan tính mưu mô. Nhưng họ không thể toan tính mưu mô bằng với những người “thầy” miền xuôi. Dần dà, núi của rừng bị cắt làm khu sinh thái, chim của rừng vô quán nhậu đặc sản, cây của rừng thành cột nhà. Những công trình khai thác đi tới đâu rừng mất tích tới đó. Ðể sống, người của rừng cũng phải ra đi.
Họ cũng có thể chính là những con dân Sài Gòn. Uống nước dòng kênh Nhiêu Lộc lớn lên. Gia đình là người Sài Gòn ở Sài Gòn từ hồi nẳm nào. Nhưng sau đó đất đai nhà cửa của tổ tiên vì một lý do nào đó đã bị sung công. Không chịu bị dụ đi “kinh tế mới”. Họ thi nhau lưu lạc trên chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình như một kẻ “tỵ nạn”. Trong khi những thành phần tỵ nạn thật sự lại ăn trên ngồi trước. Gắn mác lãnh đạo đương thời!
…
Từ khắp nơi đổ về. Tối vô ngủ. Sáng dậy đi làm. (Tự dưng liên tưởng đến câu “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”). Mỗi ngày, trả 15 ngàn vnd (việt nam đồng) cho chủ nhà, nếu muốn dùng nước tắm giặt thì trả thêm 10 ngàn vnd. Bà chủ tên Tám, giọng nói lanh lảnh, mặt hơi ác ác, nói chuyện ngang ngang kiểu… Sài Gòn. Rất chảnh mà cũng rất hào sảng.
“Tụi nó đa số không có giấy tờ, mặt mày thì… cô hồn. Ròm như bọn nghiện. Ðâu ai cho ở ngoài tao?” “Ði bán vé số ngày lời nhiêu đâu, có khi bị giựt sạch vé lẫn tiền. Ở đây tao không có cho thiếu. Thấy đứa nào tội tội là miễn phí luôn mấy bữa. Chơi sang vậy đó!”
Sáng, người trong khu trọ lục đục dậy rất sớm, chia nhau đi vệ sinh, ngồi đếm vé số, đi bán rất nhịp nhàng. Có người ngủ dậy chạy đi bán luôn chắc để kịp mối quen. Họ vừa bận rộn vừa râm ran nói chuyện. Giọng Bắc Trung Nam hòa lẫn, dầu có đôi tai thích phân tích ngữ điệu vùng miền nhưng không ít lần tôi cũng bị rối khi nghe họ chuyện trò chọc ghẹo nhau.
– Cô Tám ơi cái vòi nước hư rồi
– Xài đỡ thùng đi con, trưa tao kêu ai sửa.
– Anh cho mượn vòi nè cưng
o O o
– Quơ mài ở đeo?
– Răng?
– Teo hủi quơ mài chớ reng nèo?
o O o
– Con bà Tám xưa nghe nói đẹp lắm. Chết rồi!
– Bị hiếp dâm.
– Hiếp dâm có gì mà chết?
– Không phải nó chết vì hiếp dâm mà nó chết vì sẩy thai.
– Là sao bà nội?
– Thì đang có bầu bị hiếp đâm ra sẩy thai mất máu. Băng huyết mà chết! Cái thai là của ông chủ tịch.
– Còn thằng hiếp?
– Là con ổng.
– Bà Tám để yên hả?
– Cũng kiện tụng thời gian. Tiền đi mà tin không về. Bả cũng chả biết chữ nghĩa nhiều đâm ra thua đủ thứ…
Ồn ào một lúc rồi họ biến mất tiêu. Mỗi người một hướng. Chiều lác đác về từ 5, 6 giờ. Có người 1, 2 giờ sáng. Người than ế người khoe khách trúng an ủi vài tờ. Họ líu lo kể về “thành tích” bán số trúng giải của mình. Có người còn được cho là “nổ” khi kể bán toàn số… độc đắc.
– Sao bán trúng miết mà mày còn bán vé số?
– Khách trúng chứ có phải tao đâu. Bán tá lả biết ai! Mà tính ra dân chơi vé số chơi mấy đời mới trúng một lần. Coi nhiều vậy chớ cộng lại số tiền họ mua vé số chắc gấp mấy lần họ trúng.
o O o
– Mày còn nhiều vé không? Bán dùm tao 50 tờ coi
– 2 trăm tờ. Bán gì nổi nữa mẹ
– Ðể đi chiều trúng đổi đời
– Không trúng thì đổi… mạng hả bà nội?
– Dạo này người ta mê vé số kiểu Mỹ không à. Nghe đâu trúng lần mấy chục tỷ…
– Ðể mai ra hỏi mua vài vé bán thử. Tao thấy tụi kia in ra sẵn mớ số đẹp đi bán cũng ngon lành lắm.
– Rủi họ không ưng số mình chọn mà muốn tự chọn thì sao?
– Thì ôm lại chờ… thời chứ sao!
o O o
– Tao để ý thấy bán vé số kiểu Mỹ giống đánh đề quá bây.
– Ừ. Nhưng vì là đề kiểu… Mỹ. Người ta chuộng vì nó là kiểu Mỹ. Chứ dễ dầu gì trúng!
– Ừ, giờ cứ cái chi liên quan Mỹ là ngon. Bên Tân Phú mấy thằng Mỹ đen lừa tiền lừa tình mấy bà quá trời!
– Ừ. Ðàn bà con gái giờ cứ vớ được ông Tây nào là nắm chặt không buông!
– Giờ tao chỉ cần bưng ông Tây về quê đi một vòng chắc cả xóm lác mắt!
– Người ta hotgirl bưng Tây, còn mày, mơi đi.
Nghe mà mủi lòng ghê. Không hiểu tự khi nào “yếu tố nước ngoài” lại là một lợi thế vượt qua mọi rào cản ở Việt Nam như vậy. Nghe đồn, hồi nẳm, ~ 1945, ai nói tiếng Pháp, làm cho Pháp sẽ được đóng mộc sài lang, tay sai thực dân, tư sản mại bản… ~ 1975, ai làm cho Mỹ hoặc manh nha vượt biên thì chính là tay sai, kẻ bán nước. Họ sẽ được “cách mạng” cách ly, đi cải tạo cho đến khi thật sự quán triệt đường lối chủ chương cách mạng. Còn bây chừ, ~ 2016. Báo chí “cách mạng” cứ canh me mỗi khi ở đâu đó trên địa cầu có một người “gốc Việt” làm nên chuyện thì lập tức moi móc ra đăng lên trang bìa rặt mùi thấy sang bắt quàng làm họ, làm như là Du Uyên với Du… Côn có bà con với nhau vậy đó. Thậm chí truyền hình “cách mạng” còn làm hẳn một chương trình “Ðường lên đỉnh Olympia” dành riêng cho việc “xuất khẩu” người giỏi đi “du học” Úc. Bên cạnh còn bao nhiêu là giải thưởng, học bổng dành cho người tài đi Pháp, Nga… Rồi không hiểu sao. Mỗi lần “phát hiện” nhân tài cũng là mỗi lần “tống tiễn” họ ra khỏi Việt Nam để sau này là người “gốc Việt” làm nên chuyện ở xứ người…
Người “nội địa” thượng đẳng thì phải ăn gạo Thái, xài đồ gia dụng Nhật, ngủ nhà có kiến trúc cổ của thực dân Pháp, mặc quần áo Gucci, xách túi Hermes, mang giày Salvatore Ferragamo, xài Sony Vaio hoặc iPad, điện thoại iPhone hoặc Vertu, lái siêu xe, làm công ty vốn nước ngoài, lãnh lương quy ra đô Mỹ. Trẻ con được định hướng bằng mọi giá phải làm “khúc ruột ngàn dặm”. Chớ “Lơ mơ ở lại Việt Nam ôm mấy tấm bằng chờ cơ hội là bán vé số nha con!” Mà cái gì thiếu chứ người “ôm mấy tấm bằng chờ cơ hội” thì Việt Nam đông như quân Nguyên. Họ là những người công nhân quét rác, những nhân viên phục vụ, những người bán hàng rong tư nhân lẫn cho nhà nước. Thả… rông số phận mình trên khắp các con hẻm ngoằn ngoèo của Sài Gòn. Tối về may mắn thì có được một nơi riêng tư để gửi gắm giấc ngủ không thì nằm chồng lên đời nhau, bàn tay bấu chặt túi tiền trong cơn ngủ nơm nớp lo âu ngày mai có bị khách hàng xua đuổi hay bị mấy ông “nhà nước” nào làm khó làm dễ, hỏi giấy hỏi tờ hay không?
– Khi nào chị về quê?
– Về rồi tiền đâu mà dô lại hả mậy?
– Thì về đó làm ăn, ai cũng dô đây hết. Ở ngoải coi mòi dễ sống hơn!
– Ngoài đó chừ… cạp đất mà ăn thôi chứ biết sống bằng gì. Ở Sài Gòn đói còn qua bà Tám xin ổ bánh mì, ly nước lã lót dạ
– Ngang cơ Con Sâu Gặm Tiền rồi!
– Răng “Con Sâu Gặm Tiền”?
– Tụi học trò lên vô tuyến dịch chữ CSGT ra Con Sâu Gặm Tiền đó chớ chi…
Sau đó là những tràng cười. Có lẽ vì sống gần họ. Nên càng lớn tôi càng dễ… hạnh phúc. Chỉ cần đang khát mà được tặng ly trà đá đầy hương liệu tôi cũng dễ dàng cười rạng rỡ nuốt trôi, dầu đó thứ nước mà bình thường cũng “bày đặt” ỏng ẹo chê khen. Chỉ cần đang buồn mà vớ được ai để than thở là huyên thuyên đủ chuyện, không còn xét nét coi người ta nghĩ gì. Miễn mình thấy vui là được. Ðầu óc dần dà cũng thoáng hơn khi nhìn nhận sự việc. Ví dụ như mỗi khi thấy mình… ế. Tôi lại nhìn xung quanh. Nhận ra ngay đâu phải ai ế cũng… đẹp như mình. Thế là tôi… hạnh phúc!
Có ai đó đã nói, bạn sẽ ngừng khóc vì không có đôi giày khi thấy một người không có đôi chân, nhưng họ vẫn mỉm cười!
DU