Nhân Vật
Helmut Kohl, công dân châu Âu vĩ đại
Trong bài xã luận mang tựa đề « Bài học châu Âu của ông Helmut Kohl », cựu thủ tướng Đức vừa qua đời vào cuối tuần trước, Le Monde nhận xét, cái chết đôi khi mang lại công lý cho một vĩ nhân.
Trong những năm cuối đời, ông Helmut Kohl chỉ còn là cái bóng của chính mình. Người Đức đã có thói quen nhìn thấy nơi ông Kohl một ông già sức khỏe sa sút, ngồi xe lăn, và báo chí chỉ nhắc đến cùng với vụ kiện tụng nhà báo đã giúp ông viết hồi ký. Cựu thủ tướng cáo buộc nhà báo này đã công bố các cuộc đối thoại mà ông muốn giữ bí mật, về các cuộc đấu đá với nhiều nhân vật trong đó có bà Angela Merkel.
Sự kiện ông từ trần hôm thứ Sáu 16/6 ở tuổi 87, đã đặt lại mọi việc vào đúng chỗ của nó. Đã hẳn là Helmut Kohl rời chính trường Đức một cách không mấy vinh quang, sau khi thất bại trong cuộc bầu cử Quốc Hội năm 1998 và vài tháng sau thì uy tín bị sút giảm trong vụ quỹ đen của đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) mà ông lãnh đạo suốt 25 năm. Nhưng lịch sử đã lưu lại hình ảnh một Helmut Kohl khác.
Chính khách lớn của nước Đức, công dân châu Âu
Khi người tiền nhiệm qua đời, bà Angela Merkel đã vinh danh « một người Đức vĩ đại và là một người châu Âu vĩ đại ». Câu này có vẻ công thức, nhưng mang nặng ý nghĩa.
« Một người Đức vĩ đại ». Ông Helmut Kohl đúng là một chính khách lớn, một người công giáo bảo thủ của bang Rheinland-Pfanz, không hề nghĩ rằng định mệnh sẽ khiến ông lãnh đạo việc thống nhất một quốc gia đã bị chia đôi, sau khi thất trận trong Đệ nhị Thế chiến. Việc thống nhất nước Đức ngày nay tỏ ra logic, tuy nhiên vào thời đó lại đầy rủi ro chính trị, và cái giá phải trả về kinh tế quy mô đến nỗi chỉ có một vị nguyên thủ mang tầm vóc lớn mới có thể lãnh đạo được.
Khi lao vào công cuộc thống nhất Đức quốc, ông Helmut Kohl có thể quay lưng lại với châu Âu. Bây giờ thì người ta đã quên, nhưng vào thời điểm đó nhiều người lo sợ chủ nghĩa dân tộc Đức lại trỗi dậy. Tuy nhiên thủ tướng Helmut Kohl - khi công nhận sự bất khả xâm phạm của đường biên giới Oder-Neiße với Ba Lan, được ấn định bởi hiệp ước « 2+4 » sau Đệ nhị Thế chiến (1990), và áp đặt lên người dân Đức việc từ bỏ đồng Deutsche Mark, thay vào đó là đồng euro thông qua hiệp ước Maastricht (1992) - đã đi vào lịch sử khi thực hiện thành tích: làm nên một nước Đức thống nhất mà không khiến châu Âu tan rã.
Nhận định rằng có thể bảo vệ tầm vóc của nước Đức mà vẫn tôn trọng lợi ích châu Âu, và cả hai mục tiêu này chỉ có thể đạt được qua quan hệ đặt trọn lòng tin với Pháp : chính niềm tin ấy của Helmut Kohl đã mang lại âm hưởng đặc biệt khi ông từ trần.
Vào lúc mà các cuộc thương lượng Brexit đang tiến hành, nước Pháp vừa bầu lên một tổng thống hứa hẹn gầy dựng lại châu Âu, và thủ tướng Merkel cổ vũ cựu lục địa « tự nắm lấy định mệnh của mình » - vì không thể trông cậy vào một nước Mỹ dưới quyền lãnh đạo của ông Donald Trump, Le Monde cho rằng sự qua đời của Helmut Kohl đã đưa chúng ta quay lại một thời kỳ mà ta cần rút tỉa các bài học. Một thời kỳ mà những biến đổi to lớn về địa chính trị, đồng thời có thể là những cơ hội lịch sử cho tương lai châu Âu.
Cha đẻ của nước Đức thống nhất
Trong bài « Helmut Kohl, người thống nhất nước Đức », Les Echos nhắc lại, người giữ kỷ lục làm thủ tướng Đức lâu nhất sau thế chiến, cũng là người có viễn kiến về một nước Đức thống nhất và gắn bó với Liên Hiệp Châu Âu.
Cuộc hẹn hò với lịch sử diễn ra vào ngày 09/11/1989, khi « Bức tường ô nhục » chia cắt thành phố Berlin, nước Đức và châu Âu suốt 28 năm trời đã sụp đổ. Helmut Kohl chủ động nắm lấy tiến trình, mạnh tay áp đặt một liên minh tiền tệ và chính trị mà sau này chính ông thú nhận : « Chúng tôi phiêu lưu vào một miền đất lạ ».
Bất chấp những ý kiến phản đối trong Quốc Hội, Helmut Kohl có quyết định nổi tiếng « một đổi một » - một đồng mác Đông Đức được đổi ngang với đồng Deutsche Mark hùng mạnh của Tây Đức. Và buộc được điện Kremlin chấp nhận nước Đức thống nhất là thành viên của NATO.
Ngày 01/10/1990, vừa 330 ngày sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, một đám đông khổng lồ tập trung trước Reichstag (Quốc Hội liên bang), mừng sự khai sinh một cường quốc 80 triệu dân. Một quốc gia thống nhất đã nhìn nhận trách nhiệm trong việc diệt chủng người Do Thái, và tìm lại thủ đô lịch sử là Berlin.
Ái quốc, nhưng không dân tộc chủ nghĩa
Helmut Kohl bước lên đỉnh vinh quang – tờ Vanity Fair gọi ông là « King Kohl », « nhân vật đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thành lập một hệ thống chính trị mới và đưa đến thành công ».
Tiến trình hội nhập năm bang Đông Đức, một công trình to lớn, liên hệ chặt chẽ với việc xây dựng châu Âu. Theo thủ tướng Đức, đây chỉ là « hai mặt của cùng một tấm mề-đay ». Helmut Kohl là người ái quốc, nhưng không dân tộc chủ nghĩa. Ông đóng góp rất nhiều vào việc dựng lên « ngôi nhà châu Âu », với thị trường chung và hiệp ước Maastricht. Theo ông : « Châu Âu là vấn đề chiến tranh và hòa bình trong thế kỷ 20. Chúng ta, những người Đức, còn cần đến châu Âu hơn hẳn những nước khác, để không lại bị rơi vào một định mệnh khắc nghiệt ».
Vị thủ tướng hiểu rõ những gì mình nói. Một người cậu của Helmut Kohl tử trận trong Đệ nhất Thế chiến, còn người anh của ông ngã xuống trong Đệ nhị Thế chiến. Bản thân ông bị buộc phải thề trung thành với chế độ quốc xã ở tuổi 15, rồi sau đó phải lang thang trong một đất nước bị tàn phá vì bom đạn để tìm lại cha mẹ. Trải nghiệm về « cái chết và sự hủy diệt » đã thúc đẩy ông gắn bó với cựu thù là nước Pháp, làm nên cặp đôi cột trụ của châu lục.
« Sự nghiệp độc đáo, vinh danh đặc biệt ». Le Figaro cho biết, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã đề nghị vinh danh cố thủ tướng Đức ở cấp độ châu Âu chứ không chỉ trong phạm vi nước Đức vì sinh thời ông đã là công dân danh dự châu Âu. Từ tối thứ Sáu, những lá cờ được treo rủ tại các công sở Đức, và cả tại Quốc hội châu Âu ở Strasbourg - đây là lần đầu tiên.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Helmut Kohl, công dân châu Âu vĩ đại
Trong bài xã luận mang tựa đề « Bài học châu Âu của ông Helmut Kohl », cựu thủ tướng Đức vừa qua đời vào cuối tuần trước, Le Monde nhận xét, cái chết đôi khi mang lại công lý cho một vĩ nhân.
Trong những năm cuối đời, ông Helmut Kohl chỉ còn là cái bóng của chính mình. Người Đức đã có thói quen nhìn thấy nơi ông Kohl một ông già sức khỏe sa sút, ngồi xe lăn, và báo chí chỉ nhắc đến cùng với vụ kiện tụng nhà báo đã giúp ông viết hồi ký. Cựu thủ tướng cáo buộc nhà báo này đã công bố các cuộc đối thoại mà ông muốn giữ bí mật, về các cuộc đấu đá với nhiều nhân vật trong đó có bà Angela Merkel.
Sự kiện ông từ trần hôm thứ Sáu 16/6 ở tuổi 87, đã đặt lại mọi việc vào đúng chỗ của nó. Đã hẳn là Helmut Kohl rời chính trường Đức một cách không mấy vinh quang, sau khi thất bại trong cuộc bầu cử Quốc Hội năm 1998 và vài tháng sau thì uy tín bị sút giảm trong vụ quỹ đen của đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) mà ông lãnh đạo suốt 25 năm. Nhưng lịch sử đã lưu lại hình ảnh một Helmut Kohl khác.
Chính khách lớn của nước Đức, công dân châu Âu
Khi người tiền nhiệm qua đời, bà Angela Merkel đã vinh danh « một người Đức vĩ đại và là một người châu Âu vĩ đại ». Câu này có vẻ công thức, nhưng mang nặng ý nghĩa.
« Một người Đức vĩ đại ». Ông Helmut Kohl đúng là một chính khách lớn, một người công giáo bảo thủ của bang Rheinland-Pfanz, không hề nghĩ rằng định mệnh sẽ khiến ông lãnh đạo việc thống nhất một quốc gia đã bị chia đôi, sau khi thất trận trong Đệ nhị Thế chiến. Việc thống nhất nước Đức ngày nay tỏ ra logic, tuy nhiên vào thời đó lại đầy rủi ro chính trị, và cái giá phải trả về kinh tế quy mô đến nỗi chỉ có một vị nguyên thủ mang tầm vóc lớn mới có thể lãnh đạo được.
Khi lao vào công cuộc thống nhất Đức quốc, ông Helmut Kohl có thể quay lưng lại với châu Âu. Bây giờ thì người ta đã quên, nhưng vào thời điểm đó nhiều người lo sợ chủ nghĩa dân tộc Đức lại trỗi dậy. Tuy nhiên thủ tướng Helmut Kohl - khi công nhận sự bất khả xâm phạm của đường biên giới Oder-Neiße với Ba Lan, được ấn định bởi hiệp ước « 2+4 » sau Đệ nhị Thế chiến (1990), và áp đặt lên người dân Đức việc từ bỏ đồng Deutsche Mark, thay vào đó là đồng euro thông qua hiệp ước Maastricht (1992) - đã đi vào lịch sử khi thực hiện thành tích: làm nên một nước Đức thống nhất mà không khiến châu Âu tan rã.
Nhận định rằng có thể bảo vệ tầm vóc của nước Đức mà vẫn tôn trọng lợi ích châu Âu, và cả hai mục tiêu này chỉ có thể đạt được qua quan hệ đặt trọn lòng tin với Pháp : chính niềm tin ấy của Helmut Kohl đã mang lại âm hưởng đặc biệt khi ông từ trần.
Vào lúc mà các cuộc thương lượng Brexit đang tiến hành, nước Pháp vừa bầu lên một tổng thống hứa hẹn gầy dựng lại châu Âu, và thủ tướng Merkel cổ vũ cựu lục địa « tự nắm lấy định mệnh của mình » - vì không thể trông cậy vào một nước Mỹ dưới quyền lãnh đạo của ông Donald Trump, Le Monde cho rằng sự qua đời của Helmut Kohl đã đưa chúng ta quay lại một thời kỳ mà ta cần rút tỉa các bài học. Một thời kỳ mà những biến đổi to lớn về địa chính trị, đồng thời có thể là những cơ hội lịch sử cho tương lai châu Âu.
Cha đẻ của nước Đức thống nhất
Trong bài « Helmut Kohl, người thống nhất nước Đức », Les Echos nhắc lại, người giữ kỷ lục làm thủ tướng Đức lâu nhất sau thế chiến, cũng là người có viễn kiến về một nước Đức thống nhất và gắn bó với Liên Hiệp Châu Âu.
Cuộc hẹn hò với lịch sử diễn ra vào ngày 09/11/1989, khi « Bức tường ô nhục » chia cắt thành phố Berlin, nước Đức và châu Âu suốt 28 năm trời đã sụp đổ. Helmut Kohl chủ động nắm lấy tiến trình, mạnh tay áp đặt một liên minh tiền tệ và chính trị mà sau này chính ông thú nhận : « Chúng tôi phiêu lưu vào một miền đất lạ ».
Bất chấp những ý kiến phản đối trong Quốc Hội, Helmut Kohl có quyết định nổi tiếng « một đổi một » - một đồng mác Đông Đức được đổi ngang với đồng Deutsche Mark hùng mạnh của Tây Đức. Và buộc được điện Kremlin chấp nhận nước Đức thống nhất là thành viên của NATO.
Ngày 01/10/1990, vừa 330 ngày sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, một đám đông khổng lồ tập trung trước Reichstag (Quốc Hội liên bang), mừng sự khai sinh một cường quốc 80 triệu dân. Một quốc gia thống nhất đã nhìn nhận trách nhiệm trong việc diệt chủng người Do Thái, và tìm lại thủ đô lịch sử là Berlin.
Ái quốc, nhưng không dân tộc chủ nghĩa
Helmut Kohl bước lên đỉnh vinh quang – tờ Vanity Fair gọi ông là « King Kohl », « nhân vật đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thành lập một hệ thống chính trị mới và đưa đến thành công ».
Tiến trình hội nhập năm bang Đông Đức, một công trình to lớn, liên hệ chặt chẽ với việc xây dựng châu Âu. Theo thủ tướng Đức, đây chỉ là « hai mặt của cùng một tấm mề-đay ». Helmut Kohl là người ái quốc, nhưng không dân tộc chủ nghĩa. Ông đóng góp rất nhiều vào việc dựng lên « ngôi nhà châu Âu », với thị trường chung và hiệp ước Maastricht. Theo ông : « Châu Âu là vấn đề chiến tranh và hòa bình trong thế kỷ 20. Chúng ta, những người Đức, còn cần đến châu Âu hơn hẳn những nước khác, để không lại bị rơi vào một định mệnh khắc nghiệt ».
Vị thủ tướng hiểu rõ những gì mình nói. Một người cậu của Helmut Kohl tử trận trong Đệ nhất Thế chiến, còn người anh của ông ngã xuống trong Đệ nhị Thế chiến. Bản thân ông bị buộc phải thề trung thành với chế độ quốc xã ở tuổi 15, rồi sau đó phải lang thang trong một đất nước bị tàn phá vì bom đạn để tìm lại cha mẹ. Trải nghiệm về « cái chết và sự hủy diệt » đã thúc đẩy ông gắn bó với cựu thù là nước Pháp, làm nên cặp đôi cột trụ của châu lục.
« Sự nghiệp độc đáo, vinh danh đặc biệt ». Le Figaro cho biết, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã đề nghị vinh danh cố thủ tướng Đức ở cấp độ châu Âu chứ không chỉ trong phạm vi nước Đức vì sinh thời ông đã là công dân danh dự châu Âu. Từ tối thứ Sáu, những lá cờ được treo rủ tại các công sở Đức, và cả tại Quốc hội châu Âu ở Strasbourg - đây là lần đầu tiên.