Nhân Vật
Hoa Kỳ chỉ trích cách Trung Quốc đối xử với ông Lưu Hiểu Ba, nhà hoạt động bị giam giữ được trao giải Nobel hòa bình.
Bắc Kinh đáp trả Washington đã đưa ra "nhận xét thiếu trách nhiệm" sau khi Hoa Kỳ chỉ trích cách Trung Quốc đối xử với ông Lưu Hiểu Ba, nhà hoạt động bị giam giữ được trao giải Nobel hòa bình.
Nhà hoạt động chính trị, người phải chịu mức án 11 năm tù vì tội lật đổ do kêu gọi dân chủ cho Trung Quốc, được chuyển tới bệnh viện sau khi bị chẩn đoán ung thư gan.
Vợ ông, bà Lưu Hà, bị quản chế tại gia, cho biết không còn kịp cứu chữa cho ông.
Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi Trung Quốc "trả tự do thực sự" cho hai vợ chồng.
"Chúng tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc thả ông Lưu và cho phép vợ ông, bà Lưu Hà không bị quản chế tại gia," phát ngôn viên Hoa Kỳ, bà Mary Beth Polley nói.
Một số chính trị gia Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc cho ông Lưu ra nước ngoài chữa bệnh. Ông Lưu Hiểu Ba là nhà bất đồng chính kiến, một trong những nhân vật chủ chốt trong đợt biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lục Khảng chỉ trích kêu gọi này: "Trung Quốc là quốc gia có luật pháp. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Tất cả các quốc gia khác nên tôn trọng sự độc lập về tư pháp và lãnh thổ của Trung Quốc, và không nên dùng những trường hợp cá nhân để can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc."
TQ đưa Lưu Hiểu Ba vào viện 'vì bị ung thư'
HRW: Luật tố giác 'trừng phạt tự do ngôn luận'
Ông Lưu được trao giải Nobel Hòa Bình vắng mặt năm 2010, với ủy ban trao giải gọi nhà bất đồng chính kiến là "biểu tượng xuất sắc nhất" về đấu tranh nhân quyền ở Trung Quốc
Ông không được phép ra nước ngoài để nhận giải và giải thưởng giành cho ông được đặt vào chiếc ghế trống trong buổi lễ. Chính quyền Trung Quốc, vốn coi ông là tội phạm, giận dữ trước giải thưởng này.
Sau đó, bà Lưu bị quản chế tại gia tuy chưa từng bị kết tội. Chính quyền Trung Quốc không giải thích vì sao bà bị cấm di chuyển.
Theo lời bạn bè kể lại, bà Lưu đã được phép thăm chồng, đang chữa trị tại bệnh viện ở phía Bắc tỉnh Liêu Ninh sau khi có chẩn đoán ung thư vào ngày 23/05, theo South China Morning Post dẫn lời luật sư Mạc Thiếu Bình.
Ông Lưu Hiểu Ba được thả một ngày sau đó và đang được chữa trị ở Thẩm Dương.
"Ông ấy không có kế hoạch gì đặc biệt. Ông ấy đang được trị bệnh," Luật sư Mạc nói với hãng tin AFP.
Tuy nhiên, xuất hiện trong video được chia sẻ trên mạng vào tuần này, bà Lưu vừa khóc vừa nói: "Họ không thể phẫu thuật, không thể hóa trị, không thể xạ trị được cho ông ấy."
Thông cáo từ chính quyền Liêu Ninh nói ông Lưu đã được thả để chữa bệnh và đang được tám chuyên gia ung bướu điều trị.
Ông Lưu còn ba năm trong tổng mức án 11 năm vì tội "kích động lật đổ" sau khi soạn ra Điều 8 - kêu gọi dân chủ đa đảng và tôn trọng nhân quyền ở Trung Quốc.
Tổ chức Ân xá Quốc tế nói ông đáng ra không nên chịu tù đày.
Tổ chức này thúc giục Trung Quốc đảm bảo "chăm sóc y tế, cho ông được gặp gia đình và ông cũng như tất cả những người bị bắt giữ do chỉ thực hiện các quyền của mình phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện".
Sau giải Nobel, quan hệ giữa Trung Quốc và Na Uy bị đóng băng và chỉ được bình thường hóa vào tháng 12/2016.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Hoa Kỳ chỉ trích cách Trung Quốc đối xử với ông Lưu Hiểu Ba, nhà hoạt động bị giam giữ được trao giải Nobel hòa bình.
Bắc Kinh đáp trả Washington đã đưa ra "nhận xét thiếu trách nhiệm" sau khi Hoa Kỳ chỉ trích cách Trung Quốc đối xử với ông Lưu Hiểu Ba, nhà hoạt động bị giam giữ được trao giải Nobel hòa bình.
Nhà hoạt động chính trị, người phải chịu mức án 11 năm tù vì tội lật đổ do kêu gọi dân chủ cho Trung Quốc, được chuyển tới bệnh viện sau khi bị chẩn đoán ung thư gan.
Vợ ông, bà Lưu Hà, bị quản chế tại gia, cho biết không còn kịp cứu chữa cho ông.
Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi Trung Quốc "trả tự do thực sự" cho hai vợ chồng.
"Chúng tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc thả ông Lưu và cho phép vợ ông, bà Lưu Hà không bị quản chế tại gia," phát ngôn viên Hoa Kỳ, bà Mary Beth Polley nói.
Một số chính trị gia Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc cho ông Lưu ra nước ngoài chữa bệnh. Ông Lưu Hiểu Ba là nhà bất đồng chính kiến, một trong những nhân vật chủ chốt trong đợt biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lục Khảng chỉ trích kêu gọi này: "Trung Quốc là quốc gia có luật pháp. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Tất cả các quốc gia khác nên tôn trọng sự độc lập về tư pháp và lãnh thổ của Trung Quốc, và không nên dùng những trường hợp cá nhân để can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc."
TQ đưa Lưu Hiểu Ba vào viện 'vì bị ung thư'
HRW: Luật tố giác 'trừng phạt tự do ngôn luận'
Ông Lưu được trao giải Nobel Hòa Bình vắng mặt năm 2010, với ủy ban trao giải gọi nhà bất đồng chính kiến là "biểu tượng xuất sắc nhất" về đấu tranh nhân quyền ở Trung Quốc
Ông không được phép ra nước ngoài để nhận giải và giải thưởng giành cho ông được đặt vào chiếc ghế trống trong buổi lễ. Chính quyền Trung Quốc, vốn coi ông là tội phạm, giận dữ trước giải thưởng này.
Sau đó, bà Lưu bị quản chế tại gia tuy chưa từng bị kết tội. Chính quyền Trung Quốc không giải thích vì sao bà bị cấm di chuyển.
Theo lời bạn bè kể lại, bà Lưu đã được phép thăm chồng, đang chữa trị tại bệnh viện ở phía Bắc tỉnh Liêu Ninh sau khi có chẩn đoán ung thư vào ngày 23/05, theo South China Morning Post dẫn lời luật sư Mạc Thiếu Bình.
Ông Lưu Hiểu Ba được thả một ngày sau đó và đang được chữa trị ở Thẩm Dương.
"Ông ấy không có kế hoạch gì đặc biệt. Ông ấy đang được trị bệnh," Luật sư Mạc nói với hãng tin AFP.
Tuy nhiên, xuất hiện trong video được chia sẻ trên mạng vào tuần này, bà Lưu vừa khóc vừa nói: "Họ không thể phẫu thuật, không thể hóa trị, không thể xạ trị được cho ông ấy."
Thông cáo từ chính quyền Liêu Ninh nói ông Lưu đã được thả để chữa bệnh và đang được tám chuyên gia ung bướu điều trị.
Ông Lưu còn ba năm trong tổng mức án 11 năm vì tội "kích động lật đổ" sau khi soạn ra Điều 8 - kêu gọi dân chủ đa đảng và tôn trọng nhân quyền ở Trung Quốc.
Tổ chức Ân xá Quốc tế nói ông đáng ra không nên chịu tù đày.
Tổ chức này thúc giục Trung Quốc đảm bảo "chăm sóc y tế, cho ông được gặp gia đình và ông cũng như tất cả những người bị bắt giữ do chỉ thực hiện các quyền của mình phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện".
Sau giải Nobel, quan hệ giữa Trung Quốc và Na Uy bị đóng băng và chỉ được bình thường hóa vào tháng 12/2016.