Đoạn Đường Chiến Binh

Hoài Kỷ Niệm

Mùa hè năm ấy, Thanh quyết định xuống thăm Anh. Lúc anh đóng quân ở Vĩnh Xương, Tịnh Biên, Tri Tôn… Thanh có lo âu nhưng không bằng lúc này…. Nỗi nhớ thương anh, niềm âu lo cho đời lính sống nay, chết mai làm Thanh buồn bã, héo hon.

Forget Me Not - Dalat


Nơi Lương đóng quân là xã Ba Chúc. Anh được đổi về đây để giúp một Đại đội Địa Phương Quân và Nghĩa Quân bảo vệ cho vùng biên giới phía tây Nam Việt. Phía bên kia đã mở những chiến dịch tấn công với mục đích chiếm những làng ven biên, làm bàn đạp tấn công những thành phố lớn ở miền Tây. Họ thả truyền đơn kêu gọi dân chúng đứng lên đạp đổ “ngụy quyền”, kêu gọi diệt “tề”, giết “điệp”. Bạn anh, Thái, một sĩ quan trẻ được chuyển từ một đơn vị tác chiến về đây làm Phân Chi Khu trưởng ở xã. Mới đây, Thái may mắn thoát chết trong một vụ gài thuốc nổ nơi quán cà phê anh thường đến uống cà phê và ăn sáng. Cả xã trùm trong màn không khí tĩnh lặng, lo âu… Ai cũng lo sợ không biết bao giờ chiến sự sẽ xảy ra. Từ lúc Lương chuyển về đây, Việt cộng chưa mở một đợt tấn công nào, ngay cả pháo kích… hoặc rải truyền đơn. Tình hình thật yên tĩnh, cái yên tĩnh đáng ngại. Bọn anh không biết Việt cộng đang tính gì đây?

Mùa hè năm ấy, Thanh quyết định xuống thăm Anh. Lúc anh đóng quân ở Vĩnh Xương, Tịnh Biên, Tri Tôn… Thanh có lo âu nhưng không bằng lúc này…. Nỗi nhớ thương anh, niềm âu lo cho đời lính sống nay, chết mai làm Thanh buồn bã, héo hon. Sáng chiều, hai buổi đến trường, vào lớp…vui với đám học trò nhỏ. Tối về, đối diện với đêm đen, với căn phòng vắng lặng trong một tỉnh lỵ đèo heo hút gíó của một buôn làng người thiểu số… càng làm Thanh thấy nhớ anh hơn. Niên học dài dằng dặc chấm dứt. Học trò được nghỉ hè. Các em bắt đầu lên rừng, lên rẫy giúp cha mẹ trồng trọt… Các giáo viên đã lần lượt về nhà, đi phép. Thanh cũng nôn nao cho lần nghỉ hè đặc biệt này. Nàng muốn cho anh một ngạc nhiên. Nôn nao sẽ gặp lại người thương làm Thanh choáng ngộp. “Thương anh quá anh ơi. Em sẽ đến thăm anh vào hè này…” Nỗi vui làm má Thanh ửng hồng, mắt nàng ngời sáng tin yêu... Nàng vui vẻ hát vang những bài tình ca, những bài hát dành cho lính… Thanh đi phố mua sắm, chuẩn bị những đồ vật mang theo cho chàng, và cho mình. Lương rất thích đọc sách. Nàng lựa mấy cuốn truyện dài, vài cuốn truyện dịch, mua cho chàng vài xấp giấy viết thơ. Tội nghiệp nhiều khi không có giấy viết thơ, chàng phải viết vào bao thuốc lá nữa kìa. Nàng còn mua thêm mứt dâu và khoai dẻo là hai món người yêu hảo nhất. Nàng cũng không quên mua cho bé Nhàn, cô em gái của chàng hai hộp mứt mận… Mang một vài cái áo thun, vài chiếc quần jean… một ít đồ dùng cá nhân, xếp vào chiếc sắc Air Việt Nam. Vậy là nàng có thể thong dong mua vé đi thăm chàng.

Chuyến xe đò Đà Lạt – Sài Gòn đưa Thanh đến bến xe Sài Gòn khoảng hơn mười hai giờ trưa. Nàng thuê taxi chạy ngay ra Xa Cảng Miền Tây. Không phải đợi lâu, nàng có ngay vé đi Châu Đốc. Xe khởi hành, chạy theo hướng Quốc lộ Số Bốn. Thành phố dần dần lùi lại phiá sau… Sung sướng quá! Thanh được hít thở không khí trong lành cuả đồng quê êm ả. Nàng đưa mắt dõi theo những cánh đồng mênh mông xanh ngát… Xe qua bắc Cần Thơ, dòng Cửu Long êm đềm, chảy hiền hòa uốn lượn qua những làng mạc, ruộng vườn, phố xá… Thanh chợt thấy quê hương mình sao xinh đẹp quá! Mải mê ngắm cảnh đẹp bao quanh, đoạn đường mấy trăm cây số qua nhanh hơn nàng tưởng. Đến Châu Đốc thành phố đã lên đèn… Đi xe lôi về nhà bé Nhàn, cô em nhỏ của chàng đang trọ học tại Châu Đốc. Gặp nhau, con bé vui mừng ôm chặt lấy Thanh:

- Chị vào thăm chắc anh ba mừng lắm. Anh sẽ ngạc nhiên đến điên luôn…

Thanh nói đùa:

- Thôi, chị không muốn anh ba em điên đâu!

Nhàn cười dòn dã, má lúm đồng tiền hằn sâu duyên dáng.

Nhàn là em út của Lương. Em mới sinh ra đã mồ côi mẹ. Mẹ Lương mất bởi vì sinh khó. Vài năm sau, em lại mất thêm người cha. Em được dì Năm nuôi ăn học ở Kinh Sáng, Tân Châu. Bước vào cấp hai, dì gởi ra Châu Đốc trọ học. Nhàn mới mười lăm tuổi, trắng trẻo, dễ thương. Mỗi lúc cô bé cười, lộ hai núm đồng tiền thật xinh xắn, anh ba hay chọc bé “nụ cười đáng đồng tiền, bát gạo…” Ngoan ngoãn, dễ thương và rất hiền… Nhàn được anh ba Lương thương nhất nhà. Bé còn được anh tin tưởng, kể lể mọi chuyện vui buồn. Em còn là gạch nối thương yêu giữa anh, và nàng. Mỗi lúc giận hờn anh, em luôn là người đứng ra hòa giải… Lý ra, em đã về quê nghỉ hè nhưng biết Thanh đi thăm anh ba, Nhàn ở lại chờ để cùng đi.

Chuyến đi dài từ sáng đến chiều khiến Thanh khá mệt. Nhàn hối chị đi tắm rửa. Cô bé vào bếp nấu cho nàng một tô mì gói, bỏ thêm một chút hành ngò là nàng đã có một tô mì thật hấp dẫn, ngon lành… Ăn xong hai chị em lấy ghế ra lan can ngồi hóng mát.

Ngôi nhà Nhàn đang ở thuộc làng thương phế binh. Nhà được xây trên một đầm đã cạn nước. Nhìn xa xa là một cánh đồng lúa mênh mông. Ánh trăng non nhợt nhạt buồn hoang vắng. Tiếng đại bác vọng về từ đâu đó… như nhắc nhở rằng chiến tranh đang hiện diện. Hai chị em nắm chặt tay nhau cùng yên lặng… Yên lặng kéo dài cho đến khi đàn muỗi đói đánh hơi người vo ve bay đến muốn oanh tạc bọn nàng, Thanh và Nhàn mới chịu vào nhà.

Nằm trên chiếc phản cứng, lăn qua, trở lại … Thanh không tài nào nhắm mắt. Buổi tối nơi đây trời thật nóng, chiếc quát trần bay vù vù, cái âm thanh dễ ghét càng làm nàng khó ngủ. Mãi đến gần sáng nàng mới thiếp đi trong giấc ngủ mệt mỏi.

Nàng choàng tỉnh giấc. Nắng đã lên khá cao. Bé Nhàn đã dậy trước, đang đun nước pha cà phê cho nàng. Qua anh ba, cô bé biết Thanh rất ghiền cà phê. Xa nhà, sống ở tỉnh lỵ buồn, sáng sáng nàng đã tự thưởng cho mình một ly cà phê sữa nóng… rồi ghiền lúc nào cũng không hay…

Thanh bưng ly cà phê ra lan can ngồi. Cảnh vật ban mai trông thật sinh động. Cánh đồng lúa bao la trước mắt, lúa dập dờn, gợn sóng… Lúa xanh ngút ngàn chạy mãi đến tận chân trời. Một vài chú chim mía bay là đà trên đám lúa. Mặt trời từ từ lên, sáng soi vạn vật… Đứng ngắm cảnh ban mai, nhìn một ngày mới bắt đầu, Thanh cảm thấy yêu thật nhiều cảnh thanh bình trước mắt. Ước mơ chiến tranh đừng hiện diện, đừng xóa đi màu xanh xinh tươi vô vàn của thiên nhiên bao quanh nàng.

Tiếng Nhàn gọi kéo Thanh về thực tại. Cô bé dục nàng đi ăn sáng. Đi bộ tà tà ra con phố nhỏ, cách nhà không xa, cô bé giới thiệu với nàng hàng bán xôi buổi sáng. Nhàn khoe với nàng: “Bác Bảy bán xôi nấu ngon nhất trên đời đó chị. Em chưa thấy ai nấu xôi ngon như bác ấy.” Bác Bảy là người Bắc di cư. Bác chuyên nấu đủ loại xôi: nào là xôi vò, xôi gấc, xôi đậu xanh, xôi lạp xưởng, xôi đậu phụng với dừa non cắt sợi… Bà chủ và đứa cháu phụ việc làm việc luôn tay. Người ăn tại chỗ, kẻ mua mang về. Nhàn chọn xôi đậu phụng. Thanh lại thích món xôi bắp. Mùi gạo nếp thơm thơm quyện lẫn vị bùi của đậu xanh, đậu phụng rang… cùng cái béo của hành chấy... Chao ơi! Ngon nhất trên đời. Cô bé Nhàn quả không nói ngoa. Thanh vừa ăn vừa ngẫm nghĩ, thầm phục người xưa đã biết nấu một món ăn với sự kết hợp tài tình những vật liệu đến vậy… Ăn sáng xong, lật bật cũng đã hơn chín giờ. Hai chị em vội vã về để kịp đón xe đi Ba Chúc. Hai cô cũng không quên mua một gói xôi bắp cho Lương, loại xôi mà chàng thích nhất.

Chuyến xe đò Châu Đốc đi Ba Chúc đông nghẹt người. Vì đến sớm nên hai chị em chọn được chỗ ngồi sau lưng bác tài. Thanh dành ngồi sát cửa sổ để ngắm cảnh. Xe từ từ ra khỏi thành phố. Nhà cửa thưa dần… Vườn tược, ruộng đồng trải dài trước mặt. Xe chạy bon bon trên đường tráng nhựa khoảng một giờ đồng hồ, rồi tiến dần vào vùng núi. Nhà cửa ở đây đa số lợp tranh, đất đai khô cằn không giống những vùng đất phì nhiêu màu mỡ như chặng đường nàng vừa đi qua. Xe chậm chạp bò qua con đường nhỏ, nhiều ổ gà, dễ chừng đã lâu không trải lại nhựa đường… Mặc kệ cho xe chật chội đông người… mặc kệ mùi mồ hôi khét nắng của những hành khách làm ngộp cả xe. Mặc cho con đường dằn xóc,Thanh nhắm mắt lim dim tưởng đến giây phút gặp lại Lương, giây phút hội ngộ với người yêu. Nàng thiếp dần vào giấc ngủ…

Nàng choàng tỉnh giấc, khi Nhàn vỗ nhẹ vào vai đánh thức. Xe từ từ ngừng ngay trước trụ sở xã Ba Chúc. Mang hành lý xuống xe, Thanh hồi hộp theo Nhàn vào hỏi thăm nơi Lương đóng quân. Một nhân viên văn phòng hướng dẫn hai chị em ra phía sau xã. Một dãy nhà lợp tôn dựng tạm làm nơi trú ngụ của chàng. Lương lặng người xúc động khi được em gái và người yêu đến thăm. Sau phút yên lặng, chàng chợt ôm chặt lấy nàng giơ lên cao rồi quay vòng vòng cười hạnh phúc quên cả em gái và bạn bè đang cười lớn phụ họa. Nàng chóng mặt la hoảng lên “Thả em xuống. Thả em xuống.” Lương cười: “Cho đáng tội xuống mà không báo tin trước”

Giây phút đoàn viên đã qua. Đem hành lý của Thanh và Nhàn vào phòng mình, Lương ra giếng múc nước đổ vào lu, hối hai chị em đi tắm cho sạch bụi đường rồi đích thân vào bếp nấu cơm, làm thức ăn, sau khi đã nhâm nhi hết gói xôi tình nghĩa. Thanh và Nhàn tắm táp xong xuống bếp xin làm phụ bếp nhưng Lương không chịu, Anh ra lịnh:

- Anh đã sắp xếp chỗ nghỉ ngơi. Hai em đi ngủ cho khỏe, nấu nướng xong anh sẽ đánh thức.

Nàng thương anh quá. Cả năm trời không gặp. Bịn rịn, nàng chỉ muốn ở bên cạnh anh, nhưng Lương nhất định không cho.

Đặt mình xuống giường, tay vòng ra sau ót,Thanh đưa mắt quan sát căn phòng nhỏ của chàng. Căn phòng thật đơn sơ, có một chiếc tủ nhỏ, hai chiếc giường cá nhân. Trên vách tường có treo một chiếc đàn ghi ta, một cái ba lô. Sát tường là một chiếc hầm lộ thiên được đắp bằng bao cát. Căn phòng không có trần, nóng hừng hực… Chiếc quạt để cuối góc phòng quay qua quay lại liên tục vẫn không làm dịu nỗi cái nóng dễ sợ của buổi chiều mùa hè nơi đây. Thật khó ngủ, Thanh chỗi dậy, tò mò ngắm chiếc ba lô mà nàng biết là của Lương. Tạm tha thứ cho mình vì quá quan tâm đến chàng. Thanh mở ba lô ra xem. Ngoài một số đồ dùng cá nhân, Thanh còn thấy một phong bì thật lớn. Ai ngờ trong đó chứa toàn thơ Thanh gởi cho chàng. Thơ được rọc cẩn thận, ngoài bì thư được chàng nắn nót ghi ngày tháng nhận thư. Thanh thật xúc động, cảm nhận được tình cảm Lương dành cho, lòng nàng nao nao, cảm giác buồn vui lẫn lộn… Rón rén trở ra nhà sau, nàng thấy Lương đang chăm chú nhặt mớ rau diếp, vừa làm vừa khe khẽ huýt sáo. Nàng choàng tay qua eo Lương ôm chặt, đầu âu yếm tựa vào bờ lưng rắn chắc của chàng, nghe thương yêu lan rộng…

Bữa cơm chiều được Lương chuẩn bị thật chu đáo với sự phụ giúp của chuẩn úy Lợi. Thanh thật thán phục tài nấu bếp khéo léo của Lương. Món gà kho gừng, măng tươi nấu cá lóc, mực xào hành. Cá lóc được vớt ra quấn với bánh tráng. Chàng cũng không quên mua vài chai bia lai rai cho buổi gặp mặt.

Thái đến vừa đúng lúc bữa cơm bắt đầu. Ba chàng cùng cụng ly với nhau. Trong lúc chén tạc chén thù vẫn không quên cảnh giác: “Đừng nhậu say nghe. Kẻo đêm nay chúng bò về thì mệt.” Buổi tiệc diễn ra thật vui vẻ. Phần vì đói, phần vì thức ăn ngon, Thanh, Nhàn ăn thật ngon lành, không ngừng xuýt xoa khen tài của hai anh lính. Các anh vừa giỏi đánh giặc, vừa giỏi nội trợ... Trước khi đi về, Thiếu úy Thái giao cho Lương chiếc chìa khóa xe Honda dặn dò “Mày phải chăm sóc Thanh và Nhàn chu đáo. Ngày mai đưa hai cô đi thăm thị xã Ba Chúc nghe.”

Tiễn Thái ra về. Lương đề nghị chở hai cô đi một vòng thăm viếng Ba Chúc lúc hoàng hôn. Nhàn viện cớ còn buồn ngủ, từ chối không đi theo. Lương lấy xe chở Thanh ra ven biên xã, nơi lính của anh đóng chốt tại đó. Anh dặn dò thuộc cấp rồi lái xe đưa nàng đi hóng mát. Ngừng xe ở dưới chân đồi, hai người nắm tay thong thả đi lên. Đồi ở đây cây cối thưa thớt, cây mọc lúp xúp…Thanh ngạc nhiên vô cùng khi thấy cơ man mãng cầu ta, trái còn xanh, chi chít trên cành… Rải rác trên đồi còn có những tảng đá lớn nhỏ, xếp chồng lên nhau. Chọn một phiến đá tương đối bằng phẳng, Lương kéo Thanh ngồi xuống, vòng tay âu yếm ôm bờ vai nàng thì thầm:

- Cám ơn em đã đến thăm anh. Em đã cho anh món quà lớn nhất trong cuộc đời làm lính của anh. Kéo sát nàng vào lòng, anh nhẹ nhàng trách. Sao không báo trước để anh ra Châu Đốc đón em, để anh chuẩn bị tươm tất hơn chứ?

- Em và Nhàn muốn cho anh ngạc nhiên. Được gặp anh, chỉ cần nhìn thấy anh là em đã vui rồi, em đâu đòi hỏi gì hơn.

- Anh cũng vậy. Nhớ em muốn chết! Giọng anh chợt nhỏ xuống, ngọt ngào. Anh chỉ muốn lên thưa với Ba, Mẹ đón em về với anh, để sau những lúc hành quân trở về, có em bên cạnh, gần gũi anh, thương yêu lo lắng cho anh. Nhưng đời lính, rày đây mai đó, anh không dám làm khổ em.

Giọng anh chùng xuống ngậm ngùi. Thanh chợt thấy thương chàng nhiều hơn. Nàng buồn muốn khóc. Người lính tác chiến như chàng, có bao giờ được thảnh thơi, làm gì được thong thả khi quân thù đang quậy phá khắp nơi. Yêu lính, bọn nàng phải chịu sự nhớ thương, xa cách. Những giây phút trùng phùng thật ngắn ngủi, rồi phải chia tay… Sao yêu thương mà phải gặp nhiều chia cách đến vậy!? - Em biết không? Qua khỏi ngọn núi, qua cánh đồng lúa xanh kia là biên giới Miên. Mốc ranh chỉ là những cây cọc phân chia ranh giới hai nước. Thỉnh thoảng vẫn có những thành phần xấu bên đó tràn sang, cướp bóc quấy phá. Vì vậy bọn anh không những phải lo đối phó với Việt cộng mà còn phải bảo vệ vùng biên giới này nữa.

Thanh nắm chặt tay anh, cảm thông cho những trăn trở… lo âu của chàng và chợt thấy yêu những người lính nhiều hơn. Họ phải đối đầu với biết bao hiểm nguy, cam go trong nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ mảnh đất thân yêu này.

Mặt trời từ từ xuống thấp… Gió từ biên giới thổi về mát rượi. Hai đứa ngồi bên nhau nhìn buổi chiều đi xuống… Ánh sáng cuối ngày chiếu từng mảng màu vàng, màu da cam, sáng cả dãy núi xa xa bên kia nước bạn. Họ cảm thấy thật yên bình với thiên nhiên bao quanh. Họ thương yêu, trân quý những giờ phút bên nhau. Họ cố níu kéo những giây phút cận kề. Ôm chặt người yêu trong vòng tay, Lương cầu xin cho họ được yêu nhau đời đời, mãi mãi… Trong vòng tay thương yêu của Lương, giữa thiên nhiên êm đềm đó, nàng vẩn vơ mong ước… Ước gì níu được thời gian lại? Thanh mong sẽ giữ được mãi những giây phút này đây, được ngồi mãi bên anh như thế này… trong thương yêu ngút ngàn của người yêu dấu. Họ ngồi bên nhau cho đến khi trăng lên cao, sương bắt đầu xuống lạnh mới trở về. Đưa Thanh về đến trụ sở, Lương phải đến chỗ đóng quân… Đêm đó, nàng không tài nào ngủ được, chỉ có bé Nhàn thật vô tư, bình yên trong giấc mộng.

o O o

Buổi sáng, Lương trở về thật sớm. Bọn Thanh được Thiếu úy Thái đãi ăn sáng với món hủ tiếu Nam Vang đặc biệt. Những cọng hủ tiếu trắng trong vừa dẻo vừa dai, những con tôm thẻ đỏ hồng, vài lát xá xíu thái mỏng, vài miếng sườn non, điểm lấm tấm những miếng tóp mỡ chiên vàng, vài ba cọng hẹ… Thanh không ngờ ở vùng biên hẻo lánh này mà lại có một quán ăn ngon đến vậy. Sau lúc ăn sáng, chàng vẫn không quên mang mấy miếng sườn non về cho chú chó nhỏ mà anh lượm được trên đường hành quân.

Chú chó con bé tí xíu, tròn ủm… dễ thương ơi là dễ thương! Cậu ta có cái tên rất chi là ngoại quốc: “Basto”. Cũng có thể tại chàng ghiền thuốc lá nên đặt tên cho chú chó cái tên nặng mùi thuốc lá ấy chăng?

Bắt đầu cho chuyến viếng thăm đặc biệt của bọn Thanh. Chàng hướng dẫn viên tài tử lấy xe chở hai nàng đi thăm một vòng quanh xã. Ba Chúc là một xã nhỏ khá trù phú, nhà cửa khang trang. Đa số, nhà xây tựa vào những vách đá, có nhiều rừng núi bao quanh chưa được khai phá. Chim chóc tự do bay nhảy chuyền cành. Cây cối xanh tươi, thật nhiều mẵng cầu ta mọc rải rác ở đồi, trên núi, trái thật nhiều… Dân chúng đa phần theo đạo Phật. Chùa chiền kiến trúc theo lối Campuchia, Thái Lan… Những ngôi chùa ở đây có tháp nhọn, cao, sơn son thiếp vàng trông rất xinh đẹp và tôn nghiêm. Lương đưa Thanh và Nhàn đến Chùa lễ Phật, đồng thời chiêm ngưỡng những bức tượng Phật bằng gỗ được khắc, chạm rất công phu… Quỳ ngay chính điện, nàng cầu xin Phật Tổ gia hộ cho gia đình mạnh khỏe, quê hương sớm thanh bình, cho mọi người sống yên vui,hạnh phúc… và… cho Lương của nàng mãi mãi bình yên trong cuộc chiến.

o O o

“Cắc bụp”, “Cắc bụp”. Những tiếng súng nổ vang làm Thanh choàng tỉnh giấc. Lay nhẹ bờ vai Nhàn, nàng hối hả gọi:

- Nhàn ơi! Em có nghe gì không?

Nhàn tỉnh hẳn người:

- Có lẽ VC đang tấn công chị ạ…

Hai chị em nhảy lẹ xuống giường, không quên ẵm chú Basto, chạy đến chiếc hầm được đắp bằng bao cá

t. Trước khi đến với đơn vị, Lương đã dặn dò hai chị em:

- Nếu có chuyện gì xảy ra, hai em nhớ ẩn trốn vào hầm. Đừng bao giờ chạy ra ngoài, nguy hiểm lắm.

Trong hầm, hai chị em run sợ, lo lắng cho Lương và các đồng đội có lẽ đang đụng địch ngoài kia. Súng nổ thật gần, hàng loạt liên thanh vang dội, hòa lẫn tiếng cắc bụp… Thanh thấy thương cho cái xã nhỏ bé, hiền hòa này, dân chúng phải sống thắc thỏm, lo âu từng đêm. Chiến tranh đến, gieo giắc bao tang thương cho muôn người. Trong đêm tối, Thanh chỉ biết âm thầm cầu nguyện. Cầu xin cho mọi người được an bình. Tiếng súng rền vang không lâu rồi ngưng tiếng. “Cảm ơn Trời! Có lẽ tình hình đã êm dịu”. Dựa đầu vào vai nàng, Nhàn nhắm mắt thiu thiu ngủ. Chú chó nhỏ tội nghiệp cũng nằm khoanh tròn bên cạnh Nhàn, lim dim đôi mắt. Nàng duỗi chân, kê đầu Nhàn vào lòng mình, rồi cũng nhắm mắt lại nhưng không ngủ được. Ngoài kia, các chiến sĩ, các đồng đội của chàng đang ghì chặt tay súng bảo vệ cho nàng, bảo vệ những người dân, đem lại bình yên cho thôn xóm, mang yên vui cho muôn nhà.

Thời gian qua khá lâu. Đang lo lắng trông chờ tin Lương thì nàng ghe tiếng gõ cửa dồn dập.

- Mở cửa đi em! Mở cửa đi em!

Cửa vừa mở là Lương đã phóng ngay vào ôm chầm lấy Thanh, rồi quay qua ôm bé Nhàn.

- Hai em có sợ không?

- Có chuyện gì vậy anh? Các anh thế nào rồi? Có ai bị gì không? Hai cô dồn dập hỏi.

- Đụng trận nhỏ thôi mà. Yên tâm đi. Có các anh, chúng chả làm được gì đâu?

Thanh rơm rớm nước mắt:

- Nhưng em lo cho anh lắm.

Lương mỉm cười:

- Mạng anh lớn lắm. Không việc gì đâu mà em lo. Cọp mà em! Dễ gì sứt móng.

Lương dặn dò cho hai cô yên tâm, rồi quày quả trở ra đi. Hai cô lên giường ngủ tiếp. Giấc ngủ thật say đến với Thanh sau đó.

o O o

Thanh thức dậy thật trễ. Mặt trời đã lên khá cao. Lương trở về từ chỗ đóng quân, nét mặt tươi tỉnh, nụ cười tươi vẫn giữ trên môi. Thái và chàng lại dẫn hai nàng ra quán ăn sáng. Dân chúng vẫn sinh hoạt bình thường. Chợ búa vẫn tấp nập người mua, kẻ bán…. dường như mọi người cố quên đi những gì xảy ra tối trước. Lương vui vẻ vấn an hai cô gái:

- Tối qua, hai em sợ lắm phải không? Yên tâm đi. VC không thể nào chọc thủng vòng đai sắt của bọn anh để vào được nơi đây đâu.

Mặc Lương nói, nhìn ánh mắt của Thái và Lương, nàng biết nơi đây không an toàn như hai người nói. Quả thật sau khi Thái chào tụi nàng ra đi, chàng đề nghị với Thanh:

- Chút nữa, chờ chuyến xe đò giấc trưa đến. Hai em phải trở ra Châu Đốc

Nhàn giảy nãy không chịu. Riêng Thanh, nàng giữ thái độ thật yên lặng. Một nỗi buồn sâu xa chợt đến với nàng. Nàng hiểu nguyên nhân Lương bắt bọn nàng phải về sớm.

Chàng dỗ dành:

- Mai mốt tình hình yên ổn trở lại, hai em lại vào thăm anh lâu hơn.

Thanh thầm nghĩ: “Biết đến bao giờ em lại đến với anh đây?” Nàng hiểu khi chàng quyết định là không thể lay chuyển. Nếu nàng vào đây một mình, nàng nhất định đòi ở lại, mặc kệ yên ổn hay gặp địch, nhất định xin chàng cho mình cùng chia sẻ những gian nguy anh đang đối mặt… Nhưng ở đây, còn có Nhàn đi cùng.

Cô bé Nhàn cứ tiếp tục nằn nì:

- Cho em ở thêm một ngày nữa đi anh.

- Đã nói là không được mà!

Nàng chợt thấy tủi thân. Nàng có cảm tưởng như Lương đang nói với chính nàng là không muốn nàng ở lại thêm giây phút nào nữa.

Buổi trưa hôm ấy Thanh và Nhàn lên chuyến xe đò trưa, cũng là chuyến cuối cùng trong ngày rời khỏi Ba Chúc. Nàng nước mắt rưng rưng trong vòng ôm xiết chặt của chàng. Giã từ anh! Giã từ người yêu dấu!...

Bé Nhàn trước khi lên xe níu lấy anh ba đấm thùm thụp vào lưng:

- Ghét anh ba lắm, hổng thèm vào thăm nữa đâu!

Chiếc xe đò lăn bánh, cùng lúc từ máy phát thanh trong xe giọng ca của Giao Linh vang lên buồn bã “Xin vẫy tay, vẫy tay chào nhau một lần đầu và… một lần cuối…” Nàng quay lại nhìn. Chàng vẫn đứng yên một chỗ, dõi mắt nhìn theo, dáng cao gầy lênh khênh, cô độc. Sao dưng Thanh chợt buồn da diết! Một linh tính không hay lảng vảng trong Thanh “Có bao giờ xa nhau lần này mình sẽ không gặp lại chàng?” Xua đuổi ý nghĩ vẫn vơ Thanh nhoài người ra cửa sổ nói vọng lại:

- Em sẽ về thăm lại một ngày gần đây.

Thẩn thờ buông mình xuống ghế, nàng thầm thì như đang nói với người yêu: Tạm biệt anh. Tạm biệt người yêu dấu!

o O o

Trở về lại Phố Núi, tiếp tục những ngày hè dang dở. Thanh xung phong vào Đoàn Thanh Niên Thiện Chí, làm những công tác thiện nguyện. Nàng thường đi đến những vùng xa thành phố dạy học, phụ các anh trong đoàn công tác, cùng bện tranh, bện tre cất nhà hoặc đi thăm thương bệnh binh… Thanh thấy vui vì đã góp một phần nho nhỏ của mình giúp những người khốn khổ hơn... Riêng Lương, anh hứa về thăm nàng khi tình hình biên giới tạm ổn nhưng những khó khăn càng ngày càng chồng chất. Phía bên kia tiếp tục gia tăng khủng bố, phá hoại. Trong một lá thư viết gởi nàng, anh cho biết. Nơi quán hủ tiếu hôm nào bọn Thanh ăn sáng, VC đã đặt chất nổ. Rất may, hôm đó chàng rời quán sớm hơn thường lệ nên thoát nạn. Chiến tranh bao trùm khắp nơi. Tình hình chiến sự càng ngày càng sôi động.

Tháng ba năm bảy lăm, Ban Mê Thuột lọt vào tay Cộng quân. Cuối tháng ba miền Trung di tản, dân chúng Đà Lạt cũng lục tục ra đi. Thanh cùng gia đình di tản xuống Phan Rang, cố tìm cách theo đường biển vào Vũng Tàu nhưng không thể nào lên được những chiếc thuyền thúng nhỏ xíu, chồng chành để ra biển. Ở lại Phan Rang thêm vài ngày tìm cách ra đi cũng không xong. Thanh và gia đình đành phải về Đà Lạt. Phố xá vắng tanh, thành phố Đà lạt yên lặng đến rợn người… Mồng một tháng tư, Đà Lạt rơi vào tay Cộng sản. Có tin đồn người ta sẽ cắt đất. Từ Sài Gòn vào Nam sẽ do Việt Nam Cộng Hoà làm chủ. Từ Sàigòn trở ra Trung sẽ do Việt cộng nắm. Thanh gục đầu buồn bã:

Có lẽ nào Sài Gòn lại là một con sông Bến Hải, một cầu Hiền Lương chia cắt đất nước thêm một lần nữa đây? Lương ơi, Anh đang ở đâu? Làm thế nào để gặp lại nhau anh hả??

Thế rồi chỉ một tháng sau đó, trên làn sóng điện của Đài phát thanh Sài Gòn chuyển đi lời tuyên bố đầu hàng của Ông DVM, vị Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Miền Nam Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay Cộng sản!

o O o

Thanh đặt một bó hoa hồng, loài hoa mà Lương yêu thích nhất, lên trên một phiến đá. Nơi này năm ngoái nàng và Lương ngồi sát bên nhau, tay trong tay, vẽ vời một tương lai tươi sáng. Gió từ biên giới phía Tây lồng lộng thổi về. Mặt trời cũng đang chiếu dọi những tia sáng cuối ngày buồn bã. Ôm khối đá vô tri Thanh gục đầu nức nở.

Lương ơi! Giờ Anh ở nơi đâu? Anh còn sống hay đã chết? Em đã về với anh nhưng em nào thấy anh đâu? Một bìa rừng? Một con suối nào đang nâng đỡ thân anh? Xác thân anh đã về với đất… Còn hồn anh vất vưởng nơi nào? Anh có trông thấy em không hở anh? Không! Nhất định em không thể nào tin được! Anh đã vĩnh viễn bỏ em, bỏ Nhàn ra đi. Anh yêu chúng em lắm mà! Anh bảo, anh đẹp trai tốt tướng. Anh bảo, anh mắt lớn, tai dày. Anh sẽ sống thọ. Cớ sao anh không giữ lời anh hứa? Anh hứa sẽ thương yêu em đời đời. Chúng mình sẽ vĩnh viễn không lìa xa… Giờ, chỉ mình em ngồi đây. Xót xa! Đau đớn! Làm sao lấp đầy nỗi trống vắng thiếu anh đây? Sao anh lại ra đi quá sớm? Hai mươi mấy tuổi đời. Bốn năm năm lăn lội trong rừng sâu. Ngày đêm miệt mài hành quân không nghỉ. Anh có được bao nhiêu ngày được thong dong vui sống cho bản thân mình, cho người yêu dấu đâu anh? Em ghét anh đã đuổi em về trong mùa hè trước. Em giận anh đã không cho em được dịp gần anh lâu hơn tí nữa. Đời lính rày đây mai đó. Thương anh bao nhiêu năm, mình có bao nhiêu lần gặp gỡ? Sao em không biết quý những giây phút bên nhau, để bây giờ không còn cơ hội, em lại đau lòng tiếc nuối?

Thanh đã tìm về Ba Chúc một năm sau ngày Miền Nam Việt Nam lọt vào tay Cộng sản. Tài, một người lính của Lương sau gần cả tháng ở trong tù được thả ra (vì Cộng Sản điều tra ra anh chỉ là một binh nhì) kể cho Thanh nghe: “Sau lời tuyên bố đầu hàng của DVM, Lương và đồng đội cũng phải buông vũ khí. Cùng chung số phận với biết bao nhiêu ngàn Quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, anh bị bắt vào trại tù “cải tạo”. Những lán trại được làm vội vàng với công sức của tù nhân. Hàng rào kẽm gai bao quanh, lưới B/40 cũng được trưng dụng để ngăn chận tù nhân vượt ngục. Đói khát, khổ cực không bằng những dằn vặt xâu xé tâm hồn. Những bài học chính trị với những luận điệu chửi rủa, vu khống ngày đêm như quất vào người tù bằng những lằn roi đau đớn.

Lương và vài bạn tù quyết định vượt ngục. Buổi tối trước lúc đi Lương dặn dò Tài “Ngày mai, trước giờ lao động, nếu mày thấy giường của tao vẫn để nguyên, mùng vẫn còn buông, không xếp dọn là tao đã đi rồi.”

Đêm đó thật yên tĩnh, tuy không tháp tùng nhưng Tài vẫn không ngủ được. Lo sợ những gì không may sẽ đến với bạn mình vì Tài biết những tên công an coi tù canh gác rất kỹ lưỡng. Tài nghĩ thời gian vượt ngục quá gấp. Thật khó khăn khi nắm vững giờ giấc đổi ca hoặc những thói quen của từng tên công an… để có thể thành công trong khi vượt ngục. Lương thì nghĩ khác, chàng cho biết vì thời gian quá mới nên nhân sự còn ít, họ không đủ người để coi hết nhóm tù nhân ở đây, chỉ cần vượt qua khỏi hàng rào bao quanh trại là có thể thoát. Sát lán trại là rừng. Ở đây là địa bàn hoạt động của chàng. Chàng biết từng ngõ ngách nơi này, có thể len lỏi đến nhà dân rất dễ dàng. Từ đó, chàng có thể vượt thoát qua biên giới. Suy nghĩ của Lương cũng có lý nhưng không hiểu sao Tài vẫn thấy bất an… Gần sáng, thiếp đi trong giấc ngủ, Tài chợt bừng tỉnh giấc khi nghe tiếng người chạy rầm rập, tiếng đuổi, tiếng quát tháo… Trong không gian yên tĩnh của một đêm sắp dần qua, anh nghe rõ tiếng hét lớn: “Đứng lại. Đứng lại” Rồi từng loạt súng liên thanh vang lên.

Lúc ấy tất cả tù nhân đồng loạt ngồi dậy. Nhiều người không biết chuyện gì xảy ra… Riêng Tài chỉ biết cầu nguyện, cầu nguyện cho Lương và các bạn vượt thoát được. Khoảng một giờ sau đó, bọn cán bộ kéo nhau vào lán trại, bắt đầu lục lọi tìm kiếm, khám xét tất cả vật dụng của các tù nhân… Riêng đồ dùng cá nhân của nhóm Lương họ mang đi hết. Buổi sáng hôm đó, trong giờ trình diện. Cán bộ quản giáo VC thông báo là "bọn phản động" tìm cách vượt ngục đã bị bắn chết. Mọi người đều không thấy xác mang về nên các anh em tù nhân vẫn bán tín, bán nghi. Có thể bọn họ đã bắn chết các anh rồi vùi dập đâu đó, hoặc các anh đã may mắn cao chạy xa bay…

Thời gian sau, Tài được thả ra. Tìm đến nhà những người thân quen, không ai biết tin gì về nhóm người vượt ngục, mà dù có biết chưa chắc họ đã nói nên anh vẫn hy vọng Lương có thể còn sống… Riêng gia đình Lương đã cho người tìm, dọ hỏi những nơi chàng quen biết nhưng vẫn bặt vô âm tín…

Lương ơi. Bây giờ anh đang ở nơi đâu? Anh đã gục ngã trước họng súng của bọn săn đuổi anh. Thân xác anh bị vùi dập đâu đó trong hóc núi, trong rừng sâu, …? Hay anh đang nép mình đâu đó trong một bìa rừng, một con suối? Dù anh đã chết hay còn sống? Anh mãi mãi ở trong em, trong sâu thẳm hồn em… Anh vẫn là người yêu muôn đời, duy nhất, Lương ơi… Mỗi năm, vào dịp hè về, em sẽ trở lại đây thăm anh để gởi đến anh những nụ hồng thương yêu, mang cả tình yêu em dành cho anh… người lính oai hùng mà em đời đời thương nhớ….

(Viết cho Yên đó.)

Biên Hùng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hoài Kỷ Niệm

Mùa hè năm ấy, Thanh quyết định xuống thăm Anh. Lúc anh đóng quân ở Vĩnh Xương, Tịnh Biên, Tri Tôn… Thanh có lo âu nhưng không bằng lúc này…. Nỗi nhớ thương anh, niềm âu lo cho đời lính sống nay, chết mai làm Thanh buồn bã, héo hon.

Forget Me Not - Dalat


Nơi Lương đóng quân là xã Ba Chúc. Anh được đổi về đây để giúp một Đại đội Địa Phương Quân và Nghĩa Quân bảo vệ cho vùng biên giới phía tây Nam Việt. Phía bên kia đã mở những chiến dịch tấn công với mục đích chiếm những làng ven biên, làm bàn đạp tấn công những thành phố lớn ở miền Tây. Họ thả truyền đơn kêu gọi dân chúng đứng lên đạp đổ “ngụy quyền”, kêu gọi diệt “tề”, giết “điệp”. Bạn anh, Thái, một sĩ quan trẻ được chuyển từ một đơn vị tác chiến về đây làm Phân Chi Khu trưởng ở xã. Mới đây, Thái may mắn thoát chết trong một vụ gài thuốc nổ nơi quán cà phê anh thường đến uống cà phê và ăn sáng. Cả xã trùm trong màn không khí tĩnh lặng, lo âu… Ai cũng lo sợ không biết bao giờ chiến sự sẽ xảy ra. Từ lúc Lương chuyển về đây, Việt cộng chưa mở một đợt tấn công nào, ngay cả pháo kích… hoặc rải truyền đơn. Tình hình thật yên tĩnh, cái yên tĩnh đáng ngại. Bọn anh không biết Việt cộng đang tính gì đây?

Mùa hè năm ấy, Thanh quyết định xuống thăm Anh. Lúc anh đóng quân ở Vĩnh Xương, Tịnh Biên, Tri Tôn… Thanh có lo âu nhưng không bằng lúc này…. Nỗi nhớ thương anh, niềm âu lo cho đời lính sống nay, chết mai làm Thanh buồn bã, héo hon. Sáng chiều, hai buổi đến trường, vào lớp…vui với đám học trò nhỏ. Tối về, đối diện với đêm đen, với căn phòng vắng lặng trong một tỉnh lỵ đèo heo hút gíó của một buôn làng người thiểu số… càng làm Thanh thấy nhớ anh hơn. Niên học dài dằng dặc chấm dứt. Học trò được nghỉ hè. Các em bắt đầu lên rừng, lên rẫy giúp cha mẹ trồng trọt… Các giáo viên đã lần lượt về nhà, đi phép. Thanh cũng nôn nao cho lần nghỉ hè đặc biệt này. Nàng muốn cho anh một ngạc nhiên. Nôn nao sẽ gặp lại người thương làm Thanh choáng ngộp. “Thương anh quá anh ơi. Em sẽ đến thăm anh vào hè này…” Nỗi vui làm má Thanh ửng hồng, mắt nàng ngời sáng tin yêu... Nàng vui vẻ hát vang những bài tình ca, những bài hát dành cho lính… Thanh đi phố mua sắm, chuẩn bị những đồ vật mang theo cho chàng, và cho mình. Lương rất thích đọc sách. Nàng lựa mấy cuốn truyện dài, vài cuốn truyện dịch, mua cho chàng vài xấp giấy viết thơ. Tội nghiệp nhiều khi không có giấy viết thơ, chàng phải viết vào bao thuốc lá nữa kìa. Nàng còn mua thêm mứt dâu và khoai dẻo là hai món người yêu hảo nhất. Nàng cũng không quên mua cho bé Nhàn, cô em gái của chàng hai hộp mứt mận… Mang một vài cái áo thun, vài chiếc quần jean… một ít đồ dùng cá nhân, xếp vào chiếc sắc Air Việt Nam. Vậy là nàng có thể thong dong mua vé đi thăm chàng.

Chuyến xe đò Đà Lạt – Sài Gòn đưa Thanh đến bến xe Sài Gòn khoảng hơn mười hai giờ trưa. Nàng thuê taxi chạy ngay ra Xa Cảng Miền Tây. Không phải đợi lâu, nàng có ngay vé đi Châu Đốc. Xe khởi hành, chạy theo hướng Quốc lộ Số Bốn. Thành phố dần dần lùi lại phiá sau… Sung sướng quá! Thanh được hít thở không khí trong lành cuả đồng quê êm ả. Nàng đưa mắt dõi theo những cánh đồng mênh mông xanh ngát… Xe qua bắc Cần Thơ, dòng Cửu Long êm đềm, chảy hiền hòa uốn lượn qua những làng mạc, ruộng vườn, phố xá… Thanh chợt thấy quê hương mình sao xinh đẹp quá! Mải mê ngắm cảnh đẹp bao quanh, đoạn đường mấy trăm cây số qua nhanh hơn nàng tưởng. Đến Châu Đốc thành phố đã lên đèn… Đi xe lôi về nhà bé Nhàn, cô em nhỏ của chàng đang trọ học tại Châu Đốc. Gặp nhau, con bé vui mừng ôm chặt lấy Thanh:

- Chị vào thăm chắc anh ba mừng lắm. Anh sẽ ngạc nhiên đến điên luôn…

Thanh nói đùa:

- Thôi, chị không muốn anh ba em điên đâu!

Nhàn cười dòn dã, má lúm đồng tiền hằn sâu duyên dáng.

Nhàn là em út của Lương. Em mới sinh ra đã mồ côi mẹ. Mẹ Lương mất bởi vì sinh khó. Vài năm sau, em lại mất thêm người cha. Em được dì Năm nuôi ăn học ở Kinh Sáng, Tân Châu. Bước vào cấp hai, dì gởi ra Châu Đốc trọ học. Nhàn mới mười lăm tuổi, trắng trẻo, dễ thương. Mỗi lúc cô bé cười, lộ hai núm đồng tiền thật xinh xắn, anh ba hay chọc bé “nụ cười đáng đồng tiền, bát gạo…” Ngoan ngoãn, dễ thương và rất hiền… Nhàn được anh ba Lương thương nhất nhà. Bé còn được anh tin tưởng, kể lể mọi chuyện vui buồn. Em còn là gạch nối thương yêu giữa anh, và nàng. Mỗi lúc giận hờn anh, em luôn là người đứng ra hòa giải… Lý ra, em đã về quê nghỉ hè nhưng biết Thanh đi thăm anh ba, Nhàn ở lại chờ để cùng đi.

Chuyến đi dài từ sáng đến chiều khiến Thanh khá mệt. Nhàn hối chị đi tắm rửa. Cô bé vào bếp nấu cho nàng một tô mì gói, bỏ thêm một chút hành ngò là nàng đã có một tô mì thật hấp dẫn, ngon lành… Ăn xong hai chị em lấy ghế ra lan can ngồi hóng mát.

Ngôi nhà Nhàn đang ở thuộc làng thương phế binh. Nhà được xây trên một đầm đã cạn nước. Nhìn xa xa là một cánh đồng lúa mênh mông. Ánh trăng non nhợt nhạt buồn hoang vắng. Tiếng đại bác vọng về từ đâu đó… như nhắc nhở rằng chiến tranh đang hiện diện. Hai chị em nắm chặt tay nhau cùng yên lặng… Yên lặng kéo dài cho đến khi đàn muỗi đói đánh hơi người vo ve bay đến muốn oanh tạc bọn nàng, Thanh và Nhàn mới chịu vào nhà.

Nằm trên chiếc phản cứng, lăn qua, trở lại … Thanh không tài nào nhắm mắt. Buổi tối nơi đây trời thật nóng, chiếc quát trần bay vù vù, cái âm thanh dễ ghét càng làm nàng khó ngủ. Mãi đến gần sáng nàng mới thiếp đi trong giấc ngủ mệt mỏi.

Nàng choàng tỉnh giấc. Nắng đã lên khá cao. Bé Nhàn đã dậy trước, đang đun nước pha cà phê cho nàng. Qua anh ba, cô bé biết Thanh rất ghiền cà phê. Xa nhà, sống ở tỉnh lỵ buồn, sáng sáng nàng đã tự thưởng cho mình một ly cà phê sữa nóng… rồi ghiền lúc nào cũng không hay…

Thanh bưng ly cà phê ra lan can ngồi. Cảnh vật ban mai trông thật sinh động. Cánh đồng lúa bao la trước mắt, lúa dập dờn, gợn sóng… Lúa xanh ngút ngàn chạy mãi đến tận chân trời. Một vài chú chim mía bay là đà trên đám lúa. Mặt trời từ từ lên, sáng soi vạn vật… Đứng ngắm cảnh ban mai, nhìn một ngày mới bắt đầu, Thanh cảm thấy yêu thật nhiều cảnh thanh bình trước mắt. Ước mơ chiến tranh đừng hiện diện, đừng xóa đi màu xanh xinh tươi vô vàn của thiên nhiên bao quanh nàng.

Tiếng Nhàn gọi kéo Thanh về thực tại. Cô bé dục nàng đi ăn sáng. Đi bộ tà tà ra con phố nhỏ, cách nhà không xa, cô bé giới thiệu với nàng hàng bán xôi buổi sáng. Nhàn khoe với nàng: “Bác Bảy bán xôi nấu ngon nhất trên đời đó chị. Em chưa thấy ai nấu xôi ngon như bác ấy.” Bác Bảy là người Bắc di cư. Bác chuyên nấu đủ loại xôi: nào là xôi vò, xôi gấc, xôi đậu xanh, xôi lạp xưởng, xôi đậu phụng với dừa non cắt sợi… Bà chủ và đứa cháu phụ việc làm việc luôn tay. Người ăn tại chỗ, kẻ mua mang về. Nhàn chọn xôi đậu phụng. Thanh lại thích món xôi bắp. Mùi gạo nếp thơm thơm quyện lẫn vị bùi của đậu xanh, đậu phụng rang… cùng cái béo của hành chấy... Chao ơi! Ngon nhất trên đời. Cô bé Nhàn quả không nói ngoa. Thanh vừa ăn vừa ngẫm nghĩ, thầm phục người xưa đã biết nấu một món ăn với sự kết hợp tài tình những vật liệu đến vậy… Ăn sáng xong, lật bật cũng đã hơn chín giờ. Hai chị em vội vã về để kịp đón xe đi Ba Chúc. Hai cô cũng không quên mua một gói xôi bắp cho Lương, loại xôi mà chàng thích nhất.

Chuyến xe đò Châu Đốc đi Ba Chúc đông nghẹt người. Vì đến sớm nên hai chị em chọn được chỗ ngồi sau lưng bác tài. Thanh dành ngồi sát cửa sổ để ngắm cảnh. Xe từ từ ra khỏi thành phố. Nhà cửa thưa dần… Vườn tược, ruộng đồng trải dài trước mặt. Xe chạy bon bon trên đường tráng nhựa khoảng một giờ đồng hồ, rồi tiến dần vào vùng núi. Nhà cửa ở đây đa số lợp tranh, đất đai khô cằn không giống những vùng đất phì nhiêu màu mỡ như chặng đường nàng vừa đi qua. Xe chậm chạp bò qua con đường nhỏ, nhiều ổ gà, dễ chừng đã lâu không trải lại nhựa đường… Mặc kệ cho xe chật chội đông người… mặc kệ mùi mồ hôi khét nắng của những hành khách làm ngộp cả xe. Mặc cho con đường dằn xóc,Thanh nhắm mắt lim dim tưởng đến giây phút gặp lại Lương, giây phút hội ngộ với người yêu. Nàng thiếp dần vào giấc ngủ…

Nàng choàng tỉnh giấc, khi Nhàn vỗ nhẹ vào vai đánh thức. Xe từ từ ngừng ngay trước trụ sở xã Ba Chúc. Mang hành lý xuống xe, Thanh hồi hộp theo Nhàn vào hỏi thăm nơi Lương đóng quân. Một nhân viên văn phòng hướng dẫn hai chị em ra phía sau xã. Một dãy nhà lợp tôn dựng tạm làm nơi trú ngụ của chàng. Lương lặng người xúc động khi được em gái và người yêu đến thăm. Sau phút yên lặng, chàng chợt ôm chặt lấy nàng giơ lên cao rồi quay vòng vòng cười hạnh phúc quên cả em gái và bạn bè đang cười lớn phụ họa. Nàng chóng mặt la hoảng lên “Thả em xuống. Thả em xuống.” Lương cười: “Cho đáng tội xuống mà không báo tin trước”

Giây phút đoàn viên đã qua. Đem hành lý của Thanh và Nhàn vào phòng mình, Lương ra giếng múc nước đổ vào lu, hối hai chị em đi tắm cho sạch bụi đường rồi đích thân vào bếp nấu cơm, làm thức ăn, sau khi đã nhâm nhi hết gói xôi tình nghĩa. Thanh và Nhàn tắm táp xong xuống bếp xin làm phụ bếp nhưng Lương không chịu, Anh ra lịnh:

- Anh đã sắp xếp chỗ nghỉ ngơi. Hai em đi ngủ cho khỏe, nấu nướng xong anh sẽ đánh thức.

Nàng thương anh quá. Cả năm trời không gặp. Bịn rịn, nàng chỉ muốn ở bên cạnh anh, nhưng Lương nhất định không cho.

Đặt mình xuống giường, tay vòng ra sau ót,Thanh đưa mắt quan sát căn phòng nhỏ của chàng. Căn phòng thật đơn sơ, có một chiếc tủ nhỏ, hai chiếc giường cá nhân. Trên vách tường có treo một chiếc đàn ghi ta, một cái ba lô. Sát tường là một chiếc hầm lộ thiên được đắp bằng bao cát. Căn phòng không có trần, nóng hừng hực… Chiếc quạt để cuối góc phòng quay qua quay lại liên tục vẫn không làm dịu nỗi cái nóng dễ sợ của buổi chiều mùa hè nơi đây. Thật khó ngủ, Thanh chỗi dậy, tò mò ngắm chiếc ba lô mà nàng biết là của Lương. Tạm tha thứ cho mình vì quá quan tâm đến chàng. Thanh mở ba lô ra xem. Ngoài một số đồ dùng cá nhân, Thanh còn thấy một phong bì thật lớn. Ai ngờ trong đó chứa toàn thơ Thanh gởi cho chàng. Thơ được rọc cẩn thận, ngoài bì thư được chàng nắn nót ghi ngày tháng nhận thư. Thanh thật xúc động, cảm nhận được tình cảm Lương dành cho, lòng nàng nao nao, cảm giác buồn vui lẫn lộn… Rón rén trở ra nhà sau, nàng thấy Lương đang chăm chú nhặt mớ rau diếp, vừa làm vừa khe khẽ huýt sáo. Nàng choàng tay qua eo Lương ôm chặt, đầu âu yếm tựa vào bờ lưng rắn chắc của chàng, nghe thương yêu lan rộng…

Bữa cơm chiều được Lương chuẩn bị thật chu đáo với sự phụ giúp của chuẩn úy Lợi. Thanh thật thán phục tài nấu bếp khéo léo của Lương. Món gà kho gừng, măng tươi nấu cá lóc, mực xào hành. Cá lóc được vớt ra quấn với bánh tráng. Chàng cũng không quên mua vài chai bia lai rai cho buổi gặp mặt.

Thái đến vừa đúng lúc bữa cơm bắt đầu. Ba chàng cùng cụng ly với nhau. Trong lúc chén tạc chén thù vẫn không quên cảnh giác: “Đừng nhậu say nghe. Kẻo đêm nay chúng bò về thì mệt.” Buổi tiệc diễn ra thật vui vẻ. Phần vì đói, phần vì thức ăn ngon, Thanh, Nhàn ăn thật ngon lành, không ngừng xuýt xoa khen tài của hai anh lính. Các anh vừa giỏi đánh giặc, vừa giỏi nội trợ... Trước khi đi về, Thiếu úy Thái giao cho Lương chiếc chìa khóa xe Honda dặn dò “Mày phải chăm sóc Thanh và Nhàn chu đáo. Ngày mai đưa hai cô đi thăm thị xã Ba Chúc nghe.”

Tiễn Thái ra về. Lương đề nghị chở hai cô đi một vòng thăm viếng Ba Chúc lúc hoàng hôn. Nhàn viện cớ còn buồn ngủ, từ chối không đi theo. Lương lấy xe chở Thanh ra ven biên xã, nơi lính của anh đóng chốt tại đó. Anh dặn dò thuộc cấp rồi lái xe đưa nàng đi hóng mát. Ngừng xe ở dưới chân đồi, hai người nắm tay thong thả đi lên. Đồi ở đây cây cối thưa thớt, cây mọc lúp xúp…Thanh ngạc nhiên vô cùng khi thấy cơ man mãng cầu ta, trái còn xanh, chi chít trên cành… Rải rác trên đồi còn có những tảng đá lớn nhỏ, xếp chồng lên nhau. Chọn một phiến đá tương đối bằng phẳng, Lương kéo Thanh ngồi xuống, vòng tay âu yếm ôm bờ vai nàng thì thầm:

- Cám ơn em đã đến thăm anh. Em đã cho anh món quà lớn nhất trong cuộc đời làm lính của anh. Kéo sát nàng vào lòng, anh nhẹ nhàng trách. Sao không báo trước để anh ra Châu Đốc đón em, để anh chuẩn bị tươm tất hơn chứ?

- Em và Nhàn muốn cho anh ngạc nhiên. Được gặp anh, chỉ cần nhìn thấy anh là em đã vui rồi, em đâu đòi hỏi gì hơn.

- Anh cũng vậy. Nhớ em muốn chết! Giọng anh chợt nhỏ xuống, ngọt ngào. Anh chỉ muốn lên thưa với Ba, Mẹ đón em về với anh, để sau những lúc hành quân trở về, có em bên cạnh, gần gũi anh, thương yêu lo lắng cho anh. Nhưng đời lính, rày đây mai đó, anh không dám làm khổ em.

Giọng anh chùng xuống ngậm ngùi. Thanh chợt thấy thương chàng nhiều hơn. Nàng buồn muốn khóc. Người lính tác chiến như chàng, có bao giờ được thảnh thơi, làm gì được thong thả khi quân thù đang quậy phá khắp nơi. Yêu lính, bọn nàng phải chịu sự nhớ thương, xa cách. Những giây phút trùng phùng thật ngắn ngủi, rồi phải chia tay… Sao yêu thương mà phải gặp nhiều chia cách đến vậy!? - Em biết không? Qua khỏi ngọn núi, qua cánh đồng lúa xanh kia là biên giới Miên. Mốc ranh chỉ là những cây cọc phân chia ranh giới hai nước. Thỉnh thoảng vẫn có những thành phần xấu bên đó tràn sang, cướp bóc quấy phá. Vì vậy bọn anh không những phải lo đối phó với Việt cộng mà còn phải bảo vệ vùng biên giới này nữa.

Thanh nắm chặt tay anh, cảm thông cho những trăn trở… lo âu của chàng và chợt thấy yêu những người lính nhiều hơn. Họ phải đối đầu với biết bao hiểm nguy, cam go trong nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ mảnh đất thân yêu này.

Mặt trời từ từ xuống thấp… Gió từ biên giới thổi về mát rượi. Hai đứa ngồi bên nhau nhìn buổi chiều đi xuống… Ánh sáng cuối ngày chiếu từng mảng màu vàng, màu da cam, sáng cả dãy núi xa xa bên kia nước bạn. Họ cảm thấy thật yên bình với thiên nhiên bao quanh. Họ thương yêu, trân quý những giờ phút bên nhau. Họ cố níu kéo những giây phút cận kề. Ôm chặt người yêu trong vòng tay, Lương cầu xin cho họ được yêu nhau đời đời, mãi mãi… Trong vòng tay thương yêu của Lương, giữa thiên nhiên êm đềm đó, nàng vẩn vơ mong ước… Ước gì níu được thời gian lại? Thanh mong sẽ giữ được mãi những giây phút này đây, được ngồi mãi bên anh như thế này… trong thương yêu ngút ngàn của người yêu dấu. Họ ngồi bên nhau cho đến khi trăng lên cao, sương bắt đầu xuống lạnh mới trở về. Đưa Thanh về đến trụ sở, Lương phải đến chỗ đóng quân… Đêm đó, nàng không tài nào ngủ được, chỉ có bé Nhàn thật vô tư, bình yên trong giấc mộng.

o O o

Buổi sáng, Lương trở về thật sớm. Bọn Thanh được Thiếu úy Thái đãi ăn sáng với món hủ tiếu Nam Vang đặc biệt. Những cọng hủ tiếu trắng trong vừa dẻo vừa dai, những con tôm thẻ đỏ hồng, vài lát xá xíu thái mỏng, vài miếng sườn non, điểm lấm tấm những miếng tóp mỡ chiên vàng, vài ba cọng hẹ… Thanh không ngờ ở vùng biên hẻo lánh này mà lại có một quán ăn ngon đến vậy. Sau lúc ăn sáng, chàng vẫn không quên mang mấy miếng sườn non về cho chú chó nhỏ mà anh lượm được trên đường hành quân.

Chú chó con bé tí xíu, tròn ủm… dễ thương ơi là dễ thương! Cậu ta có cái tên rất chi là ngoại quốc: “Basto”. Cũng có thể tại chàng ghiền thuốc lá nên đặt tên cho chú chó cái tên nặng mùi thuốc lá ấy chăng?

Bắt đầu cho chuyến viếng thăm đặc biệt của bọn Thanh. Chàng hướng dẫn viên tài tử lấy xe chở hai nàng đi thăm một vòng quanh xã. Ba Chúc là một xã nhỏ khá trù phú, nhà cửa khang trang. Đa số, nhà xây tựa vào những vách đá, có nhiều rừng núi bao quanh chưa được khai phá. Chim chóc tự do bay nhảy chuyền cành. Cây cối xanh tươi, thật nhiều mẵng cầu ta mọc rải rác ở đồi, trên núi, trái thật nhiều… Dân chúng đa phần theo đạo Phật. Chùa chiền kiến trúc theo lối Campuchia, Thái Lan… Những ngôi chùa ở đây có tháp nhọn, cao, sơn son thiếp vàng trông rất xinh đẹp và tôn nghiêm. Lương đưa Thanh và Nhàn đến Chùa lễ Phật, đồng thời chiêm ngưỡng những bức tượng Phật bằng gỗ được khắc, chạm rất công phu… Quỳ ngay chính điện, nàng cầu xin Phật Tổ gia hộ cho gia đình mạnh khỏe, quê hương sớm thanh bình, cho mọi người sống yên vui,hạnh phúc… và… cho Lương của nàng mãi mãi bình yên trong cuộc chiến.

o O o

“Cắc bụp”, “Cắc bụp”. Những tiếng súng nổ vang làm Thanh choàng tỉnh giấc. Lay nhẹ bờ vai Nhàn, nàng hối hả gọi:

- Nhàn ơi! Em có nghe gì không?

Nhàn tỉnh hẳn người:

- Có lẽ VC đang tấn công chị ạ…

Hai chị em nhảy lẹ xuống giường, không quên ẵm chú Basto, chạy đến chiếc hầm được đắp bằng bao cá

t. Trước khi đến với đơn vị, Lương đã dặn dò hai chị em:

- Nếu có chuyện gì xảy ra, hai em nhớ ẩn trốn vào hầm. Đừng bao giờ chạy ra ngoài, nguy hiểm lắm.

Trong hầm, hai chị em run sợ, lo lắng cho Lương và các đồng đội có lẽ đang đụng địch ngoài kia. Súng nổ thật gần, hàng loạt liên thanh vang dội, hòa lẫn tiếng cắc bụp… Thanh thấy thương cho cái xã nhỏ bé, hiền hòa này, dân chúng phải sống thắc thỏm, lo âu từng đêm. Chiến tranh đến, gieo giắc bao tang thương cho muôn người. Trong đêm tối, Thanh chỉ biết âm thầm cầu nguyện. Cầu xin cho mọi người được an bình. Tiếng súng rền vang không lâu rồi ngưng tiếng. “Cảm ơn Trời! Có lẽ tình hình đã êm dịu”. Dựa đầu vào vai nàng, Nhàn nhắm mắt thiu thiu ngủ. Chú chó nhỏ tội nghiệp cũng nằm khoanh tròn bên cạnh Nhàn, lim dim đôi mắt. Nàng duỗi chân, kê đầu Nhàn vào lòng mình, rồi cũng nhắm mắt lại nhưng không ngủ được. Ngoài kia, các chiến sĩ, các đồng đội của chàng đang ghì chặt tay súng bảo vệ cho nàng, bảo vệ những người dân, đem lại bình yên cho thôn xóm, mang yên vui cho muôn nhà.

Thời gian qua khá lâu. Đang lo lắng trông chờ tin Lương thì nàng ghe tiếng gõ cửa dồn dập.

- Mở cửa đi em! Mở cửa đi em!

Cửa vừa mở là Lương đã phóng ngay vào ôm chầm lấy Thanh, rồi quay qua ôm bé Nhàn.

- Hai em có sợ không?

- Có chuyện gì vậy anh? Các anh thế nào rồi? Có ai bị gì không? Hai cô dồn dập hỏi.

- Đụng trận nhỏ thôi mà. Yên tâm đi. Có các anh, chúng chả làm được gì đâu?

Thanh rơm rớm nước mắt:

- Nhưng em lo cho anh lắm.

Lương mỉm cười:

- Mạng anh lớn lắm. Không việc gì đâu mà em lo. Cọp mà em! Dễ gì sứt móng.

Lương dặn dò cho hai cô yên tâm, rồi quày quả trở ra đi. Hai cô lên giường ngủ tiếp. Giấc ngủ thật say đến với Thanh sau đó.

o O o

Thanh thức dậy thật trễ. Mặt trời đã lên khá cao. Lương trở về từ chỗ đóng quân, nét mặt tươi tỉnh, nụ cười tươi vẫn giữ trên môi. Thái và chàng lại dẫn hai nàng ra quán ăn sáng. Dân chúng vẫn sinh hoạt bình thường. Chợ búa vẫn tấp nập người mua, kẻ bán…. dường như mọi người cố quên đi những gì xảy ra tối trước. Lương vui vẻ vấn an hai cô gái:

- Tối qua, hai em sợ lắm phải không? Yên tâm đi. VC không thể nào chọc thủng vòng đai sắt của bọn anh để vào được nơi đây đâu.

Mặc Lương nói, nhìn ánh mắt của Thái và Lương, nàng biết nơi đây không an toàn như hai người nói. Quả thật sau khi Thái chào tụi nàng ra đi, chàng đề nghị với Thanh:

- Chút nữa, chờ chuyến xe đò giấc trưa đến. Hai em phải trở ra Châu Đốc

Nhàn giảy nãy không chịu. Riêng Thanh, nàng giữ thái độ thật yên lặng. Một nỗi buồn sâu xa chợt đến với nàng. Nàng hiểu nguyên nhân Lương bắt bọn nàng phải về sớm.

Chàng dỗ dành:

- Mai mốt tình hình yên ổn trở lại, hai em lại vào thăm anh lâu hơn.

Thanh thầm nghĩ: “Biết đến bao giờ em lại đến với anh đây?” Nàng hiểu khi chàng quyết định là không thể lay chuyển. Nếu nàng vào đây một mình, nàng nhất định đòi ở lại, mặc kệ yên ổn hay gặp địch, nhất định xin chàng cho mình cùng chia sẻ những gian nguy anh đang đối mặt… Nhưng ở đây, còn có Nhàn đi cùng.

Cô bé Nhàn cứ tiếp tục nằn nì:

- Cho em ở thêm một ngày nữa đi anh.

- Đã nói là không được mà!

Nàng chợt thấy tủi thân. Nàng có cảm tưởng như Lương đang nói với chính nàng là không muốn nàng ở lại thêm giây phút nào nữa.

Buổi trưa hôm ấy Thanh và Nhàn lên chuyến xe đò trưa, cũng là chuyến cuối cùng trong ngày rời khỏi Ba Chúc. Nàng nước mắt rưng rưng trong vòng ôm xiết chặt của chàng. Giã từ anh! Giã từ người yêu dấu!...

Bé Nhàn trước khi lên xe níu lấy anh ba đấm thùm thụp vào lưng:

- Ghét anh ba lắm, hổng thèm vào thăm nữa đâu!

Chiếc xe đò lăn bánh, cùng lúc từ máy phát thanh trong xe giọng ca của Giao Linh vang lên buồn bã “Xin vẫy tay, vẫy tay chào nhau một lần đầu và… một lần cuối…” Nàng quay lại nhìn. Chàng vẫn đứng yên một chỗ, dõi mắt nhìn theo, dáng cao gầy lênh khênh, cô độc. Sao dưng Thanh chợt buồn da diết! Một linh tính không hay lảng vảng trong Thanh “Có bao giờ xa nhau lần này mình sẽ không gặp lại chàng?” Xua đuổi ý nghĩ vẫn vơ Thanh nhoài người ra cửa sổ nói vọng lại:

- Em sẽ về thăm lại một ngày gần đây.

Thẩn thờ buông mình xuống ghế, nàng thầm thì như đang nói với người yêu: Tạm biệt anh. Tạm biệt người yêu dấu!

o O o

Trở về lại Phố Núi, tiếp tục những ngày hè dang dở. Thanh xung phong vào Đoàn Thanh Niên Thiện Chí, làm những công tác thiện nguyện. Nàng thường đi đến những vùng xa thành phố dạy học, phụ các anh trong đoàn công tác, cùng bện tranh, bện tre cất nhà hoặc đi thăm thương bệnh binh… Thanh thấy vui vì đã góp một phần nho nhỏ của mình giúp những người khốn khổ hơn... Riêng Lương, anh hứa về thăm nàng khi tình hình biên giới tạm ổn nhưng những khó khăn càng ngày càng chồng chất. Phía bên kia tiếp tục gia tăng khủng bố, phá hoại. Trong một lá thư viết gởi nàng, anh cho biết. Nơi quán hủ tiếu hôm nào bọn Thanh ăn sáng, VC đã đặt chất nổ. Rất may, hôm đó chàng rời quán sớm hơn thường lệ nên thoát nạn. Chiến tranh bao trùm khắp nơi. Tình hình chiến sự càng ngày càng sôi động.

Tháng ba năm bảy lăm, Ban Mê Thuột lọt vào tay Cộng quân. Cuối tháng ba miền Trung di tản, dân chúng Đà Lạt cũng lục tục ra đi. Thanh cùng gia đình di tản xuống Phan Rang, cố tìm cách theo đường biển vào Vũng Tàu nhưng không thể nào lên được những chiếc thuyền thúng nhỏ xíu, chồng chành để ra biển. Ở lại Phan Rang thêm vài ngày tìm cách ra đi cũng không xong. Thanh và gia đình đành phải về Đà Lạt. Phố xá vắng tanh, thành phố Đà lạt yên lặng đến rợn người… Mồng một tháng tư, Đà Lạt rơi vào tay Cộng sản. Có tin đồn người ta sẽ cắt đất. Từ Sài Gòn vào Nam sẽ do Việt Nam Cộng Hoà làm chủ. Từ Sàigòn trở ra Trung sẽ do Việt cộng nắm. Thanh gục đầu buồn bã:

Có lẽ nào Sài Gòn lại là một con sông Bến Hải, một cầu Hiền Lương chia cắt đất nước thêm một lần nữa đây? Lương ơi, Anh đang ở đâu? Làm thế nào để gặp lại nhau anh hả??

Thế rồi chỉ một tháng sau đó, trên làn sóng điện của Đài phát thanh Sài Gòn chuyển đi lời tuyên bố đầu hàng của Ông DVM, vị Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Miền Nam Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay Cộng sản!

o O o

Thanh đặt một bó hoa hồng, loài hoa mà Lương yêu thích nhất, lên trên một phiến đá. Nơi này năm ngoái nàng và Lương ngồi sát bên nhau, tay trong tay, vẽ vời một tương lai tươi sáng. Gió từ biên giới phía Tây lồng lộng thổi về. Mặt trời cũng đang chiếu dọi những tia sáng cuối ngày buồn bã. Ôm khối đá vô tri Thanh gục đầu nức nở.

Lương ơi! Giờ Anh ở nơi đâu? Anh còn sống hay đã chết? Em đã về với anh nhưng em nào thấy anh đâu? Một bìa rừng? Một con suối nào đang nâng đỡ thân anh? Xác thân anh đã về với đất… Còn hồn anh vất vưởng nơi nào? Anh có trông thấy em không hở anh? Không! Nhất định em không thể nào tin được! Anh đã vĩnh viễn bỏ em, bỏ Nhàn ra đi. Anh yêu chúng em lắm mà! Anh bảo, anh đẹp trai tốt tướng. Anh bảo, anh mắt lớn, tai dày. Anh sẽ sống thọ. Cớ sao anh không giữ lời anh hứa? Anh hứa sẽ thương yêu em đời đời. Chúng mình sẽ vĩnh viễn không lìa xa… Giờ, chỉ mình em ngồi đây. Xót xa! Đau đớn! Làm sao lấp đầy nỗi trống vắng thiếu anh đây? Sao anh lại ra đi quá sớm? Hai mươi mấy tuổi đời. Bốn năm năm lăn lội trong rừng sâu. Ngày đêm miệt mài hành quân không nghỉ. Anh có được bao nhiêu ngày được thong dong vui sống cho bản thân mình, cho người yêu dấu đâu anh? Em ghét anh đã đuổi em về trong mùa hè trước. Em giận anh đã không cho em được dịp gần anh lâu hơn tí nữa. Đời lính rày đây mai đó. Thương anh bao nhiêu năm, mình có bao nhiêu lần gặp gỡ? Sao em không biết quý những giây phút bên nhau, để bây giờ không còn cơ hội, em lại đau lòng tiếc nuối?

Thanh đã tìm về Ba Chúc một năm sau ngày Miền Nam Việt Nam lọt vào tay Cộng sản. Tài, một người lính của Lương sau gần cả tháng ở trong tù được thả ra (vì Cộng Sản điều tra ra anh chỉ là một binh nhì) kể cho Thanh nghe: “Sau lời tuyên bố đầu hàng của DVM, Lương và đồng đội cũng phải buông vũ khí. Cùng chung số phận với biết bao nhiêu ngàn Quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, anh bị bắt vào trại tù “cải tạo”. Những lán trại được làm vội vàng với công sức của tù nhân. Hàng rào kẽm gai bao quanh, lưới B/40 cũng được trưng dụng để ngăn chận tù nhân vượt ngục. Đói khát, khổ cực không bằng những dằn vặt xâu xé tâm hồn. Những bài học chính trị với những luận điệu chửi rủa, vu khống ngày đêm như quất vào người tù bằng những lằn roi đau đớn.

Lương và vài bạn tù quyết định vượt ngục. Buổi tối trước lúc đi Lương dặn dò Tài “Ngày mai, trước giờ lao động, nếu mày thấy giường của tao vẫn để nguyên, mùng vẫn còn buông, không xếp dọn là tao đã đi rồi.”

Đêm đó thật yên tĩnh, tuy không tháp tùng nhưng Tài vẫn không ngủ được. Lo sợ những gì không may sẽ đến với bạn mình vì Tài biết những tên công an coi tù canh gác rất kỹ lưỡng. Tài nghĩ thời gian vượt ngục quá gấp. Thật khó khăn khi nắm vững giờ giấc đổi ca hoặc những thói quen của từng tên công an… để có thể thành công trong khi vượt ngục. Lương thì nghĩ khác, chàng cho biết vì thời gian quá mới nên nhân sự còn ít, họ không đủ người để coi hết nhóm tù nhân ở đây, chỉ cần vượt qua khỏi hàng rào bao quanh trại là có thể thoát. Sát lán trại là rừng. Ở đây là địa bàn hoạt động của chàng. Chàng biết từng ngõ ngách nơi này, có thể len lỏi đến nhà dân rất dễ dàng. Từ đó, chàng có thể vượt thoát qua biên giới. Suy nghĩ của Lương cũng có lý nhưng không hiểu sao Tài vẫn thấy bất an… Gần sáng, thiếp đi trong giấc ngủ, Tài chợt bừng tỉnh giấc khi nghe tiếng người chạy rầm rập, tiếng đuổi, tiếng quát tháo… Trong không gian yên tĩnh của một đêm sắp dần qua, anh nghe rõ tiếng hét lớn: “Đứng lại. Đứng lại” Rồi từng loạt súng liên thanh vang lên.

Lúc ấy tất cả tù nhân đồng loạt ngồi dậy. Nhiều người không biết chuyện gì xảy ra… Riêng Tài chỉ biết cầu nguyện, cầu nguyện cho Lương và các bạn vượt thoát được. Khoảng một giờ sau đó, bọn cán bộ kéo nhau vào lán trại, bắt đầu lục lọi tìm kiếm, khám xét tất cả vật dụng của các tù nhân… Riêng đồ dùng cá nhân của nhóm Lương họ mang đi hết. Buổi sáng hôm đó, trong giờ trình diện. Cán bộ quản giáo VC thông báo là "bọn phản động" tìm cách vượt ngục đã bị bắn chết. Mọi người đều không thấy xác mang về nên các anh em tù nhân vẫn bán tín, bán nghi. Có thể bọn họ đã bắn chết các anh rồi vùi dập đâu đó, hoặc các anh đã may mắn cao chạy xa bay…

Thời gian sau, Tài được thả ra. Tìm đến nhà những người thân quen, không ai biết tin gì về nhóm người vượt ngục, mà dù có biết chưa chắc họ đã nói nên anh vẫn hy vọng Lương có thể còn sống… Riêng gia đình Lương đã cho người tìm, dọ hỏi những nơi chàng quen biết nhưng vẫn bặt vô âm tín…

Lương ơi. Bây giờ anh đang ở nơi đâu? Anh đã gục ngã trước họng súng của bọn săn đuổi anh. Thân xác anh bị vùi dập đâu đó trong hóc núi, trong rừng sâu, …? Hay anh đang nép mình đâu đó trong một bìa rừng, một con suối? Dù anh đã chết hay còn sống? Anh mãi mãi ở trong em, trong sâu thẳm hồn em… Anh vẫn là người yêu muôn đời, duy nhất, Lương ơi… Mỗi năm, vào dịp hè về, em sẽ trở lại đây thăm anh để gởi đến anh những nụ hồng thương yêu, mang cả tình yêu em dành cho anh… người lính oai hùng mà em đời đời thương nhớ….

(Viết cho Yên đó.)

Biên Hùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm