Hình Ảnh & Sự Kiện
Hành trình của một người đàn ông qua hệ thống tù đày ở Trung Quốc
Người dân Canada kêu gọi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường mang thông điệp của họ trở về Trung Quốc
Ông Lizhi He đã bị cầm tù hơn 3 năm ở Trung Quốc vì đã gửi thư cho bạn bè của mình để giải thích đức tin của ông đối với Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bị nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp và bị truyền thông nhà nước bôi nhọ.
Trong khi bị giam giữ từ năm 2000 đến 2004, ông đã bị tra tấn, đánh đập, và bị tước đoạt giấc ngủ và bị buộc tham gia các buổi học tẩy não.
Cuối cùng, ông đã trốn thoát được đến một cuộc sống mới tại Canada, và vào ngày 22 tháng 9, ông đã ở Ottawa cùng với các học viên Pháp Luân Công khác, mặc quần áo màu xanh và màu vàng. Họ đã giương cao các biểu ngữ tại các vị trí ở Ottawa, trên hành trình của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khi ông Lý đến thăm thủ đô. Ông Lizhi He đã cùng với một nhóm biểu tình bên ngoài tòa nhà của Toàn Quyền Canada.
Ông He đã mong muốn gửi đến ông Lý Khắc Cường một thông điệp “ Một điều rất quan trọng mà chúng tôi muốn bày tỏ là cuộc đàn áp tàn bạo đã kéo dài hơn 17 năm đối với [các học viên] Pháp Luân Công phải được chấm dứt ở Trung Quốc. Những tội ác chống lại nhân loại phải được kết thúc, và đây là một cơ hội để chúng tôi kêu gọi chính phủ Canada gây áp lực với Trung Quốc hãy làm những điều đúng đắn,” ông He nói.
Một điều rất quan trọng mà chúng tôi muốn bày tỏ là cuộc đàn áp tàn bạo đã kéo dài hơn 17 năm đối với [các học viên] Pháp Luân Công phải được chấm dứt ở Trung Quốc.
– Học viên Pháp Luân Công Lizhi He
“Đó là thông điệp chủ yếu mà chúng tôi muốn gửi đến Thủ tướng Trung Quốc: Trước tiên, ông phải dừng cuộc đàn áp [các học viên] Pháp Luân Công và đưa cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, người đã chỉ huy cuộc đàn áp, ra trước công lý”.
Hầu hết người Trung Quốc hiểu rằng mọi người phải nghĩ như cách mà Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ ra thông qua sự thống trị gần như toàn bộ của nó đối với tất cả các kênh thông tin ở Trung Quốc; Hầu hết mọi người đều thấy không có lý do gì để có nguy cơ bị đánh đập và bỏ tù chỉ vì những thứ vô hình như các ý tưởng và niềm tin.
Ông đã từng nghĩ như vậy. Sau đó, vào năm 1995, ông bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công.
“Tôi được hưởng lợi rất nhiều, như hàng triệu người khác,” ông nói.
Tuy nhiên, việc khởi động chiến dịch đàn áp chống lại các học viên của môn tu luyện truyền thống được bắt đầu vào năm 1999, đã thay đổi tất cả mọi thứ.
“Trước khi cuộc đàn áp bắt đầu, tôi là một kỹ sư từng đoạt giải thưởng [ở các cấp quốc gia và cấp bộ] ở Trung Quốc. Nhưng sau cuộc đàn áp, tôi nhận ra rằng sẽ không có tự do tín ngưỡng,” ông He cho biết.
Ông He đã quyết định di cư đến Canada. Vào tháng 7 năm 2000, ông đã nhận được thị thực Visa của mình, nhưng trước khi ông rời khỏi [Trung Quốc] ông cảm thấy có nghĩa vụ phải nói cho bạn bè và đồng nghiệp rằng các phương tiện truyền thông nhà nước đã phát sóng những lời dối trá về Pháp Luân Công, trong khi thực tế các học viên Pháp Luân Công phấn đấu sống theo Chân, Thiện và Nhẫn, đó là các nguyên tắc cốt lõi của môn tu luyện này.
“Các phương tiện truyền thông nhà nước đã phát sóng, gần như 24 giờ một ngày, tuyên truyền phỉ báng môn tu luyện và các học viên Pháp Luân Công chúng tôi. Vì vậy, trước khi tôi chuẩn bị rời đi, tôi đã gửi một số thư cho bạn bè, giải thích vấn đề này “.
Nhưng ông He đã đang bị theo dõi. Nhân viên an ninh đã chặn những bức thư của ông, và đã sử dụng chúng như là bằng chứng để kết tội ông là “sử dụng một tổ chức dị giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”.
Tra tấn hàng ngày
Ông He bị kết án 3,5 năm tù trong một phiên tòa mang tính hình thức. Trong tù, ông bị tra tấn hàng ngày.
“6 tháng đầu tiên tôi đã bị giam giữ tại một trại tạm giam ở Bắc Kinh.
Hàng ngày tôi bị buộc phải ngồi trong một tư thế cố định trong nhiều
giờ, điều đó là rất khó khăn”, ông He nói.
Thậm chí nếu ông cử động nhẹ, ông sẽ bị đánh đập dã man. Sau một vài tháng ngồi ở cùng một tư thế, da trên mông của ông đã bị mưng mủ và đẫm máu. Ông phải tróc quần áo của mình ra khỏi da [do bị dính máu chặt] mỗi khi ông sử dụng nhà vệ sinh.
Tuy nhiên, điều đó [chỉ là] thứ yếu, ông He cho biết.
Vào mùa đông năm 2000, ông đã bị tra tấn bằng nước đá lạnh, đổ lên
người trong khi trần truồng, thường bị nhiều giờ mỗi lần. Kết quả là ông
bị sốt kéo dài 2 tháng và phổi của ông bị tổn hại lâu dài, khiến cho
khả năng thở của ông bị hạn chế. Ông bị ho ra máu và đi tiểu ra máu,
nhưng không được điều trị y tế.
Vẫn còn yếu từ cơn sốt, ông đã bị chuyển đến nhà tù ở Thiên Tân, nơi ông
đã bị buộc phải chạy và nhảy quá mức kiệt sức và bị buộc phải lao động.
Tại một thời điểm, ông cho biết, các tù nhân đã phải làm các quả bóng
đá, mà theo ông, chúng được chuyển đến Hàn Quốc cho Cúp thế giới của
FIFA, được tổ chức vào năm 2002.
Nỗi đau thể xác chỉ là một nửa của những gì ông phải chịu đựng – ông
không được phép nghỉ ngơi và việc thiếu ngủ là rất phổ biến.
“Tôi đã bị tước đoạt giấc ngủ và buộc phải đọc những tài liệu phỉ báng và bôi nhọ Pháp Luân Công”, ông He nói.
Các buổi học và việc tước đoạt giấc ngủ là những kỹ thuật tẩy não được chính quyền Trung Quốc thường xuyên sử dụng để làm suy yếu tinh thần của con người và ‘đóng khuôn’ suy nghĩ của họ.
Nhưng ông He đã có một cơ hội. Trong khi ông bị cầm tù, vợ ông đã chuyển đến Canada, và cùng với các cộng đồng [các học viên] Pháp Luân Công ở đây, đã làm việc để giúp ông.
Ông đã được Tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố là Tù nhân Lương tâm, và trong tháng 10 năm 2002, Quốc hội [Canada] đã thông qua một bản kiến nghị giải cứu các học viên bị giam cầm, với gia đình ở Canada, và yêu cầu thả tự do cho ông He.
Nhờ những nỗ lực đó, sau khi hạn tù của ông kết thúc, Đại sứ quán Canada cấp lại giấy tờ nhập cư [cho ông] vào tháng 1 năm 2004, và ông có thể đến Canada.
Ông He rất xúc động bởi sự hỗ trợ mà ông đã nhận được, ông nói. Những người khác cũng xúc động bởi câu chuyện của ông và của các học viên Pháp Luân Công giống như ông. Cuộc đàn áp đã xảy ra đối với hàng triệu học viên [Pháp Luân Công] bị giam giữ trong những năm qua, dẫn đến những đau khổ và những cái chết không biết bao nhiêu mà kể.
Tôn vinh cho sự tự do
Ông Jason Kenney đã đến Đồi Quốc hội để hỗ trợ cho khoảng 400 học viên Pháp Luân Công, những người đang biểu tình ở đó nhân dịp chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Đó là ngày cuối cùng của ông Kenney với tư cách là nghị sĩ Quốc hội sau 20 năm.
“Không thể có điều gì tốt đẹp hơn đối với tôi khi được cùng với các bạn ăn mừng và tôn vinh cho sự tự do ngôn luận, tại đây trên Đồi Quốc hội,” ông Kenney nói với đám đông. “Các bạn đang biểu hiện thực sự cho sự tự do, tự do ngôn luận, và nguyện vọng của tất cả người dân Trung Quốc được sống trong một xã hội tự do”.
Các bạn đang biểu hiện thực sự cho sự tự do, tự do ngôn luận, và nguyện vọng của tất cả người dân Trung Quốc được sống trong một xã hội tự do .
– Nghị sĩ Đảng bảo thủ Jason Kenney
Ông Kenney đã nêu lên hoàn cảnh của những người khác tại Trung Quốc, những người đã bị đàn áp vì đức tin của mình, chẳng hạn như những Phật tử Tây Tạng, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, những người Công giáo, và các Kitô hữu bị buộc hoạt động không công khai, trong số những người khác.
“Người Canada chúng tôi rất yêu mến nhân dân Trung Quốc,” ông nói. “Trung Quốc là một đất nước tuyệt vời, và chúng tôi hy vọng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ được hưởng các quyền và tự do như người Canada có ở đây. Và vì vậy hôm nay chúng ta nói với Thủ tướng Trung Quốc đang đến thăm [Canada] rằng: Hãy đối xử với người dân của các ông với những quyền và sự tôn trọng giống như những gì mà người Canada chúng tôi đang được hưởng”.
Ông Kenney cho biết điều quan trọng là cần nhắc nhở nhiều người Canada không được coi các quyền căn bản của mình như là được cho không, mà phải lên tiếng cho những ai không được hưởng các quyền đó.
“Phẩm giá của con người, đó là những gì mà sự hiện diện của bạn đại diện ở đây ngày hôm nay,” ông nói.
Ông Peter Kent, một cựu đồng nghiệp trong Quốc hội và thành viên Đảng bảo thủ, cũng đến tham gia để khích lệ nhóm người biểu tình, chuyển đi lời kêu gọi của ông đến Thủ tướng Lý Khắc Cường, rằng hãy nói với chính phủ Trung Quốc phải tôn trọng nhân quyền, bao gồm quyền tự do lập hội và tự do ngôn luận.
“Tôi hy vọng rằng Thủ tướng Lý sẽ thấy các biểu ngữ [biểu tình], thúc giục sự truy tố của [chính quyền] Trung Quốc đối với Giang Trạch Dân và đưa ông ta ra trước công lý vì những tội ác như đã được trình bày kỹ lưỡng trong các tài liệu được nộp lên tòa án hình sự ở Trung Quốc bởi hơn 200.000 cá nhân, là những nạn nhân theo cách này hay cách khác,” ông Kent cho biết.
Những tội ác này đã được khởi xướng bởi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, và chính ông Giang và những đồng minh của ông ta hiện đang là mục tiêu nhắm tới bởi lãnh đạo hiện nay [của ĐCSTQ] là Tập Cận Bình.
Ông Kent lưu ý rằng bởi vì ông Tập là ông Lý không phải là thành viên của phe Giang, họ có thể hành động để chấm dứt cuộc đàn áp [các học viên] Pháp Luân Công.
“Người ta hy vọng rằng [ông Lý] sẽ tiếp nhận thông điệp …và thúc giục Chủ tịch Tập Cận Bình và chính phủ của Đảng cộng sản thay đổi cách thức của mình, để trả lại công lý cho các nạn nhân, và đảm bảo rằng cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công và những người khác ở Trung Quốc, và việc thu hoạch nội tạng người sẽ dừng lại và chấm dứt “, ông Kent nói.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Hành trình của một người đàn ông qua hệ thống tù đày ở Trung Quốc
Người dân Canada kêu gọi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường mang thông điệp của họ trở về Trung Quốc
Ông Lizhi He đã bị cầm tù hơn 3 năm ở Trung Quốc vì đã gửi thư cho bạn bè của mình để giải thích đức tin của ông đối với Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bị nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp và bị truyền thông nhà nước bôi nhọ.
Trong khi bị giam giữ từ năm 2000 đến 2004, ông đã bị tra tấn, đánh đập, và bị tước đoạt giấc ngủ và bị buộc tham gia các buổi học tẩy não.
Cuối cùng, ông đã trốn thoát được đến một cuộc sống mới tại Canada, và vào ngày 22 tháng 9, ông đã ở Ottawa cùng với các học viên Pháp Luân Công khác, mặc quần áo màu xanh và màu vàng. Họ đã giương cao các biểu ngữ tại các vị trí ở Ottawa, trên hành trình của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khi ông Lý đến thăm thủ đô. Ông Lizhi He đã cùng với một nhóm biểu tình bên ngoài tòa nhà của Toàn Quyền Canada.
Ông He đã mong muốn gửi đến ông Lý Khắc Cường một thông điệp “ Một điều rất quan trọng mà chúng tôi muốn bày tỏ là cuộc đàn áp tàn bạo đã kéo dài hơn 17 năm đối với [các học viên] Pháp Luân Công phải được chấm dứt ở Trung Quốc. Những tội ác chống lại nhân loại phải được kết thúc, và đây là một cơ hội để chúng tôi kêu gọi chính phủ Canada gây áp lực với Trung Quốc hãy làm những điều đúng đắn,” ông He nói.
Một điều rất quan trọng mà chúng tôi muốn bày tỏ là cuộc đàn áp tàn bạo đã kéo dài hơn 17 năm đối với [các học viên] Pháp Luân Công phải được chấm dứt ở Trung Quốc.
– Học viên Pháp Luân Công Lizhi He
“Đó là thông điệp chủ yếu mà chúng tôi muốn gửi đến Thủ tướng Trung Quốc: Trước tiên, ông phải dừng cuộc đàn áp [các học viên] Pháp Luân Công và đưa cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, người đã chỉ huy cuộc đàn áp, ra trước công lý”.
Hầu hết người Trung Quốc hiểu rằng mọi người phải nghĩ như cách mà Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ ra thông qua sự thống trị gần như toàn bộ của nó đối với tất cả các kênh thông tin ở Trung Quốc; Hầu hết mọi người đều thấy không có lý do gì để có nguy cơ bị đánh đập và bỏ tù chỉ vì những thứ vô hình như các ý tưởng và niềm tin.
Ông đã từng nghĩ như vậy. Sau đó, vào năm 1995, ông bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công.
“Tôi được hưởng lợi rất nhiều, như hàng triệu người khác,” ông nói.
Tuy nhiên, việc khởi động chiến dịch đàn áp chống lại các học viên của môn tu luyện truyền thống được bắt đầu vào năm 1999, đã thay đổi tất cả mọi thứ.
“Trước khi cuộc đàn áp bắt đầu, tôi là một kỹ sư từng đoạt giải thưởng [ở các cấp quốc gia và cấp bộ] ở Trung Quốc. Nhưng sau cuộc đàn áp, tôi nhận ra rằng sẽ không có tự do tín ngưỡng,” ông He cho biết.
Ông He đã quyết định di cư đến Canada. Vào tháng 7 năm 2000, ông đã nhận được thị thực Visa của mình, nhưng trước khi ông rời khỏi [Trung Quốc] ông cảm thấy có nghĩa vụ phải nói cho bạn bè và đồng nghiệp rằng các phương tiện truyền thông nhà nước đã phát sóng những lời dối trá về Pháp Luân Công, trong khi thực tế các học viên Pháp Luân Công phấn đấu sống theo Chân, Thiện và Nhẫn, đó là các nguyên tắc cốt lõi của môn tu luyện này.
“Các phương tiện truyền thông nhà nước đã phát sóng, gần như 24 giờ một ngày, tuyên truyền phỉ báng môn tu luyện và các học viên Pháp Luân Công chúng tôi. Vì vậy, trước khi tôi chuẩn bị rời đi, tôi đã gửi một số thư cho bạn bè, giải thích vấn đề này “.
Nhưng ông He đã đang bị theo dõi. Nhân viên an ninh đã chặn những bức thư của ông, và đã sử dụng chúng như là bằng chứng để kết tội ông là “sử dụng một tổ chức dị giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”.
Tra tấn hàng ngày
Ông He bị kết án 3,5 năm tù trong một phiên tòa mang tính hình thức. Trong tù, ông bị tra tấn hàng ngày.
“6 tháng đầu tiên tôi đã bị giam giữ tại một trại tạm giam ở Bắc Kinh.
Hàng ngày tôi bị buộc phải ngồi trong một tư thế cố định trong nhiều
giờ, điều đó là rất khó khăn”, ông He nói.
Thậm chí nếu ông cử động nhẹ, ông sẽ bị đánh đập dã man. Sau một vài tháng ngồi ở cùng một tư thế, da trên mông của ông đã bị mưng mủ và đẫm máu. Ông phải tróc quần áo của mình ra khỏi da [do bị dính máu chặt] mỗi khi ông sử dụng nhà vệ sinh.
Tuy nhiên, điều đó [chỉ là] thứ yếu, ông He cho biết.
Vào mùa đông năm 2000, ông đã bị tra tấn bằng nước đá lạnh, đổ lên
người trong khi trần truồng, thường bị nhiều giờ mỗi lần. Kết quả là ông
bị sốt kéo dài 2 tháng và phổi của ông bị tổn hại lâu dài, khiến cho
khả năng thở của ông bị hạn chế. Ông bị ho ra máu và đi tiểu ra máu,
nhưng không được điều trị y tế.
Vẫn còn yếu từ cơn sốt, ông đã bị chuyển đến nhà tù ở Thiên Tân, nơi ông
đã bị buộc phải chạy và nhảy quá mức kiệt sức và bị buộc phải lao động.
Tại một thời điểm, ông cho biết, các tù nhân đã phải làm các quả bóng
đá, mà theo ông, chúng được chuyển đến Hàn Quốc cho Cúp thế giới của
FIFA, được tổ chức vào năm 2002.
Nỗi đau thể xác chỉ là một nửa của những gì ông phải chịu đựng – ông
không được phép nghỉ ngơi và việc thiếu ngủ là rất phổ biến.
“Tôi đã bị tước đoạt giấc ngủ và buộc phải đọc những tài liệu phỉ báng và bôi nhọ Pháp Luân Công”, ông He nói.
Các buổi học và việc tước đoạt giấc ngủ là những kỹ thuật tẩy não được chính quyền Trung Quốc thường xuyên sử dụng để làm suy yếu tinh thần của con người và ‘đóng khuôn’ suy nghĩ của họ.
Nhưng ông He đã có một cơ hội. Trong khi ông bị cầm tù, vợ ông đã chuyển đến Canada, và cùng với các cộng đồng [các học viên] Pháp Luân Công ở đây, đã làm việc để giúp ông.
Ông đã được Tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố là Tù nhân Lương tâm, và trong tháng 10 năm 2002, Quốc hội [Canada] đã thông qua một bản kiến nghị giải cứu các học viên bị giam cầm, với gia đình ở Canada, và yêu cầu thả tự do cho ông He.
Nhờ những nỗ lực đó, sau khi hạn tù của ông kết thúc, Đại sứ quán Canada cấp lại giấy tờ nhập cư [cho ông] vào tháng 1 năm 2004, và ông có thể đến Canada.
Ông He rất xúc động bởi sự hỗ trợ mà ông đã nhận được, ông nói. Những người khác cũng xúc động bởi câu chuyện của ông và của các học viên Pháp Luân Công giống như ông. Cuộc đàn áp đã xảy ra đối với hàng triệu học viên [Pháp Luân Công] bị giam giữ trong những năm qua, dẫn đến những đau khổ và những cái chết không biết bao nhiêu mà kể.
Tôn vinh cho sự tự do
Ông Jason Kenney đã đến Đồi Quốc hội để hỗ trợ cho khoảng 400 học viên Pháp Luân Công, những người đang biểu tình ở đó nhân dịp chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Đó là ngày cuối cùng của ông Kenney với tư cách là nghị sĩ Quốc hội sau 20 năm.
“Không thể có điều gì tốt đẹp hơn đối với tôi khi được cùng với các bạn ăn mừng và tôn vinh cho sự tự do ngôn luận, tại đây trên Đồi Quốc hội,” ông Kenney nói với đám đông. “Các bạn đang biểu hiện thực sự cho sự tự do, tự do ngôn luận, và nguyện vọng của tất cả người dân Trung Quốc được sống trong một xã hội tự do”.
Các bạn đang biểu hiện thực sự cho sự tự do, tự do ngôn luận, và nguyện vọng của tất cả người dân Trung Quốc được sống trong một xã hội tự do .
– Nghị sĩ Đảng bảo thủ Jason Kenney
Ông Kenney đã nêu lên hoàn cảnh của những người khác tại Trung Quốc, những người đã bị đàn áp vì đức tin của mình, chẳng hạn như những Phật tử Tây Tạng, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, những người Công giáo, và các Kitô hữu bị buộc hoạt động không công khai, trong số những người khác.
“Người Canada chúng tôi rất yêu mến nhân dân Trung Quốc,” ông nói. “Trung Quốc là một đất nước tuyệt vời, và chúng tôi hy vọng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ được hưởng các quyền và tự do như người Canada có ở đây. Và vì vậy hôm nay chúng ta nói với Thủ tướng Trung Quốc đang đến thăm [Canada] rằng: Hãy đối xử với người dân của các ông với những quyền và sự tôn trọng giống như những gì mà người Canada chúng tôi đang được hưởng”.
Ông Kenney cho biết điều quan trọng là cần nhắc nhở nhiều người Canada không được coi các quyền căn bản của mình như là được cho không, mà phải lên tiếng cho những ai không được hưởng các quyền đó.
“Phẩm giá của con người, đó là những gì mà sự hiện diện của bạn đại diện ở đây ngày hôm nay,” ông nói.
Ông Peter Kent, một cựu đồng nghiệp trong Quốc hội và thành viên Đảng bảo thủ, cũng đến tham gia để khích lệ nhóm người biểu tình, chuyển đi lời kêu gọi của ông đến Thủ tướng Lý Khắc Cường, rằng hãy nói với chính phủ Trung Quốc phải tôn trọng nhân quyền, bao gồm quyền tự do lập hội và tự do ngôn luận.
“Tôi hy vọng rằng Thủ tướng Lý sẽ thấy các biểu ngữ [biểu tình], thúc giục sự truy tố của [chính quyền] Trung Quốc đối với Giang Trạch Dân và đưa ông ta ra trước công lý vì những tội ác như đã được trình bày kỹ lưỡng trong các tài liệu được nộp lên tòa án hình sự ở Trung Quốc bởi hơn 200.000 cá nhân, là những nạn nhân theo cách này hay cách khác,” ông Kent cho biết.
Những tội ác này đã được khởi xướng bởi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, và chính ông Giang và những đồng minh của ông ta hiện đang là mục tiêu nhắm tới bởi lãnh đạo hiện nay [của ĐCSTQ] là Tập Cận Bình.
Ông Kent lưu ý rằng bởi vì ông Tập là ông Lý không phải là thành viên của phe Giang, họ có thể hành động để chấm dứt cuộc đàn áp [các học viên] Pháp Luân Công.
“Người ta hy vọng rằng [ông Lý] sẽ tiếp nhận thông điệp …và thúc giục Chủ tịch Tập Cận Bình và chính phủ của Đảng cộng sản thay đổi cách thức của mình, để trả lại công lý cho các nạn nhân, và đảm bảo rằng cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công và những người khác ở Trung Quốc, và việc thu hoạch nội tạng người sẽ dừng lại và chấm dứt “, ông Kent nói.