Kinh Khổ
Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương: Liệu Trung Quốc sẽ thay Mỹ ?
Trung Quốc nghĩ gì về lời mời của Úc muốn Bắc Kinh lấp vào khoảng trống Mỹ để lại trong Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP ?
![]() |
Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ Michael Froman (T) phát biểu trong cuộc họp báo về TPP, tại Sydney, Úc, ngày 27/10/2014. REUTERS/Jason Reed |
Trung Quốc nghĩ gì về lời mời của Úc muốn Bắc Kinh lấp vào khoảng
trống Mỹ để lại trong Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP ?
Vài giờ sau sắc lệnh của tổng thống Donald Trump rút nước Mỹ ra khỏi
TPP, Úc và New Zealand đánh tiếng mời Bắc Kinh tham gia Hiệp Định Đối
Tác Xuyên Thái Bình Dương. Trong cuộc họp báo ngày 24/01/2017 phát ngôn
viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh không đả động đến « nhã ý
» của Canberra và Wellington mà chỉ khẳng định là Bắc Kinh « sẵn sàng
đóng vai trò đầu tàu kinh tế thế giới (…) thúc đẩy tiến trình hội nhập
kinh tế trong vùng Châu Á Thái Bình Dương và đẩy mạnh Hiệp Định Đối Tác
Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực RCEP ».
RCEP là sáng kiến của Bắc Kinh bao gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng với
6 đối tác thương mại chính của Hiệp hội các nước Đông Nam Á như Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và New Zealand.
Tương tự hiệp định TPP, kế hoạch của Trung Quốc cũng nhằm giảm các hàng
rào quan thuế và phi quan thuế giữa các nước thành viên, nhưng RCEP
không đặt nặng vấn đề về các chuẩn mực liên quan tới môi trường, hay sở
hữu trí tuệ, quyền lợi của người lao động như hiệp định vừa bị tổng
thống Hoa Kỳ Donald Trump khai tử.
Tổng thống Trump đã mở ra một con đường rộng rãi thênh thang cho ông Tập
Cận Bình, khi hạ bút ký sắc lệnh ngày 23/01/2017 rút lui khỏi một hiệp
định vốn được coi là thành trì để làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng
lớn của Trung Quốc cả về mặt kinh tế, thương mại lẫn chính trị.
Ba ngày trước lễ nhậm chức của Donald Trump ở Washington, tại Diễn Đàn
Kinh Tế Thế Giới Davos, ông Tập đã khẳng Trung Quốc là một « cường quốc
có trách nhiệm » và nhấn mạnh rằng « thế giới mở rộng và toàn cầu hóa là
tiến trình không thể đảo ngược ». Trong lúc nước Mỹ tiến sâu vào con
đường bảo hộ mậu dịch, thì Trung Quốc tự khẳng định mình là « cái neo »
vững chắc cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Từ khi lên cầm quyền năm 2013, ông Tập Cận Bình luôn chủ trương lôi kéo
thêm các nước « đồng minh » vào quỹ đạo của Bắc Kinh với mục đích giải
quyết hàng xuất khẩu của Trung Quốc, qua đó bảo đảm công việc làm cho «
công xưởng của thế giới ». Điều này đã thể hiện qua hàng loạt các dự án
đầu tư vào cơ sở hạ tầng, qua những hợp đồng hàng tỷ đô la giữa Trung
Quốc với tất cả các đối tác trên thế giới, từ ở Nam Mỹ đến Châu Phi, từ
Nam Á, Trung Đông đến Châu Âu và đương nhiên là những nền kinh tế trong
vùng Đông Nam Á. Kế tiếp lãnh đạo Bắc Kinh qua dự án Một Vành Đai, Một
Con Đường -còn được biết đến dưới tên gọi dự án Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ
21- đã « liên kết » rất nhiều các quốc gia, từ Âu sang Á.
Do vậy theo ghi nhận của một chuyên gia Mỹ được hãng tin Bloomberg trích
dẫn, một khi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương chết yểu, thì chỉ
còn lại đầu máy RCEP của Trung Quốc là vẫn còn hoạt động, nếu không muốn
nói đây là « động cơ » duy nhất đáng tin cậy của chính sách tự do mậu
dịch. Có điều theo thẩm định Hội đồng cố vấn kinh tế cho cựu tổng thống
Obama, với Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực của Trung Quốc,
nền công nghệ Mỹ thất thu 5 tỷ đô la chỉ riêng với thị trường Nhật.
Trong lúc nước Mỹ lao vào con đường bảo hộ mậu dịch, Trung Quốc biến
mình thành điểm tựa của thế giới, nhất là với các đối tác trong vòng
cung Thái Bình Dương. Có điều theo ghi nhận của một số chuyên gia, vắng
Mỹ trong TPP, tham vọng của Bắc Kinh không dừng lại trên bàn cờ kinh tế
và thương mại.
Dưới chính quyền Barack Obama, Washington đã « xoay trục » sang châu Á
để giảm thiểu ảnh hưởng của Bắc Kinh với các nước trong vùng, đe dọa
trực tiếp đến quyền lợi Hoa Kỳ. TPP là công cụ để thực hiện mục tiêu đó.
Cựu bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter từng tuyên bố về mặt chiến lược,
hiệp định TPP còn quan trọng hơn cả việc điều một đại đội hàng không mẫu
hạm đến Thái Bình Dương. Trong mắt thượng nghị sĩ John McCain thuộc
đảng Cộng Hòa, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ : « Rút khỏi
TPP là một tín hiệu cho thấy Mỹ quay lưng lại với khu vực châu Á Thái
Bình Dương vào thời điểm mà Hoa Kỳ không thể cho phép mình làm điều đó
».
Chủ tịch nhóm tư vấn EurasiaGroup, trụ sở tại New York, ông Ian Bremmer
cho rằng uy tín của Hoa Kỳ với các đối tác châu Á sẽ bị suy yếu đáng kể
với việc Washington khai tử TPP bởi vì các đối tác của Mỹ, như là Nhật
Bản hay Úc đã dấn thân quá xa cho dự án này và giờ đây họ nhận thấy rằng
Mỹ không còn là một đối tác đáng tin cậy.
Với giáo sư Barry Naughton trường đại học San Diego, bang California
việc Mỹ rút khỏi hiệp định tự do mậu dịch TPP cho thấy chẳng những châu
Á-Thái Bình Dương không còn là quan tâm hàng đầu của chính quyền
Washington, mà hơn thế nữa Mỹ đẩy các đồng minh châu Á vào thế kẹt, bởi
đây là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy là các quốc gia này không đủ khả
năng định đoạt lấy chính tương lai của mình mà luôn cần dựa vào nước
lớn. Chẳng vậy mà như một chuyên gia Việt Nam được Bloomberg trích dẫn,
Hà Nội hy vọng chính quyền mới ở Washington sớm trấn an các đồng minh,
để khẳng định vai trò đầu tàu của Mỹ trong khu vực, hay ít ra là để cản
đường những cường quốc khác muốn lấp vào chỗ trống Hoa Kỳ để lại.
Bên cạnh những cân nhắc được thua, sau việc Washington rút khỏi TPP và
tương lai hiệp định tự do mậu dịch bao gồm 12 nước trong vành đai Thái
Bình Dương đi về đâu, quyết định của tổng thống Trump hôm 23/01/2017 còn
đặt lại trật tự về địa chính trị trong vùng.
Thanh Hà
(RFI)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương: Liệu Trung Quốc sẽ thay Mỹ ?
Trung Quốc nghĩ gì về lời mời của Úc muốn Bắc Kinh lấp vào khoảng trống Mỹ để lại trong Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP ?
![]() |
Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ Michael Froman (T) phát biểu trong cuộc họp báo về TPP, tại Sydney, Úc, ngày 27/10/2014. REUTERS/Jason Reed |
Trung Quốc nghĩ gì về lời mời của Úc muốn Bắc Kinh lấp vào khoảng
trống Mỹ để lại trong Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP ?
Vài giờ sau sắc lệnh của tổng thống Donald Trump rút nước Mỹ ra khỏi
TPP, Úc và New Zealand đánh tiếng mời Bắc Kinh tham gia Hiệp Định Đối
Tác Xuyên Thái Bình Dương. Trong cuộc họp báo ngày 24/01/2017 phát ngôn
viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh không đả động đến « nhã ý
» của Canberra và Wellington mà chỉ khẳng định là Bắc Kinh « sẵn sàng
đóng vai trò đầu tàu kinh tế thế giới (…) thúc đẩy tiến trình hội nhập
kinh tế trong vùng Châu Á Thái Bình Dương và đẩy mạnh Hiệp Định Đối Tác
Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực RCEP ».
RCEP là sáng kiến của Bắc Kinh bao gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng với
6 đối tác thương mại chính của Hiệp hội các nước Đông Nam Á như Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và New Zealand.
Tương tự hiệp định TPP, kế hoạch của Trung Quốc cũng nhằm giảm các hàng
rào quan thuế và phi quan thuế giữa các nước thành viên, nhưng RCEP
không đặt nặng vấn đề về các chuẩn mực liên quan tới môi trường, hay sở
hữu trí tuệ, quyền lợi của người lao động như hiệp định vừa bị tổng
thống Hoa Kỳ Donald Trump khai tử.
Tổng thống Trump đã mở ra một con đường rộng rãi thênh thang cho ông Tập
Cận Bình, khi hạ bút ký sắc lệnh ngày 23/01/2017 rút lui khỏi một hiệp
định vốn được coi là thành trì để làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng
lớn của Trung Quốc cả về mặt kinh tế, thương mại lẫn chính trị.
Ba ngày trước lễ nhậm chức của Donald Trump ở Washington, tại Diễn Đàn
Kinh Tế Thế Giới Davos, ông Tập đã khẳng Trung Quốc là một « cường quốc
có trách nhiệm » và nhấn mạnh rằng « thế giới mở rộng và toàn cầu hóa là
tiến trình không thể đảo ngược ». Trong lúc nước Mỹ tiến sâu vào con
đường bảo hộ mậu dịch, thì Trung Quốc tự khẳng định mình là « cái neo »
vững chắc cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Từ khi lên cầm quyền năm 2013, ông Tập Cận Bình luôn chủ trương lôi kéo
thêm các nước « đồng minh » vào quỹ đạo của Bắc Kinh với mục đích giải
quyết hàng xuất khẩu của Trung Quốc, qua đó bảo đảm công việc làm cho «
công xưởng của thế giới ». Điều này đã thể hiện qua hàng loạt các dự án
đầu tư vào cơ sở hạ tầng, qua những hợp đồng hàng tỷ đô la giữa Trung
Quốc với tất cả các đối tác trên thế giới, từ ở Nam Mỹ đến Châu Phi, từ
Nam Á, Trung Đông đến Châu Âu và đương nhiên là những nền kinh tế trong
vùng Đông Nam Á. Kế tiếp lãnh đạo Bắc Kinh qua dự án Một Vành Đai, Một
Con Đường -còn được biết đến dưới tên gọi dự án Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ
21- đã « liên kết » rất nhiều các quốc gia, từ Âu sang Á.
Do vậy theo ghi nhận của một chuyên gia Mỹ được hãng tin Bloomberg trích
dẫn, một khi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương chết yểu, thì chỉ
còn lại đầu máy RCEP của Trung Quốc là vẫn còn hoạt động, nếu không muốn
nói đây là « động cơ » duy nhất đáng tin cậy của chính sách tự do mậu
dịch. Có điều theo thẩm định Hội đồng cố vấn kinh tế cho cựu tổng thống
Obama, với Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực của Trung Quốc,
nền công nghệ Mỹ thất thu 5 tỷ đô la chỉ riêng với thị trường Nhật.
Trong lúc nước Mỹ lao vào con đường bảo hộ mậu dịch, Trung Quốc biến
mình thành điểm tựa của thế giới, nhất là với các đối tác trong vòng
cung Thái Bình Dương. Có điều theo ghi nhận của một số chuyên gia, vắng
Mỹ trong TPP, tham vọng của Bắc Kinh không dừng lại trên bàn cờ kinh tế
và thương mại.
Dưới chính quyền Barack Obama, Washington đã « xoay trục » sang châu Á
để giảm thiểu ảnh hưởng của Bắc Kinh với các nước trong vùng, đe dọa
trực tiếp đến quyền lợi Hoa Kỳ. TPP là công cụ để thực hiện mục tiêu đó.
Cựu bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter từng tuyên bố về mặt chiến lược,
hiệp định TPP còn quan trọng hơn cả việc điều một đại đội hàng không mẫu
hạm đến Thái Bình Dương. Trong mắt thượng nghị sĩ John McCain thuộc
đảng Cộng Hòa, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ : « Rút khỏi
TPP là một tín hiệu cho thấy Mỹ quay lưng lại với khu vực châu Á Thái
Bình Dương vào thời điểm mà Hoa Kỳ không thể cho phép mình làm điều đó
».
Chủ tịch nhóm tư vấn EurasiaGroup, trụ sở tại New York, ông Ian Bremmer
cho rằng uy tín của Hoa Kỳ với các đối tác châu Á sẽ bị suy yếu đáng kể
với việc Washington khai tử TPP bởi vì các đối tác của Mỹ, như là Nhật
Bản hay Úc đã dấn thân quá xa cho dự án này và giờ đây họ nhận thấy rằng
Mỹ không còn là một đối tác đáng tin cậy.
Với giáo sư Barry Naughton trường đại học San Diego, bang California
việc Mỹ rút khỏi hiệp định tự do mậu dịch TPP cho thấy chẳng những châu
Á-Thái Bình Dương không còn là quan tâm hàng đầu của chính quyền
Washington, mà hơn thế nữa Mỹ đẩy các đồng minh châu Á vào thế kẹt, bởi
đây là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy là các quốc gia này không đủ khả
năng định đoạt lấy chính tương lai của mình mà luôn cần dựa vào nước
lớn. Chẳng vậy mà như một chuyên gia Việt Nam được Bloomberg trích dẫn,
Hà Nội hy vọng chính quyền mới ở Washington sớm trấn an các đồng minh,
để khẳng định vai trò đầu tàu của Mỹ trong khu vực, hay ít ra là để cản
đường những cường quốc khác muốn lấp vào chỗ trống Hoa Kỳ để lại.
Bên cạnh những cân nhắc được thua, sau việc Washington rút khỏi TPP và
tương lai hiệp định tự do mậu dịch bao gồm 12 nước trong vành đai Thái
Bình Dương đi về đâu, quyết định của tổng thống Trump hôm 23/01/2017 còn
đặt lại trật tự về địa chính trị trong vùng.
Thanh Hà
(RFI)