Tham Khảo
Học thuyết quân sự ‘Cold Start’ của Ấn Độ là gì?
Nguồn: “What is India’s “Cold Start” military doctrine”, The Economist, 31/01/2017
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Tại sao tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ lại đang nói về các biện pháp răn đe sau nhiều năm chính thức bác bỏ?
Tháng 01/2017, Ấn Độ tổ chức kỷ niệm Ngày Cộng hòa lần thứ 68, với điểm nổi bật là một cuộc diễu hành công phu để thể hiện sức mạnh quân sự của mình (hình). Những người lính diễu binh và những chiếc xe tăng lăn dọc đường Rajpath, đường phố chính của các nghi lễ tại New Delhi, trong khi Tổng thống Ấn Độ, Pranab Mukherjee, và vị khách danh dự của năm nay, Hoàng tử Sheikh Mohammed bin Zayed al Nahyan của Abu Dhabi, đứng chứng kiến. Những chiếc máy bay tiêm kích gầm rú phía trên đầu.
Màn trình diễn thường niên năm nay đặc biệt nổi bật, diễn ra chỉ ba tuần sau khi Bipin Rawat, tổng tư lệnh quân đội mới của Ấn Độ, thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn về sự tồn tại của học thuyết quân sự “Cold Start” (tạm dịch, “Khởi đầu lạnh”) của nước này. Vậy học thuyết này là gì, và tại sao Tướng Rawat, người nhậm chức vào ngày 31/12/2016, lại công khai đề cập đến nó?
Cold Start là tên gọi một chiến lược chiến tranh hạn chế được thiết kế để chiếm đóng lãnh thổ của Pakistan một cách nhanh chóng mà không gây ra, trên lý thuyết, rủi ro xung đột hạt nhân. Nó bắt nguồn từ một cuộc tấn công vào tòa nhà Quốc hội Ấn Độ năm 2001, được thực hiện bởi các nhóm khủng bố bị cáo buộc là tay chân của cơ quan tình báo ISI hùng mạnh của Pakistan. Phản ứng của Ấn Độ đối với cuộc tấn công này đã thất bại: vào thời điểm lực lượng tấn công của họ được điều động và bố trí tại khu vực biên giới, Pakistan đã tăng cường phòng thủ, làm tăng phí tổn nếu tiến hành xâm nhập cũng như nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột hạt nhân.
Cold Start là một nỗ lực để rút ra bài học từ sự kiện này: việc có đội quân phản ứng nhanh, các đơn vị hợp nhất đóng gần biên giới sẽ cho phép Ấn Độ gây ra thiệt hại đáng kể cho Pakistan trước khi các cường quốc trên thế giới yêu cầu ngừng bắn. Bằng cách theo đuổi các mục tiêu giới hạn, nó cũng sẽ không để cho Pakistan có lý lẽ biện minh cho việc kích động một cuộc tấn công hạt nhân. Tuy nhiên, Ấn Độ đã bác bỏ sự tồn tại của học thuyết này kể từ khi nó được thảo luận công khai lần đầu tiên vào năm 2004. Và sự tồn tại theo đồn đại là không đủ để ngăn chặn các phần tử khủng bố Pakistan mở các cuộc tấn công lớn tại Mumbai vào năm 2008, làm 164 người thiệt mạng.
Một lý do để Ấn Độ giữ bí mật về hành động của mình là quốc gia này không có khả năng thực hiện chiến lược Cold Start. Thực tế, tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ đã thừa nhận với các nhà lãnh đạo dân sự sau các cuộc tấn công năm 2008 rằng các đạo quân của ông “chưa sẵn sàng cho chiến tranh” với Pakistan. Có thể một lý do khác là các nhà lãnh đạo chính trị của Ấn Độ cũng đã không bao giờ phê duyệt học thuyết này, theo như một bức điện ngoại giao bị rò rỉ từ năm 2010 cho thấy. Tuy nhiên, đã có một bước ngoặt kể từ cuộc tấn công hồi tháng 09/2016 vào một doanh trại của Ấn Độ ở Uri thuộc Kashmir, làm 19 người thiệt mạng. Trong một động thái từ bỏ lập trường mang tính phòng tủ truyền thống, chính phủ đã phản ứng bằng cách cho phép “các cuộc tấn công phẫu thuật” dọc theo biên giới, nhắm mục tiêu vào “các bệ phóng khủng bố” và “những người bảo vệ chúng”.
Bằng cách thừa nhận học thuyết này, điều có thể đòi hỏi các đòn trả đũa mạnh mẽ hơn so với các chiến dịch biệt kích như kể trên, quân đội Ấn Độ dường như muốn báo hiệu rằng họ có nhiều phương án chiến lược khác nhau, qua đó tạo ra yếu tố không thể đoán trước trong phản ứng của mình. Các nhà lãnh đạo chính trị có thể cũng đã đến gần hơn với việc chấp nhận học thuyết này. Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã tỏ ra quan tâm sâu sắc đến các vấn đề an ninh quốc gia, đưa Ấn Độ vào nhóm năm quốc gia chi tiêu cho quốc phòng lớn nhất thế giới, giải quyết sự bất bình của các quân nhân và tìm cách cải tiến cấu trúc của lực lượng vũ trang trên quy mô lớn.
Liệu chiến lược này có chứng minh được hiệu quả hay không vẫn còn là điều chưa chắc chắn. Bằng cách theo đuổi Cold Start, quân đội Ấn Độ có thể đã “lợi bất cập hại”, theo lời của Walter Ladwig, một học giả tại Trường King’s College London. Nếu nó được thực hiện sau một cuộc tấn công khủng bố mới mà ISI nắm được thông tin, thì phản ứng của Ấn Độ sẽ không còn yếu tố bất ngờ. Điều đó khiến cho sức răn đe của Cold Start trở thành một yếu tố đáng ngờ. Và việc ông Rawat thừa nhận sự tồn tại của học thuyết này đã khiến Pakistan có thêm một lý do để phát triển các vũ khí hạt nhân “chiến thuật” – loại đầu đạn nhỏ có thể dễ dàng bị rơi vào tay những chủ thể thiếu kinh nghiệm hay có ý đồ xấu.
Nguy cơ phản ứng thái quá từ phía Pakistan đang tăng lên do sự không rõ ràng liên tục của Ấn Độ về ý nghĩa chính xác của khái niệm này, làm cho toàn bộ chiến lược có vẻ như gây hiểu nhầm. Thực tế, các quan chức Pakistan đã đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Ấn Độ đưa Cold Start vào hoạt động. Trong chiến tranh truyền thống, việc gây bối rối cho kẻ thù có thể dẫn đến chiến thắng; nhưng khi hai cường quốc hạt nhân đối đầu nhau, đó là một bước đi chắc chắn sẽ dẫn đến một trận đấu bất phân thắng bại nhưng đầy thảm hoạ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Học thuyết quân sự ‘Cold Start’ của Ấn Độ là gì?
Nguồn: “What is India’s “Cold Start” military doctrine”, The Economist, 31/01/2017
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Tại sao tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ lại đang nói về các biện pháp răn đe sau nhiều năm chính thức bác bỏ?
Tháng 01/2017, Ấn Độ tổ chức kỷ niệm Ngày Cộng hòa lần thứ 68, với điểm nổi bật là một cuộc diễu hành công phu để thể hiện sức mạnh quân sự của mình (hình). Những người lính diễu binh và những chiếc xe tăng lăn dọc đường Rajpath, đường phố chính của các nghi lễ tại New Delhi, trong khi Tổng thống Ấn Độ, Pranab Mukherjee, và vị khách danh dự của năm nay, Hoàng tử Sheikh Mohammed bin Zayed al Nahyan của Abu Dhabi, đứng chứng kiến. Những chiếc máy bay tiêm kích gầm rú phía trên đầu.
Màn trình diễn thường niên năm nay đặc biệt nổi bật, diễn ra chỉ ba tuần sau khi Bipin Rawat, tổng tư lệnh quân đội mới của Ấn Độ, thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn về sự tồn tại của học thuyết quân sự “Cold Start” (tạm dịch, “Khởi đầu lạnh”) của nước này. Vậy học thuyết này là gì, và tại sao Tướng Rawat, người nhậm chức vào ngày 31/12/2016, lại công khai đề cập đến nó?
Cold Start là tên gọi một chiến lược chiến tranh hạn chế được thiết kế để chiếm đóng lãnh thổ của Pakistan một cách nhanh chóng mà không gây ra, trên lý thuyết, rủi ro xung đột hạt nhân. Nó bắt nguồn từ một cuộc tấn công vào tòa nhà Quốc hội Ấn Độ năm 2001, được thực hiện bởi các nhóm khủng bố bị cáo buộc là tay chân của cơ quan tình báo ISI hùng mạnh của Pakistan. Phản ứng của Ấn Độ đối với cuộc tấn công này đã thất bại: vào thời điểm lực lượng tấn công của họ được điều động và bố trí tại khu vực biên giới, Pakistan đã tăng cường phòng thủ, làm tăng phí tổn nếu tiến hành xâm nhập cũng như nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột hạt nhân.
Cold Start là một nỗ lực để rút ra bài học từ sự kiện này: việc có đội quân phản ứng nhanh, các đơn vị hợp nhất đóng gần biên giới sẽ cho phép Ấn Độ gây ra thiệt hại đáng kể cho Pakistan trước khi các cường quốc trên thế giới yêu cầu ngừng bắn. Bằng cách theo đuổi các mục tiêu giới hạn, nó cũng sẽ không để cho Pakistan có lý lẽ biện minh cho việc kích động một cuộc tấn công hạt nhân. Tuy nhiên, Ấn Độ đã bác bỏ sự tồn tại của học thuyết này kể từ khi nó được thảo luận công khai lần đầu tiên vào năm 2004. Và sự tồn tại theo đồn đại là không đủ để ngăn chặn các phần tử khủng bố Pakistan mở các cuộc tấn công lớn tại Mumbai vào năm 2008, làm 164 người thiệt mạng.
Một lý do để Ấn Độ giữ bí mật về hành động của mình là quốc gia này không có khả năng thực hiện chiến lược Cold Start. Thực tế, tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ đã thừa nhận với các nhà lãnh đạo dân sự sau các cuộc tấn công năm 2008 rằng các đạo quân của ông “chưa sẵn sàng cho chiến tranh” với Pakistan. Có thể một lý do khác là các nhà lãnh đạo chính trị của Ấn Độ cũng đã không bao giờ phê duyệt học thuyết này, theo như một bức điện ngoại giao bị rò rỉ từ năm 2010 cho thấy. Tuy nhiên, đã có một bước ngoặt kể từ cuộc tấn công hồi tháng 09/2016 vào một doanh trại của Ấn Độ ở Uri thuộc Kashmir, làm 19 người thiệt mạng. Trong một động thái từ bỏ lập trường mang tính phòng tủ truyền thống, chính phủ đã phản ứng bằng cách cho phép “các cuộc tấn công phẫu thuật” dọc theo biên giới, nhắm mục tiêu vào “các bệ phóng khủng bố” và “những người bảo vệ chúng”.
Bằng cách thừa nhận học thuyết này, điều có thể đòi hỏi các đòn trả đũa mạnh mẽ hơn so với các chiến dịch biệt kích như kể trên, quân đội Ấn Độ dường như muốn báo hiệu rằng họ có nhiều phương án chiến lược khác nhau, qua đó tạo ra yếu tố không thể đoán trước trong phản ứng của mình. Các nhà lãnh đạo chính trị có thể cũng đã đến gần hơn với việc chấp nhận học thuyết này. Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã tỏ ra quan tâm sâu sắc đến các vấn đề an ninh quốc gia, đưa Ấn Độ vào nhóm năm quốc gia chi tiêu cho quốc phòng lớn nhất thế giới, giải quyết sự bất bình của các quân nhân và tìm cách cải tiến cấu trúc của lực lượng vũ trang trên quy mô lớn.
Liệu chiến lược này có chứng minh được hiệu quả hay không vẫn còn là điều chưa chắc chắn. Bằng cách theo đuổi Cold Start, quân đội Ấn Độ có thể đã “lợi bất cập hại”, theo lời của Walter Ladwig, một học giả tại Trường King’s College London. Nếu nó được thực hiện sau một cuộc tấn công khủng bố mới mà ISI nắm được thông tin, thì phản ứng của Ấn Độ sẽ không còn yếu tố bất ngờ. Điều đó khiến cho sức răn đe của Cold Start trở thành một yếu tố đáng ngờ. Và việc ông Rawat thừa nhận sự tồn tại của học thuyết này đã khiến Pakistan có thêm một lý do để phát triển các vũ khí hạt nhân “chiến thuật” – loại đầu đạn nhỏ có thể dễ dàng bị rơi vào tay những chủ thể thiếu kinh nghiệm hay có ý đồ xấu.
Nguy cơ phản ứng thái quá từ phía Pakistan đang tăng lên do sự không rõ ràng liên tục của Ấn Độ về ý nghĩa chính xác của khái niệm này, làm cho toàn bộ chiến lược có vẻ như gây hiểu nhầm. Thực tế, các quan chức Pakistan đã đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Ấn Độ đưa Cold Start vào hoạt động. Trong chiến tranh truyền thống, việc gây bối rối cho kẻ thù có thể dẫn đến chiến thắng; nhưng khi hai cường quốc hạt nhân đối đầu nhau, đó là một bước đi chắc chắn sẽ dẫn đến một trận đấu bất phân thắng bại nhưng đầy thảm hoạ.