Nhân Vật
Hành trình tội ác của sát thủ gốc Việt
Sinh ra tại Sài Gòn, lớn lên tại Pháp và mang trong mình dòng máu lai Việt - Ấn, Charles Sobhraj thường xuyên đi lại giữa châu Âu và châu Á để thực hiện tội ác "còn hơn cả trong phim".
Hồng Minh
http://baomai.blogspot.com.au/2014/09/hanh-trinh-toi-ac-cua-sat-thu-goc-viet.html
( Bao Mai gửi đến HNPĐ )
Sinh ra tại Sài Gòn,
lớn lên tại Pháp và mang trong mình dòng máu lai Việt - Ấn, Charles Sobhraj thường
xuyên đi lại giữa châu Âu và châu Á để thực hiện tội ác "còn hơn cả trong
phim".
Charles Sobhraj là
cái tên đi vào phim ảnh như một trong những sát nhân nổi tiếng nhất thế giới với
một loạt các biệt danh như “sát nhân bikini”, “kẻ đào tẩu”, “người rắn”. Đặc biệt,
dù đang thụ án tại nhà giam nhưng y vẫn được nhận hàng triệu USD tiền bản quyền
từ các nhà xuất bản hoặc hãng phim lớn khi người ta dựa vào cuộc đời y làm mẫu
cho những tác phẩm đình đám.
Charles Sobhraj vẫn đạo
mạo dù đang phải thụ án chung thân.
Sobhraj sinh ngày
6/4/1944 tại Sài Gòn, lớn lên tại Pháp, là con ngoài hôn thú của một người phụ
nữ Việt Nam và một thợ may Ấn Độ. Là kẻ lừa đảo, trộm cắp, buôn ma túy và giết
người hàng loạt nhưng cuộc đời phiêu bạt cùng những cuộc đào tẩu chỉ có trong
tiểu thuyết giúp cho “sát nhân bikini” thành ngôi sao của giới truyền
thông.
Bằng cách “bán” những
câu chuyện cuộc đời ly kỳ của mình cho báo chí, nhà làm phim…Sobhraj có thừa tiền
để sống cuộc sống vương giả đáng mơ ước ngay trong tù.
Tuổi thơ dữ dội
Ngay từ khi Sobhraj
vừa mới cất tiếng khóc chào đời, cha đẻ của cậu dứt áo ra đi, bỏ lại mẹ bơ vơ một
mình ôm con khóc mỏi mòn. Tại Sài Gòn, cậu bé con lớn lên trong sự thờ ơ của mẹ
và thiếu hơi ấm của cha. Mẹ cậu, bà Song luôn cho rằng chính Sobhraj là nguyên
nhân gây rạn nứt tình cảm, khiến cha cậu bỏ rơi bà.
Chẳng lâu sau, bà
Song gặp và kết hôn với một sỹ quan người Pháp đồn trú tại Đông Dương.
Ông Alphonse Darreau đồng ý trở thành cha dượng của Sobhraj và đưa mẹ con
cậu sang Pháp nhưng không cho cậu bé lấy tên mình.
Những năm tháng tuổi
thơ tiếp theo của Sobhraj gắn liền với thành phố cảng Marseilles của Pháp.
Thời gian đầu, cha dượng đối xử rất tốt, yêu thương cậu như con ruột. Nhưng mọi
sự thay đổi kể từ khi bà Song sinh hạ đứa con ruột đầu tiên cho ông. Càng ngày,
cậu bé càng cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Đã không còn được quan tâm, cậu bé trở
thành người thừa trong ngôi nhà ấy.
Như để đáp trả lại sự
thờ ơ ấy, cậu nhóc Sobhraj tìm đủ mọi cách để gây sự chú ý. Giống như suy nghĩ
của nhiều đứa trẻ khác, Sobhraj thà bị ghét bỏ còn hơn bị lãng quên. Cậu cố tỏ
ra ngang bướng và ương ngạnh, phá phách mọi thứ chỉ mong được bố mẹ để mắt tới.
Ở nhà, Sobhraj là một
đứa trẻ ngỗ ngược, tới trường, cậu là một học sinh cá biệt. Dù được đánh
giá là một cậu bé thông minh, nhưng Sobhraj thường xuyên trốn học. Nếu có
tới trường, cậu cũng quậy cho tới lúc bị thầy cô tống cổ ra ngoài mới thôi.
Có một điểm kỳ lạ,
dù bị cha ruột bỏ rơi từ lúc mới sinh, nhưng Sobhraj vẫn luôn tôn thờ ông như một
người hùng. Càng cảm thấy lạc lõng ở Pháp, mơ ước được tới phương Đông để tìm
cha càng cháy bỏng trong cậu.
Không ít lần người
ta thấy một cậu bé loắt choắt đang cố len lỏi xếp hàng ở bến cảng Marseilles để
trốn lên tàu tới Đông Dương. Thôn thường, Sobhraj bị chặn lại ngay từ cửa soát
vé nhưng cũng có khi cậu lẻn lên được tàu lênh đênh giữa biển mới bị phát hiện
và bắt trả về nhà. Không biết bao nhiêu lần mẹ và cha dượng lại phải nộp tiền để
bảo lãnh Sobhraj.
Lần đầu tù tội
Nhiều người cho rằng,
những chấn thương tâm lý từ thời thơ ấu chính là động cơ dẫn tới hàng loạt những
tội ác của Sobhraj sau này. Càng lớn Sobhraj càng trở nên bất trị. Bố mẹ ở Pháp
quá chán nản và mệt mỏi về cậu. Năm 1963, khi Sobhraj bị bắt ở Paris vì tội trộm
cắp, không còn ai đứng ra bảo lãnh cho cậu nữa.
Chưa đầy 19 tuổi,
Sobhraj lần đầu tiên ngồi tù. Cô đơn, lạc lõng, sống chết chẳng ai quan tâm,
Sobhraj đâm ra oán hận gia đình và xã hội. Cậu nung nấu một quyết tâm sẽ phải
làm điều gì đó để một ngày những người ruồng bỏ cậu sẽ phải hối hận.
Chân dung Charles Sobhraj.
Thái độ khôn ngoan
và tài ăn nói của Sobhraj đem đến cho cậu nhiều đặc ân ngay trong nhà tù. Không
chỉ kết thân được với các đại ca có “số má” trong nhà giam, cậu còn lấy lòng được
các quản ngục. Được tin tưởng giao cho giữ các sổ sách ghi chép trong nhà giam,
Sobhraj không phải làm việc nặng nhọc và được đi lại tự do trong nhà tù. Charles Sobhraj phải
ngồi “bóc lịch” 3 năm trong nhà tù Poisy khét tiếng ở Pháp. Cậu nhanh chóng
thích nghi và hòa nhập với cuộc sống tàn bạo và khắc nghiệt tại đây. Dù mang
trong mình dòng máu châu Á với dáng người nhỏ con, cậu bị không ít “ma cũ” hằm
hè, nhưng Sobhraj biết tận dụng vài món karate học được để tự vệ.
Đặc biệt, Sobhraj
ngay lập tức thu hút được sự chú ý của Felix d'Escogne, nhà hảo tâm giàu có thường
đến thăm nom các tù nhân, giúp họ chuyển thư từ hoặc giải quyết một số vấn đề
pháp lý. Người đàn ông này được coi như vị ân nhân và có vai trò quan trọng
trong cuộc đời Sobhraj sau này.
Charles Sobhraj đủ
khôn ngoan để nhận ra rằng phải tiếp cận và kết thân với Felix. Chẳng mấy chốc
2 người trở nên thân thiết. Felix thường xuyên mang sách, báo đến cho Sobhraj đọc,
khích lệ động viên cậu hối cải. Thậm chí Felix còn tìm đủ cách để Sobhraj
hòa giải với gia đình.
Charles Sobhraj được
ân xá sớm. Ra tù, cậu chuyển đến sống trong ngôi nhà sang trọng của Felix. Tại
đây, Sobhraj bắt đầu chạm tay vào cuộc sống của giới thượng lưu Pháp. Cậu làm
quen và kết thân với những gia đình giàu có nhất nhì Paris lúc đó.
Nhưng cuộc sống xa
hoa đó không làm chết đi con người trộm cướp của Sobhraj. Cậu nhanh chóng quay
lại con đường cũ, hoạt động khôn khéo và tinh vi hơn. Chẳng lâu sau,
Sobhraj trở nên giàu có nhờ các vụ lừa đảo và trộm cắp trót lọt.
Charles Sobhraj đang
“chân trong chân ngoài” giữa 2 thế giới khác biệt. Một bên là thế giới hào
nhoáng sang trọng cùng người bạn tốt Felix, còn một bên là thế giới đen tối hơn
– thế giới tội ác ngầm ở Paris – cuộc sống đích thực của Sobhraj.
Lừa cưới được tiểu
thư xinh đẹp và danh giá Chantal nhưng cuộc đời Sobhraj không hề viên mãn mà
ngược lại, y kéo cả vợ con lao vào vòng xoáy "tình, tiền, tù, tội"
nơi đất khách quê người.
Trong thời gian sống
cùng Felix d'Escogne, Charles Sobhraj gặp Chantal, một thiếu nữ xinh đẹp sinh
ra trong một gia đình thanh thế thuộc chính phủ Pháp. Với tài ăn nói cùng vẻ
ngoài giàu có, kẻ lừa đảo Sobhraj nhanh chóng "hớp hồn"
Chantal. Cô gái trẻ mê mệt với câu chuyện về những chuyến viễn dương
phương Đông và gia đình giàu có tại Sài Gòn mà Sobhraj bịa ra.
Charles Sobhraj
"sở hữu" thành tích phạm tội và vượt ngục nhiều nhất thế giới.
|
Trốn chạy cùng người
vợ danh giá
Cái đêm Sobhraj quyết
định cầu hôn với Chantal là một đêm đen đủi đưa hắn trở lại nhà tù lần nữa.
Sobhraj ăn cắp một xế hộp đưa người tình tới một sòng bạc sang trọng. Tại
đây, hắn thua bạc, hàng ngàn france trong túi không cánh mà bay. Hắn điên rồ,
phóng xe như điên cho tới khi Chantal phải bằng lòng với lời cầu hôn của hắn.
Tuy nhiên, cũng đúng
lúc ấy, tiếng còi cảnh sát hú inh ỏi đằng sau. Trốn chạy không được, Sobhraj buộc
phải quay lại nhà tù cũ "bóc lịch" thêm 8 tháng vì tội ăn cắp xe.
Dù vậy, Chantal vẫn
một lòng tin tưởng, ủng hộ người yêu. Cô bất chấp sự phản đối kịch liệt của gia
đình để đứng ra bảo vệ và chờ Sobhraj mãn hạn tù để kết hôn. Không lâu sau khi
Sobhraj ra tù, một lễ cưới được tổ chức đơn giản với sự tham gia của đại diện 2
gia đình.
Khi cô vợ trẻ đẹp
thông báo có thai cũng là lúc kẻ lừa đảo đội lốt đại gia đánh hơi được những vụ
lừa đảo của mình sắp bị phanh phui. Hắn đủ tinh quái để biết rằng cảnh sát
không sớm thì muộn cũng phát hiện ra hàng loạt các vụ làm séc giả trên toàn nước
Pháp và vụ trộm cắp, lừa đảo các gia đình giàu có ở Paris do hắn chủ mưu.
Charles Sobhraj quyết
định đưa vợ rời châu Âu sang phương Đông trước khi bị tóm. Trên đường chạy
trốn, họ lợi dụng và trộm cướp cắp tài sản của bất cứ ai làm bạn với họ. Cuối
cùng, 2 người cũng đặt chân tới được Ấn Độ huyền bí và một bé gái kháu khỉnh
chào đời tại đây.
Không khó khăn để vợ
chồng Sobhraj hòa nhập với cộng đồng những người Pháp xa xứ sống tại đây. Trong
những năm 1970, Sobhraj kết thân được với khá nhiều người giàu có và quyền lực.
Hắn tận dụng mối quan hệ này để làm môi giới, buôn bán xe ăn cắp cho giới nhà
giàu Ấn Độ và người châu Âu. Trong một thời gian dài, Sobhraj tiêu thụ trót lọt
rất nhiều xe do chính tay hắn ăn cắp hoặc buôn qua tay xe ăn cắp từ Pakistan và
Iran tuồn vào Ấn Độ.
Trong khi đó, cô vợ
Chantal vẫn không biết về những hành động trộm cắp phi pháp của chồng. Nhiều lần, Chantal
vô tình trở thành đồng bọn trong các phi vụ của hắn. Nhưng chồng đi biền biệt với
những phi vụ làm ăn, Chantal luôn cảm thấy cô đơn nơi đất khách. Bù lại, mỗi
lần về Sobhraj tặng Chantal rất nhiều nữ trang quý giá mà chỉ hắn mới biết nguồn
gốc ở đâu.
Sobhraj rất
"máu me" cờ bạc. Đó là điểm yếu lớn nhất của gã đàn ông quỷ quyệt
này. Trong một lần thua bạc ở Ma cao, hắn trắng tay, thậm chí phải gánh một khoản
nợ rất lớn. Toàn bộ gia tài cùng số nữ trang tặng vợ không đủ để trả nợ.
Sobhraj ngày đêm sống trong nỗi lo sợ bị chủ sòng bạc đến siết nợ.
Kẻ cướp lộ nguyên
hình
Cùng thời điểm ấy, một
người đàn ông Pháp đề nghị Sobhraj hợp tác trong một phi vụ lớn, hứa hẹn không
những trả đủ nợ mà còn có thể sống dư dả một thời gian dài. Như kẻ chết đuối gặp
phao cứu hộ, hắn lập tức gật đầu.
Hai tên đạo chích
chuyên nghiệp lên một kế hoạch hoàn hảo để cướp tiệm nữ trang lớn ở Delhi. Theo
kịch bản, chúng sẽ thuê một căn phòng tại khách sạn Ashoka ngay phía trên cửa
tiệm. Lợi dụng lúc nửa đêm, chúng sẽ dùng khoan giảm âm, đục sàn nhà để nhảy xuống
và khoắng sạch số châu báu trong cửa hàng mà không ai hay biết.
Thế nhưng kế hoạch lớn
bất thành. Sau 3 ngày hì bụi khoan mà lớp bê tông vẫn không xi nhê. Chúng
đành phải xoay sang phương án B. Đóng giả là những khách hàng giàu có và tiềm
năng, Sobhraj lừa chủ tiệm vào phòng kín, dùng súng uy hiếp và khoắng sạch cửa
hàng.
Mang theo túi nữ
trang đầy cùng gần 10.000 USD tiền mặt, Sobhraj phóng thẳng tới sân bay Deihi.
Tên trộm tưởng sẽ cao chạy xa bay an toàn cùng khối tài sản lớn. Thế
nhưng, hắn đã tính sai một bước.
Chủ tiệm trốn thoát
và báo cho cảnh sát. Toàn bộ sân bay bị phong tỏa. Không còn sự lựa chọn,
Sobhraj phải cắn răng bỏ lại túi của cải, tay trắng lên máy bay về Bombay.
Mẹ con Chantal vẫn ở
đó chờ Sobhraj. Hắn tiếp tục hành nghề cũ sống qua ngày. Tuy nhiên, chẳng
bao lâu cảnh sát tìm tới và “tóm cổ” hắn vì hàng loạt các vụ trộm cắp, buôn bán
ô tô phi pháp và phi vụ cướp tiệm vàng bất thành.
Sobhraj hiện nguyên
hình là một tên trộm ma mãnh, một kẻ lừa đảo quỷ quyệt. Hắn bị tống vào nhà tù
Tihar khét tiếng tàn bạo và nghiêm ngặt ở Ấn Độ. Không cam chịu phận tù đày,
Charles Sobhraj ngấm ngầm lên kế hoạch cho một vụ vượt ngục ngoạn mục đầu tiên
trong đời.
Lừa đảo và trộm cắp
đưa Sobhraj lên hàng "đại gia" nhưng những kế hoạch vượt ngục hoàn hảo
gần như không tưởng. Cùng hàng loạt vụ sát hại phụ nữ trong trang phục bikini mới
thực sự đưa tên tuổi Sobhraj trở thành điểm nóng của giới truyền thông với tên
gọi "sát thủ bikini"...
Sau khi thực hiện
hàng loạt vụ trộm cướp và đảo tẩu, Sobhraj dừng chân ở Thái Lan, thành lập băng
cướp "gia đình" để thực hiện các vụ cướp giết đẫm máu và nổi tiếng với
biệt danh "sát thủ bikini".
Charles Sobhraj cùng tình nhân Marie LeClerc.
Tù tội và đào tẩu
Lần vượt ngục đầu
tiên trong đời Sobhraj có sự trợ giúp đắc lực của cô vợ trẻ Chantal. Trong tù,
Charles Sobhraj vờ bị xuất huyết trong để được đưa tới điều trị tại một bệnh
viện địa phương. Dù chẳng có bệnh tật gì nhưng hắn vẫn xoay sở được tờ bệnh án
“viêm ruột thừa cấp”. Phục hồi sau ca phẩu thuật vô ích, hai vợ chồng thực hiện
bước thứ 2.
Lợi dụng sơ hở,
Chantal một mình lẻn vào phòng bệnh của chồng. Cô đánh mê toàn bộ lính gác, sau
đó tự đánh mê cả bản thân để tạo chứng cớ ngoại phạm. Trong khi đó, Sobhraj tìm
cách cải trang và nhanh chóng lẩn khỏi bệnh viện. Với tài luồn lách của mình, Sobhraj
dễ dàng tẩu thoát thành công. Nhưng chẳng lâu sau cả 2 vợ chồng lại bị bắt. Nhờ
khoản tiền bảo lãnh tại ngoại từ người cha ruột ở Sài Gòn, cặp đôi tội phạm vội
vã rời khỏi Ấn Độ.
Sau đó là những
tháng ngày vào tù ra tội và những lần đào tẩu ly kỳ chẳng kém gì tiểu thuyết.
Nơi dừng chân đầu
tiên của kẻ đào tẩu là Kabul, Afghanistan. Họ thuê một phòng khách sạn khá đắt
tiền để ở tạm. Với món nghề lừa đảo và cướp bóc, Sobhraj vẫn lo cho vợ con có một
cuộc sống khá sung túc. Đối tượng của hắn chủ yếu là dân híp-pi (những thanh
niên có lối sống lập dị) từ châu Âu theo con đường mòn buôn lậu thuốc lá tới
phương Đông.
Nhưng cũng chẳng được
bao lâu, với tính cách thích xê dịch, Sobhraj nhanh chóng chán Kabul. Hắn mang
theo cả gia đình tới sân bay, chuẩn bị cho một chuyến hành trình mới. Chỉ có điều,
hắn “quên” trả 2 tháng tiền phòng khách sạn. Đó là lý do hắn bị cảnh sát
Afghanistan bắt lại.
Chiêu bài cũ lại được
kẻ đào tẩu sử dụng. Hắn không khó khăn để có thể tuồn một cây kim tiêm vào nhà
tù. Tại đây, hắn sử dụng cây kim tiêm đó để tự chích hút máu để tạo ra những vết
loét như đang bị thương. Ghê rợn hơn, chỗ máu hút được hắn uống luôn. Hắn được
đưa tới bệnh viện và lịch sử lại lặp lại, toàn bộ lính gác bị đánh mê còn tên tội
phạm nhỏ con tẩu thoát.
Bỏ lại vợ con,
Charles Sobhraj một mình bay sang Iran và lang thang khắp Đông bán cầu những
năm sau đó. Mỗi nơi hắn chỉ dừng chân một thời gian đủ để không đánh động cảnh
sát khu vực. Trong người hắn có tới 10 cuốn hộ chiếu, do hắn mua và do hắn
“thó” được nhưng chẳng có cái nào mang tên Charles Sobhraj.
Tình cờ tái hợp với
Andre, người em trai cùng mẹ khác cha ở Istanbul, 2 người cùng lên kế kế hoạch
trộm cắp khắp các nước phương Đông.
Với lý lịch phạm tội
dày đặc, những nơi Charles Sobhraj có thể đến ngày một bị thu hẹp. Vì thế, 2
người quyết định tìm tới Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện các vụ trộm cướp nhỏ lẻ nhằm
vào khách du lịch. Khi tình hình trở lên căng thẳng, 2 anh em bay sang Hy Lạp
tiếp tục hành nghề. Tuy nhiên, tại đây, cả 2 không may mắn bị bắt trong một vụ
trộm nữ trang nhỏ.
Bị giam trong nhà tù
Thủ đô Athens, Hy Lạp, Sobhraj lập mưu cho 2 anh em trốn thoát nhưng bất thành.
Mặc kệ người em vụng về, hắn một mình vượt ngục bằng cách cũ, giả bệnh rồi đánh
mê lính canh để trốn.
Băng cướp "gia
đình"
Trong khi cậu em
trai bị dẫn độ về Thổ Nhĩ Kỳ chịu mức án 18 năm tù khổ sai, Sobhraj tiếp tục cuộc
hành trình tới Ấn Độ, Kashmir, Iran và vùng Cận Đông. Đối tượng chủ yếu của hắn
là các cặp khách du lịch người Pháp hoặc Anh. Hắn tiếp cận, kết thân và lợi dụng
họ như những đồng phạm trong các vụ vận chuyển hàng trái phép. Xong xuôi, hắn
cuỗm toàn bộ giấy tờ, tài sản của họ rồi biến mất.
Thời gian này,
Sobhraj đến Thái Lan và gặp được Marie LeClerc, một phụ nữ xinh đẹp quốc tịch
Canada, người sẽ trở thành trợ lý và đồng phạm thân cận nhất của hắn sau này.
Cô một mình đến Thái Lan để tìm kiếm sự phiêu lưu, mạo hiểm và cô tìm thấy tất
cả điều đó trong con người Sobhraj. Marie say mê Sobhraj, một tình yêu mù quáng
khiến cô mờ mắt trước những tội ác cũng như tính trăng hoa của hắn.
Sobhraj quyết định
xây dựng một băng nhóm phạm tội theo kiểu “gia đình”do hắn đứng đầu. Người đầu
tiên là Marie, người vì tình yêu sẽ trở thành kẻ đồng lõa trung thành với hắn
trong mọi phi vụ lừa đảo. Đối với những thành viên khác, hắn áp dụng chiêu
"ban phát ân huệ" để chiêu mộ.
Vờ là cặp vợ chồng tốt
bụng, hắn và Marie cưu mang cậu bé lang thang Dominique người Pháp về sống
cùng. Bọn chúng cho cậu bé uống một lượng thuốc độc nhỏ mỗi ngày để cậu ốm đau
triền miên rồi chúng lại ra sức chăm sóc, thuốc thang cho đứa trẻ tội nghiệp.
Chỉ đến khi cậu bé cảm kích và đồng ý tự nguyện đi theo hắn mới dừng chiêu trò
hèn mọn.
Đối với Yannick và
Jacques, 2 thanh niên từng là cảnh sát Đông Dương, Sobhra lại cuỗm sạch tiền bạc
và giấy tờ của họ rồi lại giả vờ giúp đỡ họ. Hắn cho họ ở lại nhà mình và hứa sẽ
cố gắng làm lại toàn bộ giấy tờ mới. Hai thanh niên cũng vì lòng biết ơn mà đồng
ý ở lại với “gia đình”của ông trùm lửa đảo Sobhraj. Ngoài ra, trong nhóm của hắn
còn có May, cô gái người Thái Lan, đảm trách vai trò thư ký và cặp kè với hắn.
Đặc biệt, một mắt
xích quan trọng trong đường dây phạm tội của Sobhraj là cậu nhóc người Ấn Độ có
tên Ajay Chowdhury. Lạnh lùng và tinh quái, dù nhỏ nhất đội, Ajay nhanh
chóng ngồi lên chức phó, được Sobhraj tin tưởng giao phó những vụ phức tạp nhất.
Khi đã quy tụ đủ các
thành viên trong băng nhóm cũng là lúc Charles Sobhraj bắt đầu thực hiện các
phi vụ đình đám và đẫm máu, khiến y được gọi với cái tên “sát thủ bikini”...
Nạn nhân đầu tiên của"
sát thủ bikini" Charles Sobhraj là cô gái trẻ Jennie Bollivar. Người ta
tìm thấy thi thể Bollivar, chỉ khoác trên mình bộ áo tắm 2 mảnh nằm bên vịnh
Thái Lan.
Sau khi quy tụ đủ
các thành viên sẵn sàng sống chết cho “gia đình”, Charles Sobhraj tiến
hành các phi vụ trộm cướp, buôn lậu và bắt đầu giết người.
Thi thể những người phụ nữ bị Charles Sobhraj sát hại.
"Sát thủ
Bikini" xuất hiện
Con mồi đầu tiên của
băng nhóm nhà Sohraj là một nữ du khách hành hương người Mỹ tên là Jennie
Bollivar. Cô đến phương Đông huyền bí với mong muốn được đắm mình trong những
giáo lý Phật giáo nhưng lại rơi vào tay của Sohraj để nhận cái chết oan nghiệt.
Thi thể của cô được
phát hiện tại một bể bơi nước nóng gần vịnh Thái Lan. Khi người ta tìm thấy,
trên người Jennie chỉ mặc đúng một bộ áo tắm. Nhiều giả thiết cho rằng người phụ
nữ xinh đẹp bị chết đuối sau một đêm thác loạn với bia và cần sa. Nhưng sau đó,
kết quả khám nghiệm tử thi của cảnh sát Thái Lan khẳng định, cô gái này bị dìm
chết. Nguyên nhân cái chết của Jennie Bollivar đến giờ vẫn chưa được giải đáp.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cô bị giết vì từ chối gia nhập vào gia đình tội
phạm của Sobhraj.
Nạn nhân tiếp theo
là một thanh niên Do Thái, Vitali Hakim, cũng giống như Jennie tới phương Đông
để tìm ý nghĩa mới cho cuộc sống. Nhưng đáng tiếc, anh lại đánh mất mạng sống
khi giao du với Sobhraj. Sau khi Vitali chuyển đến ở cùng vài ngày, Charles
Sobhraj rủ Vitali cùng thằng nhóc Ajay tới khu du lịch Pattaya trên Vịnh Thái
Lan. Điều làm mọi người ngạc nhiên là chỉ có hắn và Ajay trở về nhà, còn người
bạn mới thì không thấy đâu trong khi toàn bộ quần áo của của Vitali vẫn còn
trong tủ, hộ chiếu và séc thì do Sobhraj giữ.
Vài ngày sau, người
ta tìm thấy xác người thanh niên xấu số bị cháy đen trên đường đến Pattaya. Cảnh
sát khi đó nhận định, Vitali bị các băng nhóm tội phạm Thái Lan hành hung và tẩm
xăng thiêu sống, không có mối liên hệ nào với vụ án mạng của Jennie.
Nóng lòng thấy bạn
trai đi du lịch mãi không về, tháng 12/1975, Charmayne Carrou quyết định sang
Thái Lan để tìm Vitali. Cô tìm tới khách sạn nơi Vitali từng ở mới biết anh trả
phòng từ vài tuần trước và không quay lại. Nhưng trước đó anh có gửi cho cô một
lời nhắn.
Chắc Vitali cũng
không thể ngờ lời nhắn tuyệt mệnh vô tình đưa người anh yêu trở thành nạn nhân
thứ 3 dưới bàn tay nhuốm máu của Sobhraj. Carrou là một cô gái khá liều lĩnh, một
mình tìm hiểu về cái chết của người yêu. Sau nhiều manh mối, cô tìm được tới
nhà Sobhraj. Cô biết điều hắn đã làm với người yêu mình và còn biết thêm một số
tội ác khác của hắn nữa. Chính vì thế, cô bị giết vì biết quá nhiều. Cơ
quan chức năng sau khi khám nghiệm tử thi khẳng định, Charmayne Carrou bị siết
cổ đến chết. Cô bị tắc thở và gãy một số xương ở cổ. Điều đặc biệt là cô gái trẻ
cũng chết trong bộ bikini màu hoa.
Người ta ngờ ngợ ra
một mối liên hệ nào đó giữa cái chết của 2 cô gái trẻ nên cảnh sát Thái Lan ráo
riết truy bắt một kẻ tội phạm với biệt danh “sát thủ bikini”.
Kẻ giết người hàng
loạt
Danh sách nạn nhân
chết dưới tay Charles Sohraj chưa dừng ở đó. Tại Hong Kong, Sohraj gặp một cặp
đôi sinh viên Hà Lan là Henk Bintanja và Cornelia Cocky Hemker đang du lịch
vòng quanh Đông Nam Á. Tự giới thiệu là Alain Dupuis, một doanh nhân kinh doanh
đá quý, Sohraj hào phóng bán cho Cornelia chiếc nhẫn đá quý của mình với
giá hời 1.600 USD. Để tỏ ra hiếu khách, hắn còn mời đôi tình nhân tới “biệt
thự sang trọng” của mình ở Bangkok.
Hắn hứa sẽ lái xe
đưa 2 người ra tận sân bay. Thế nhưng, cũng giống như nhiều nạn nhân khác, 2
người bạn Hà Lan nhanh chóng bị ốm một cách đầy khó hiểu. Chuyến bay bị hoãn lại.
Sohraj dưới vỏ bọc là người bạn doanh nhân tỏ ra ân cần chăm sóc họ và chăm sóc
luôn cả toàn bộ tài sản có giá trị và hộ chiếu của họ.
Cái đêm mà Charmayne
Carrou đến tìm nhà Sohraj, cũng là lúc Henk and Cocky được nhanh chóng đưa ra
khỏi căn nhà hộ dù đang ốm đau. Không ai dám hỏi tại sao chỉ có Sohraj và Ajay
trở về với mùi xăng nồng nặc và người bám đầy bụi bẩn nhưng các thành viên khác
trong gia đình bắt đầu cảm thấy nghi ngờ.
Ngay ngày hôm sau,
báo chí Bangkok rầm rộ đưa tin 2 khách du lịch bị cướp và giết. Hai nạn nhân, một
nam, một nữ bị bóp cổ chết trước khi bị tẩm xăng đốt cháy. Cảnh sát không tìm
thấy bất cứ giấy tờ tùy thân nào trên người nạn nhân.
Về phần Sohraj, có hộ
chiếu của Henk trong tay, hắn một mình lang thang tới Nepal. Tại Kathmandu, một
cặp du khách phương Tây khác lại trở thành con mồi ngon của kẻ sát thủ máu lạnh.
Anh chàng Laddie DuParr đến từ Canada tới đây để chinh phục đỉnh Everest trong
khi Annabella Tremont là một cô gái người Mỹ đang ngao du để kiếm tìm ý nghĩa
cuộc sống. Hai người tình cờ gặp nhau ở Nepal và nhanh chóng trở nên thân thiết.
Không biết Sohraj đã
tiếp cận họ thế nào và “xử lý” ra sao, chỉ biết một thời gian ngắn sau đó người
ta tìm thấy thi thể một người đàn ông bị thiêu chết giữa cánh đồng, trên người
còn nhiều vết dao đâm. Trong khi cảnh sát địa phương đang loay hoay xác định
danh tính nạn nhân thì xác của Annabella được tìm thấy cách đó không xa. Cô bị
đâm nhiều phát vào ngực cho tới chết.
Manh mối đầu tiên được
xác định càng làm vụ án rối thêm. Hải quan thông báo một người đàn ông có tên
Laddie DuParr rời Nepan ngay sau cái chết của Annabella. Biết được mối quan hệ
thân thiết giữa 2 người, cảnh sát nhận định chính DuParr ra tay giết cô bạn gái
mới quen và tẩu thoát khỏi Nepan. Nhưng họ không thể xác định được động cơ giết
người và quan trọng hơn, thi thể người nam giới gần đó là ai?
Lưới trời lồng lộng,
Charles Sobhraj bị bắt không lâu sau khi các quốc gia y gây án đồng loạt phát lệnh
truy nã. Tuy nhiên, dù đang thụ án chung thân nhưng Sobhraj vẫn gây bất ngờ khi
kết hôn với cô gái kém mình 41 tuổi.
Vạch mặt kẻ thủ ác
Cảnh sát Nepal không
thể ngờ lại rơi vào bẫy của Charles Sobhraj. Làm sao Laddie DuParr có thể là
hung thủ giết Annabella khi anh còn bị chết trước cô. Thi thể người đàn ông bí ẩn
mà cảnh sát đang loay hoay truy tìm danh tính không ai khác chính là Laddie
DuParr.
Charles Sobhraj (giữa) và cô vợ trẻ y cưới khi đang thụ án chung thân tại Nepal.
Cùng thời điểm này, ở
Thái Lan, Dominique, Yannick và Jacques tìm thấy hộ chiếu của hàng loạt những
du khách xấu số từng gặp Sobhraj trong căn hộ. Họ nhận ra mình đang ở trong nhà
một kẻ giết người hàng loạt chứ không đơn thuần là một kẻ trộm như họ vẫn nghĩ.
Cả 3 vội bỏ trốn về Paris, không quên khai báo toàn bộ vụ việc cho cảnh
sát. Kẻ thủ ác sử dụng hộ
chiếu của chính nạn nhân, ung dung rời Nepal. Hắn tới Bangkok, rồi lại sử dụng
một hộ chiếu khác của Henk Bintanja (nạn nhân bị thiêu chết ở Hong Kong) quay lại
Nepal ngay ngày hôm sau nhằm đánh lạc hướng điều tra của cảnh sát.
Ở Nepal, cảnh sát
cũng lần ra, trước khi chết, Laddie và Annabella có qua lại với Sobhraj, Marie
và Ajay. Nhưng khi được hỏi, cả 3 đều chối bay chối biến. Biết không thể nấn ná
ở lại Nepal, hắn cùng 2 đồng bọn thân cận vượt biên sang Ấn Độ, rồi tới
Calcutta lánh nạn. Không có tiền trong tay, lại đang bị truy nã khắp Nepal và
Thái Lan nhưng Sobhraj không hề tỏ ra nao núng. Hắn lập sẵn những kế hoạch tiếp
theo và cái cần nhất là một số tiền vừa đủ và hộ chiếu sạch.
Học giả người
Israel, ông Avoni Jacob không may lọt vào mắt xanh của Sobhraj. Avoni Jacob bị
siết cổ chết ngay trong căn phòng khách sạn tại Calcutta, hộ chiếu, séc và khoảng
300 USD tiền mặt bị lấy mất.
Có trong tay hộ chiếu
sạch, Sobhraj dẫn Ajay và Marie tới Singapore rồi tiếp tục bay về Thái Lan. Phải
nói, Sobhraj quá liều lĩnh khi quay trở lại nơi mà tội ác của hắn đã bị phanh
phui. Tuy nhiên, hắn đủ thông minh để nhận ra rằng, chỉnh phủ Thái Lan sẽ chẳng
dại gì mà làm rùm beng vụ án “sát thủ bikini” vì sợ ảnh hưởng tới du lịch đất
nước.
Và hắn đã đúng, cảnh
sát Thái Lan vào cuộc một cách nửa vời. Và ngay cả khi bị bắt, Sobhraj không
quá khó để mua lại tự do cho mình và đồng bọn bằng cách hối lộ cảnh sát 18.000
USD.
Rời Thái Lan, bọn
chúng tạm dừng chân tại Malaysia để mua đá quý mang sang Geneva, Thụy Sĩ bán.
Không biết điều gì xảy ra với Ajay nhưng chỉ một mình Sobhraj ra sân bay gặp
Marie. Cô định hỏi về Ajay nhưng ánh mắt Sobhraj như nói với cô rằng đừng bao
giờ hỏi bất cứ điều gì về cậu nhóc đó. Marie tự hiểu thằng nhóc lạnh lùng từng
là trợ thủ đắc lực cho Sobhraj đã không còn giá trị và có thể đang nằm ở một
nơi nào đó trong các khu rừng nhiệt đới Malaysia.
Dưới tác động của
báo chí, cảnh sát Thái Lan buộc phải vào cuộc truy bắt tên sát nhân giết hại
hàng loạt du khách, gây ảnh hưởng nghiêm trọng với ngành du lịch trong nước.
Interpol sau khi chắp nối nhiều vụ việc trên nhiều quốc gia cũng vào cuộc truy
bắt Charles Sobhraj.
Sa lưới
Sobhraj và Marie lên
kế hoạch xây dựng một “gia đình” mới. Họ dắt về 2 phụ nữ phương Tây bị lạc đường
là Mary Ellen và Barbara tại Bombay, Ấn Độ. Cả 4 cùng lên đường tới Delhi
để thực hiện một âm mưu mới.
Tại đây,
Sobhraj bám theo một nhóm sinh viên người Pháp đang du lịch và nhanh chóng trở thành
một hướng dẫn viên tình nguyện cho họ. Nhóm sinh viên tỏ ra rất tin tưởng và
vui vì gặp được một đồng hương nhiệt tình tại Ấn Độ mà không biết đang bị lợi dụng.
Sobhraj phân phát cho mọi người một loại thuốc mà hắn nói là “thuốc chống kiết
lỵ” nhưng thực chất lại là thuốc gây mê mạnh. Hắn định chờ lúc nạn nhân bị say
thuốc để đột nhập và lấy sạch tài sản của họ.
Nhưng lần này
Sobhraj tính sai một bước. Thuốc gây mê quá mạnh, nhiều sinh viên uống thuốc
chưa kịp vào tới phòng ngã hết ra tiền sảnh. Mọi nghi ngờ dồn về phía người bạn
mới Sobhraj. Hắn bị một nhóm sinh viên bắt lại và gửi cho cảnh sát.
Sobhraj không ngờ
đây chính là ngày tàn cho sự nghiệp phạm tội của hắn. Trong khi vẫn khăng khăng
chối tội, hàng loạt các bản cáo trạng ào ào gửi tới chống lại Sobhraj. Cảnh sát
Thái Lan dành bản án 20 năm tù cho hắn vì hàng loạt các vụ giết người tại
Thái. Tòa án Nepal, Ấn Độ đang chờ thẩm vấn Sobhraj về một loạt các vụ án
mạng tại đây. Trong khi đó, chính quyền Hy Lạp và Afghanistan vẫn chưa
quên những vụ vượt ngục ly kỳ của hắn. Và trên đất Pháp, cái tên Charles
Sobhraj cũng có không ít các tội danh. Cuối cùng, hắn cùng đồng phạm bị giải tới
nhà tù Tihar khét tiếng ở ngoại ô New Delhi.
Tính tới thời điểm
đó, ít nhất 2 phụ nữ Mỹ, 2 người Canada, 1 người Thổ Nhĩ Kỳ, 2 người Hà Lan, 1
người Pháp và 1 người Israel chết một cách bí ẩn dưới tay hắn.
Hồi kết vẫn còn sóng
Sau 2 năm bóc lịch ngồi chờ xét xử và với hơn 10 tội danh, Charles Sobhraj có
thể phải đối mặt với án tử. Sobhraj hiểu quá rõ các luật ngầm trong hệ thống
pháp luật Ấn Độ và không biết hắn có dùng tiền mua chuộc quan tòa không, chỉ biết,
tòa tuyên một bản án 12 năm dành cho Charles Sobhraj. Bản án khiến không ít người
bất mãn.
Chân dung cô vợ trẻ, xinh đẹp của Charles Sobhraj.
Sau khi mãn hạn tù,
Charles Sobhraj bị dẫn độ ngay về Thái Lan để tiếp tục lĩnh án. Có lẽ chính vì
thế, nhân dịp kỷ niệm 10 năm bị giam ở nhà tù Tihar, hắn tổ chức một bữa tiệc
thân mật mời các tù nhân và quản ngục tới dự. Khi tất cả lăn ra vì thuốc mê, hắn
đủng đỉnh rời khỏi nhà tù và chờ bị bắt lại. Thực chất, đây không phải một vụ
vượt ngục, hắn muốn nhân cơ hội này được ở lại nhà tù Tihar cho tới khi lệnh bắt
của Thái Lan hết hiệu lực. Hơn ai hết, hắn hiểu mình là một tội phạm quốc tế,
vượt ngục thì quá dễ nhưng sống ở ngoài mới là khó.
Một lần nữa hắn tính
đúng. Sau khi bị gia hạn tù 10 năm nữa, tháng 2/1997, tên tội phạm với hơn 10 tội
danh nghiêm trọng đàng hoàng bước ra khỏi nhà tù Ấn Độ. Sobhraj bị trục xuất về
Pháp. Tháng 9/2003, chẳng hiểu lý do gì mà hắn lại quay lại Nepal và bị bắt tại
một sòng bạc casino. Mùa hè 2004, tòa án Nepal tuyên án chung thân và tịch thu
toàn bộ tài sản của kẻ giết người hàng loạt trên đất nước này.
Trong lúc đang cố gắng
tìm cách kháng án, Sobhraj thực hiện kế hoạch vượt ngục lần nữa nhưng bất
thành. Bản án cuộc đời tạm khép lại, Sobhraj sẽ phải dành hết quãng thời
gian còn lại của mình trong nhà tù Nepal.
Tuy nhiên, không vì
đó mà hắn ngừng nổi tiếng. Hàng loạt các hãng làm phim, nhà xuất bản và các cơ
quan báo chí tìm đến để xin viết về cuộc đời tội phạm có một không ai của hắn.
Từ một tên tội phạm nguy hiểm, Sobhraj trở thành người nổi tiếng và sống cuộc sống
sung túc, giàu có ngay trong nhà tù Nepal.
Năm 2008, Sobhraj một
lần nữa gây sốc với giới truyền thông khi bất ngờ tuyên bố đính hôn với một phụ
nữ người Nepal mới 23 tuổi tên là Nihita Biswas. Cô gái trẻ hoàn toàn biết về
thân phận của kẻ thủ ác như vẫn một lòng kết hôn với Sobhraj. Không ai nghi ngờ
về tài ăn nói và mưu mẹo của Sobhraj nhưng việc một cô gái trẻ chấp thuận lấy
y khi đã ngoài lục tuần đang phải lĩnh án chung thân là điều thực sự khó tin.
http://baomai.blogspot.com.au/2014/09/hanh-trinh-toi-ac-cua-sat-thu-goc-viet.html
( Bao Mai gửi đến HNPĐ )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Hành trình tội ác của sát thủ gốc Việt
Sinh ra tại Sài Gòn, lớn lên tại Pháp và mang trong mình dòng máu lai Việt - Ấn, Charles Sobhraj thường xuyên đi lại giữa châu Âu và châu Á để thực hiện tội ác "còn hơn cả trong phim".
Sinh ra tại Sài Gòn,
lớn lên tại Pháp và mang trong mình dòng máu lai Việt - Ấn, Charles Sobhraj thường
xuyên đi lại giữa châu Âu và châu Á để thực hiện tội ác "còn hơn cả trong
phim".
Charles Sobhraj là
cái tên đi vào phim ảnh như một trong những sát nhân nổi tiếng nhất thế giới với
một loạt các biệt danh như “sát nhân bikini”, “kẻ đào tẩu”, “người rắn”. Đặc biệt,
dù đang thụ án tại nhà giam nhưng y vẫn được nhận hàng triệu USD tiền bản quyền
từ các nhà xuất bản hoặc hãng phim lớn khi người ta dựa vào cuộc đời y làm mẫu
cho những tác phẩm đình đám.
Charles Sobhraj vẫn đạo
mạo dù đang phải thụ án chung thân.
Sobhraj sinh ngày
6/4/1944 tại Sài Gòn, lớn lên tại Pháp, là con ngoài hôn thú của một người phụ
nữ Việt Nam và một thợ may Ấn Độ. Là kẻ lừa đảo, trộm cắp, buôn ma túy và giết
người hàng loạt nhưng cuộc đời phiêu bạt cùng những cuộc đào tẩu chỉ có trong
tiểu thuyết giúp cho “sát nhân bikini” thành ngôi sao của giới truyền
thông.
Bằng cách “bán” những
câu chuyện cuộc đời ly kỳ của mình cho báo chí, nhà làm phim…Sobhraj có thừa tiền
để sống cuộc sống vương giả đáng mơ ước ngay trong tù.
Tuổi thơ dữ dội
Ngay từ khi Sobhraj
vừa mới cất tiếng khóc chào đời, cha đẻ của cậu dứt áo ra đi, bỏ lại mẹ bơ vơ một
mình ôm con khóc mỏi mòn. Tại Sài Gòn, cậu bé con lớn lên trong sự thờ ơ của mẹ
và thiếu hơi ấm của cha. Mẹ cậu, bà Song luôn cho rằng chính Sobhraj là nguyên
nhân gây rạn nứt tình cảm, khiến cha cậu bỏ rơi bà.
Chẳng lâu sau, bà
Song gặp và kết hôn với một sỹ quan người Pháp đồn trú tại Đông Dương.
Ông Alphonse Darreau đồng ý trở thành cha dượng của Sobhraj và đưa mẹ con
cậu sang Pháp nhưng không cho cậu bé lấy tên mình.
Những năm tháng tuổi
thơ tiếp theo của Sobhraj gắn liền với thành phố cảng Marseilles của Pháp.
Thời gian đầu, cha dượng đối xử rất tốt, yêu thương cậu như con ruột. Nhưng mọi
sự thay đổi kể từ khi bà Song sinh hạ đứa con ruột đầu tiên cho ông. Càng ngày,
cậu bé càng cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Đã không còn được quan tâm, cậu bé trở
thành người thừa trong ngôi nhà ấy.
Như để đáp trả lại sự
thờ ơ ấy, cậu nhóc Sobhraj tìm đủ mọi cách để gây sự chú ý. Giống như suy nghĩ
của nhiều đứa trẻ khác, Sobhraj thà bị ghét bỏ còn hơn bị lãng quên. Cậu cố tỏ
ra ngang bướng và ương ngạnh, phá phách mọi thứ chỉ mong được bố mẹ để mắt tới.
Ở nhà, Sobhraj là một
đứa trẻ ngỗ ngược, tới trường, cậu là một học sinh cá biệt. Dù được đánh
giá là một cậu bé thông minh, nhưng Sobhraj thường xuyên trốn học. Nếu có
tới trường, cậu cũng quậy cho tới lúc bị thầy cô tống cổ ra ngoài mới thôi.
Có một điểm kỳ lạ,
dù bị cha ruột bỏ rơi từ lúc mới sinh, nhưng Sobhraj vẫn luôn tôn thờ ông như một
người hùng. Càng cảm thấy lạc lõng ở Pháp, mơ ước được tới phương Đông để tìm
cha càng cháy bỏng trong cậu.
Không ít lần người
ta thấy một cậu bé loắt choắt đang cố len lỏi xếp hàng ở bến cảng Marseilles để
trốn lên tàu tới Đông Dương. Thôn thường, Sobhraj bị chặn lại ngay từ cửa soát
vé nhưng cũng có khi cậu lẻn lên được tàu lênh đênh giữa biển mới bị phát hiện
và bắt trả về nhà. Không biết bao nhiêu lần mẹ và cha dượng lại phải nộp tiền để
bảo lãnh Sobhraj.
Lần đầu tù tội
Nhiều người cho rằng,
những chấn thương tâm lý từ thời thơ ấu chính là động cơ dẫn tới hàng loạt những
tội ác của Sobhraj sau này. Càng lớn Sobhraj càng trở nên bất trị. Bố mẹ ở Pháp
quá chán nản và mệt mỏi về cậu. Năm 1963, khi Sobhraj bị bắt ở Paris vì tội trộm
cắp, không còn ai đứng ra bảo lãnh cho cậu nữa.
Chưa đầy 19 tuổi,
Sobhraj lần đầu tiên ngồi tù. Cô đơn, lạc lõng, sống chết chẳng ai quan tâm,
Sobhraj đâm ra oán hận gia đình và xã hội. Cậu nung nấu một quyết tâm sẽ phải
làm điều gì đó để một ngày những người ruồng bỏ cậu sẽ phải hối hận.
Chân dung Charles Sobhraj.
Thái độ khôn ngoan
và tài ăn nói của Sobhraj đem đến cho cậu nhiều đặc ân ngay trong nhà tù. Không
chỉ kết thân được với các đại ca có “số má” trong nhà giam, cậu còn lấy lòng được
các quản ngục. Được tin tưởng giao cho giữ các sổ sách ghi chép trong nhà giam,
Sobhraj không phải làm việc nặng nhọc và được đi lại tự do trong nhà tù. Charles Sobhraj phải
ngồi “bóc lịch” 3 năm trong nhà tù Poisy khét tiếng ở Pháp. Cậu nhanh chóng
thích nghi và hòa nhập với cuộc sống tàn bạo và khắc nghiệt tại đây. Dù mang
trong mình dòng máu châu Á với dáng người nhỏ con, cậu bị không ít “ma cũ” hằm
hè, nhưng Sobhraj biết tận dụng vài món karate học được để tự vệ.
Đặc biệt, Sobhraj
ngay lập tức thu hút được sự chú ý của Felix d'Escogne, nhà hảo tâm giàu có thường
đến thăm nom các tù nhân, giúp họ chuyển thư từ hoặc giải quyết một số vấn đề
pháp lý. Người đàn ông này được coi như vị ân nhân và có vai trò quan trọng
trong cuộc đời Sobhraj sau này.
Charles Sobhraj đủ
khôn ngoan để nhận ra rằng phải tiếp cận và kết thân với Felix. Chẳng mấy chốc
2 người trở nên thân thiết. Felix thường xuyên mang sách, báo đến cho Sobhraj đọc,
khích lệ động viên cậu hối cải. Thậm chí Felix còn tìm đủ cách để Sobhraj
hòa giải với gia đình.
Charles Sobhraj được
ân xá sớm. Ra tù, cậu chuyển đến sống trong ngôi nhà sang trọng của Felix. Tại
đây, Sobhraj bắt đầu chạm tay vào cuộc sống của giới thượng lưu Pháp. Cậu làm
quen và kết thân với những gia đình giàu có nhất nhì Paris lúc đó.
Nhưng cuộc sống xa
hoa đó không làm chết đi con người trộm cướp của Sobhraj. Cậu nhanh chóng quay
lại con đường cũ, hoạt động khôn khéo và tinh vi hơn. Chẳng lâu sau,
Sobhraj trở nên giàu có nhờ các vụ lừa đảo và trộm cắp trót lọt.
Charles Sobhraj đang
“chân trong chân ngoài” giữa 2 thế giới khác biệt. Một bên là thế giới hào
nhoáng sang trọng cùng người bạn tốt Felix, còn một bên là thế giới đen tối hơn
– thế giới tội ác ngầm ở Paris – cuộc sống đích thực của Sobhraj.
Lừa cưới được tiểu
thư xinh đẹp và danh giá Chantal nhưng cuộc đời Sobhraj không hề viên mãn mà
ngược lại, y kéo cả vợ con lao vào vòng xoáy "tình, tiền, tù, tội"
nơi đất khách quê người.
Trong thời gian sống
cùng Felix d'Escogne, Charles Sobhraj gặp Chantal, một thiếu nữ xinh đẹp sinh
ra trong một gia đình thanh thế thuộc chính phủ Pháp. Với tài ăn nói cùng vẻ
ngoài giàu có, kẻ lừa đảo Sobhraj nhanh chóng "hớp hồn"
Chantal. Cô gái trẻ mê mệt với câu chuyện về những chuyến viễn dương
phương Đông và gia đình giàu có tại Sài Gòn mà Sobhraj bịa ra.
Charles Sobhraj
"sở hữu" thành tích phạm tội và vượt ngục nhiều nhất thế giới.
|
Trốn chạy cùng người
vợ danh giá
Cái đêm Sobhraj quyết
định cầu hôn với Chantal là một đêm đen đủi đưa hắn trở lại nhà tù lần nữa.
Sobhraj ăn cắp một xế hộp đưa người tình tới một sòng bạc sang trọng. Tại
đây, hắn thua bạc, hàng ngàn france trong túi không cánh mà bay. Hắn điên rồ,
phóng xe như điên cho tới khi Chantal phải bằng lòng với lời cầu hôn của hắn.
Tuy nhiên, cũng đúng
lúc ấy, tiếng còi cảnh sát hú inh ỏi đằng sau. Trốn chạy không được, Sobhraj buộc
phải quay lại nhà tù cũ "bóc lịch" thêm 8 tháng vì tội ăn cắp xe.
Dù vậy, Chantal vẫn
một lòng tin tưởng, ủng hộ người yêu. Cô bất chấp sự phản đối kịch liệt của gia
đình để đứng ra bảo vệ và chờ Sobhraj mãn hạn tù để kết hôn. Không lâu sau khi
Sobhraj ra tù, một lễ cưới được tổ chức đơn giản với sự tham gia của đại diện 2
gia đình.
Khi cô vợ trẻ đẹp
thông báo có thai cũng là lúc kẻ lừa đảo đội lốt đại gia đánh hơi được những vụ
lừa đảo của mình sắp bị phanh phui. Hắn đủ tinh quái để biết rằng cảnh sát
không sớm thì muộn cũng phát hiện ra hàng loạt các vụ làm séc giả trên toàn nước
Pháp và vụ trộm cắp, lừa đảo các gia đình giàu có ở Paris do hắn chủ mưu.
Charles Sobhraj quyết
định đưa vợ rời châu Âu sang phương Đông trước khi bị tóm. Trên đường chạy
trốn, họ lợi dụng và trộm cướp cắp tài sản của bất cứ ai làm bạn với họ. Cuối
cùng, 2 người cũng đặt chân tới được Ấn Độ huyền bí và một bé gái kháu khỉnh
chào đời tại đây.
Không khó khăn để vợ
chồng Sobhraj hòa nhập với cộng đồng những người Pháp xa xứ sống tại đây. Trong
những năm 1970, Sobhraj kết thân được với khá nhiều người giàu có và quyền lực.
Hắn tận dụng mối quan hệ này để làm môi giới, buôn bán xe ăn cắp cho giới nhà
giàu Ấn Độ và người châu Âu. Trong một thời gian dài, Sobhraj tiêu thụ trót lọt
rất nhiều xe do chính tay hắn ăn cắp hoặc buôn qua tay xe ăn cắp từ Pakistan và
Iran tuồn vào Ấn Độ.
Trong khi đó, cô vợ
Chantal vẫn không biết về những hành động trộm cắp phi pháp của chồng. Nhiều lần, Chantal
vô tình trở thành đồng bọn trong các phi vụ của hắn. Nhưng chồng đi biền biệt với
những phi vụ làm ăn, Chantal luôn cảm thấy cô đơn nơi đất khách. Bù lại, mỗi
lần về Sobhraj tặng Chantal rất nhiều nữ trang quý giá mà chỉ hắn mới biết nguồn
gốc ở đâu.
Sobhraj rất
"máu me" cờ bạc. Đó là điểm yếu lớn nhất của gã đàn ông quỷ quyệt
này. Trong một lần thua bạc ở Ma cao, hắn trắng tay, thậm chí phải gánh một khoản
nợ rất lớn. Toàn bộ gia tài cùng số nữ trang tặng vợ không đủ để trả nợ.
Sobhraj ngày đêm sống trong nỗi lo sợ bị chủ sòng bạc đến siết nợ.
Kẻ cướp lộ nguyên
hình
Cùng thời điểm ấy, một
người đàn ông Pháp đề nghị Sobhraj hợp tác trong một phi vụ lớn, hứa hẹn không
những trả đủ nợ mà còn có thể sống dư dả một thời gian dài. Như kẻ chết đuối gặp
phao cứu hộ, hắn lập tức gật đầu.
Hai tên đạo chích
chuyên nghiệp lên một kế hoạch hoàn hảo để cướp tiệm nữ trang lớn ở Delhi. Theo
kịch bản, chúng sẽ thuê một căn phòng tại khách sạn Ashoka ngay phía trên cửa
tiệm. Lợi dụng lúc nửa đêm, chúng sẽ dùng khoan giảm âm, đục sàn nhà để nhảy xuống
và khoắng sạch số châu báu trong cửa hàng mà không ai hay biết.
Thế nhưng kế hoạch lớn
bất thành. Sau 3 ngày hì bụi khoan mà lớp bê tông vẫn không xi nhê. Chúng
đành phải xoay sang phương án B. Đóng giả là những khách hàng giàu có và tiềm
năng, Sobhraj lừa chủ tiệm vào phòng kín, dùng súng uy hiếp và khoắng sạch cửa
hàng.
Mang theo túi nữ
trang đầy cùng gần 10.000 USD tiền mặt, Sobhraj phóng thẳng tới sân bay Deihi.
Tên trộm tưởng sẽ cao chạy xa bay an toàn cùng khối tài sản lớn. Thế
nhưng, hắn đã tính sai một bước.
Chủ tiệm trốn thoát
và báo cho cảnh sát. Toàn bộ sân bay bị phong tỏa. Không còn sự lựa chọn,
Sobhraj phải cắn răng bỏ lại túi của cải, tay trắng lên máy bay về Bombay.
Mẹ con Chantal vẫn ở
đó chờ Sobhraj. Hắn tiếp tục hành nghề cũ sống qua ngày. Tuy nhiên, chẳng
bao lâu cảnh sát tìm tới và “tóm cổ” hắn vì hàng loạt các vụ trộm cắp, buôn bán
ô tô phi pháp và phi vụ cướp tiệm vàng bất thành.
Sobhraj hiện nguyên
hình là một tên trộm ma mãnh, một kẻ lừa đảo quỷ quyệt. Hắn bị tống vào nhà tù
Tihar khét tiếng tàn bạo và nghiêm ngặt ở Ấn Độ. Không cam chịu phận tù đày,
Charles Sobhraj ngấm ngầm lên kế hoạch cho một vụ vượt ngục ngoạn mục đầu tiên
trong đời.
Lừa đảo và trộm cắp
đưa Sobhraj lên hàng "đại gia" nhưng những kế hoạch vượt ngục hoàn hảo
gần như không tưởng. Cùng hàng loạt vụ sát hại phụ nữ trong trang phục bikini mới
thực sự đưa tên tuổi Sobhraj trở thành điểm nóng của giới truyền thông với tên
gọi "sát thủ bikini"...
Sau khi thực hiện
hàng loạt vụ trộm cướp và đảo tẩu, Sobhraj dừng chân ở Thái Lan, thành lập băng
cướp "gia đình" để thực hiện các vụ cướp giết đẫm máu và nổi tiếng với
biệt danh "sát thủ bikini".
Charles Sobhraj cùng tình nhân Marie LeClerc.
Tù tội và đào tẩu
Lần vượt ngục đầu
tiên trong đời Sobhraj có sự trợ giúp đắc lực của cô vợ trẻ Chantal. Trong tù,
Charles Sobhraj vờ bị xuất huyết trong để được đưa tới điều trị tại một bệnh
viện địa phương. Dù chẳng có bệnh tật gì nhưng hắn vẫn xoay sở được tờ bệnh án
“viêm ruột thừa cấp”. Phục hồi sau ca phẩu thuật vô ích, hai vợ chồng thực hiện
bước thứ 2.
Lợi dụng sơ hở,
Chantal một mình lẻn vào phòng bệnh của chồng. Cô đánh mê toàn bộ lính gác, sau
đó tự đánh mê cả bản thân để tạo chứng cớ ngoại phạm. Trong khi đó, Sobhraj tìm
cách cải trang và nhanh chóng lẩn khỏi bệnh viện. Với tài luồn lách của mình, Sobhraj
dễ dàng tẩu thoát thành công. Nhưng chẳng lâu sau cả 2 vợ chồng lại bị bắt. Nhờ
khoản tiền bảo lãnh tại ngoại từ người cha ruột ở Sài Gòn, cặp đôi tội phạm vội
vã rời khỏi Ấn Độ.
Sau đó là những
tháng ngày vào tù ra tội và những lần đào tẩu ly kỳ chẳng kém gì tiểu thuyết.
Nơi dừng chân đầu
tiên của kẻ đào tẩu là Kabul, Afghanistan. Họ thuê một phòng khách sạn khá đắt
tiền để ở tạm. Với món nghề lừa đảo và cướp bóc, Sobhraj vẫn lo cho vợ con có một
cuộc sống khá sung túc. Đối tượng của hắn chủ yếu là dân híp-pi (những thanh
niên có lối sống lập dị) từ châu Âu theo con đường mòn buôn lậu thuốc lá tới
phương Đông.
Nhưng cũng chẳng được
bao lâu, với tính cách thích xê dịch, Sobhraj nhanh chóng chán Kabul. Hắn mang
theo cả gia đình tới sân bay, chuẩn bị cho một chuyến hành trình mới. Chỉ có điều,
hắn “quên” trả 2 tháng tiền phòng khách sạn. Đó là lý do hắn bị cảnh sát
Afghanistan bắt lại.
Chiêu bài cũ lại được
kẻ đào tẩu sử dụng. Hắn không khó khăn để có thể tuồn một cây kim tiêm vào nhà
tù. Tại đây, hắn sử dụng cây kim tiêm đó để tự chích hút máu để tạo ra những vết
loét như đang bị thương. Ghê rợn hơn, chỗ máu hút được hắn uống luôn. Hắn được
đưa tới bệnh viện và lịch sử lại lặp lại, toàn bộ lính gác bị đánh mê còn tên tội
phạm nhỏ con tẩu thoát.
Bỏ lại vợ con,
Charles Sobhraj một mình bay sang Iran và lang thang khắp Đông bán cầu những
năm sau đó. Mỗi nơi hắn chỉ dừng chân một thời gian đủ để không đánh động cảnh
sát khu vực. Trong người hắn có tới 10 cuốn hộ chiếu, do hắn mua và do hắn
“thó” được nhưng chẳng có cái nào mang tên Charles Sobhraj.
Tình cờ tái hợp với
Andre, người em trai cùng mẹ khác cha ở Istanbul, 2 người cùng lên kế kế hoạch
trộm cắp khắp các nước phương Đông.
Với lý lịch phạm tội
dày đặc, những nơi Charles Sobhraj có thể đến ngày một bị thu hẹp. Vì thế, 2
người quyết định tìm tới Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện các vụ trộm cướp nhỏ lẻ nhằm
vào khách du lịch. Khi tình hình trở lên căng thẳng, 2 anh em bay sang Hy Lạp
tiếp tục hành nghề. Tuy nhiên, tại đây, cả 2 không may mắn bị bắt trong một vụ
trộm nữ trang nhỏ.
Bị giam trong nhà tù
Thủ đô Athens, Hy Lạp, Sobhraj lập mưu cho 2 anh em trốn thoát nhưng bất thành.
Mặc kệ người em vụng về, hắn một mình vượt ngục bằng cách cũ, giả bệnh rồi đánh
mê lính canh để trốn.
Băng cướp "gia
đình"
Trong khi cậu em
trai bị dẫn độ về Thổ Nhĩ Kỳ chịu mức án 18 năm tù khổ sai, Sobhraj tiếp tục cuộc
hành trình tới Ấn Độ, Kashmir, Iran và vùng Cận Đông. Đối tượng chủ yếu của hắn
là các cặp khách du lịch người Pháp hoặc Anh. Hắn tiếp cận, kết thân và lợi dụng
họ như những đồng phạm trong các vụ vận chuyển hàng trái phép. Xong xuôi, hắn
cuỗm toàn bộ giấy tờ, tài sản của họ rồi biến mất.
Thời gian này,
Sobhraj đến Thái Lan và gặp được Marie LeClerc, một phụ nữ xinh đẹp quốc tịch
Canada, người sẽ trở thành trợ lý và đồng phạm thân cận nhất của hắn sau này.
Cô một mình đến Thái Lan để tìm kiếm sự phiêu lưu, mạo hiểm và cô tìm thấy tất
cả điều đó trong con người Sobhraj. Marie say mê Sobhraj, một tình yêu mù quáng
khiến cô mờ mắt trước những tội ác cũng như tính trăng hoa của hắn.
Sobhraj quyết định
xây dựng một băng nhóm phạm tội theo kiểu “gia đình”do hắn đứng đầu. Người đầu
tiên là Marie, người vì tình yêu sẽ trở thành kẻ đồng lõa trung thành với hắn
trong mọi phi vụ lừa đảo. Đối với những thành viên khác, hắn áp dụng chiêu
"ban phát ân huệ" để chiêu mộ.
Vờ là cặp vợ chồng tốt
bụng, hắn và Marie cưu mang cậu bé lang thang Dominique người Pháp về sống
cùng. Bọn chúng cho cậu bé uống một lượng thuốc độc nhỏ mỗi ngày để cậu ốm đau
triền miên rồi chúng lại ra sức chăm sóc, thuốc thang cho đứa trẻ tội nghiệp.
Chỉ đến khi cậu bé cảm kích và đồng ý tự nguyện đi theo hắn mới dừng chiêu trò
hèn mọn.
Đối với Yannick và
Jacques, 2 thanh niên từng là cảnh sát Đông Dương, Sobhra lại cuỗm sạch tiền bạc
và giấy tờ của họ rồi lại giả vờ giúp đỡ họ. Hắn cho họ ở lại nhà mình và hứa sẽ
cố gắng làm lại toàn bộ giấy tờ mới. Hai thanh niên cũng vì lòng biết ơn mà đồng
ý ở lại với “gia đình”của ông trùm lửa đảo Sobhraj. Ngoài ra, trong nhóm của hắn
còn có May, cô gái người Thái Lan, đảm trách vai trò thư ký và cặp kè với hắn.
Đặc biệt, một mắt
xích quan trọng trong đường dây phạm tội của Sobhraj là cậu nhóc người Ấn Độ có
tên Ajay Chowdhury. Lạnh lùng và tinh quái, dù nhỏ nhất đội, Ajay nhanh
chóng ngồi lên chức phó, được Sobhraj tin tưởng giao phó những vụ phức tạp nhất.
Khi đã quy tụ đủ các
thành viên trong băng nhóm cũng là lúc Charles Sobhraj bắt đầu thực hiện các
phi vụ đình đám và đẫm máu, khiến y được gọi với cái tên “sát thủ bikini”...
Nạn nhân đầu tiên của"
sát thủ bikini" Charles Sobhraj là cô gái trẻ Jennie Bollivar. Người ta
tìm thấy thi thể Bollivar, chỉ khoác trên mình bộ áo tắm 2 mảnh nằm bên vịnh
Thái Lan.
Sau khi quy tụ đủ
các thành viên sẵn sàng sống chết cho “gia đình”, Charles Sobhraj tiến
hành các phi vụ trộm cướp, buôn lậu và bắt đầu giết người.
Thi thể những người phụ nữ bị Charles Sobhraj sát hại.
"Sát thủ
Bikini" xuất hiện
Con mồi đầu tiên của
băng nhóm nhà Sohraj là một nữ du khách hành hương người Mỹ tên là Jennie
Bollivar. Cô đến phương Đông huyền bí với mong muốn được đắm mình trong những
giáo lý Phật giáo nhưng lại rơi vào tay của Sohraj để nhận cái chết oan nghiệt.
Thi thể của cô được
phát hiện tại một bể bơi nước nóng gần vịnh Thái Lan. Khi người ta tìm thấy,
trên người Jennie chỉ mặc đúng một bộ áo tắm. Nhiều giả thiết cho rằng người phụ
nữ xinh đẹp bị chết đuối sau một đêm thác loạn với bia và cần sa. Nhưng sau đó,
kết quả khám nghiệm tử thi của cảnh sát Thái Lan khẳng định, cô gái này bị dìm
chết. Nguyên nhân cái chết của Jennie Bollivar đến giờ vẫn chưa được giải đáp.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cô bị giết vì từ chối gia nhập vào gia đình tội
phạm của Sobhraj.
Nạn nhân tiếp theo
là một thanh niên Do Thái, Vitali Hakim, cũng giống như Jennie tới phương Đông
để tìm ý nghĩa mới cho cuộc sống. Nhưng đáng tiếc, anh lại đánh mất mạng sống
khi giao du với Sobhraj. Sau khi Vitali chuyển đến ở cùng vài ngày, Charles
Sobhraj rủ Vitali cùng thằng nhóc Ajay tới khu du lịch Pattaya trên Vịnh Thái
Lan. Điều làm mọi người ngạc nhiên là chỉ có hắn và Ajay trở về nhà, còn người
bạn mới thì không thấy đâu trong khi toàn bộ quần áo của của Vitali vẫn còn
trong tủ, hộ chiếu và séc thì do Sobhraj giữ.
Vài ngày sau, người
ta tìm thấy xác người thanh niên xấu số bị cháy đen trên đường đến Pattaya. Cảnh
sát khi đó nhận định, Vitali bị các băng nhóm tội phạm Thái Lan hành hung và tẩm
xăng thiêu sống, không có mối liên hệ nào với vụ án mạng của Jennie.
Nóng lòng thấy bạn
trai đi du lịch mãi không về, tháng 12/1975, Charmayne Carrou quyết định sang
Thái Lan để tìm Vitali. Cô tìm tới khách sạn nơi Vitali từng ở mới biết anh trả
phòng từ vài tuần trước và không quay lại. Nhưng trước đó anh có gửi cho cô một
lời nhắn.
Chắc Vitali cũng
không thể ngờ lời nhắn tuyệt mệnh vô tình đưa người anh yêu trở thành nạn nhân
thứ 3 dưới bàn tay nhuốm máu của Sobhraj. Carrou là một cô gái khá liều lĩnh, một
mình tìm hiểu về cái chết của người yêu. Sau nhiều manh mối, cô tìm được tới
nhà Sobhraj. Cô biết điều hắn đã làm với người yêu mình và còn biết thêm một số
tội ác khác của hắn nữa. Chính vì thế, cô bị giết vì biết quá nhiều. Cơ
quan chức năng sau khi khám nghiệm tử thi khẳng định, Charmayne Carrou bị siết
cổ đến chết. Cô bị tắc thở và gãy một số xương ở cổ. Điều đặc biệt là cô gái trẻ
cũng chết trong bộ bikini màu hoa.
Người ta ngờ ngợ ra
một mối liên hệ nào đó giữa cái chết của 2 cô gái trẻ nên cảnh sát Thái Lan ráo
riết truy bắt một kẻ tội phạm với biệt danh “sát thủ bikini”.
Kẻ giết người hàng
loạt
Danh sách nạn nhân
chết dưới tay Charles Sohraj chưa dừng ở đó. Tại Hong Kong, Sohraj gặp một cặp
đôi sinh viên Hà Lan là Henk Bintanja và Cornelia Cocky Hemker đang du lịch
vòng quanh Đông Nam Á. Tự giới thiệu là Alain Dupuis, một doanh nhân kinh doanh
đá quý, Sohraj hào phóng bán cho Cornelia chiếc nhẫn đá quý của mình với
giá hời 1.600 USD. Để tỏ ra hiếu khách, hắn còn mời đôi tình nhân tới “biệt
thự sang trọng” của mình ở Bangkok.
Hắn hứa sẽ lái xe
đưa 2 người ra tận sân bay. Thế nhưng, cũng giống như nhiều nạn nhân khác, 2
người bạn Hà Lan nhanh chóng bị ốm một cách đầy khó hiểu. Chuyến bay bị hoãn lại.
Sohraj dưới vỏ bọc là người bạn doanh nhân tỏ ra ân cần chăm sóc họ và chăm sóc
luôn cả toàn bộ tài sản có giá trị và hộ chiếu của họ.
Cái đêm mà Charmayne
Carrou đến tìm nhà Sohraj, cũng là lúc Henk and Cocky được nhanh chóng đưa ra
khỏi căn nhà hộ dù đang ốm đau. Không ai dám hỏi tại sao chỉ có Sohraj và Ajay
trở về với mùi xăng nồng nặc và người bám đầy bụi bẩn nhưng các thành viên khác
trong gia đình bắt đầu cảm thấy nghi ngờ.
Ngay ngày hôm sau,
báo chí Bangkok rầm rộ đưa tin 2 khách du lịch bị cướp và giết. Hai nạn nhân, một
nam, một nữ bị bóp cổ chết trước khi bị tẩm xăng đốt cháy. Cảnh sát không tìm
thấy bất cứ giấy tờ tùy thân nào trên người nạn nhân.
Về phần Sohraj, có hộ
chiếu của Henk trong tay, hắn một mình lang thang tới Nepal. Tại Kathmandu, một
cặp du khách phương Tây khác lại trở thành con mồi ngon của kẻ sát thủ máu lạnh.
Anh chàng Laddie DuParr đến từ Canada tới đây để chinh phục đỉnh Everest trong
khi Annabella Tremont là một cô gái người Mỹ đang ngao du để kiếm tìm ý nghĩa
cuộc sống. Hai người tình cờ gặp nhau ở Nepal và nhanh chóng trở nên thân thiết.
Không biết Sohraj đã
tiếp cận họ thế nào và “xử lý” ra sao, chỉ biết một thời gian ngắn sau đó người
ta tìm thấy thi thể một người đàn ông bị thiêu chết giữa cánh đồng, trên người
còn nhiều vết dao đâm. Trong khi cảnh sát địa phương đang loay hoay xác định
danh tính nạn nhân thì xác của Annabella được tìm thấy cách đó không xa. Cô bị
đâm nhiều phát vào ngực cho tới chết.
Manh mối đầu tiên được
xác định càng làm vụ án rối thêm. Hải quan thông báo một người đàn ông có tên
Laddie DuParr rời Nepan ngay sau cái chết của Annabella. Biết được mối quan hệ
thân thiết giữa 2 người, cảnh sát nhận định chính DuParr ra tay giết cô bạn gái
mới quen và tẩu thoát khỏi Nepan. Nhưng họ không thể xác định được động cơ giết
người và quan trọng hơn, thi thể người nam giới gần đó là ai?
Lưới trời lồng lộng,
Charles Sobhraj bị bắt không lâu sau khi các quốc gia y gây án đồng loạt phát lệnh
truy nã. Tuy nhiên, dù đang thụ án chung thân nhưng Sobhraj vẫn gây bất ngờ khi
kết hôn với cô gái kém mình 41 tuổi.
Vạch mặt kẻ thủ ác
Cảnh sát Nepal không
thể ngờ lại rơi vào bẫy của Charles Sobhraj. Làm sao Laddie DuParr có thể là
hung thủ giết Annabella khi anh còn bị chết trước cô. Thi thể người đàn ông bí ẩn
mà cảnh sát đang loay hoay truy tìm danh tính không ai khác chính là Laddie
DuParr.
Charles Sobhraj (giữa) và cô vợ trẻ y cưới khi đang thụ án chung thân tại Nepal.
Cùng thời điểm này, ở
Thái Lan, Dominique, Yannick và Jacques tìm thấy hộ chiếu của hàng loạt những
du khách xấu số từng gặp Sobhraj trong căn hộ. Họ nhận ra mình đang ở trong nhà
một kẻ giết người hàng loạt chứ không đơn thuần là một kẻ trộm như họ vẫn nghĩ.
Cả 3 vội bỏ trốn về Paris, không quên khai báo toàn bộ vụ việc cho cảnh
sát. Kẻ thủ ác sử dụng hộ
chiếu của chính nạn nhân, ung dung rời Nepal. Hắn tới Bangkok, rồi lại sử dụng
một hộ chiếu khác của Henk Bintanja (nạn nhân bị thiêu chết ở Hong Kong) quay lại
Nepal ngay ngày hôm sau nhằm đánh lạc hướng điều tra của cảnh sát.
Ở Nepal, cảnh sát
cũng lần ra, trước khi chết, Laddie và Annabella có qua lại với Sobhraj, Marie
và Ajay. Nhưng khi được hỏi, cả 3 đều chối bay chối biến. Biết không thể nấn ná
ở lại Nepal, hắn cùng 2 đồng bọn thân cận vượt biên sang Ấn Độ, rồi tới
Calcutta lánh nạn. Không có tiền trong tay, lại đang bị truy nã khắp Nepal và
Thái Lan nhưng Sobhraj không hề tỏ ra nao núng. Hắn lập sẵn những kế hoạch tiếp
theo và cái cần nhất là một số tiền vừa đủ và hộ chiếu sạch.
Học giả người
Israel, ông Avoni Jacob không may lọt vào mắt xanh của Sobhraj. Avoni Jacob bị
siết cổ chết ngay trong căn phòng khách sạn tại Calcutta, hộ chiếu, séc và khoảng
300 USD tiền mặt bị lấy mất.
Có trong tay hộ chiếu
sạch, Sobhraj dẫn Ajay và Marie tới Singapore rồi tiếp tục bay về Thái Lan. Phải
nói, Sobhraj quá liều lĩnh khi quay trở lại nơi mà tội ác của hắn đã bị phanh
phui. Tuy nhiên, hắn đủ thông minh để nhận ra rằng, chỉnh phủ Thái Lan sẽ chẳng
dại gì mà làm rùm beng vụ án “sát thủ bikini” vì sợ ảnh hưởng tới du lịch đất
nước.
Và hắn đã đúng, cảnh
sát Thái Lan vào cuộc một cách nửa vời. Và ngay cả khi bị bắt, Sobhraj không
quá khó để mua lại tự do cho mình và đồng bọn bằng cách hối lộ cảnh sát 18.000
USD.
Rời Thái Lan, bọn
chúng tạm dừng chân tại Malaysia để mua đá quý mang sang Geneva, Thụy Sĩ bán.
Không biết điều gì xảy ra với Ajay nhưng chỉ một mình Sobhraj ra sân bay gặp
Marie. Cô định hỏi về Ajay nhưng ánh mắt Sobhraj như nói với cô rằng đừng bao
giờ hỏi bất cứ điều gì về cậu nhóc đó. Marie tự hiểu thằng nhóc lạnh lùng từng
là trợ thủ đắc lực cho Sobhraj đã không còn giá trị và có thể đang nằm ở một
nơi nào đó trong các khu rừng nhiệt đới Malaysia.
Dưới tác động của
báo chí, cảnh sát Thái Lan buộc phải vào cuộc truy bắt tên sát nhân giết hại
hàng loạt du khách, gây ảnh hưởng nghiêm trọng với ngành du lịch trong nước.
Interpol sau khi chắp nối nhiều vụ việc trên nhiều quốc gia cũng vào cuộc truy
bắt Charles Sobhraj.
Sa lưới
Sobhraj và Marie lên
kế hoạch xây dựng một “gia đình” mới. Họ dắt về 2 phụ nữ phương Tây bị lạc đường
là Mary Ellen và Barbara tại Bombay, Ấn Độ. Cả 4 cùng lên đường tới Delhi
để thực hiện một âm mưu mới.
Tại đây,
Sobhraj bám theo một nhóm sinh viên người Pháp đang du lịch và nhanh chóng trở thành
một hướng dẫn viên tình nguyện cho họ. Nhóm sinh viên tỏ ra rất tin tưởng và
vui vì gặp được một đồng hương nhiệt tình tại Ấn Độ mà không biết đang bị lợi dụng.
Sobhraj phân phát cho mọi người một loại thuốc mà hắn nói là “thuốc chống kiết
lỵ” nhưng thực chất lại là thuốc gây mê mạnh. Hắn định chờ lúc nạn nhân bị say
thuốc để đột nhập và lấy sạch tài sản của họ.
Nhưng lần này
Sobhraj tính sai một bước. Thuốc gây mê quá mạnh, nhiều sinh viên uống thuốc
chưa kịp vào tới phòng ngã hết ra tiền sảnh. Mọi nghi ngờ dồn về phía người bạn
mới Sobhraj. Hắn bị một nhóm sinh viên bắt lại và gửi cho cảnh sát.
Sobhraj không ngờ
đây chính là ngày tàn cho sự nghiệp phạm tội của hắn. Trong khi vẫn khăng khăng
chối tội, hàng loạt các bản cáo trạng ào ào gửi tới chống lại Sobhraj. Cảnh sát
Thái Lan dành bản án 20 năm tù cho hắn vì hàng loạt các vụ giết người tại
Thái. Tòa án Nepal, Ấn Độ đang chờ thẩm vấn Sobhraj về một loạt các vụ án
mạng tại đây. Trong khi đó, chính quyền Hy Lạp và Afghanistan vẫn chưa
quên những vụ vượt ngục ly kỳ của hắn. Và trên đất Pháp, cái tên Charles
Sobhraj cũng có không ít các tội danh. Cuối cùng, hắn cùng đồng phạm bị giải tới
nhà tù Tihar khét tiếng ở ngoại ô New Delhi.
Tính tới thời điểm
đó, ít nhất 2 phụ nữ Mỹ, 2 người Canada, 1 người Thổ Nhĩ Kỳ, 2 người Hà Lan, 1
người Pháp và 1 người Israel chết một cách bí ẩn dưới tay hắn.
Hồi kết vẫn còn sóng
Sau 2 năm bóc lịch ngồi chờ xét xử và với hơn 10 tội danh, Charles Sobhraj có
thể phải đối mặt với án tử. Sobhraj hiểu quá rõ các luật ngầm trong hệ thống
pháp luật Ấn Độ và không biết hắn có dùng tiền mua chuộc quan tòa không, chỉ biết,
tòa tuyên một bản án 12 năm dành cho Charles Sobhraj. Bản án khiến không ít người
bất mãn.
Chân dung cô vợ trẻ, xinh đẹp của Charles Sobhraj.
Sau khi mãn hạn tù,
Charles Sobhraj bị dẫn độ ngay về Thái Lan để tiếp tục lĩnh án. Có lẽ chính vì
thế, nhân dịp kỷ niệm 10 năm bị giam ở nhà tù Tihar, hắn tổ chức một bữa tiệc
thân mật mời các tù nhân và quản ngục tới dự. Khi tất cả lăn ra vì thuốc mê, hắn
đủng đỉnh rời khỏi nhà tù và chờ bị bắt lại. Thực chất, đây không phải một vụ
vượt ngục, hắn muốn nhân cơ hội này được ở lại nhà tù Tihar cho tới khi lệnh bắt
của Thái Lan hết hiệu lực. Hơn ai hết, hắn hiểu mình là một tội phạm quốc tế,
vượt ngục thì quá dễ nhưng sống ở ngoài mới là khó.
Một lần nữa hắn tính
đúng. Sau khi bị gia hạn tù 10 năm nữa, tháng 2/1997, tên tội phạm với hơn 10 tội
danh nghiêm trọng đàng hoàng bước ra khỏi nhà tù Ấn Độ. Sobhraj bị trục xuất về
Pháp. Tháng 9/2003, chẳng hiểu lý do gì mà hắn lại quay lại Nepal và bị bắt tại
một sòng bạc casino. Mùa hè 2004, tòa án Nepal tuyên án chung thân và tịch thu
toàn bộ tài sản của kẻ giết người hàng loạt trên đất nước này.
Trong lúc đang cố gắng
tìm cách kháng án, Sobhraj thực hiện kế hoạch vượt ngục lần nữa nhưng bất
thành. Bản án cuộc đời tạm khép lại, Sobhraj sẽ phải dành hết quãng thời
gian còn lại của mình trong nhà tù Nepal.
Tuy nhiên, không vì
đó mà hắn ngừng nổi tiếng. Hàng loạt các hãng làm phim, nhà xuất bản và các cơ
quan báo chí tìm đến để xin viết về cuộc đời tội phạm có một không ai của hắn.
Từ một tên tội phạm nguy hiểm, Sobhraj trở thành người nổi tiếng và sống cuộc sống
sung túc, giàu có ngay trong nhà tù Nepal.
Năm 2008, Sobhraj một
lần nữa gây sốc với giới truyền thông khi bất ngờ tuyên bố đính hôn với một phụ
nữ người Nepal mới 23 tuổi tên là Nihita Biswas. Cô gái trẻ hoàn toàn biết về
thân phận của kẻ thủ ác như vẫn một lòng kết hôn với Sobhraj. Không ai nghi ngờ
về tài ăn nói và mưu mẹo của Sobhraj nhưng việc một cô gái trẻ chấp thuận lấy
y khi đã ngoài lục tuần đang phải lĩnh án chung thân là điều thực sự khó tin.
http://baomai.blogspot.com.au/2014/09/hanh-trinh-toi-ac-cua-sat-thu-goc-viet.html
( Bao Mai gửi đến HNPĐ )