Quán Bên Đường
Hình Tượng Người Lính Qua Dòng Nhạc Việt
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh (“Tây tiến”, thơ Quang Dũng)
Xa nhìn thấp thoáng trong mây
muôn bóng quân Nam chập chùng… (1)
Câu hát ấy, từ bao năm nay vẫn cứ theo tôi, theo tôi mãi.
Câu chuyện bắt đầu từ những ngày xa xưa, thuở tôi còn là cậu học trò nhỏ vừa bước vào năm học đầu tiên của một trường trung học ở thành phố cao nguyên có cái biệt danh nghe buồn buồn là “Buồn-muôn-thuở”. Cậu học trò ấy, vào mỗi sáng thứ Hai, cùng chúng bạn đứng xếp hàng ngay ngắn trước sân cờ, nao nức chờ đợi phút giây được tham dự vào nghi thức thượng kỳ đầu tuần trong bầu không khí thật trang nghiêm giữa sân trường thuở ấy.
“Đứng thẳng người,” thầy tôi dặn, “ngực ưỡn ra, miệng hát lớn, mắt hướng về lá quốc kỳ cho tới khi bài quốc ca chấm dứt.” Tôi đã làm theo đúng lời thầy, mắt dõi theo lá cờ từ từ, từ từ được kéo lên, nhẹ bay trong gió. Lá cờ màu vàng tươi phất phới bay trong nắng sớm giữa bầu trời lồng lộng, có từng cụm mây trắng lững lờ… Bỗng nhiên, trong một thoáng, câu hát ấy–không phải câu hát trong bài quốc ca–nghe vẳng lên trong đầu tôi, “Xa nhìn thấp thoáng trong mây / muôn bóng quân Nam chập chùng…” Cùng lúc, tôi như nhìn thấy, thoáng ẩn thoáng hiện trong những cụm mây nơi phía chân trời mờ xa, “chập chùng” những đoàn quân đang tiến bước.
Tôi không thể biết chắc những gì tôi nghe thấy và trông thấy ấy, là tiếng nhạc ở trong đầu, là “bóng mây ảo giác”, hay là những bài hùng ca, những bài học lịch sử mà chúng tôi học được từ những người thầy đã in hằn trong tâm trí, khiến mỗi lần dõi mắt trông theo lá cờ vàng phất phới trong nắng trong gió là mỗi lần câu hát ấy lại vẳng lên và đoàn quân ấy lại “thấp thoáng trong mây”.
Chúng tôi trông đợi những sáng thứ Hai, trông đợi những phút được đắm mình vào không khí đầy vẻ cuốn hút của buổi lễ thượng kỳ. Không khí ấy, với tôi, như mang một vẻ gì thiêng liêng, như nhuốm một vẻ gì bi tráng của những trang sử Việt hào hùng, của những chiến công thần kỳ và của những nợ máu xương chồng chất. Trong những phút ấy, lòng tôi bỗng dâng lên những cảm xúc thật kỳ lạ, vừa là niềm ngưỡng phục, vừa là nỗi tự hào, vừa ngùn ngụt hào khí trong máu trong tim cậu học trò ở tuổi vừa lớn, hòa cùng tiếng nhạc trầm hùng như giục giã những bước chân đi tới.
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!…
Những năm học nối tiếp theo nhau, và ngày tháng trôi đi bình lặng.
Thế rồi, những năm tháng êm đềm vụt biến mất, cơn bão của lịch sử đã cuốn phăng đi tất cả, cuốn phăng đi biết bao nhiêu là số phận. Không còn nữa lá cờ vàng phất phới giữa bầu trời lồng lộng, không còn nữa những đoàn quân “thấp thoáng trong mây”, không còn nữa ngôi trường chúng tôi yêu quý. Chúng tôi tan tác như bầy chim hoảng loạn.
Thế nhưng câu hát ấy, bài hát ấy và những bài hát về người lính, về những “đoàn quân ra đi”, từ bao năm nay vẫn cứ theo tôi, mãi mãi không rời.
I. Hành trình của người lính
Đây đoàn quân ra đi nhịp nhàng
mang theo thiên hùng ca / thắm tươi trời Nam bốn phương
Ta anh hùng muôn quân phá tan cường binh
chí tang bồng đem theo khắp nơi tung hoành
Những câu hát “hào khí ngút trời” ấy ở trong bài “Lục quân Việt Nam” (1950) của Văn Giảng & Hương Việt. Những “đoàn quân ra đi”, những “thiên hùng ca”, những “anh hùng” xông pha trận mạc “phá tan cường binh” và “khắp nơi tung hoành”… đã làm dậy lên bầu máu nóng hừng hực và lòng yêu nước nồng nàn của bao thanh niên thuở ấy, những muốn đem tài trai phụng sự tổ quốc và vẫy vùng ngang dọc để thỏa “chí tang bồng”.
1. “Từng đoàn người trai đi viết sử xanh”(2)
Mai ra đi không chút vấn vương
chiến trường kia tranh đấu
Là tài trai chí bốn phương / một lòng quyết lên đường!…
Tiến bước lên! Chiến đấu cho đất Việt bừng sáng muôn đời!
(“Quanh lửa hồng”, Nguyễn Thiện Tơ & Văn Khôi)
“Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt / xếp bút nghiên theo việc đao cung”.(3) Người trai ra đi với lời thề sắt son ghi trên báng súng. Màu áo chiến binh thay cho màu áo học trò.
Xếp áo thư sinh vui bước đăng trình
mười sáu tròn trăng
Ghi trên báng súng lời thề chinh nhân
tám hướng thành gần…
(“Mười sáu trăng tròn”, Trần Thiện Thanh)
Phút tiễn đưa chỉ có ánh mắt vời vợi trông theo của mẹ già như trao gửi nỗi niềm tin yêu.
Nhớ lúc lên đường đưa tiễn chân tôi
thương lên khoé mắt mẹ nhắn đôi lời,
“Diệt thù lập công cho xứng tài trai
sắt son ghi lòng chớ phai”
(“Biệt kinh kỳ”, Minh Kỳ & Hoài Linh)
“Hành trang giã từ” chàng trai mang theo luôn có lời dặn dò, nhắn nhủ thiết tha của người mẹ hiền yêu dấu.
Ra đi một sáng tinh sương
Mẹ ơi, con vẫn nhớ lời me khuyên,
“Con ơi, tình nước sâu hơn
Hẹn ngày chiến thắng con về vinh quang!”
(“Ai về quê tôi”, Tiến Đạt)
Những bà mẹ Việt Nam đều giống nhau. Lòng thương con vô bờ nhưng “tình nước sâu hơn”, mẹ giấu đi nỗi bịn rịn và giọt lệ tiễn đưa để đứa con yêu thong dong lên đường.
“Chàng trai đất Việt” trong câu hát của Thanh Châu được “minh họa” rõ nét là chàng “thanh niên Quốc Gia”, ra đi vì lý tưởng Quốc Gia.
Hôm ấy tay cầm tay trong thiết tha
anh là thanh niên Quốc Gia / lên đường vui xa quê nhà
(“Dặn dò”, Thanh Châu)
Những chàng trai trẻ đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân, cả những tháng năm tươi đẹp nhất của đời mình cho tình yêu đất nước. Những chàng trai “trong tim thì sôi máu / khóe mắt có trăng sao” (“Kỷ niệm”, Phạm Duy), đi dưới một “rừng cờ phấp phới”, một bầu “trời Việt mênh mang”.
Một đoàn người trai hiên ngang
đeo trên vai nợ máu xương
vui ra đi không buồn nhớ thương…
Một rừng cờ phấp phới / một mầu vàng chiêu dương
và một nền vinh quang bằng máu
Một trời Việt yêu dấu / một trời Việt mênh mang
giục đoàn người lên đường hiên ngang
(“Khởi hành”, Phạm Duy)
Những đoàn người nối tiếp những đoàn người, mang tổ quốc trên vai, mang tình yêu nước trong tim, hàng hàng lớp lớp theo nhau lên đường theo tiếng gọi của non sông.
Người đi giúp núi sông
hàng hàng lớp lớp chưa về / hàng hàng nối tiếp câu thề
giành lấy quê hương
(“Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp”, Nguyễn Văn Đông)
Tiếng gọi giục giã, nao nức…
Em không nghe ngoài kia
trời đông đã lên rồi / bao lớp người đi…
(“Hành trang giã từ”, Trường Sa)
“Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, ngưỡng cửa đầu tiên các chàng trai phải vượt qua là những rèn luyện và thử thách của “đoạn đường chiến binh” nơi các quân trường để trở thành người lính thực thụ.
Đây tiếng ca vang nơi quân trường đầy hào hùng
Vai sát vai / ta thi tài trong tình quân ngũ…
Anh em ơi! Anh em ơi!
Đem sức trai nêu chí hùng / lưu tiếng ngàn thu…
Cố lên! Cố lên! Dù nhọc nhằn
đem mồ hôi pha máu hồng / viết thành sử xanh
(“Thao trường vang tiếng gọi”, Trầm Tử Thiêng)
Như những mũi tên bắn đi bốn phương tám hướng trong ngày lễ ra trường, những chàng trai đất Việt “lên đường nhập ngũ tòng quân” vừa là “đứng lên đáp lời sông núi”, vừa để thỏa chí tang bồng hồ thỉ, vẫy vùng ngang dọc.
Vì thương nước thương dân, thương quê hương mịt mờ khói lửa, thương những kiếp người lầm than, những người trai hôm nay vào chiến dịch, nguyện thề “dâng cả đời trai với sa trường”. Những nắm tay xiết chặt, những bước chân đi tới, những ánh mắt rạng ngời.
Thương dân nghèo ruộng hoang cỏ cháy
thấy nỗi xót xa của kiếp đọa đày / Anh đi!…
Hành trang của người lính trong nhạc Phạm Đình Chương là lòng yêu nước thương dân, là “lòng súng nhân đạo cứu người lầm than”. Hành trang ấy là chính nghĩa, là lý tưởng của người lính miền Nam, là đối nghịch với sắt máu, với bạo tàn.
Dẫu biết rằng “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, người lính chiến trên những tuyến đầu lửa đạn vẫn không hề nao núng lòng.
Không quên lời xưa đã ước thề
dâng cả đời trai với sa trường
Nam nhi cổ lai chinh chiến hề
nào ai ngại gì vì gió sương
(“Anh đi chiến dịch”, Phạm Đình Chương)
Nhạc điệu nao nức, rộn ràng và hùng tráng như một khúc quân hành.
2. “Anh đi mai về chiến thắng”
Người lính vẫn miệt mài đi, với lý tưởng phụng sự đất nước, với tinh thần quyết chiến quyết thắng cho một ngày hòa bình về trên quê hương.
Anh đi xây chiến thắng / dưới màu cờ quật cường
cho loài người hòa bình
(“Dặn dò”, Thanh Châu)
Anh đi mai về chiến thắng
khi súng quân thù thôi vang trên non sông
Tươi thắm màu cờ vui reo trên kinh thành
(“Anh đi mai về”, Hoàng Nguyên)
Những đoàn quân trùng trùng tiến bước, “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
Quân ra đi không luyến tiếc đời
Vui xa xôi xin nhớ phút về
đem vinh quang tô thắm nước nhà
Giờ đây đoàn quân cứ tiến!
(“Khởi hành”, Phạm Duy)
Câu nhạc kết thúc với hai nốt nhạc cuối rướn cao đột ngột, mạnh mẽ, như bước chân dồn dập xốc tới… Những trái tim bừng bừng cảm xúc, những dòng máu sục sôi khí thế đã khơi nguồn nhạc hứng cho người nhạc sĩ để viết nên những bài hùng ca đẹp nhất và “hùng” nhất làm nức lòng chiến sĩ.
Ngày bao hùng binh tiến lên
bờ cõi vang lừng câu “Quyết chiến!”
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành
Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành
Đi là đi chiến đấu! Đi là đi chiến thắng!
Đi là mang linh hồn non sông
(“Xuất quân”, Phạm Duy)
“Xuất quân” của Phạm Duy là tiếng trống thúc quân dập dồn hòa cùng nhịp bước quân hành.
“Thúc quân” của Văn Giảng & Hương Việt là điệu kèn xung trận, là lời thúc giục bao trai tráng lên đường “diệt tan giống tham tàn”.
Nhìn trong hơi gió thoảng / bóng quân Nam lướt đi
Thề cùng diệt tan giống tham tàn thúc quân vùng lên!
Nơi đây đất nước đang hiến bao đấng anh linh
Xương trắng xây thành / cố tâm đền núi sông ơn nhà
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa / gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”, (3) người lính chiến vào sinh ra tử, luôn cận kề những bất trắc hiểm nguy, tuy không da ngựa bọc thây nhưng cũng lắm khi “đi không ai tìm xác rơi” như những người hùng không tên tuổi.
Dù thân này tan tành gói da ngựa cũng cam
Thề trọn niềm trung thành với sơn hà nước Nam!
(“Việt Nam minh châu trời đông”, Hùng Lân)
Người lính can trường xông pha trận mạc với tinh thần quyết chiến quyết thắng, với khí thế “đánh một trận, sạch không kình ngạc / đánh hai trận, tan tác chim muông” (4) làm khiếp đảm giặc thù.
Tiếng súng ta như mưa / khiến thù gục đầu
dường như vẫn còn nghe
(“Bài ca chiến thắng”, Minh Duy)
Như người lính chiến “ôm súng mơ ngày về quang vinh” trong nhạc Phạm Đình Chương, ngày vui chiến thắng, ngày thanh bình về trên quê hương là nỗi khát khao của cả một dân tộc trong một đất nước chiến tranh ròng rã bao năm.
Ngày mai ngày vui chiến thắng
đón anh về nắng vàng gieo nơi nơi
Ðàn bé đùa nô trước thềm
Mẹ già vui / thôi hết khóc chia phôi
(“Gửi người giới tuyến”, Nhật Lệ)
Những đoàn quân ra đi năm nào với niềm tin tất thắng, nay trở về ca khúc khải hoàn trong vinh quang chiến thắng.
Thủ đô ơi, thủ đô! Đoàn quân ta đã về đây!
Sau bao nhiêu ngày luôn ước mơ
ngày chiến thắng quay về chốn xưa
“Bài ca chiến thắng” của Minh Duy là một trong những bài hùng ca đẹp nhất làm dậy lên niềm tự hào về một quân lực “đi là đi chiến đấu! đi là đi chiến thắng!”
Thủ đô ơi, thủ đô! Đoàn quân ta đã về đây!
Tiếng reo vang, vang dậy một trời
lớp, lớp tinh kỳ bay trong gió!
Vòng hoa chiến thắng mà người dân hậu phương choàng vào cổ những người lính vừa trở về từ chiến trường lửa đạn là vòng hoa của tình quân dân thắm thiết, của lòng cảm phục, biết ơn và tin cậy.
Kìa đoàn quân chiến thắng trở về với xóm làng
thành công còn ghi dấu đầu súng
Những tấm gương kiêu hùng / phất phới vui trong lòng
Bầu trời thủ đô đón mừng!
(“Bài ca chiến thắng”, Minh Duy)
Còn nỗi mừng vui nào lớn hơn, còn nỗi xúc động nào lớn hơn được trông thấy lại lá cờ thân yêu bay lồng lộng giữa bầu trời tổ quốc, trên thành phố quê ta “vừa chiếm lại đêm qua bằng máu”. Lá cờ thấm máu đào còn tươi rói của những người lính kiêu hùng vừa ngã xuống đêm qua.
Cờ bay! Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu
vừa chiếm lại đêm qua bằng máu…
Cờ bay! Cờ bay tung trời ta về với quê hương
từng ngóng đợi quân ta tiến về
(“Cờ ta bay trên Quảng Trị thân yêu”, Lê Kim Hoa)
Những người lính quả cảm dựng lại ngọn cờ vàng trên những thành quách tan hoang sau trận chiến khốc liệt giành lại từng tấc đất quê hương là một trong những cảnh tượng bi hùng nhất của những trang sử Việt.
“Lòng ta như thành này
Vinh quang trong tan nát!”
Câu thơ của Cao Tiêu là cảm xúc thực lòng của người lính trong những phút lặng nhìn ngọn cờ chiến thắng tung bay giữa hoang tàn đổ nát, khi chiến trận vừa kết thúc.
Vui bên nhau mắt lệ nghẹn ngào / quỳ hôn đất thân yêu
Quảng Trị ơi, chào quê hương giải phóng!
(“Cờ ta bay trên Quảng Trị thân yêu”, Lê Kim Hoa)
Những hy sinh gian khổ, những máu xương người lính đổ ra nơi tiền tuyến để giữ yên bờ cõi và mang về cuộc sống yên lành, ấm êm cho hậu phuơng vẫn luôn được người đời khắc ghi.
Anh về thủ đô biết bao là vui
đã để lại đây mến thương đầy vơi
Người dân nước Việt ghi ơn các anh
đã hy sinh vì giống nòi
(“Anh về thủ đô”, Y Vân)
Chiến thắng nào, vinh quang nào cũng phải trả giá. Cái giá đắt nhất người lính chiến phải trả là máu xương, là xác thân mình. Có xác phơi thây chiến địa, dưới chiến hào hay trên bờ tường. Có xác nằm lại trên đồi cao hay dưới vực sâu, bên khe suối hay cạnh bìa rừng. Có xác của người chiến sĩ vô danh, máu thấm vào lòng đất mẹ, thịt xương rã mục lẫn vào cỏ cây hoa lá. Làm sao kể hết được những hy sinh đền nợ nước của những anh hùng liệt sĩ sống anh dũng, chết hiên ngang, “nhẹ xem tính mệnh như mầu cỏ cây”. (3)
Ngày nào phơi xác nhớ không!
Thây rơi mênh mông trên khắp phố phường
Thân ôm tường / đầu gục đâu!
Ai trên đường / người nhuộm máu
Thây rơi trong đêm khuya lấp chiến hào
(“Khởi hành”, Phạm Duy)
Biết bao người lính đi không hẹn ngày về, đi không về lại nữa. Biết bao người lính đã để lại một phần thân thể mình trên khắp các mặt trận để đổi lấy những chiến công rạng ngời.
Chàng về / chàng về nay đã cụt tay
Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù
(“Nhớ người thương binh”, Phạm Duy)
Người lính miền Nam đã chiến đấu can trường và hy sinh anh dũng để gìn giữ từng tấc đất cha ông để lại và bảo vệ vùng trời, vùng biển quê hương, cho dù máu xương có hòa lẫn vào lòng đất mẹ, cho dù xác thân có vùi sâu dưới lòng biển cả hay tan biến vào không gian.
Chiều nao / thương ôi rụng cánh đại bàng!…
Chiều nao huy hoàng / bụi vàng bay khắp không gian
(“Huyền sử ca một người mang tên Quốc”, Phạm Duy)
Biết bao nhiêu khúc hát về người lính, biết bao nhiêu khúc nhạc hào hùng (chưa kể những khúc quân hành, những bài hùng ca, chiến đấu ca của các quân binh chủng) ngợi ca tinh thần chiến đấu và hy sinh cao cả của người lính chiến một lòng vì nước vì dân trong kho tàng âm nhạc Việt.
II. Bản trường ca về người lính
“Nhạc lính”, như cách gọi ở miền Nam Việt Nam từ những năm đầu thập niên 1960’s, được hiểu là những bài nhạc nói về người lính và đời lính, hoặc về những nỗi niềm, những tâm tình của người lính. Nhạc lính đã đi vào đời sống của người dân trong một đất nước chiến tranh triền miên, trong đó người lính trở thành hình ảnh thật quen thuộc trong mắt, và trong lòng mọi người.
1. Phác họa về người lính
Anh là người lính chiến
áo bạc mầu đấu tranh
(“Tình quê hương”, Ðan Thọ & Phan Lạc Tuyên)
Câu hát ấy là một trong những nét ký họa hình ảnh người lính trong số bao nhiêu người lính thời chiến tranh ta vẫn gặp đâu đó trên khắp các nẻo đường đất nước.
Tôi lại gặp anh / người trai nơi chiến tuyến
súng trên vai bước về qua đường phố
(“Trăng tàn trên hè phố”, Phạm Thế Mỹ)
“Người trai nơi chiến tuyến” ấy, một chiều nào trên bước đường hành quân, ghé qua một thôn làng miền Trung. Làng quê nghèo xơ xác, nhưng ấm áp tình người. Một vạt nắng vàng, một bóng trăng lung linh, chút tình cảm vấn vương, xao xuyến.
Anh về qua xóm nhỏ / Em chờ dưới bóng dừa
Nắng chiều lên mái tóc / Tình quê hương đơn sơ
“Tình quê hương đơn sơ” như hạnh phúc thật đơn sơ, thật êm đềm làm ấm lòng người lính chiến.
Anh sẽ là anh đàn em nhỏ
là con của mẹ giữ quê hương
(“Tình quê hương”, Ðan Thọ & Phan Lạc Tuyên)
“Là con của mẹ giữ quê hương”, có hình tượng nào gần gũi hơn, thân thiết hơn! Từ những mẹ già đến những em thơ, từ thành thị đến thôn quê, chàng lính chiến luôn luôn là hình ảnh thân quen, luôn luôn được nhắc đến với những tình cảm trìu mến, thương yêu và tin cậy. Người lính có thể là người chồng, người cha, người con, người anh, người em, người bạn, người tình…, những người đang nắm chắc tay súng giữ yên bờ cõi, đem yên vui về cho làng xóm ruộng vườn, cho người người được hít thở không khí tự do, cho nhà nhà được đêm đêm tròn giấc ngủ.
Bờ tre quê hương tay súng anh gìn giữ
(“Trăng tàn trên hè phố”, Phạm Thế Mỹ)
Những đêm “trăng treo đầu súng”, những đêm trăng di hành thay cho những đêm trăng hò hẹn của những chuyện “tình thư sinh”.
Những đêm mười sáu trăng tròn
vượt con đường mòn đi giữ làng thôn
(“Mười sáu trăng tròn”, Trần Thiện Thanh)
Tình quân dân thắm thiết qua những ánh mắt trao gửi, dõi theo bước chân đoàn quân ra đi.
Bao em tôi đôi mắt sáng ngời
trông say sưa quân dồn bước tiến
Tóc bạc trắng đây là những me tôi
lòng già buồn vui nhìn toán quân xa vời
(“Đoàn quân đi”, Việt Lang)
Cảm xúc “lòng già buồn vui” là cảm xúc nao nao của lòng thương mến và nỗi tự hào về đàn con yêu hiến dâng đời mình cho tình yêu tổ quốc.
Trong trái tim mơ mộng của những cô gái đương xuân thuở ấy là hình ảnh chàng lính chiến phong sương với “nhịp bước oai hùng chàng tiến trong tim em”…
Chiến sĩ của lòng em đắm đuối ước mơ
ngoài chiến trường xa dãi nắng dầm mưa
Nhịp bước oai hùng chàng tiến trong tim em
trong khi vang ca say theo chiến thắng
(“Chiến sĩ của lòng em”, Trịnh Văn Ngân)
Bài hát một thời rất được yêu chuộng qua những giọng Tâm Vấn, Thái Thanh, Thúy Nga… (nhớ lối nhấn giọng ở hai nốt nhạc “đắm đuối” của Thúy Nga trong câu hát “em đắm đuối ước mơ”, nghe rất là… đắm đuối).
Những câu hát về nỗi lòng các cô gái là “người yêu của lính” thuở ấy vẫn có những nhịp bước “oai hùng” như thế…
Chiều nay quân xuôi qua thôn vắng
có cô em ngây thơ dừng gót hồng
nhìn theo anh binh tươi trong nắng / bước đi oai hùng
(“Mơ người lính chiến”, Mai Sơn)
Anh / nơi biên thùy xa / vắng muôn màu hoa
Không hề nao núng lòng / oai hùng nơi chiến trường
(“Tôi nhớ tên anh”, Hoàng Thi Thơ)
Vẫn có khí phách “hiên ngang” như thế…
Lòng em say vì nhớ đến chàng
đang hiên ngang tung hoành trong khói súng
(“Chàng đi theo nước”, Hiếu Nghĩa)
Khi nước nhà phút ngả nghiêng
em mơ người trai anh dũng
mang thân thế hiến giang san
chí quật cường hiên ngang
(“Chiến sĩ của lòng em”, Trịnh Văn Ngân)
Tôi đi tìm anh / người lính quá hiên ngang
cầm súng giữ giang san xây Cộng Hoà
(“Tìm anh”, Hoàng Thi Thơ)
Người lính “quá hiên ngang” trong những câu hát ấy được “minh họa” rõ nét là người lính Cộng Hòa trên khắp nẻo đường đất nước. Tôi đã “đi tìm” và… “tôi đã gặp”:
Tôi đã gặp anh / người anh quá hiên ngang
đi xây cuộc đời / vì lứa tuổi đôi mươi.
Biên cương xa xôi / anh vì yêu sông núi
đem vinh quang gieo ngàn nơi
(“Tôi đã gặp”, Lê Dinh & Minh Kỳ)
Không chỉ “oai hùng”, “hiên ngang”, người “chiến sĩ của lòng em” ngày ấy còn đượm những nét “phong trần”, “phong sương” của mưa rừng gió núi, của nắng sớm sương chiều và những gian truân đời lính.
Ngắm em thơ ngập ngừng
nhìn người lính chiến phong trần
niềm thương dâng lên mầu mắt
(“Chim trời chưa mỏi cánh”, Đào Duy)
Chợt thấy lòng lưu luyến / và tâm hồn xao xuyến
Trông anh trai phong sương / em thấy mà thương
(“Đò chiều”, Trúc Phương)
Những đoàn quân ra đi trong tiếng nhạc hùng tráng, rộn rã, thúc giục, và những “khăn hồng” tiễn đưa.
Ra biên cương! Ra biên cương!
Thiết tha lòng gái / hôm nay nâng khăn hồng
đưa chân anh hùng ngàn phương
(“Ðường ra biên ải”, Phạm Duy)
“Ðường ra biên ải” có thể xem là bài hát đầu tiên về những “em gái hậu phương” tiễn đưa những anh trai tiền tuyến nô nức lên đường.
Ðoàn quân đi giữa sóng mến thương
Xuân về mùa thắm
Tôi thấy những nàng khăn hồng lệ thắm
(“Đoàn quân đi”, Việt Lang)
Người ở lại vui trong nỗi đợi chờ, cầu mong người lính chiến lập nhiều “chiến công oai hùng”, với giấc mơ mùa xuân nào thanh bình chàng trở về chốn cũ, nơi “lệ thắm khăn hồng tiễn đưa”.
Rồi xuân đến dưới gốc mai xưa
nơi lệ thắm khăn hồng tiễn đưa
Em chào đón chàng về vinh quang
bên chàng say đắm một trời xuân thanh bình…
Em chúc cho chàng lập chiến công oai hùng
Vang vang lời chiến thắng
muôn thu danh chàng lừng lẫy núi sông
(“Chàng đi theo nước”, Hiếu Nghĩa)
Người ra đi không hẹn ngày về, không vướng bận tình thê nhi. Người ở lại vẫn một niềm son sắt thủy chung.
Anh ơi, anh cứ đi / mai về, em vẫn đợi
Anh cứ đi / anh cứ đi giết thù
không vấn vương / không luyến thương
(“Lời người ở lại”, Hoàng Nguyên)
“Anh đi em ở lại nhà / Vườn dâu em hái, mẹ già em thương”. Nỗi lòng người chinh phụ thuở xưa và những “cánh hoa thời loạn” đời nay không khác nhau bao nhiêu.
Thương người gió lạnh đường xa
khuê phòng em đan áo
Thương đời bé bỏng miền quê / anh giữ yên biên thùy
(“Tình chàng ý thiếp”, Y Vân)
Phía sau những chiến tích vẻ vang của người lính luôn có bàn tay góp sức của những người thân yêu, những người hy sinh hạnh phúc riêng tư, gánh chịu mọi thiệt thòi, chấp nhận mọi mất mát, rủi ro và chia sớt những nhọc nhằn của người lính trong cuộc chiến đấu cam go chống kẻ thù xâm lược.
2. Nỗi niềm người lính
Tôi là lính / âm thầm tôi nghĩ thế thôi…
(“Lính nghĩ gì?”, Hoài Linh)
Câu hát ấy cho thấy người lính vẫn có những nỗi niềm, những tâm sự đầy vơi trong những lúc “bạn cùng cây súng”.
Những nỗi niềm ấy đọc thấy qua những dòng thư viết từ chiến trường gửi về người mẹ hiền yêu dấu nơi chốn xa quê nhà, hẹn ngày về bên mẹ khi non nước yên vui, khi quê hương không còn bóng giặc thù.
Mẹ ơi! thôi đừng khóc nữa
cho lòng già nặng sầu thương
Con đi say tình viễn xứ / đâu có quên niềm cố hương
Thương ngóng về quê cũ / gót thù xéo thảm thê
Bầy trai thầm rơi lệ / súng gươm hẹn mai về
(“Lá thư gửi mẹ”, Nguyễn Hiền & Thái Thủy)
Hay trong những câu hát bày tỏ nỗi thương quê nhớ mẹ của người lính xa nhà.
Đây những chiều hành quân / Xóm nghèo dừng chân
nhớ thương mẹ già nơi quê nhà xa xôi lắm
(“Chiều biên khu”, Tuấn Khanh & Châu Ngân)
Nhớ thương là vậy, thế nhưng… “mẹ thà coi như chiếc lá bay” (7) khi quê hương còn tiếng súng, khi những đồng đội còn đón xuân ngoài chiến trường. “Mẹ thương con xin đợi ngày mai…”, câu hát réo rắt cất lên mỗi lần Tết đến xuân về, qua giọng chứa chan tình cảm của Duy Khánh làm chảy nước mắt những bà mẹ già ngày ngày tựa cửa ngóng tin con.
Con biết không về mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
Bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẽ riêng mình êm ấm
Mẹ thương con xin đợi ngày mai
(“Xuân này con không về”, Trịnh Lâm Ngân)
Những nỗi niềm ấy cũng gửi gấm trong lá thư kể chuyện đời lính gửi về “người em nho nhỏ quê nhà”…
Đã cách xa bao năm / sống cuộc đời quân nhân
súng bên mình nay mai rày đây đó
Chiến đấu ngăn quân thù
vì anh xót thương khi quê hương lầm than
(“Lá thư người chiến sĩ”, Phạm Đình Chương)
“Cuộc đời quân nhân” là cuộc chiến đấu gian nan, là những cuộc hành quân lội suối băng rừng, là những đoạn đường chiến binh người lính đã vượt qua và những trăn trở về một quê hương rách nát vì chiến tranh.
Tôi thường đi đó đây / bùn đen in dấu giày…
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính / lính thương quê / vì đời mà đi
(“Trên bốn vùng chiến thuật”, Trúc Phương)
Những nỗi niềm ấy cũng là chuyện “buồn vui đời lính” của những lần về phép, những chuyến về thăm nhà.
Ngồi bên lửa bếp gia đình êm ấm
lặng nghe anh kể cuộc đời buồn vui
(“Chiều biên khu”, Tuấn Khanh & Châu Ngân)
Chuyện đời lính kể mãi kể hoài không hết, từ những mẩu chuyện chiến trường đến nỗi nhớ thương quê nhà canh cánh bên lòng.
Ngày trở về trong bếp vui / anh nói chuyện nghe
chuyện đời chiến sĩ / sống say mê
đường xa lắm khi nương hồn về quê
(“Ngày trở về”, Phạm Duy)
Những nỗi niềm ấy cũng là lời giải bày với người vợ hiền đầu gối tay ấp hay với người tình gắn bó thương yêu về những hoài bão và lý tưởng của người trai thời chiến.
Nếu biết người đi vì sông núi
Cách chia này cho hạnh phúc mai sau
chắc em không buồn vì người đi cho lý tưởng
(“Kể chuyện trong đêm”, Hoàng Trang)
Chiến tranh là cách ngăn, chia lìa. Chút niềm riêng đành gác lại, vì tình nước sâu hơn tình lứa đôi.
Đời dâng cho núi sông
Lòng này thách với tang bồng
đừng làm má thắm phai hồng / buồn lắm em ơi!
(“Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp”, Nguyễn Văn Đông)
Khi quê hương còn mịt mù khói súng, còn tơi bời lửa đạn thì mơ chi chuyện lứa đôi.
Nếu hiểu rằng / anh đi vì lũ giặc tham tàn
thì em ơi, em chớ sầu thương chi
Em thấy chăng khói súng của giặc thù
còn mịt mùng và còn che khuất mờ
(“Anh đi mai về”, Hoàng Nguyên)
Lời hát, nhạc điệu nghe réo rắt, gợi nhớ tiếng hát đôi song ca Ngọc Cẩm–Nguyễn Hữu Thiết quấn quyện vào nhau thật ngọt ngào, thật thiết tha của một mùa nào xa lắc.
Những lời vỗ về, nhắn nhủ ân cần, và hẹn một ngày về không xa.
Em ơi, anh đi vì nước non mình đợi chờ
Muôn quân đang reo / lửa khói tung ngập mầu cờ
Thân trai ra đi nợ nước đôi vai gánh nặng
Buồn chi cách xa / vì ngày vui sẽ không xa
(“Buồn chi em ơi”, Lam Phương)
Những thoáng hạnh phúc hiếm hoi bên người mình thương yêu.
Đừng buồn khi xa nhau em nhé!
Thăm em đôi ngày rồi anh đi
(“Hoa soan bên thềm cũ”, Tuấn Khanh)
Những phút “tâm tình bên nhau” thật ngắn ngủi, và chia tay vội vã.
Nụ cười đầu môi anh khẽ nói
“Về thăm em chiều nay thôi
sông hồ mai sớm lại đi”…
(“Chiều mưa anh về”, Trần Thiện Thanh)
Con đường đấu tranh gian khổ còn dài, người lính chiến, những chàng trai ôm mộng hải hồ, bạn cùng sương gió, dừng chân phút giây thôi rồi lại lên đường, lại miệt mài đi trên những dặm sơn khê, trên khắp các nẻo đường đất nước để mang về mùa xuân mới cho quê hương.
3. Giấc mơ người lính
“Ai nói với em lính không sầu nhớ / không có trái tim đắm say mộng mơ…” (“Ai nói với em”, Minh Kỳ & Huy Cường), câu hát quen thuộc vẫn nghe trên các làn sóng phát thanh ở miền Nam một thời nào, cho thấy hình ảnh “cổ điển” của những người lính “lạnh lùng vung gươm ra sa trường” (“Chiến sĩ Việt Nam”, Văn Cao) đã… lỗi thời. Thay cho mẫu người lính lạnh lùng, sắt đá ấy là hình ảnh gần gũi, thân quen, đẹp và đôi lúc pha những nét “lãng mạn đời lính”.
Anh như ngàn gió / ham ngược xuôi theo đường mây
Tóc tơi bời lộng gió bốn phương
(“Mấy dặm sơn khê”, Nguyễn Văn Đông)
Trên “mấy dặm sơn khê”, trên bốn vùng chiến thuật, nơi đâu cũng in hằn dấu chân người lính. Cuộc đời lính chiến và những năm dài chinh chiến điêu linh đã khiến cho những lứa đôi yêu nhau phải… người ở một phương nhớ một phương.
Em biết chăng đời lính / nắng sớm với sương chiều
Gió rừng rồi mưa núi / đã làm anh vui nhiều
(“Niềm tin”, Anh Linh & Nhất Tuấn)
“Chí lớn chưa về bàn tay không” (5)thì sá gì chút tình riêng. Người trai ra đi mang trong tim hoài bão thiết tha phụng sự đất nước, nối chí người xưa để mang về một vận hội mới cho quê hương.
Còn đây đêm cuối cùng
nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha
ngại khơi nước mắt nhạt nhòa môi em
(“Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp”, Nguyễn Văn Đông)
Những “em gái hậu phương”, như những đóa hồng bên những hầm hố và hàng rào kẽm gai, vẫn mong được bàn tay người trai hùng “đem tưới vun trong vườn”.
Xin anh che chở / tấm đời nhỏ bé hậu phương
như câu chuyện tình “Người hùng và giai nhân”
Những cánh hoa hồng / bên hàng rào kẽm hầm chông
vẫn mong bàn tay người đem tưới vun trong vườn
(“Cánh hoa thời loạn”, Y Vân)
Chàng lính chiến vui say đời quân ngũ ngoài chiến trường xa vẫn có những phút thả hồn theo mây gió, trăng sao tìm về bên người mình yêu.
Bao tháng ngày phong sương đường xa
vui chiến trường quên áo hào hoa
Tôi sẽ về tìm em / khi trời lấp lánh sao đêm
và gió trăng theo từng bước chân êm…
(“Tôi sẽ về thăm em”, Hoàng Nguyên)
Nét “lãng mạn đời lính” còn theo bước chân người lính trên những dặm đường hành quân.
Ngày hành quân / anh đi về cánh rừng thưa
thấy sắc hoa tươi nên mơ màu áo năm xưa
(“Màu kỷ niệm”, Phạm Đình Chương)
Hay trên những tiền đồn heo hút miền địa đầu giới tuyến.
Anh ở đồn biên giới / thương về một khung trời
(“Niềm tin”, Anh Linh & Nhất Tuấn)
Khung trời nào đây, nếu không phải là thành phố ấy, thành phố cao nguyên đầy mây trắng và sương mù. Câu hát làm nhớ câu thơ của “người lính” Vũ Thành.
“Nơi em về có gì vui
Nơi anh đồn trú suốt đời mây bay”
“Suốt đời mây bay” nên quên cả ngày tháng, quên cả bốn mùa, cho đến lúc trông thấy những nụ mai vàng mới nở nơi bìa rừng mới biết rằng… mùa xuân đang về.
Đồn anh đóng ven rừng mai
Nếu mai không nở / anh đâu biết xuân về hay chưa
(“Đồn vắng chiều xuân”, Trần Thiện Thanh)
Giữa đêm giao mùa, giữa phiên gác đêm, giữa tiếng súng xa vang rền, người lính mơ về những ngày xuân êm đềm.
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
ngỡ rằng pháo tung bay / ngờ đâu hoa lá rơi
(“Phiên gác đêm xuân”, Nguyễn Văn Đông)
“Rồi đây, khi mùa dứt chiến chinh / gió dâng khúc đàn thanh bình”, (6) là khi người chiến binh “giã từ vũ khí”, tìm về bên người yêu dấu để tay trong tay đi xây lại chuyện tình và nối lại những giấc mơ chưa tròn.
Nếu một mai khi hòa bình
anh sẽ trở về như giấc mơ
cho từng ngón tay đan lại ái ân ngọt mềm…
Từng đêm không còn tiếng súng
Ngủ đi em / ngủ cho yên…
(“Lời cho người yêu nhỏ”, Trần Thiện Thanh)
“Anh sẽ trở về như giấc mơ”, câu hát thật là đẹp! Giấc mơ ấy cũng thật là đẹp. “Đêm không còn tiếng súng”, quê mình thôi hết chiến tranh, giấc mơ ấy không chỉ riêng của người lính mà của triệu triệu người Việt, của cả một dân tộc khao khát tự do, mơ ước thanh bình sau bao năm dài dằng dặc quê hương chìm ngập trong khói lửa chiến tranh.
Mai đây núi sông yên vui
anh xong nhiệm vụ người trai
sẽ sống với em cuộc đời
hạnh phúc trong gió tự do muôn nơi
Em yêu, đợi chờ em ơi!…
(“Lá thư người chiến sĩ”, Phạm Đình Chương)
“Em yêu, đợi chờ em ơi!…” Câu hát ấy, lời nhắn nhủ ấy nghe thiết tha đến chạnh lòng! Như người mẹ già ngày ngày tựa cửa ngóng tin con, “người chinh phụ” đời nay vẫn năm chờ tháng đợi mỏi mòn.
Người lính vẫn hẹn một ngày về, người vợ hiền ở miền quê xa xôi–như bao người vợ hiền thuở ấy–vẫn cứ đợi chờ, đợi chờ mãi trong giấc mơ ngày nào người lính trở về.
4. Màu cờ còn tươi, tình yêu còn thắm
Lòng yêu nước thương dân, tinh thần hy sinh gian khổ và chiến đấu anh dũng vì lý tưởng tự do và sự sống còn của đất nước trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất, là những nét chính khắc họa nên hình tượng người lính Việt Nam Cộng Hòa.
Chiến tranh đã đi qua nhưng những khúc hát về người lính quả cảm từng cầm súng chiến đấu dưới màu cờ tổ quốc để bảo vệ từng tấc đất quê hương, mỗi lần nghe lại vẫn nghe dậy lên niềm kiêu hãnh, nỗi tự hào về một thiên anh hùng ca của dân tộc.
Những lời ca tiếng nhạc ấy, “bản trường ca về người lính” ấy, hơn lúc nào hết, trỗi dậy trong tôi vào một ngày thật khó quên, ngày tôi được gặp lại lá cờ tôi yêu, gặp lại những người lính năm xưa “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
Những người lính năm xưa ấy, một số đã lìa đời, một số tóc đã điểm sương hay đã bạc trắng mái đầu, tôi vẫn gặp đâu đó, vẫn sống lặng lẽ đâu đó quanh đây trong buổi hoàng hôn của đời người.
Những người lính “một thời ngang dọc” ấy, những người lính “nợ nước vai mang” ấy, từng phụng sự cho những lý tưởng cao đẹp, từng trải những vinh quang và nhục nhằn của một thời kỳ bi tráng nhất trong lịch sử dân tộc.
Những người lính ấy hẳn phải có trái tim rất lớn.
Sau những vẻ mặt lặng yên, tưởng như bình thản ấy, là những tơi bời của lửa đạn đã im tiếng, là những giông bão của lịch sử đã lắng chìm. Những người lính cũ tôi gặp lại hôm nay, lòng vẫn hướng về quê hương tội tình, vẫn nhớ về những “mảnh đất chiến trường xưa” của một thời binh lửa, vẫn ngậm ngùi một nỗi tiếc thương những đồng đội đi mãi không về.
Hơn bao giờ hết, tôi nhận rõ một điều, những người cựu chiến binh ấy, những “người lính già” ấy “không bao giờ chết, họ chỉ nhạt mờ đi thôi”. Những người lính dũng cảm của một quân lực dũng cảm vẫn đang sống và còn sống mãi trong tâm tưởng người đời, như ngọn lửa vĩnh cửu vẫn tỏa sáng trên những đài tưởng niệm chiến sĩ anh hùng, như ngọn cờ màu vàng tươi vẫn bay ngờm ngợp trong nắng, trong gió giữa trời tự do.
Lá cờ phơi phới như mang theo niềm tin yêu mới.
Tôi hiểu được vì sao tôi vẫn gặp những người cựu chiến binh ấy trong những lễ chào quốc kỳ. Tình yêu của họ dành cho lá cờ ấy vẫn còn nguyên vẹn, vẫn không hề nhạt phai.
Ngước mắt trông theo lá cờ ấy, tôi vẫn còn trông thấy “muôn bóng quân Nam chập chùng”, vẫn còn trông thấy “thấp thoáng trong mây” những anh hùng tử sĩ, những chiến sĩ vô danh.
Ngước mắt trông theo lá cờ ấy, tôi vẫn còn trông thấy tình yêu của biết bao người, những người tôi thương tôi yêu và tôi ngưỡng phục. Những người đã dám sống và dám chết cho màu cờ ấy. Những người đã nằm xuống để giữ cho tình yêu ấy còn nguyên vẹn màu cờ.
Tình yêu ấy không mất đi, như lá cờ ấy không mất đi. Tình yêu ấy còn sống mãi, như lá cờ ấy còn sống mãi, còn bay bay mãi trong nắng sớm, trong gió chiều.
Ôi những đoàn quân ra đi, ôi bao chiến sĩ hiên ngang đã “hiến thân dưới cờ” để giữ cho màu cờ ấy còn tươi mãi, cho tình yêu ấy còn thắm mãi.
Những trang sử Việt đời đời còn ghi mãi những chiến tích vẻ vang, những chiến công lừng lẫy một thời của biết bao người lính đã chiến đấu can trường, đã hiến dâng đời mình và cả máu xương mình cho tình yêu đất nước.
Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống
Bao mối thương vang động trong lòng!… (7)
Lê Hữu
www.vietthuc.org
(1) Lục quân Việt Nam, nhạc Văn Giảng & Hương Việt
(2) Nếu một mai anh biệt kinh kỳ, nhạc Minh Kỳ & Hoài Linh
(3) Chinh phụ ngâm khúc, Ðặng Trần Côn/Ðoàn Thị Ðiểm
(4) Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi
TVQ Chuyển
Hình Tượng Người Lính Qua Dòng Nhạc Việt
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh (“Tây tiến”, thơ Quang Dũng)
Xa nhìn thấp thoáng trong mây
muôn bóng quân Nam chập chùng… (1)
Câu hát ấy, từ bao năm nay vẫn cứ theo tôi, theo tôi mãi.
Câu chuyện bắt đầu từ những ngày xa xưa, thuở tôi còn là cậu học trò nhỏ vừa bước vào năm học đầu tiên của một trường trung học ở thành phố cao nguyên có cái biệt danh nghe buồn buồn là “Buồn-muôn-thuở”. Cậu học trò ấy, vào mỗi sáng thứ Hai, cùng chúng bạn đứng xếp hàng ngay ngắn trước sân cờ, nao nức chờ đợi phút giây được tham dự vào nghi thức thượng kỳ đầu tuần trong bầu không khí thật trang nghiêm giữa sân trường thuở ấy.
“Đứng thẳng người,” thầy tôi dặn, “ngực ưỡn ra, miệng hát lớn, mắt hướng về lá quốc kỳ cho tới khi bài quốc ca chấm dứt.” Tôi đã làm theo đúng lời thầy, mắt dõi theo lá cờ từ từ, từ từ được kéo lên, nhẹ bay trong gió. Lá cờ màu vàng tươi phất phới bay trong nắng sớm giữa bầu trời lồng lộng, có từng cụm mây trắng lững lờ… Bỗng nhiên, trong một thoáng, câu hát ấy–không phải câu hát trong bài quốc ca–nghe vẳng lên trong đầu tôi, “Xa nhìn thấp thoáng trong mây / muôn bóng quân Nam chập chùng…” Cùng lúc, tôi như nhìn thấy, thoáng ẩn thoáng hiện trong những cụm mây nơi phía chân trời mờ xa, “chập chùng” những đoàn quân đang tiến bước.
Tôi không thể biết chắc những gì tôi nghe thấy và trông thấy ấy, là tiếng nhạc ở trong đầu, là “bóng mây ảo giác”, hay là những bài hùng ca, những bài học lịch sử mà chúng tôi học được từ những người thầy đã in hằn trong tâm trí, khiến mỗi lần dõi mắt trông theo lá cờ vàng phất phới trong nắng trong gió là mỗi lần câu hát ấy lại vẳng lên và đoàn quân ấy lại “thấp thoáng trong mây”.
Chúng tôi trông đợi những sáng thứ Hai, trông đợi những phút được đắm mình vào không khí đầy vẻ cuốn hút của buổi lễ thượng kỳ. Không khí ấy, với tôi, như mang một vẻ gì thiêng liêng, như nhuốm một vẻ gì bi tráng của những trang sử Việt hào hùng, của những chiến công thần kỳ và của những nợ máu xương chồng chất. Trong những phút ấy, lòng tôi bỗng dâng lên những cảm xúc thật kỳ lạ, vừa là niềm ngưỡng phục, vừa là nỗi tự hào, vừa ngùn ngụt hào khí trong máu trong tim cậu học trò ở tuổi vừa lớn, hòa cùng tiếng nhạc trầm hùng như giục giã những bước chân đi tới.
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!…
Những năm học nối tiếp theo nhau, và ngày tháng trôi đi bình lặng.
Thế rồi, những năm tháng êm đềm vụt biến mất, cơn bão của lịch sử đã cuốn phăng đi tất cả, cuốn phăng đi biết bao nhiêu là số phận. Không còn nữa lá cờ vàng phất phới giữa bầu trời lồng lộng, không còn nữa những đoàn quân “thấp thoáng trong mây”, không còn nữa ngôi trường chúng tôi yêu quý. Chúng tôi tan tác như bầy chim hoảng loạn.
Thế nhưng câu hát ấy, bài hát ấy và những bài hát về người lính, về những “đoàn quân ra đi”, từ bao năm nay vẫn cứ theo tôi, mãi mãi không rời.
I. Hành trình của người lính
Đây đoàn quân ra đi nhịp nhàng
mang theo thiên hùng ca / thắm tươi trời Nam bốn phương
Ta anh hùng muôn quân phá tan cường binh
chí tang bồng đem theo khắp nơi tung hoành
Những câu hát “hào khí ngút trời” ấy ở trong bài “Lục quân Việt Nam” (1950) của Văn Giảng & Hương Việt. Những “đoàn quân ra đi”, những “thiên hùng ca”, những “anh hùng” xông pha trận mạc “phá tan cường binh” và “khắp nơi tung hoành”… đã làm dậy lên bầu máu nóng hừng hực và lòng yêu nước nồng nàn của bao thanh niên thuở ấy, những muốn đem tài trai phụng sự tổ quốc và vẫy vùng ngang dọc để thỏa “chí tang bồng”.
1. “Từng đoàn người trai đi viết sử xanh”(2)
Mai ra đi không chút vấn vương
chiến trường kia tranh đấu
Là tài trai chí bốn phương / một lòng quyết lên đường!…
Tiến bước lên! Chiến đấu cho đất Việt bừng sáng muôn đời!
(“Quanh lửa hồng”, Nguyễn Thiện Tơ & Văn Khôi)
“Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt / xếp bút nghiên theo việc đao cung”.(3) Người trai ra đi với lời thề sắt son ghi trên báng súng. Màu áo chiến binh thay cho màu áo học trò.
Xếp áo thư sinh vui bước đăng trình
mười sáu tròn trăng
Ghi trên báng súng lời thề chinh nhân
tám hướng thành gần…
(“Mười sáu trăng tròn”, Trần Thiện Thanh)
Phút tiễn đưa chỉ có ánh mắt vời vợi trông theo của mẹ già như trao gửi nỗi niềm tin yêu.
Nhớ lúc lên đường đưa tiễn chân tôi
thương lên khoé mắt mẹ nhắn đôi lời,
“Diệt thù lập công cho xứng tài trai
sắt son ghi lòng chớ phai”
(“Biệt kinh kỳ”, Minh Kỳ & Hoài Linh)
“Hành trang giã từ” chàng trai mang theo luôn có lời dặn dò, nhắn nhủ thiết tha của người mẹ hiền yêu dấu.
Ra đi một sáng tinh sương
Mẹ ơi, con vẫn nhớ lời me khuyên,
“Con ơi, tình nước sâu hơn
Hẹn ngày chiến thắng con về vinh quang!”
(“Ai về quê tôi”, Tiến Đạt)
Những bà mẹ Việt Nam đều giống nhau. Lòng thương con vô bờ nhưng “tình nước sâu hơn”, mẹ giấu đi nỗi bịn rịn và giọt lệ tiễn đưa để đứa con yêu thong dong lên đường.
“Chàng trai đất Việt” trong câu hát của Thanh Châu được “minh họa” rõ nét là chàng “thanh niên Quốc Gia”, ra đi vì lý tưởng Quốc Gia.
Hôm ấy tay cầm tay trong thiết tha
anh là thanh niên Quốc Gia / lên đường vui xa quê nhà
(“Dặn dò”, Thanh Châu)
Những chàng trai trẻ đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân, cả những tháng năm tươi đẹp nhất của đời mình cho tình yêu đất nước. Những chàng trai “trong tim thì sôi máu / khóe mắt có trăng sao” (“Kỷ niệm”, Phạm Duy), đi dưới một “rừng cờ phấp phới”, một bầu “trời Việt mênh mang”.
Một đoàn người trai hiên ngang
đeo trên vai nợ máu xương
vui ra đi không buồn nhớ thương…
Một rừng cờ phấp phới / một mầu vàng chiêu dương
và một nền vinh quang bằng máu
Một trời Việt yêu dấu / một trời Việt mênh mang
giục đoàn người lên đường hiên ngang
(“Khởi hành”, Phạm Duy)
Những đoàn người nối tiếp những đoàn người, mang tổ quốc trên vai, mang tình yêu nước trong tim, hàng hàng lớp lớp theo nhau lên đường theo tiếng gọi của non sông.
Người đi giúp núi sông
hàng hàng lớp lớp chưa về / hàng hàng nối tiếp câu thề
giành lấy quê hương
(“Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp”, Nguyễn Văn Đông)
Tiếng gọi giục giã, nao nức…
Em không nghe ngoài kia
trời đông đã lên rồi / bao lớp người đi…
(“Hành trang giã từ”, Trường Sa)
“Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, ngưỡng cửa đầu tiên các chàng trai phải vượt qua là những rèn luyện và thử thách của “đoạn đường chiến binh” nơi các quân trường để trở thành người lính thực thụ.
Đây tiếng ca vang nơi quân trường đầy hào hùng
Vai sát vai / ta thi tài trong tình quân ngũ…
Anh em ơi! Anh em ơi!
Đem sức trai nêu chí hùng / lưu tiếng ngàn thu…
Cố lên! Cố lên! Dù nhọc nhằn
đem mồ hôi pha máu hồng / viết thành sử xanh
(“Thao trường vang tiếng gọi”, Trầm Tử Thiêng)
Như những mũi tên bắn đi bốn phương tám hướng trong ngày lễ ra trường, những chàng trai đất Việt “lên đường nhập ngũ tòng quân” vừa là “đứng lên đáp lời sông núi”, vừa để thỏa chí tang bồng hồ thỉ, vẫy vùng ngang dọc.
Vì thương nước thương dân, thương quê hương mịt mờ khói lửa, thương những kiếp người lầm than, những người trai hôm nay vào chiến dịch, nguyện thề “dâng cả đời trai với sa trường”. Những nắm tay xiết chặt, những bước chân đi tới, những ánh mắt rạng ngời.
Thương dân nghèo ruộng hoang cỏ cháy
thấy nỗi xót xa của kiếp đọa đày / Anh đi!…
Hành trang của người lính trong nhạc Phạm Đình Chương là lòng yêu nước thương dân, là “lòng súng nhân đạo cứu người lầm than”. Hành trang ấy là chính nghĩa, là lý tưởng của người lính miền Nam, là đối nghịch với sắt máu, với bạo tàn.
Dẫu biết rằng “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, người lính chiến trên những tuyến đầu lửa đạn vẫn không hề nao núng lòng.
Không quên lời xưa đã ước thề
dâng cả đời trai với sa trường
Nam nhi cổ lai chinh chiến hề
nào ai ngại gì vì gió sương
(“Anh đi chiến dịch”, Phạm Đình Chương)
Nhạc điệu nao nức, rộn ràng và hùng tráng như một khúc quân hành.
2. “Anh đi mai về chiến thắng”
Người lính vẫn miệt mài đi, với lý tưởng phụng sự đất nước, với tinh thần quyết chiến quyết thắng cho một ngày hòa bình về trên quê hương.
Anh đi xây chiến thắng / dưới màu cờ quật cường
cho loài người hòa bình
(“Dặn dò”, Thanh Châu)
Anh đi mai về chiến thắng
khi súng quân thù thôi vang trên non sông
Tươi thắm màu cờ vui reo trên kinh thành
(“Anh đi mai về”, Hoàng Nguyên)
Những đoàn quân trùng trùng tiến bước, “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
Quân ra đi không luyến tiếc đời
Vui xa xôi xin nhớ phút về
đem vinh quang tô thắm nước nhà
Giờ đây đoàn quân cứ tiến!
(“Khởi hành”, Phạm Duy)
Câu nhạc kết thúc với hai nốt nhạc cuối rướn cao đột ngột, mạnh mẽ, như bước chân dồn dập xốc tới… Những trái tim bừng bừng cảm xúc, những dòng máu sục sôi khí thế đã khơi nguồn nhạc hứng cho người nhạc sĩ để viết nên những bài hùng ca đẹp nhất và “hùng” nhất làm nức lòng chiến sĩ.
Ngày bao hùng binh tiến lên
bờ cõi vang lừng câu “Quyết chiến!”
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành
Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành
Đi là đi chiến đấu! Đi là đi chiến thắng!
Đi là mang linh hồn non sông
(“Xuất quân”, Phạm Duy)
“Xuất quân” của Phạm Duy là tiếng trống thúc quân dập dồn hòa cùng nhịp bước quân hành.
“Thúc quân” của Văn Giảng & Hương Việt là điệu kèn xung trận, là lời thúc giục bao trai tráng lên đường “diệt tan giống tham tàn”.
Nhìn trong hơi gió thoảng / bóng quân Nam lướt đi
Thề cùng diệt tan giống tham tàn thúc quân vùng lên!
Nơi đây đất nước đang hiến bao đấng anh linh
Xương trắng xây thành / cố tâm đền núi sông ơn nhà
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa / gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”, (3) người lính chiến vào sinh ra tử, luôn cận kề những bất trắc hiểm nguy, tuy không da ngựa bọc thây nhưng cũng lắm khi “đi không ai tìm xác rơi” như những người hùng không tên tuổi.
Dù thân này tan tành gói da ngựa cũng cam
Thề trọn niềm trung thành với sơn hà nước Nam!
(“Việt Nam minh châu trời đông”, Hùng Lân)
Người lính can trường xông pha trận mạc với tinh thần quyết chiến quyết thắng, với khí thế “đánh một trận, sạch không kình ngạc / đánh hai trận, tan tác chim muông” (4) làm khiếp đảm giặc thù.
Tiếng súng ta như mưa / khiến thù gục đầu
dường như vẫn còn nghe
(“Bài ca chiến thắng”, Minh Duy)
Như người lính chiến “ôm súng mơ ngày về quang vinh” trong nhạc Phạm Đình Chương, ngày vui chiến thắng, ngày thanh bình về trên quê hương là nỗi khát khao của cả một dân tộc trong một đất nước chiến tranh ròng rã bao năm.
Ngày mai ngày vui chiến thắng
đón anh về nắng vàng gieo nơi nơi
Ðàn bé đùa nô trước thềm
Mẹ già vui / thôi hết khóc chia phôi
(“Gửi người giới tuyến”, Nhật Lệ)
Những đoàn quân ra đi năm nào với niềm tin tất thắng, nay trở về ca khúc khải hoàn trong vinh quang chiến thắng.
Thủ đô ơi, thủ đô! Đoàn quân ta đã về đây!
Sau bao nhiêu ngày luôn ước mơ
ngày chiến thắng quay về chốn xưa
“Bài ca chiến thắng” của Minh Duy là một trong những bài hùng ca đẹp nhất làm dậy lên niềm tự hào về một quân lực “đi là đi chiến đấu! đi là đi chiến thắng!”
Thủ đô ơi, thủ đô! Đoàn quân ta đã về đây!
Tiếng reo vang, vang dậy một trời
lớp, lớp tinh kỳ bay trong gió!
Vòng hoa chiến thắng mà người dân hậu phương choàng vào cổ những người lính vừa trở về từ chiến trường lửa đạn là vòng hoa của tình quân dân thắm thiết, của lòng cảm phục, biết ơn và tin cậy.
Kìa đoàn quân chiến thắng trở về với xóm làng
thành công còn ghi dấu đầu súng
Những tấm gương kiêu hùng / phất phới vui trong lòng
Bầu trời thủ đô đón mừng!
(“Bài ca chiến thắng”, Minh Duy)
Còn nỗi mừng vui nào lớn hơn, còn nỗi xúc động nào lớn hơn được trông thấy lại lá cờ thân yêu bay lồng lộng giữa bầu trời tổ quốc, trên thành phố quê ta “vừa chiếm lại đêm qua bằng máu”. Lá cờ thấm máu đào còn tươi rói của những người lính kiêu hùng vừa ngã xuống đêm qua.
Cờ bay! Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu
vừa chiếm lại đêm qua bằng máu…
Cờ bay! Cờ bay tung trời ta về với quê hương
từng ngóng đợi quân ta tiến về
(“Cờ ta bay trên Quảng Trị thân yêu”, Lê Kim Hoa)
Những người lính quả cảm dựng lại ngọn cờ vàng trên những thành quách tan hoang sau trận chiến khốc liệt giành lại từng tấc đất quê hương là một trong những cảnh tượng bi hùng nhất của những trang sử Việt.
“Lòng ta như thành này
Vinh quang trong tan nát!”
Câu thơ của Cao Tiêu là cảm xúc thực lòng của người lính trong những phút lặng nhìn ngọn cờ chiến thắng tung bay giữa hoang tàn đổ nát, khi chiến trận vừa kết thúc.
Vui bên nhau mắt lệ nghẹn ngào / quỳ hôn đất thân yêu
Quảng Trị ơi, chào quê hương giải phóng!
(“Cờ ta bay trên Quảng Trị thân yêu”, Lê Kim Hoa)
Những hy sinh gian khổ, những máu xương người lính đổ ra nơi tiền tuyến để giữ yên bờ cõi và mang về cuộc sống yên lành, ấm êm cho hậu phuơng vẫn luôn được người đời khắc ghi.
Anh về thủ đô biết bao là vui
đã để lại đây mến thương đầy vơi
Người dân nước Việt ghi ơn các anh
đã hy sinh vì giống nòi
(“Anh về thủ đô”, Y Vân)
Chiến thắng nào, vinh quang nào cũng phải trả giá. Cái giá đắt nhất người lính chiến phải trả là máu xương, là xác thân mình. Có xác phơi thây chiến địa, dưới chiến hào hay trên bờ tường. Có xác nằm lại trên đồi cao hay dưới vực sâu, bên khe suối hay cạnh bìa rừng. Có xác của người chiến sĩ vô danh, máu thấm vào lòng đất mẹ, thịt xương rã mục lẫn vào cỏ cây hoa lá. Làm sao kể hết được những hy sinh đền nợ nước của những anh hùng liệt sĩ sống anh dũng, chết hiên ngang, “nhẹ xem tính mệnh như mầu cỏ cây”. (3)
Ngày nào phơi xác nhớ không!
Thây rơi mênh mông trên khắp phố phường
Thân ôm tường / đầu gục đâu!
Ai trên đường / người nhuộm máu
Thây rơi trong đêm khuya lấp chiến hào
(“Khởi hành”, Phạm Duy)
Biết bao người lính đi không hẹn ngày về, đi không về lại nữa. Biết bao người lính đã để lại một phần thân thể mình trên khắp các mặt trận để đổi lấy những chiến công rạng ngời.
Chàng về / chàng về nay đã cụt tay
Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù
(“Nhớ người thương binh”, Phạm Duy)
Người lính miền Nam đã chiến đấu can trường và hy sinh anh dũng để gìn giữ từng tấc đất cha ông để lại và bảo vệ vùng trời, vùng biển quê hương, cho dù máu xương có hòa lẫn vào lòng đất mẹ, cho dù xác thân có vùi sâu dưới lòng biển cả hay tan biến vào không gian.
Chiều nao / thương ôi rụng cánh đại bàng!…
Chiều nao huy hoàng / bụi vàng bay khắp không gian
(“Huyền sử ca một người mang tên Quốc”, Phạm Duy)
Biết bao nhiêu khúc hát về người lính, biết bao nhiêu khúc nhạc hào hùng (chưa kể những khúc quân hành, những bài hùng ca, chiến đấu ca của các quân binh chủng) ngợi ca tinh thần chiến đấu và hy sinh cao cả của người lính chiến một lòng vì nước vì dân trong kho tàng âm nhạc Việt.
II. Bản trường ca về người lính
“Nhạc lính”, như cách gọi ở miền Nam Việt Nam từ những năm đầu thập niên 1960’s, được hiểu là những bài nhạc nói về người lính và đời lính, hoặc về những nỗi niềm, những tâm tình của người lính. Nhạc lính đã đi vào đời sống của người dân trong một đất nước chiến tranh triền miên, trong đó người lính trở thành hình ảnh thật quen thuộc trong mắt, và trong lòng mọi người.
1. Phác họa về người lính
Anh là người lính chiến
áo bạc mầu đấu tranh
(“Tình quê hương”, Ðan Thọ & Phan Lạc Tuyên)
Câu hát ấy là một trong những nét ký họa hình ảnh người lính trong số bao nhiêu người lính thời chiến tranh ta vẫn gặp đâu đó trên khắp các nẻo đường đất nước.
Tôi lại gặp anh / người trai nơi chiến tuyến
súng trên vai bước về qua đường phố
(“Trăng tàn trên hè phố”, Phạm Thế Mỹ)
“Người trai nơi chiến tuyến” ấy, một chiều nào trên bước đường hành quân, ghé qua một thôn làng miền Trung. Làng quê nghèo xơ xác, nhưng ấm áp tình người. Một vạt nắng vàng, một bóng trăng lung linh, chút tình cảm vấn vương, xao xuyến.
Anh về qua xóm nhỏ / Em chờ dưới bóng dừa
Nắng chiều lên mái tóc / Tình quê hương đơn sơ
“Tình quê hương đơn sơ” như hạnh phúc thật đơn sơ, thật êm đềm làm ấm lòng người lính chiến.
Anh sẽ là anh đàn em nhỏ
là con của mẹ giữ quê hương
(“Tình quê hương”, Ðan Thọ & Phan Lạc Tuyên)
“Là con của mẹ giữ quê hương”, có hình tượng nào gần gũi hơn, thân thiết hơn! Từ những mẹ già đến những em thơ, từ thành thị đến thôn quê, chàng lính chiến luôn luôn là hình ảnh thân quen, luôn luôn được nhắc đến với những tình cảm trìu mến, thương yêu và tin cậy. Người lính có thể là người chồng, người cha, người con, người anh, người em, người bạn, người tình…, những người đang nắm chắc tay súng giữ yên bờ cõi, đem yên vui về cho làng xóm ruộng vườn, cho người người được hít thở không khí tự do, cho nhà nhà được đêm đêm tròn giấc ngủ.
Bờ tre quê hương tay súng anh gìn giữ
(“Trăng tàn trên hè phố”, Phạm Thế Mỹ)
Những đêm “trăng treo đầu súng”, những đêm trăng di hành thay cho những đêm trăng hò hẹn của những chuyện “tình thư sinh”.
Những đêm mười sáu trăng tròn
vượt con đường mòn đi giữ làng thôn
(“Mười sáu trăng tròn”, Trần Thiện Thanh)
Tình quân dân thắm thiết qua những ánh mắt trao gửi, dõi theo bước chân đoàn quân ra đi.
Bao em tôi đôi mắt sáng ngời
trông say sưa quân dồn bước tiến
Tóc bạc trắng đây là những me tôi
lòng già buồn vui nhìn toán quân xa vời
(“Đoàn quân đi”, Việt Lang)
Cảm xúc “lòng già buồn vui” là cảm xúc nao nao của lòng thương mến và nỗi tự hào về đàn con yêu hiến dâng đời mình cho tình yêu tổ quốc.
Trong trái tim mơ mộng của những cô gái đương xuân thuở ấy là hình ảnh chàng lính chiến phong sương với “nhịp bước oai hùng chàng tiến trong tim em”…
Chiến sĩ của lòng em đắm đuối ước mơ
ngoài chiến trường xa dãi nắng dầm mưa
Nhịp bước oai hùng chàng tiến trong tim em
trong khi vang ca say theo chiến thắng
(“Chiến sĩ của lòng em”, Trịnh Văn Ngân)
Bài hát một thời rất được yêu chuộng qua những giọng Tâm Vấn, Thái Thanh, Thúy Nga… (nhớ lối nhấn giọng ở hai nốt nhạc “đắm đuối” của Thúy Nga trong câu hát “em đắm đuối ước mơ”, nghe rất là… đắm đuối).
Những câu hát về nỗi lòng các cô gái là “người yêu của lính” thuở ấy vẫn có những nhịp bước “oai hùng” như thế…
Chiều nay quân xuôi qua thôn vắng
có cô em ngây thơ dừng gót hồng
nhìn theo anh binh tươi trong nắng / bước đi oai hùng
(“Mơ người lính chiến”, Mai Sơn)
Anh / nơi biên thùy xa / vắng muôn màu hoa
Không hề nao núng lòng / oai hùng nơi chiến trường
(“Tôi nhớ tên anh”, Hoàng Thi Thơ)
Vẫn có khí phách “hiên ngang” như thế…
Lòng em say vì nhớ đến chàng
đang hiên ngang tung hoành trong khói súng
(“Chàng đi theo nước”, Hiếu Nghĩa)
Khi nước nhà phút ngả nghiêng
em mơ người trai anh dũng
mang thân thế hiến giang san
chí quật cường hiên ngang
(“Chiến sĩ của lòng em”, Trịnh Văn Ngân)
Tôi đi tìm anh / người lính quá hiên ngang
cầm súng giữ giang san xây Cộng Hoà
(“Tìm anh”, Hoàng Thi Thơ)
Người lính “quá hiên ngang” trong những câu hát ấy được “minh họa” rõ nét là người lính Cộng Hòa trên khắp nẻo đường đất nước. Tôi đã “đi tìm” và… “tôi đã gặp”:
Tôi đã gặp anh / người anh quá hiên ngang
đi xây cuộc đời / vì lứa tuổi đôi mươi.
Biên cương xa xôi / anh vì yêu sông núi
đem vinh quang gieo ngàn nơi
(“Tôi đã gặp”, Lê Dinh & Minh Kỳ)
Không chỉ “oai hùng”, “hiên ngang”, người “chiến sĩ của lòng em” ngày ấy còn đượm những nét “phong trần”, “phong sương” của mưa rừng gió núi, của nắng sớm sương chiều và những gian truân đời lính.
Ngắm em thơ ngập ngừng
nhìn người lính chiến phong trần
niềm thương dâng lên mầu mắt
(“Chim trời chưa mỏi cánh”, Đào Duy)
Chợt thấy lòng lưu luyến / và tâm hồn xao xuyến
Trông anh trai phong sương / em thấy mà thương
(“Đò chiều”, Trúc Phương)
Những đoàn quân ra đi trong tiếng nhạc hùng tráng, rộn rã, thúc giục, và những “khăn hồng” tiễn đưa.
Ra biên cương! Ra biên cương!
Thiết tha lòng gái / hôm nay nâng khăn hồng
đưa chân anh hùng ngàn phương
(“Ðường ra biên ải”, Phạm Duy)
“Ðường ra biên ải” có thể xem là bài hát đầu tiên về những “em gái hậu phương” tiễn đưa những anh trai tiền tuyến nô nức lên đường.
Ðoàn quân đi giữa sóng mến thương
Xuân về mùa thắm
Tôi thấy những nàng khăn hồng lệ thắm
(“Đoàn quân đi”, Việt Lang)
Người ở lại vui trong nỗi đợi chờ, cầu mong người lính chiến lập nhiều “chiến công oai hùng”, với giấc mơ mùa xuân nào thanh bình chàng trở về chốn cũ, nơi “lệ thắm khăn hồng tiễn đưa”.
Rồi xuân đến dưới gốc mai xưa
nơi lệ thắm khăn hồng tiễn đưa
Em chào đón chàng về vinh quang
bên chàng say đắm một trời xuân thanh bình…
Em chúc cho chàng lập chiến công oai hùng
Vang vang lời chiến thắng
muôn thu danh chàng lừng lẫy núi sông
(“Chàng đi theo nước”, Hiếu Nghĩa)
Người ra đi không hẹn ngày về, không vướng bận tình thê nhi. Người ở lại vẫn một niềm son sắt thủy chung.
Anh ơi, anh cứ đi / mai về, em vẫn đợi
Anh cứ đi / anh cứ đi giết thù
không vấn vương / không luyến thương
(“Lời người ở lại”, Hoàng Nguyên)
“Anh đi em ở lại nhà / Vườn dâu em hái, mẹ già em thương”. Nỗi lòng người chinh phụ thuở xưa và những “cánh hoa thời loạn” đời nay không khác nhau bao nhiêu.
Thương người gió lạnh đường xa
khuê phòng em đan áo
Thương đời bé bỏng miền quê / anh giữ yên biên thùy
(“Tình chàng ý thiếp”, Y Vân)
Phía sau những chiến tích vẻ vang của người lính luôn có bàn tay góp sức của những người thân yêu, những người hy sinh hạnh phúc riêng tư, gánh chịu mọi thiệt thòi, chấp nhận mọi mất mát, rủi ro và chia sớt những nhọc nhằn của người lính trong cuộc chiến đấu cam go chống kẻ thù xâm lược.
2. Nỗi niềm người lính
Tôi là lính / âm thầm tôi nghĩ thế thôi…
(“Lính nghĩ gì?”, Hoài Linh)
Câu hát ấy cho thấy người lính vẫn có những nỗi niềm, những tâm sự đầy vơi trong những lúc “bạn cùng cây súng”.
Những nỗi niềm ấy đọc thấy qua những dòng thư viết từ chiến trường gửi về người mẹ hiền yêu dấu nơi chốn xa quê nhà, hẹn ngày về bên mẹ khi non nước yên vui, khi quê hương không còn bóng giặc thù.
Mẹ ơi! thôi đừng khóc nữa
cho lòng già nặng sầu thương
Con đi say tình viễn xứ / đâu có quên niềm cố hương
Thương ngóng về quê cũ / gót thù xéo thảm thê
Bầy trai thầm rơi lệ / súng gươm hẹn mai về
(“Lá thư gửi mẹ”, Nguyễn Hiền & Thái Thủy)
Hay trong những câu hát bày tỏ nỗi thương quê nhớ mẹ của người lính xa nhà.
Đây những chiều hành quân / Xóm nghèo dừng chân
nhớ thương mẹ già nơi quê nhà xa xôi lắm
(“Chiều biên khu”, Tuấn Khanh & Châu Ngân)
Nhớ thương là vậy, thế nhưng… “mẹ thà coi như chiếc lá bay” (7) khi quê hương còn tiếng súng, khi những đồng đội còn đón xuân ngoài chiến trường. “Mẹ thương con xin đợi ngày mai…”, câu hát réo rắt cất lên mỗi lần Tết đến xuân về, qua giọng chứa chan tình cảm của Duy Khánh làm chảy nước mắt những bà mẹ già ngày ngày tựa cửa ngóng tin con.
Con biết không về mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
Bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẽ riêng mình êm ấm
Mẹ thương con xin đợi ngày mai
(“Xuân này con không về”, Trịnh Lâm Ngân)
Những nỗi niềm ấy cũng gửi gấm trong lá thư kể chuyện đời lính gửi về “người em nho nhỏ quê nhà”…
Đã cách xa bao năm / sống cuộc đời quân nhân
súng bên mình nay mai rày đây đó
Chiến đấu ngăn quân thù
vì anh xót thương khi quê hương lầm than
(“Lá thư người chiến sĩ”, Phạm Đình Chương)
“Cuộc đời quân nhân” là cuộc chiến đấu gian nan, là những cuộc hành quân lội suối băng rừng, là những đoạn đường chiến binh người lính đã vượt qua và những trăn trở về một quê hương rách nát vì chiến tranh.
Tôi thường đi đó đây / bùn đen in dấu giày…
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính / lính thương quê / vì đời mà đi
(“Trên bốn vùng chiến thuật”, Trúc Phương)
Những nỗi niềm ấy cũng là chuyện “buồn vui đời lính” của những lần về phép, những chuyến về thăm nhà.
Ngồi bên lửa bếp gia đình êm ấm
lặng nghe anh kể cuộc đời buồn vui
(“Chiều biên khu”, Tuấn Khanh & Châu Ngân)
Chuyện đời lính kể mãi kể hoài không hết, từ những mẩu chuyện chiến trường đến nỗi nhớ thương quê nhà canh cánh bên lòng.
Ngày trở về trong bếp vui / anh nói chuyện nghe
chuyện đời chiến sĩ / sống say mê
đường xa lắm khi nương hồn về quê
(“Ngày trở về”, Phạm Duy)
Những nỗi niềm ấy cũng là lời giải bày với người vợ hiền đầu gối tay ấp hay với người tình gắn bó thương yêu về những hoài bão và lý tưởng của người trai thời chiến.
Nếu biết người đi vì sông núi
Cách chia này cho hạnh phúc mai sau
chắc em không buồn vì người đi cho lý tưởng
(“Kể chuyện trong đêm”, Hoàng Trang)
Chiến tranh là cách ngăn, chia lìa. Chút niềm riêng đành gác lại, vì tình nước sâu hơn tình lứa đôi.
Đời dâng cho núi sông
Lòng này thách với tang bồng
đừng làm má thắm phai hồng / buồn lắm em ơi!
(“Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp”, Nguyễn Văn Đông)
Khi quê hương còn mịt mù khói súng, còn tơi bời lửa đạn thì mơ chi chuyện lứa đôi.
Nếu hiểu rằng / anh đi vì lũ giặc tham tàn
thì em ơi, em chớ sầu thương chi
Em thấy chăng khói súng của giặc thù
còn mịt mùng và còn che khuất mờ
(“Anh đi mai về”, Hoàng Nguyên)
Lời hát, nhạc điệu nghe réo rắt, gợi nhớ tiếng hát đôi song ca Ngọc Cẩm–Nguyễn Hữu Thiết quấn quyện vào nhau thật ngọt ngào, thật thiết tha của một mùa nào xa lắc.
Những lời vỗ về, nhắn nhủ ân cần, và hẹn một ngày về không xa.
Em ơi, anh đi vì nước non mình đợi chờ
Muôn quân đang reo / lửa khói tung ngập mầu cờ
Thân trai ra đi nợ nước đôi vai gánh nặng
Buồn chi cách xa / vì ngày vui sẽ không xa
(“Buồn chi em ơi”, Lam Phương)
Những thoáng hạnh phúc hiếm hoi bên người mình thương yêu.
Đừng buồn khi xa nhau em nhé!
Thăm em đôi ngày rồi anh đi
(“Hoa soan bên thềm cũ”, Tuấn Khanh)
Những phút “tâm tình bên nhau” thật ngắn ngủi, và chia tay vội vã.
Nụ cười đầu môi anh khẽ nói
“Về thăm em chiều nay thôi
sông hồ mai sớm lại đi”…
(“Chiều mưa anh về”, Trần Thiện Thanh)
Con đường đấu tranh gian khổ còn dài, người lính chiến, những chàng trai ôm mộng hải hồ, bạn cùng sương gió, dừng chân phút giây thôi rồi lại lên đường, lại miệt mài đi trên những dặm sơn khê, trên khắp các nẻo đường đất nước để mang về mùa xuân mới cho quê hương.
3. Giấc mơ người lính
“Ai nói với em lính không sầu nhớ / không có trái tim đắm say mộng mơ…” (“Ai nói với em”, Minh Kỳ & Huy Cường), câu hát quen thuộc vẫn nghe trên các làn sóng phát thanh ở miền Nam một thời nào, cho thấy hình ảnh “cổ điển” của những người lính “lạnh lùng vung gươm ra sa trường” (“Chiến sĩ Việt Nam”, Văn Cao) đã… lỗi thời. Thay cho mẫu người lính lạnh lùng, sắt đá ấy là hình ảnh gần gũi, thân quen, đẹp và đôi lúc pha những nét “lãng mạn đời lính”.
Anh như ngàn gió / ham ngược xuôi theo đường mây
Tóc tơi bời lộng gió bốn phương
(“Mấy dặm sơn khê”, Nguyễn Văn Đông)
Trên “mấy dặm sơn khê”, trên bốn vùng chiến thuật, nơi đâu cũng in hằn dấu chân người lính. Cuộc đời lính chiến và những năm dài chinh chiến điêu linh đã khiến cho những lứa đôi yêu nhau phải… người ở một phương nhớ một phương.
Em biết chăng đời lính / nắng sớm với sương chiều
Gió rừng rồi mưa núi / đã làm anh vui nhiều
(“Niềm tin”, Anh Linh & Nhất Tuấn)
“Chí lớn chưa về bàn tay không” (5)thì sá gì chút tình riêng. Người trai ra đi mang trong tim hoài bão thiết tha phụng sự đất nước, nối chí người xưa để mang về một vận hội mới cho quê hương.
Còn đây đêm cuối cùng
nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha
ngại khơi nước mắt nhạt nhòa môi em
(“Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp”, Nguyễn Văn Đông)
Những “em gái hậu phương”, như những đóa hồng bên những hầm hố và hàng rào kẽm gai, vẫn mong được bàn tay người trai hùng “đem tưới vun trong vườn”.
Xin anh che chở / tấm đời nhỏ bé hậu phương
như câu chuyện tình “Người hùng và giai nhân”
Những cánh hoa hồng / bên hàng rào kẽm hầm chông
vẫn mong bàn tay người đem tưới vun trong vườn
(“Cánh hoa thời loạn”, Y Vân)
Chàng lính chiến vui say đời quân ngũ ngoài chiến trường xa vẫn có những phút thả hồn theo mây gió, trăng sao tìm về bên người mình yêu.
Bao tháng ngày phong sương đường xa
vui chiến trường quên áo hào hoa
Tôi sẽ về tìm em / khi trời lấp lánh sao đêm
và gió trăng theo từng bước chân êm…
(“Tôi sẽ về thăm em”, Hoàng Nguyên)
Nét “lãng mạn đời lính” còn theo bước chân người lính trên những dặm đường hành quân.
Ngày hành quân / anh đi về cánh rừng thưa
thấy sắc hoa tươi nên mơ màu áo năm xưa
(“Màu kỷ niệm”, Phạm Đình Chương)
Hay trên những tiền đồn heo hút miền địa đầu giới tuyến.
Anh ở đồn biên giới / thương về một khung trời
(“Niềm tin”, Anh Linh & Nhất Tuấn)
Khung trời nào đây, nếu không phải là thành phố ấy, thành phố cao nguyên đầy mây trắng và sương mù. Câu hát làm nhớ câu thơ của “người lính” Vũ Thành.
“Nơi em về có gì vui
Nơi anh đồn trú suốt đời mây bay”
“Suốt đời mây bay” nên quên cả ngày tháng, quên cả bốn mùa, cho đến lúc trông thấy những nụ mai vàng mới nở nơi bìa rừng mới biết rằng… mùa xuân đang về.
Đồn anh đóng ven rừng mai
Nếu mai không nở / anh đâu biết xuân về hay chưa
(“Đồn vắng chiều xuân”, Trần Thiện Thanh)
Giữa đêm giao mùa, giữa phiên gác đêm, giữa tiếng súng xa vang rền, người lính mơ về những ngày xuân êm đềm.
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
ngỡ rằng pháo tung bay / ngờ đâu hoa lá rơi
(“Phiên gác đêm xuân”, Nguyễn Văn Đông)
“Rồi đây, khi mùa dứt chiến chinh / gió dâng khúc đàn thanh bình”, (6) là khi người chiến binh “giã từ vũ khí”, tìm về bên người yêu dấu để tay trong tay đi xây lại chuyện tình và nối lại những giấc mơ chưa tròn.
Nếu một mai khi hòa bình
anh sẽ trở về như giấc mơ
cho từng ngón tay đan lại ái ân ngọt mềm…
Từng đêm không còn tiếng súng
Ngủ đi em / ngủ cho yên…
(“Lời cho người yêu nhỏ”, Trần Thiện Thanh)
“Anh sẽ trở về như giấc mơ”, câu hát thật là đẹp! Giấc mơ ấy cũng thật là đẹp. “Đêm không còn tiếng súng”, quê mình thôi hết chiến tranh, giấc mơ ấy không chỉ riêng của người lính mà của triệu triệu người Việt, của cả một dân tộc khao khát tự do, mơ ước thanh bình sau bao năm dài dằng dặc quê hương chìm ngập trong khói lửa chiến tranh.
Mai đây núi sông yên vui
anh xong nhiệm vụ người trai
sẽ sống với em cuộc đời
hạnh phúc trong gió tự do muôn nơi
Em yêu, đợi chờ em ơi!…
(“Lá thư người chiến sĩ”, Phạm Đình Chương)
“Em yêu, đợi chờ em ơi!…” Câu hát ấy, lời nhắn nhủ ấy nghe thiết tha đến chạnh lòng! Như người mẹ già ngày ngày tựa cửa ngóng tin con, “người chinh phụ” đời nay vẫn năm chờ tháng đợi mỏi mòn.
Người lính vẫn hẹn một ngày về, người vợ hiền ở miền quê xa xôi–như bao người vợ hiền thuở ấy–vẫn cứ đợi chờ, đợi chờ mãi trong giấc mơ ngày nào người lính trở về.
4. Màu cờ còn tươi, tình yêu còn thắm
Lòng yêu nước thương dân, tinh thần hy sinh gian khổ và chiến đấu anh dũng vì lý tưởng tự do và sự sống còn của đất nước trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất, là những nét chính khắc họa nên hình tượng người lính Việt Nam Cộng Hòa.
Chiến tranh đã đi qua nhưng những khúc hát về người lính quả cảm từng cầm súng chiến đấu dưới màu cờ tổ quốc để bảo vệ từng tấc đất quê hương, mỗi lần nghe lại vẫn nghe dậy lên niềm kiêu hãnh, nỗi tự hào về một thiên anh hùng ca của dân tộc.
Những lời ca tiếng nhạc ấy, “bản trường ca về người lính” ấy, hơn lúc nào hết, trỗi dậy trong tôi vào một ngày thật khó quên, ngày tôi được gặp lại lá cờ tôi yêu, gặp lại những người lính năm xưa “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
Những người lính năm xưa ấy, một số đã lìa đời, một số tóc đã điểm sương hay đã bạc trắng mái đầu, tôi vẫn gặp đâu đó, vẫn sống lặng lẽ đâu đó quanh đây trong buổi hoàng hôn của đời người.
Những người lính “một thời ngang dọc” ấy, những người lính “nợ nước vai mang” ấy, từng phụng sự cho những lý tưởng cao đẹp, từng trải những vinh quang và nhục nhằn của một thời kỳ bi tráng nhất trong lịch sử dân tộc.
Những người lính ấy hẳn phải có trái tim rất lớn.
Sau những vẻ mặt lặng yên, tưởng như bình thản ấy, là những tơi bời của lửa đạn đã im tiếng, là những giông bão của lịch sử đã lắng chìm. Những người lính cũ tôi gặp lại hôm nay, lòng vẫn hướng về quê hương tội tình, vẫn nhớ về những “mảnh đất chiến trường xưa” của một thời binh lửa, vẫn ngậm ngùi một nỗi tiếc thương những đồng đội đi mãi không về.
Hơn bao giờ hết, tôi nhận rõ một điều, những người cựu chiến binh ấy, những “người lính già” ấy “không bao giờ chết, họ chỉ nhạt mờ đi thôi”. Những người lính dũng cảm của một quân lực dũng cảm vẫn đang sống và còn sống mãi trong tâm tưởng người đời, như ngọn lửa vĩnh cửu vẫn tỏa sáng trên những đài tưởng niệm chiến sĩ anh hùng, như ngọn cờ màu vàng tươi vẫn bay ngờm ngợp trong nắng, trong gió giữa trời tự do.
Lá cờ phơi phới như mang theo niềm tin yêu mới.
Tôi hiểu được vì sao tôi vẫn gặp những người cựu chiến binh ấy trong những lễ chào quốc kỳ. Tình yêu của họ dành cho lá cờ ấy vẫn còn nguyên vẹn, vẫn không hề nhạt phai.
Ngước mắt trông theo lá cờ ấy, tôi vẫn còn trông thấy “muôn bóng quân Nam chập chùng”, vẫn còn trông thấy “thấp thoáng trong mây” những anh hùng tử sĩ, những chiến sĩ vô danh.
Ngước mắt trông theo lá cờ ấy, tôi vẫn còn trông thấy tình yêu của biết bao người, những người tôi thương tôi yêu và tôi ngưỡng phục. Những người đã dám sống và dám chết cho màu cờ ấy. Những người đã nằm xuống để giữ cho tình yêu ấy còn nguyên vẹn màu cờ.
Tình yêu ấy không mất đi, như lá cờ ấy không mất đi. Tình yêu ấy còn sống mãi, như lá cờ ấy còn sống mãi, còn bay bay mãi trong nắng sớm, trong gió chiều.
Ôi những đoàn quân ra đi, ôi bao chiến sĩ hiên ngang đã “hiến thân dưới cờ” để giữ cho màu cờ ấy còn tươi mãi, cho tình yêu ấy còn thắm mãi.
Những trang sử Việt đời đời còn ghi mãi những chiến tích vẻ vang, những chiến công lừng lẫy một thời của biết bao người lính đã chiến đấu can trường, đã hiến dâng đời mình và cả máu xương mình cho tình yêu đất nước.
Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống
Bao mối thương vang động trong lòng!… (7)
Lê Hữu
www.vietthuc.org
(1) Lục quân Việt Nam, nhạc Văn Giảng & Hương Việt
(2) Nếu một mai anh biệt kinh kỳ, nhạc Minh Kỳ & Hoài Linh
(3) Chinh phụ ngâm khúc, Ðặng Trần Côn/Ðoàn Thị Ðiểm
(4) Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi
TVQ Chuyển