Cõi Người Ta
Hiu hắt xích lô
chúng tôi nhận thấy hầu như không có hành khách trẻ tuổi nào leo lên xích lô. Thay vào đó, đại đa số người đi xích lô ở đây là những tiểu thương hay những bà nội trợ đứng tuổi đi chợ.
Trong cơn mưa chiều tầm tã, thi thoảng chúng tôi gặp những người lớn tuổi lầm lũi đạp xích lô. Họ như lạc lõng giữa dòng xe cộ hối hả…
Trong cơn mưa chiều tầm tã, thi thoảng chúng tôi gặp những người lớn tuổi lầm lũi đạp xích lô. Họ như lạc lõng giữa dòng xe cộ hối hả…
Nghề đạp xích lô quá khổ cực và bấp bênh - Ảnh: Như Lịch |
Cả buổi sáng đứng ở chợ Thiếc (Q.11, TP.HCM) là một trong số ít khu chợ
còn khá nhiều xích lô “tập kết”, chúng tôi nhận thấy hầu như không có
hành khách trẻ tuổi nào leo lên xích lô. Thay vào đó, đại đa số người
đi xích lô ở đây là những tiểu thương hay những bà nội trợ đứng tuổi đi
chợ. Ngoài ra, cũng có một số người thuê xích lô chở hàng hóa thuần
túy.
Vắng bóng người trẻ
Vắng bóng người trẻ
Đạp xích lô thời nay đa phần là những người ngoài 50, ngoài 60, thậm chí trên 70 tuổi cũng có. Người trẻ ai chịu theo nghề này nữa, do nó khổ cực mà lại quá bấp bênh | ||
Ông Nguyễn Văn Minh | ||
“Chở người trẻ, họ luôn hối thúc chạy nhanh lên, phải đạp hộc tốc nên
tôi không muốn chở. Nhưng mà nói cho ngay, hơn 10 năm nay rồi, cũng
không có người trẻ nào đi xe xích lô của tui cả”. Ông Võ Văn Na (còn gọi
là Sáu Na, 61 tuổi), một người có thâm niên 34 năm mưu sinh bằng nghề
xích lô ở khu vực chợ Thiếc bộc bạch như vậy.
Do thường xuyên dầm mưa dãi nắng nên đôi tay ông Sáu Na bị lột từng mảng da, lam nham như bị phỏng. Ông cho biết, nghề này lao lực nên ông mắc bệnh hô hấp mạn tính, ho và khó thở. Vì vậy, bên người ông lúc nào cũng “thủ” sẵn chai thuốc hít giúp giãn phế quản. Theo ông Sáu Na, đa phần xích lô ở khu chợ Thiếc chỉ hoạt động từ sáng sớm đến trưa là ngưng, vì lúc đó chợ đã tan. Bình quân mỗi buổi chợ, ông kiếm được khoảng 70.000 đồng - 80.000 đồng. Và ngày nào cũng vậy, ông cố gắng trích 10.000 đồng để dành cuối tháng đi chữa bệnh.
Ngay trong giới xích lô, cũng hiếm có người nào còn trẻ. 53 tuổi, ông Nguyễn Văn Minh tự nhận mình là người trẻ nhất trong số các bác tài ở khu chợ Thiếc. Ông Minh bày tỏ: “Đạp xích lô thời nay đa phần là những người ngoài 50, ngoài 60, thậm chí trên 70 tuổi cũng có. Người trẻ ai chịu theo nghề này nữa, do nó khổ cực mà lại quá bấp bênh”. Ông Minh nhẩm tính: Trước đây, quanh khu chợ Thiếc có hơn 20 xe xích lô, nhưng hiện giờ còn khoảng 6 chiếc. “Hồi trước, xích lô đắt khách, vì xe buýt và taxi không có, xe ôm ít. Còn bây giờ, xã hội phát triển, ít ai còn muốn ngồi xích lô nữa. Đã vậy, rất nhiều tuyến đường cấm xích lô“, ông Minh bộc bạch.
Vỉa hè làm nhà, xích lô làm giường
Trời chuyển mưa đột ngột. Đang đậu xe gần chợ Nguyễn Tri Phương (Q.10, TP.HCM), một ông già gầy gò vội phủ tấm bạt nhỏ rồi chui vào chiếc xích lô của mình. Lát sau, dường như không chịu nổi cơn mưa nặng hạt, ông liêu xiêu chạy vào chợ. Ông bị suy nhược cơ thể, nói tiếng được tiếng mất. Qua sự góp chuyện của một số tiểu thương, người bán vé số, chúng tôi biết được phần nào về ông: Ông tên là Nguyễn Văn Út, 68 tuổi, quê ở Bến Tre. Bao nhiêu năm nay, ông thường lấy vỉa hè làm nhà, xích lô làm giường. Bà Phan Thị Cẩm Thanh, bán đồ chay trong chợ Nguyễn Tri Phương, quả quyết: “Tui biết ông này chạy xích lô ở đây rất lâu, khoảng 40 năm nay rồi. Ông không có vợ con, nhà cửa gì hết. Trước đây, tui nhờ ổng chở măng. Bây giờ, dù không có nhu cầu đi xích lô nhưng thỉnh thoảng tui cũng “đi giùm” hoặc cho ổng 10.000 đồng. Có những người thấy ổng tội, viết địa chỉ ra giấy rồi thuê ổng chở đồ, còn họ đi xe ôm, vì sợ ổng ốm yếu chở không nổi”.
Đêm nào có dịp đi ngang đường Âu Cơ (khu vực P.9, Q.Tân Bình), chúng tôi đều trông thấy ông Dương Lý Hải, 66 tuổi, quê ở tỉnh Bạc Liêu, trải ni lông nằm ngủ trước một cửa hàng bán xe gắn máy. Và lần nào cũng vậy, trên chiếc xích lô của ông đều có phơi bộ đồ cũ mặc trong ngày mà ông vừa giặt. Tâm sự với chúng tôi, ông Hải kể rằng ông lên TP.HCM chạy xe xích lô từ năm 1978. Hồi ấy, ông cùng vợ con thuê nhà trọ ở. Đến năm 1988, vợ ông chết vì bị ung thư, ông đưa ba đứa con về quê rồi trở lên TP.HCM. Từ đó đến nay, ông sống lang thang ngoài đường phố. Thời gian trước, ông thường ngủ ở góc đường Lữ Gia và Nguyễn Thị Nhỏ (Q.11). Nhưng sau một lần bị trộm khoắng sạch đồ đạc, ông đi tìm chỗ ngủ mới và được chủ tiệm xe gắn máy trên cho tá túc.
“Chủ cửa hàng bảo tôi vô trong tiệm ngủ, nhưng tôi ngủ vỉa hè quen rồi. Có gió trời dễ ngủ, còn ở trong nhà thấy ngột ngạt, không quen”, ông Hải thật thà nói. Ông cho hay, có những ngày ông kiếm được 100.000 - 150.000 đồng từ nghề đạp xích lô. Thế nhưng, cũng có nhiều hôm mưa gió ế ẩm, ông đành đi ngủ với cái bụng đói...
Do thường xuyên dầm mưa dãi nắng nên đôi tay ông Sáu Na bị lột từng mảng da, lam nham như bị phỏng. Ông cho biết, nghề này lao lực nên ông mắc bệnh hô hấp mạn tính, ho và khó thở. Vì vậy, bên người ông lúc nào cũng “thủ” sẵn chai thuốc hít giúp giãn phế quản. Theo ông Sáu Na, đa phần xích lô ở khu chợ Thiếc chỉ hoạt động từ sáng sớm đến trưa là ngưng, vì lúc đó chợ đã tan. Bình quân mỗi buổi chợ, ông kiếm được khoảng 70.000 đồng - 80.000 đồng. Và ngày nào cũng vậy, ông cố gắng trích 10.000 đồng để dành cuối tháng đi chữa bệnh.
Ngay trong giới xích lô, cũng hiếm có người nào còn trẻ. 53 tuổi, ông Nguyễn Văn Minh tự nhận mình là người trẻ nhất trong số các bác tài ở khu chợ Thiếc. Ông Minh bày tỏ: “Đạp xích lô thời nay đa phần là những người ngoài 50, ngoài 60, thậm chí trên 70 tuổi cũng có. Người trẻ ai chịu theo nghề này nữa, do nó khổ cực mà lại quá bấp bênh”. Ông Minh nhẩm tính: Trước đây, quanh khu chợ Thiếc có hơn 20 xe xích lô, nhưng hiện giờ còn khoảng 6 chiếc. “Hồi trước, xích lô đắt khách, vì xe buýt và taxi không có, xe ôm ít. Còn bây giờ, xã hội phát triển, ít ai còn muốn ngồi xích lô nữa. Đã vậy, rất nhiều tuyến đường cấm xích lô“, ông Minh bộc bạch.
Vỉa hè làm nhà, xích lô làm giường
Trời chuyển mưa đột ngột. Đang đậu xe gần chợ Nguyễn Tri Phương (Q.10, TP.HCM), một ông già gầy gò vội phủ tấm bạt nhỏ rồi chui vào chiếc xích lô của mình. Lát sau, dường như không chịu nổi cơn mưa nặng hạt, ông liêu xiêu chạy vào chợ. Ông bị suy nhược cơ thể, nói tiếng được tiếng mất. Qua sự góp chuyện của một số tiểu thương, người bán vé số, chúng tôi biết được phần nào về ông: Ông tên là Nguyễn Văn Út, 68 tuổi, quê ở Bến Tre. Bao nhiêu năm nay, ông thường lấy vỉa hè làm nhà, xích lô làm giường. Bà Phan Thị Cẩm Thanh, bán đồ chay trong chợ Nguyễn Tri Phương, quả quyết: “Tui biết ông này chạy xích lô ở đây rất lâu, khoảng 40 năm nay rồi. Ông không có vợ con, nhà cửa gì hết. Trước đây, tui nhờ ổng chở măng. Bây giờ, dù không có nhu cầu đi xích lô nhưng thỉnh thoảng tui cũng “đi giùm” hoặc cho ổng 10.000 đồng. Có những người thấy ổng tội, viết địa chỉ ra giấy rồi thuê ổng chở đồ, còn họ đi xe ôm, vì sợ ổng ốm yếu chở không nổi”.
Đêm nào có dịp đi ngang đường Âu Cơ (khu vực P.9, Q.Tân Bình), chúng tôi đều trông thấy ông Dương Lý Hải, 66 tuổi, quê ở tỉnh Bạc Liêu, trải ni lông nằm ngủ trước một cửa hàng bán xe gắn máy. Và lần nào cũng vậy, trên chiếc xích lô của ông đều có phơi bộ đồ cũ mặc trong ngày mà ông vừa giặt. Tâm sự với chúng tôi, ông Hải kể rằng ông lên TP.HCM chạy xe xích lô từ năm 1978. Hồi ấy, ông cùng vợ con thuê nhà trọ ở. Đến năm 1988, vợ ông chết vì bị ung thư, ông đưa ba đứa con về quê rồi trở lên TP.HCM. Từ đó đến nay, ông sống lang thang ngoài đường phố. Thời gian trước, ông thường ngủ ở góc đường Lữ Gia và Nguyễn Thị Nhỏ (Q.11). Nhưng sau một lần bị trộm khoắng sạch đồ đạc, ông đi tìm chỗ ngủ mới và được chủ tiệm xe gắn máy trên cho tá túc.
“Chủ cửa hàng bảo tôi vô trong tiệm ngủ, nhưng tôi ngủ vỉa hè quen rồi. Có gió trời dễ ngủ, còn ở trong nhà thấy ngột ngạt, không quen”, ông Hải thật thà nói. Ông cho hay, có những ngày ông kiếm được 100.000 - 150.000 đồng từ nghề đạp xích lô. Thế nhưng, cũng có nhiều hôm mưa gió ế ẩm, ông đành đi ngủ với cái bụng đói...
Chỗ ngủ hằng đêm của một người đạp xích lô |
“Buông ra là đói”
Khác với nhiều bác tài khác “rút quân” sau giờ chợ tan, ông Nguyễn Văn Bảng (56 tuổi, quê Bến Tre, ở trọ trên đường Lý Nam Đế, Q.11) vẫn đạp xe lòng vòng cho đến tận chiều tối để kiếm khách vãng lai quanh khu chợ Thiếc. Thoạt nhìn, chiếc xích lô của ông Bảng có vẻ sáng loáng, bắt mắt. Ông Bảng tiết lộ, tâm lý khách thường thích đi những xích lô mới cho sạch sẽ, nên ông bỏ công… bọc giấy kiếng và sơn một số bộ phận cho chiếc xe. Lý giải vì sao đeo bám nghề đạp xích lô, ông Bảng thổ lộ: “Hồi trẻ ở dưới quê mần ruộng, sau ruộng cũng không còn nên tui trôi dạt lên đây. Mình không có trình độ, cũng không đủ sức khỏe làm thợ hồ, bốc vác như người khác, nên chỉ biết đạp xích lô kiếm sống. Nghề này lao lực lắm, nhưng buông nó ra là đói”. Được biết, sau khi trừ các khoản ăn uống (chừng 70.000 đồng/ngày) và tiền phòng trọ, mỗi năm, ông cố gắng dành dụm từ 500.000 - 1 triệu đồng để gửi về cho con, cháu ở dưới quê.
Ông Võ Văn Na cho hay cách đây mấy năm, ông từng giao nộp chiếc xe xích lô cho địa phương để nhận 5 triệu đồng hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp. “Tui chờ xin việc làm mãi không có, nên đành phải mua lại chiếc xích lô cũ này và quay trở lại nghề đạp xích lô”, ông Na giãi bày.
“Ba trong một” là biệt danh của ông Nguyễn Hữu Huấn (54 tuổi, ngụ Q.10). Bởi lẽ, hằng ngày ông như con thoi xoay trở giữa ba loại việc: chạy xe xích lô, chạy xe ôm, đẩy thuê hàng hóa vô chợ Nguyễn Tri Phương. Ông Huấn khoe rằng nhờ làm cật lực vậy mà ông mới nuôi nổi một đứa con vào đại học. Tuy nhiên, ông không khỏi tâm tư khi đề cập đến nghề xích lô gắn bó lâu nay: “Điều chúng tôi cần là được hỗ trợ công việc phù hợp, chứ không chỉ là mấy triệu đồng”.
Gần 9 giờ tối, thấy ông Lý Nam vẫn còn lặng lẽ đạp xích lô tìm khách trên đường Vĩnh Viễn (Q.10), chúng tôi ngoắc xe lại. Chiếc xe cũ kêu cót két và từ từ lăn bánh. Đã lâu lắm rồi, tôi mới có dịp nếm trải cảm giác “sống chậm”, thong thả ngắm nhìn phố xá và dòng xe cộ tấp nập lướt qua...
Như Lịch
Khác với nhiều bác tài khác “rút quân” sau giờ chợ tan, ông Nguyễn Văn Bảng (56 tuổi, quê Bến Tre, ở trọ trên đường Lý Nam Đế, Q.11) vẫn đạp xe lòng vòng cho đến tận chiều tối để kiếm khách vãng lai quanh khu chợ Thiếc. Thoạt nhìn, chiếc xích lô của ông Bảng có vẻ sáng loáng, bắt mắt. Ông Bảng tiết lộ, tâm lý khách thường thích đi những xích lô mới cho sạch sẽ, nên ông bỏ công… bọc giấy kiếng và sơn một số bộ phận cho chiếc xe. Lý giải vì sao đeo bám nghề đạp xích lô, ông Bảng thổ lộ: “Hồi trẻ ở dưới quê mần ruộng, sau ruộng cũng không còn nên tui trôi dạt lên đây. Mình không có trình độ, cũng không đủ sức khỏe làm thợ hồ, bốc vác như người khác, nên chỉ biết đạp xích lô kiếm sống. Nghề này lao lực lắm, nhưng buông nó ra là đói”. Được biết, sau khi trừ các khoản ăn uống (chừng 70.000 đồng/ngày) và tiền phòng trọ, mỗi năm, ông cố gắng dành dụm từ 500.000 - 1 triệu đồng để gửi về cho con, cháu ở dưới quê.
Ông Võ Văn Na cho hay cách đây mấy năm, ông từng giao nộp chiếc xe xích lô cho địa phương để nhận 5 triệu đồng hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp. “Tui chờ xin việc làm mãi không có, nên đành phải mua lại chiếc xích lô cũ này và quay trở lại nghề đạp xích lô”, ông Na giãi bày.
“Ba trong một” là biệt danh của ông Nguyễn Hữu Huấn (54 tuổi, ngụ Q.10). Bởi lẽ, hằng ngày ông như con thoi xoay trở giữa ba loại việc: chạy xe xích lô, chạy xe ôm, đẩy thuê hàng hóa vô chợ Nguyễn Tri Phương. Ông Huấn khoe rằng nhờ làm cật lực vậy mà ông mới nuôi nổi một đứa con vào đại học. Tuy nhiên, ông không khỏi tâm tư khi đề cập đến nghề xích lô gắn bó lâu nay: “Điều chúng tôi cần là được hỗ trợ công việc phù hợp, chứ không chỉ là mấy triệu đồng”.
Gần 9 giờ tối, thấy ông Lý Nam vẫn còn lặng lẽ đạp xích lô tìm khách trên đường Vĩnh Viễn (Q.10), chúng tôi ngoắc xe lại. Chiếc xe cũ kêu cót két và từ từ lăn bánh. Đã lâu lắm rồi, tôi mới có dịp nếm trải cảm giác “sống chậm”, thong thả ngắm nhìn phố xá và dòng xe cộ tấp nập lướt qua...
Như Lịch
(Thanh niên)
Bàn ra tán vào (0)
Hiu hắt xích lô
chúng tôi nhận thấy hầu như không có hành khách trẻ tuổi nào leo lên xích lô. Thay vào đó, đại đa số người đi xích lô ở đây là những tiểu thương hay những bà nội trợ đứng tuổi đi chợ.
Trong cơn mưa chiều tầm tã, thi thoảng chúng tôi gặp những người lớn tuổi lầm lũi đạp xích lô. Họ như lạc lõng giữa dòng xe cộ hối hả…
Nghề đạp xích lô quá khổ cực và bấp bênh - Ảnh: Như Lịch |
Cả buổi sáng đứng ở chợ Thiếc (Q.11, TP.HCM) là một trong số ít khu chợ
còn khá nhiều xích lô “tập kết”, chúng tôi nhận thấy hầu như không có
hành khách trẻ tuổi nào leo lên xích lô. Thay vào đó, đại đa số người
đi xích lô ở đây là những tiểu thương hay những bà nội trợ đứng tuổi đi
chợ. Ngoài ra, cũng có một số người thuê xích lô chở hàng hóa thuần
túy.
Vắng bóng người trẻ
Vắng bóng người trẻ
Đạp xích lô thời nay đa phần là những người ngoài 50, ngoài 60, thậm chí trên 70 tuổi cũng có. Người trẻ ai chịu theo nghề này nữa, do nó khổ cực mà lại quá bấp bênh | ||
Ông Nguyễn Văn Minh | ||
“Chở người trẻ, họ luôn hối thúc chạy nhanh lên, phải đạp hộc tốc nên
tôi không muốn chở. Nhưng mà nói cho ngay, hơn 10 năm nay rồi, cũng
không có người trẻ nào đi xe xích lô của tui cả”. Ông Võ Văn Na (còn gọi
là Sáu Na, 61 tuổi), một người có thâm niên 34 năm mưu sinh bằng nghề
xích lô ở khu vực chợ Thiếc bộc bạch như vậy.
Do thường xuyên dầm mưa dãi nắng nên đôi tay ông Sáu Na bị lột từng mảng da, lam nham như bị phỏng. Ông cho biết, nghề này lao lực nên ông mắc bệnh hô hấp mạn tính, ho và khó thở. Vì vậy, bên người ông lúc nào cũng “thủ” sẵn chai thuốc hít giúp giãn phế quản. Theo ông Sáu Na, đa phần xích lô ở khu chợ Thiếc chỉ hoạt động từ sáng sớm đến trưa là ngưng, vì lúc đó chợ đã tan. Bình quân mỗi buổi chợ, ông kiếm được khoảng 70.000 đồng - 80.000 đồng. Và ngày nào cũng vậy, ông cố gắng trích 10.000 đồng để dành cuối tháng đi chữa bệnh.
Ngay trong giới xích lô, cũng hiếm có người nào còn trẻ. 53 tuổi, ông Nguyễn Văn Minh tự nhận mình là người trẻ nhất trong số các bác tài ở khu chợ Thiếc. Ông Minh bày tỏ: “Đạp xích lô thời nay đa phần là những người ngoài 50, ngoài 60, thậm chí trên 70 tuổi cũng có. Người trẻ ai chịu theo nghề này nữa, do nó khổ cực mà lại quá bấp bênh”. Ông Minh nhẩm tính: Trước đây, quanh khu chợ Thiếc có hơn 20 xe xích lô, nhưng hiện giờ còn khoảng 6 chiếc. “Hồi trước, xích lô đắt khách, vì xe buýt và taxi không có, xe ôm ít. Còn bây giờ, xã hội phát triển, ít ai còn muốn ngồi xích lô nữa. Đã vậy, rất nhiều tuyến đường cấm xích lô“, ông Minh bộc bạch.
Vỉa hè làm nhà, xích lô làm giường
Trời chuyển mưa đột ngột. Đang đậu xe gần chợ Nguyễn Tri Phương (Q.10, TP.HCM), một ông già gầy gò vội phủ tấm bạt nhỏ rồi chui vào chiếc xích lô của mình. Lát sau, dường như không chịu nổi cơn mưa nặng hạt, ông liêu xiêu chạy vào chợ. Ông bị suy nhược cơ thể, nói tiếng được tiếng mất. Qua sự góp chuyện của một số tiểu thương, người bán vé số, chúng tôi biết được phần nào về ông: Ông tên là Nguyễn Văn Út, 68 tuổi, quê ở Bến Tre. Bao nhiêu năm nay, ông thường lấy vỉa hè làm nhà, xích lô làm giường. Bà Phan Thị Cẩm Thanh, bán đồ chay trong chợ Nguyễn Tri Phương, quả quyết: “Tui biết ông này chạy xích lô ở đây rất lâu, khoảng 40 năm nay rồi. Ông không có vợ con, nhà cửa gì hết. Trước đây, tui nhờ ổng chở măng. Bây giờ, dù không có nhu cầu đi xích lô nhưng thỉnh thoảng tui cũng “đi giùm” hoặc cho ổng 10.000 đồng. Có những người thấy ổng tội, viết địa chỉ ra giấy rồi thuê ổng chở đồ, còn họ đi xe ôm, vì sợ ổng ốm yếu chở không nổi”.
Đêm nào có dịp đi ngang đường Âu Cơ (khu vực P.9, Q.Tân Bình), chúng tôi đều trông thấy ông Dương Lý Hải, 66 tuổi, quê ở tỉnh Bạc Liêu, trải ni lông nằm ngủ trước một cửa hàng bán xe gắn máy. Và lần nào cũng vậy, trên chiếc xích lô của ông đều có phơi bộ đồ cũ mặc trong ngày mà ông vừa giặt. Tâm sự với chúng tôi, ông Hải kể rằng ông lên TP.HCM chạy xe xích lô từ năm 1978. Hồi ấy, ông cùng vợ con thuê nhà trọ ở. Đến năm 1988, vợ ông chết vì bị ung thư, ông đưa ba đứa con về quê rồi trở lên TP.HCM. Từ đó đến nay, ông sống lang thang ngoài đường phố. Thời gian trước, ông thường ngủ ở góc đường Lữ Gia và Nguyễn Thị Nhỏ (Q.11). Nhưng sau một lần bị trộm khoắng sạch đồ đạc, ông đi tìm chỗ ngủ mới và được chủ tiệm xe gắn máy trên cho tá túc.
“Chủ cửa hàng bảo tôi vô trong tiệm ngủ, nhưng tôi ngủ vỉa hè quen rồi. Có gió trời dễ ngủ, còn ở trong nhà thấy ngột ngạt, không quen”, ông Hải thật thà nói. Ông cho hay, có những ngày ông kiếm được 100.000 - 150.000 đồng từ nghề đạp xích lô. Thế nhưng, cũng có nhiều hôm mưa gió ế ẩm, ông đành đi ngủ với cái bụng đói...
Do thường xuyên dầm mưa dãi nắng nên đôi tay ông Sáu Na bị lột từng mảng da, lam nham như bị phỏng. Ông cho biết, nghề này lao lực nên ông mắc bệnh hô hấp mạn tính, ho và khó thở. Vì vậy, bên người ông lúc nào cũng “thủ” sẵn chai thuốc hít giúp giãn phế quản. Theo ông Sáu Na, đa phần xích lô ở khu chợ Thiếc chỉ hoạt động từ sáng sớm đến trưa là ngưng, vì lúc đó chợ đã tan. Bình quân mỗi buổi chợ, ông kiếm được khoảng 70.000 đồng - 80.000 đồng. Và ngày nào cũng vậy, ông cố gắng trích 10.000 đồng để dành cuối tháng đi chữa bệnh.
Ngay trong giới xích lô, cũng hiếm có người nào còn trẻ. 53 tuổi, ông Nguyễn Văn Minh tự nhận mình là người trẻ nhất trong số các bác tài ở khu chợ Thiếc. Ông Minh bày tỏ: “Đạp xích lô thời nay đa phần là những người ngoài 50, ngoài 60, thậm chí trên 70 tuổi cũng có. Người trẻ ai chịu theo nghề này nữa, do nó khổ cực mà lại quá bấp bênh”. Ông Minh nhẩm tính: Trước đây, quanh khu chợ Thiếc có hơn 20 xe xích lô, nhưng hiện giờ còn khoảng 6 chiếc. “Hồi trước, xích lô đắt khách, vì xe buýt và taxi không có, xe ôm ít. Còn bây giờ, xã hội phát triển, ít ai còn muốn ngồi xích lô nữa. Đã vậy, rất nhiều tuyến đường cấm xích lô“, ông Minh bộc bạch.
Vỉa hè làm nhà, xích lô làm giường
Trời chuyển mưa đột ngột. Đang đậu xe gần chợ Nguyễn Tri Phương (Q.10, TP.HCM), một ông già gầy gò vội phủ tấm bạt nhỏ rồi chui vào chiếc xích lô của mình. Lát sau, dường như không chịu nổi cơn mưa nặng hạt, ông liêu xiêu chạy vào chợ. Ông bị suy nhược cơ thể, nói tiếng được tiếng mất. Qua sự góp chuyện của một số tiểu thương, người bán vé số, chúng tôi biết được phần nào về ông: Ông tên là Nguyễn Văn Út, 68 tuổi, quê ở Bến Tre. Bao nhiêu năm nay, ông thường lấy vỉa hè làm nhà, xích lô làm giường. Bà Phan Thị Cẩm Thanh, bán đồ chay trong chợ Nguyễn Tri Phương, quả quyết: “Tui biết ông này chạy xích lô ở đây rất lâu, khoảng 40 năm nay rồi. Ông không có vợ con, nhà cửa gì hết. Trước đây, tui nhờ ổng chở măng. Bây giờ, dù không có nhu cầu đi xích lô nhưng thỉnh thoảng tui cũng “đi giùm” hoặc cho ổng 10.000 đồng. Có những người thấy ổng tội, viết địa chỉ ra giấy rồi thuê ổng chở đồ, còn họ đi xe ôm, vì sợ ổng ốm yếu chở không nổi”.
Đêm nào có dịp đi ngang đường Âu Cơ (khu vực P.9, Q.Tân Bình), chúng tôi đều trông thấy ông Dương Lý Hải, 66 tuổi, quê ở tỉnh Bạc Liêu, trải ni lông nằm ngủ trước một cửa hàng bán xe gắn máy. Và lần nào cũng vậy, trên chiếc xích lô của ông đều có phơi bộ đồ cũ mặc trong ngày mà ông vừa giặt. Tâm sự với chúng tôi, ông Hải kể rằng ông lên TP.HCM chạy xe xích lô từ năm 1978. Hồi ấy, ông cùng vợ con thuê nhà trọ ở. Đến năm 1988, vợ ông chết vì bị ung thư, ông đưa ba đứa con về quê rồi trở lên TP.HCM. Từ đó đến nay, ông sống lang thang ngoài đường phố. Thời gian trước, ông thường ngủ ở góc đường Lữ Gia và Nguyễn Thị Nhỏ (Q.11). Nhưng sau một lần bị trộm khoắng sạch đồ đạc, ông đi tìm chỗ ngủ mới và được chủ tiệm xe gắn máy trên cho tá túc.
“Chủ cửa hàng bảo tôi vô trong tiệm ngủ, nhưng tôi ngủ vỉa hè quen rồi. Có gió trời dễ ngủ, còn ở trong nhà thấy ngột ngạt, không quen”, ông Hải thật thà nói. Ông cho hay, có những ngày ông kiếm được 100.000 - 150.000 đồng từ nghề đạp xích lô. Thế nhưng, cũng có nhiều hôm mưa gió ế ẩm, ông đành đi ngủ với cái bụng đói...
Chỗ ngủ hằng đêm của một người đạp xích lô |
“Buông ra là đói”
Khác với nhiều bác tài khác “rút quân” sau giờ chợ tan, ông Nguyễn Văn Bảng (56 tuổi, quê Bến Tre, ở trọ trên đường Lý Nam Đế, Q.11) vẫn đạp xe lòng vòng cho đến tận chiều tối để kiếm khách vãng lai quanh khu chợ Thiếc. Thoạt nhìn, chiếc xích lô của ông Bảng có vẻ sáng loáng, bắt mắt. Ông Bảng tiết lộ, tâm lý khách thường thích đi những xích lô mới cho sạch sẽ, nên ông bỏ công… bọc giấy kiếng và sơn một số bộ phận cho chiếc xe. Lý giải vì sao đeo bám nghề đạp xích lô, ông Bảng thổ lộ: “Hồi trẻ ở dưới quê mần ruộng, sau ruộng cũng không còn nên tui trôi dạt lên đây. Mình không có trình độ, cũng không đủ sức khỏe làm thợ hồ, bốc vác như người khác, nên chỉ biết đạp xích lô kiếm sống. Nghề này lao lực lắm, nhưng buông nó ra là đói”. Được biết, sau khi trừ các khoản ăn uống (chừng 70.000 đồng/ngày) và tiền phòng trọ, mỗi năm, ông cố gắng dành dụm từ 500.000 - 1 triệu đồng để gửi về cho con, cháu ở dưới quê.
Ông Võ Văn Na cho hay cách đây mấy năm, ông từng giao nộp chiếc xe xích lô cho địa phương để nhận 5 triệu đồng hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp. “Tui chờ xin việc làm mãi không có, nên đành phải mua lại chiếc xích lô cũ này và quay trở lại nghề đạp xích lô”, ông Na giãi bày.
“Ba trong một” là biệt danh của ông Nguyễn Hữu Huấn (54 tuổi, ngụ Q.10). Bởi lẽ, hằng ngày ông như con thoi xoay trở giữa ba loại việc: chạy xe xích lô, chạy xe ôm, đẩy thuê hàng hóa vô chợ Nguyễn Tri Phương. Ông Huấn khoe rằng nhờ làm cật lực vậy mà ông mới nuôi nổi một đứa con vào đại học. Tuy nhiên, ông không khỏi tâm tư khi đề cập đến nghề xích lô gắn bó lâu nay: “Điều chúng tôi cần là được hỗ trợ công việc phù hợp, chứ không chỉ là mấy triệu đồng”.
Gần 9 giờ tối, thấy ông Lý Nam vẫn còn lặng lẽ đạp xích lô tìm khách trên đường Vĩnh Viễn (Q.10), chúng tôi ngoắc xe lại. Chiếc xe cũ kêu cót két và từ từ lăn bánh. Đã lâu lắm rồi, tôi mới có dịp nếm trải cảm giác “sống chậm”, thong thả ngắm nhìn phố xá và dòng xe cộ tấp nập lướt qua...
Như Lịch
Khác với nhiều bác tài khác “rút quân” sau giờ chợ tan, ông Nguyễn Văn Bảng (56 tuổi, quê Bến Tre, ở trọ trên đường Lý Nam Đế, Q.11) vẫn đạp xe lòng vòng cho đến tận chiều tối để kiếm khách vãng lai quanh khu chợ Thiếc. Thoạt nhìn, chiếc xích lô của ông Bảng có vẻ sáng loáng, bắt mắt. Ông Bảng tiết lộ, tâm lý khách thường thích đi những xích lô mới cho sạch sẽ, nên ông bỏ công… bọc giấy kiếng và sơn một số bộ phận cho chiếc xe. Lý giải vì sao đeo bám nghề đạp xích lô, ông Bảng thổ lộ: “Hồi trẻ ở dưới quê mần ruộng, sau ruộng cũng không còn nên tui trôi dạt lên đây. Mình không có trình độ, cũng không đủ sức khỏe làm thợ hồ, bốc vác như người khác, nên chỉ biết đạp xích lô kiếm sống. Nghề này lao lực lắm, nhưng buông nó ra là đói”. Được biết, sau khi trừ các khoản ăn uống (chừng 70.000 đồng/ngày) và tiền phòng trọ, mỗi năm, ông cố gắng dành dụm từ 500.000 - 1 triệu đồng để gửi về cho con, cháu ở dưới quê.
Ông Võ Văn Na cho hay cách đây mấy năm, ông từng giao nộp chiếc xe xích lô cho địa phương để nhận 5 triệu đồng hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp. “Tui chờ xin việc làm mãi không có, nên đành phải mua lại chiếc xích lô cũ này và quay trở lại nghề đạp xích lô”, ông Na giãi bày.
“Ba trong một” là biệt danh của ông Nguyễn Hữu Huấn (54 tuổi, ngụ Q.10). Bởi lẽ, hằng ngày ông như con thoi xoay trở giữa ba loại việc: chạy xe xích lô, chạy xe ôm, đẩy thuê hàng hóa vô chợ Nguyễn Tri Phương. Ông Huấn khoe rằng nhờ làm cật lực vậy mà ông mới nuôi nổi một đứa con vào đại học. Tuy nhiên, ông không khỏi tâm tư khi đề cập đến nghề xích lô gắn bó lâu nay: “Điều chúng tôi cần là được hỗ trợ công việc phù hợp, chứ không chỉ là mấy triệu đồng”.
Gần 9 giờ tối, thấy ông Lý Nam vẫn còn lặng lẽ đạp xích lô tìm khách trên đường Vĩnh Viễn (Q.10), chúng tôi ngoắc xe lại. Chiếc xe cũ kêu cót két và từ từ lăn bánh. Đã lâu lắm rồi, tôi mới có dịp nếm trải cảm giác “sống chậm”, thong thả ngắm nhìn phố xá và dòng xe cộ tấp nập lướt qua...
Như Lịch
(Thanh niên)