Xe cán chó
Hậu bầu cử: Tranh cãi gay cấn giữa Trump và phóng viên CNN
Trong buổi họp báo hôm 6.11.2018, phóng viên CNN và tổng thống Trump có cuộc tranh cãi gay gắt sau khi người này đặt câu hỏi liên quan đến đoàn người di cư.
Trong buổi họp báo hôm 6.11.2018, phóng viên CNN và tổng thống Trump có cuộc tranh cãi gay gắt sau khi người này đặt câu hỏi liên quan đến đoàn người di cư.
Trong một đoạn clip, phóng viên Acosta hỏi Tổng thống Trump về việc ông dùng từ “xâm lược” để mô tả đoàn 3.600-7.200 người từ Trung Mỹ đang tiến về biên giới Mỹ-Mexico để tìm cách tị nạn ở Mỹ, liệu có phải ông đang“biến người di cư thành quỷ dữ” khi nói như vậy hay không.
Ông Trump ngắt lời Acosta và nói rằng anh ta đang muốn những người di cư “tới một cách bất hợp pháp”. Ông Trump nói với Acosta:
“Tôi nghĩ anh nên để yên cho tôi điều hành đất nước, anh điều hành CNN, và nếu anh làm tốt thì tỷ suất người xem của anh sẽ tốt hơn đấy”.
Khi ông Trump cố gọi một phóng viên khác đặt câu hỏi, Acosta vẫn từ chối đưa micro và tiếp tục hỏi về vụ điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller liên quan tới việc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
“Đủ rồi.. Đủ rồi. Đủ rồi. Đủ rồi đấy”, ông Trump nói và yêu cầu Acosta “bỏ mícro xuống” trong khi một nhân viên Tòa Bạch Ốc khác lấy lại micro từ tay phóng viên CNN.
Cuối cùng khi phóng viên này phải buông mícro và ngồi xuống, thì ông Trump lại bắt đầu khiển trách: “CNN nên tự cảm thấy xấu hổ vì những phóng viên như anh. Anh thật là người thô lỗ và kinh khủng. Nhẽ ra anh không nên làm việc cho CNN… Anh thật quá thô lỗ. Cách anh đối xử với (Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc) Sarah Huckabee (Sanders) thật kinh khủng. Cách anh đối xử với người khác cũng vậy. Anh không nên làm như thế".
Tổng thống Trump sau đó chuyển sang trả lời câu hỏi tiếp theo của phóng viên NBC News Peter Alexander. Tuy nhiên, phóng viên này lại tận dụng cơ hội để lên tiếng bảo vệ Acosta. “Tôi ủng hộ Jim. Tôi có quen biết và qua lại với anh ấy. Anh ấy là một phóng viên mẫn cán”, Alexander nói.
“Tôi cũng chẳng yêu quý gì các anh cho lắm”, ông Trump vặn lại phóng viên Alexander.
Phóng viên Acosta lại đứng lên một lần nữa và bắt đầu hỏi tiếp, nhưng ông Trump đã cắt ngang: “Khi anh đưa các tin giả - điều mà CNN đã làm rất nhiều, thì anh là kẻ thù của người dân (Mỹ)”.
Đây không phải là lần đầu tiên Acosta hỏi về những vấn đề gây tranh cãi tại buổi họp báo trực tiếp. Trong cuộc họp báo Tòa Bạch Ốc tháng trước, Acosta đã cố buộc Người phát ngôn Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders phải nói rõ cụ thể những hãng tin nào bị coi là “kẻ thù của người dân”. Acosta hỏi:
“Nếu Tổng thống định nói rằng các hãng truyền thông tin giả là kẻ thù của nhân dân, bà sẽ phải ở đó và giải thích rõ hãng tin nào, phóng viên nào là “kẻ thù của nhân dân?”
Sau cuộc đối đầu gay gắt, CNN đăng tải trên Twitter:
“Những cuộc tấn công không ngừng (của ông Trump) nhằm vào báo chí đang đi quá xa. Chúng không chỉ nguy hiểm mà còn đi ngược lại những giá trị của Mỹ. Trong khi Tổng thống Trump đã nói rất rõ rằng ông không tôn trọng tự do báo chí, thì ông có nghĩa vụ phải bảo vệ nó. Tự do báo chí là điều quan trọng của dân chủ và chúng tôi ủng hộ Jim Acosta cùng các đồng nghiệp của anh ở bất cứ nơi nào
Jim Acosta, phóng viên CNN, đã bị đình chỉ thẻ ra vào Tòa Bạch Ốc vài giờ sau cuộc tranh cãi với Tổng thống Mỹ Trump tại cuộc họp báo hậu bầu cử giữa kỳ....
Phóng viên Acosta đăng trên Twitter tối 7/11: “Tôi vừa bị từ chối quyền ra vào Tòa Bạch Ốc. Cơ quan Mật vụ vừa thông báo rằng tôi không thể vào Tòa Bạch Ốc để đưa tin cho chương trình 8h tối”,
Bà Sarah Sanders, người phát ngôn Tòa Bạch Ốc nói trong tuyên bố tối 7/11 với Reuters:
“Việc CNN tự hào về cách hành xử của nhân viên không chỉ đáng xấu hổ, nó còn là ví dụ về sự xúc phạm đối với người khác, trong đó có cả những phụ nữ trẻ làm việc trong chính quyền. Kết quả của sự việc ngày hôm nay, chúng tôi đình chỉ quyền vào Tòa Bạch Ốc của Acosta cho đến khi có thông báo mới”,.
Bà xác nhận quyết định đình chỉ ông Acosta xuất phát từ việc người này "động tay với một phụ nữ trẻ, người chỉ đang cố làm công việc của cô ấy ở vị trí thực tập tại Tòa Bạch Ốc”. Bà Sanders gọi hành vi này là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Bà Sanders khẳng định: “Tổng thống Trump tin vào nền báo chí tự do, mong đợi và hoan nghênh những câu hỏi khó với ông và chính quyền”.
Trong khi Acosta gọi những lời của người phát ngôn “chỉ là dối trá”, bà Sanders cho rằng ông Trump đã nhận 68 câu hỏi từ 35 phóng viên trong vòng 90 phút họp báo. Sau đó bà "tweet":
“Trái với lời khẳng định của CNN, không gì thể hiện sự ủng hộ của tổng thống với tự do báo chí rõ ràng hơn sự kiện hôm nay”,
Tối 7/11, CNN lên tiếng cho rằng việc đình chỉ phóng viên Acosta là cách Tòa Bạch Ốc “đáp trả những câu hỏi có phần thách thức của phóng viên ở họp báo”.
CNN nói: “Quyết định chưa từng có tiền lệ này là mối đe dọa với nền dân chủ của chúng ta và đất nước xứng đáng điều tốt hơn. Jim Acosta có sự ủng hộ hết mình của chúng tôi”.
Phóng viên Jim Acosta nhận xét:"Tôi chưa bao giờ nghĩ tại đất nước này lại có ngày tôi không thể đưa tin về tổng thống chỉ vì đã đặt một câu hỏi."(Tổng hợp) ST chuyen
Bàn ra tán vào (1)
Duong Hai
Cậu Ủn trị thằng này cái một.
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Hậu bầu cử: Tranh cãi gay cấn giữa Trump và phóng viên CNN
Trong buổi họp báo hôm 6.11.2018, phóng viên CNN và tổng thống Trump có cuộc tranh cãi gay gắt sau khi người này đặt câu hỏi liên quan đến đoàn người di cư.
Trong buổi họp báo hôm 6.11.2018, phóng viên CNN và tổng thống Trump có cuộc tranh cãi gay gắt sau khi người này đặt câu hỏi liên quan đến đoàn người di cư.
Trong một đoạn clip, phóng viên Acosta hỏi Tổng thống Trump về việc ông dùng từ “xâm lược” để mô tả đoàn 3.600-7.200 người từ Trung Mỹ đang tiến về biên giới Mỹ-Mexico để tìm cách tị nạn ở Mỹ, liệu có phải ông đang“biến người di cư thành quỷ dữ” khi nói như vậy hay không.
Ông Trump ngắt lời Acosta và nói rằng anh ta đang muốn những người di cư “tới một cách bất hợp pháp”. Ông Trump nói với Acosta:
“Tôi nghĩ anh nên để yên cho tôi điều hành đất nước, anh điều hành CNN, và nếu anh làm tốt thì tỷ suất người xem của anh sẽ tốt hơn đấy”.
Khi ông Trump cố gọi một phóng viên khác đặt câu hỏi, Acosta vẫn từ chối đưa micro và tiếp tục hỏi về vụ điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller liên quan tới việc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
“Đủ rồi.. Đủ rồi. Đủ rồi. Đủ rồi đấy”, ông Trump nói và yêu cầu Acosta “bỏ mícro xuống” trong khi một nhân viên Tòa Bạch Ốc khác lấy lại micro từ tay phóng viên CNN.
Cuối cùng khi phóng viên này phải buông mícro và ngồi xuống, thì ông Trump lại bắt đầu khiển trách: “CNN nên tự cảm thấy xấu hổ vì những phóng viên như anh. Anh thật là người thô lỗ và kinh khủng. Nhẽ ra anh không nên làm việc cho CNN… Anh thật quá thô lỗ. Cách anh đối xử với (Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc) Sarah Huckabee (Sanders) thật kinh khủng. Cách anh đối xử với người khác cũng vậy. Anh không nên làm như thế".
Tổng thống Trump sau đó chuyển sang trả lời câu hỏi tiếp theo của phóng viên NBC News Peter Alexander. Tuy nhiên, phóng viên này lại tận dụng cơ hội để lên tiếng bảo vệ Acosta. “Tôi ủng hộ Jim. Tôi có quen biết và qua lại với anh ấy. Anh ấy là một phóng viên mẫn cán”, Alexander nói.
“Tôi cũng chẳng yêu quý gì các anh cho lắm”, ông Trump vặn lại phóng viên Alexander.
Phóng viên Acosta lại đứng lên một lần nữa và bắt đầu hỏi tiếp, nhưng ông Trump đã cắt ngang: “Khi anh đưa các tin giả - điều mà CNN đã làm rất nhiều, thì anh là kẻ thù của người dân (Mỹ)”.
Đây không phải là lần đầu tiên Acosta hỏi về những vấn đề gây tranh cãi tại buổi họp báo trực tiếp. Trong cuộc họp báo Tòa Bạch Ốc tháng trước, Acosta đã cố buộc Người phát ngôn Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders phải nói rõ cụ thể những hãng tin nào bị coi là “kẻ thù của người dân”. Acosta hỏi:
“Nếu Tổng thống định nói rằng các hãng truyền thông tin giả là kẻ thù của nhân dân, bà sẽ phải ở đó và giải thích rõ hãng tin nào, phóng viên nào là “kẻ thù của nhân dân?”
Sau cuộc đối đầu gay gắt, CNN đăng tải trên Twitter:
“Những cuộc tấn công không ngừng (của ông Trump) nhằm vào báo chí đang đi quá xa. Chúng không chỉ nguy hiểm mà còn đi ngược lại những giá trị của Mỹ. Trong khi Tổng thống Trump đã nói rất rõ rằng ông không tôn trọng tự do báo chí, thì ông có nghĩa vụ phải bảo vệ nó. Tự do báo chí là điều quan trọng của dân chủ và chúng tôi ủng hộ Jim Acosta cùng các đồng nghiệp của anh ở bất cứ nơi nào
Jim Acosta, phóng viên CNN, đã bị đình chỉ thẻ ra vào Tòa Bạch Ốc vài giờ sau cuộc tranh cãi với Tổng thống Mỹ Trump tại cuộc họp báo hậu bầu cử giữa kỳ....
Phóng viên Acosta đăng trên Twitter tối 7/11: “Tôi vừa bị từ chối quyền ra vào Tòa Bạch Ốc. Cơ quan Mật vụ vừa thông báo rằng tôi không thể vào Tòa Bạch Ốc để đưa tin cho chương trình 8h tối”,
Bà Sarah Sanders, người phát ngôn Tòa Bạch Ốc nói trong tuyên bố tối 7/11 với Reuters:
“Việc CNN tự hào về cách hành xử của nhân viên không chỉ đáng xấu hổ, nó còn là ví dụ về sự xúc phạm đối với người khác, trong đó có cả những phụ nữ trẻ làm việc trong chính quyền. Kết quả của sự việc ngày hôm nay, chúng tôi đình chỉ quyền vào Tòa Bạch Ốc của Acosta cho đến khi có thông báo mới”,.
Bà xác nhận quyết định đình chỉ ông Acosta xuất phát từ việc người này "động tay với một phụ nữ trẻ, người chỉ đang cố làm công việc của cô ấy ở vị trí thực tập tại Tòa Bạch Ốc”. Bà Sanders gọi hành vi này là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Bà Sanders khẳng định: “Tổng thống Trump tin vào nền báo chí tự do, mong đợi và hoan nghênh những câu hỏi khó với ông và chính quyền”.
Trong khi Acosta gọi những lời của người phát ngôn “chỉ là dối trá”, bà Sanders cho rằng ông Trump đã nhận 68 câu hỏi từ 35 phóng viên trong vòng 90 phút họp báo. Sau đó bà "tweet":
“Trái với lời khẳng định của CNN, không gì thể hiện sự ủng hộ của tổng thống với tự do báo chí rõ ràng hơn sự kiện hôm nay”,
Tối 7/11, CNN lên tiếng cho rằng việc đình chỉ phóng viên Acosta là cách Tòa Bạch Ốc “đáp trả những câu hỏi có phần thách thức của phóng viên ở họp báo”.
CNN nói: “Quyết định chưa từng có tiền lệ này là mối đe dọa với nền dân chủ của chúng ta và đất nước xứng đáng điều tốt hơn. Jim Acosta có sự ủng hộ hết mình của chúng tôi”.
Phóng viên Jim Acosta nhận xét:"Tôi chưa bao giờ nghĩ tại đất nước này lại có ngày tôi không thể đưa tin về tổng thống chỉ vì đã đặt một câu hỏi."(Tổng hợp) ST chuyen