Tham Khảo
Hồi Giáo có phải là một tôn giáo ôn hòa không?
Hồi Giáo có phải là một tôn giáo ôn hòa không?
Hồi Giáo có phải là một tôn giáo ôn hòa không? Liệu nó có phù hợp với chủ nghĩa tự do của phương Tây không? Hoặc Hồi Giáo cần một sự cải cách, như Thiên Chúa Giáo đã có với sự Cải Cách Tin lành? Tác giả và nhà hoạt động gốc Somali Ayyan Hirsi Ali giải thích sau đây.
Tôi được nuôi dưỡng là một người Hồi Giáo thực hành và đã là như vậy cho nửa cuộc đời tôi. Tôi học ở madrassas, nghĩa là, các trường học Hồi Giáo, và học thuộc lòng rất nhiều phần của kinh thánh Koran. Khi là một đứa trẻ, tôi đã sống ở Mecca cho một khoảng thời gian và thường xuyên viếng thăm Nhà Thờ Linh Thiêng.
Là một thanh niên, tôi đã đồng cảm với Huynh Đệ Hồi Giáo. Ở tuổi 22 trong khi gia đình tôi đang sống ở Kenya, cha của tôi đã sắp đặt hôn nhân của tôi cho một người trong dòng họ, một người đàn ông mà tôi chưa bao giờ gặp. Tôi đã bỏ chạy, tìm đường đến Hà Lan, học ở đó và cuối cùng được bầu làm một thành viên của quốc hội Hà Lan. Bây giờ tôi sống ở Mỹ.
Nói ngắn gọn, tôi đã chứng kiến Hồi Giáo từ bên trong lẫn bên ngoài. Tôi tin rằng một sự cải cách trong Hồi Giáo là điều cần thiết và khả thi. Và chỉ người Hồi Giáo mới có thể biến sự cải cách đó thành thực tế. Nhưng chúng ta ở Phương Tây không thể ngồi bên hông như kết quả của phấn đấu này không liên quan gì đến chúng ta. Nếu những nhà thánh chiến thắng và hy vọng cho một Hồi Giáo được cải cách chết, tất cả thế giới còn lại sẽ phải trả một cái giá rất tồi tệ.
Những đợt tấn công khủng bố ở New York, London, Madrid, Paris và nhiều nơi khác chỉ là phần mở đầu cho những gì sẽ xảy ra. Vì lý do này, tôi tin rằng rất ngu ngốc để khẳng định rằng, như các nhà lãnh đạo phương Tây hay làm theo thường lệ, rằng những hành động bạo lực đó được thực hành dưới danh nghĩa Hồi Giáo có thể bằng cách nào đó tách biệt từ chính tôn giáo của nó. Hơn một thập niên, thông điệp của tôi rất đơn giản: Hồi Giáo không phải là một tôn giáo ôn hòa. Khi tôi nói điều này, tôi không có ý cho rằng những niềm tin trong Hồi Giáo làm cho tất cả người Hồi Giáo bạo lực.
Đây hoàn toàn không phải là vấn đề. Có hàng triệu người Hồi Giáo ôn hòa trong thế giới. Điều tôi nói là sự kêu gọi cho sự biện minh cho bạo lực được ghi rõ trong những bản văn linh thiêng của Hồi Giáo. Hơn nữa, sự bạo lực được thừa nhận theo thần học này tồn tại để được kích động bởi bất cứ hành động nào, bao gồm nhưng không giới hạn đến ngoại tình, xúc phạm tôn giáo, quan hệ đồng tính và bỏ đạo — nghĩa là để rời bỏ Hồi Giáo.
Những ai khoan dung với sự “không khoan dung” này đang làm hại chính mình. Là một người mà đã biết thế nào là sống thiếu tự do, tôi chứng kiến với sự ngạc nhiên khi những người mà tự cho mình là những người tự do và cấp tiến – những người mà cho rằng họ tin tưởng mãnh liệt vào tự do cá nhân và quyền lợi cho người thiểu số – lại đồng thuận với những thế lực trong thế giới mà là những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với chính sự tự do và quyền lợi cho người thiểu số đó.
Vào năm 2014 tôi đã được mời để nhận một bằng danh dự từ Đại Học Brandeis cho công việc mà tôi đã làm cho quyền lợi phụ nữ trong thế giới Hồi Giáo. Lời mời đó đã bị rút lại sau khi các giáo sư và sinh viên đã biểu tình sự chỉ trích của tôi về Hồi Giáo. Lời mời bị hủy sau đó của tôi, như nó đã được gọi, là một sự thảo thuận cho những người Hồi Giáo — sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Bằng cách miêu tả phán xét phản biện về Hồi Giáo là “kỳ thị chủng tộc,” chúng ta khiến những cơ hội cho sự cải cách Hồi Giáo càng kém khả thi hơn.
Không có giới hạn nào về sự chỉ trích của Thiên Chúa Giáo ở các trường đại học ở Mỹ hay bất cứ nơi đâu khác, vì vậy, tại sao lại có những giới hạn đối với Hồi Giáo? Thay vì bẻ ngược các truyền thông tri thức Tây Phương để không làm tức giận các công dân Hồi Giáo của chúng ta, chúng ta cần phải bảo vệ cả truyền thống đó và những người Hồi Giáo bất đồng chính kiến – những người mà đã chấp nhận rủi ro rất lớn để quảng bá điều đó.
Chúng ta nên ủng hộ những người đàn ông và phụ nữ đó trong mọi mặt. Tưởng tượng một nơi cho những người Hồi Giáo bất đồng chính kiến để truyền đạt thông điệp của họ qua YouTube, Twitter, Facebook, hay Instagram. Họ là những người Hồi Giáo mà chúng ta nên ủng hộ – vì lợi ích của chúng ta cũng như lợi ích của Hồi Giáo. Trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, Phương Tây đã cổ vũ cho những nhà bất đồng chính kiến như Alexander Solzhenitsyn, Andrei Sakharov, và Václav Havel, những người mà đã có dũng khí để thách thức hệ thống Soviet từ bên trong.
Ngày nay, có rất nhiều nhà bất đồng chính kiến thách thức Hồi Giáo, nhưng Phương Tây lại làm ngơ họ hoặc bác bỏ họ là những người “không đại diện cho Hồi Giáo.” Đây là một sai lầm chết người. Những nhà cải cách như Tawfiq Hamid, Asra Nomani & Zuhdi Jasser và nhiều người khác phải được ủng hộ và bảo vệ. Họ nên được biết đến như Solzhenitsyn, Sakharov và Havel trong thập niên 1980. Nếu chúng ta thực sự ủng hộ tự do chính trị, xã hội và tôn giáo, thì chúng ta không thể trong lương tâm mình đưa Hồi Giáo sự tự do vì lý do tế nhị đa văn hóa.
Chúng ta cần phải nói với những người Hồi Giáo ở Phương Tây rằng: nếu các bạn muốn sống trong xã hội của chúng tôi, để chia sẻ những lợi ích vật chất của chúng tôi, thì các bạn phải chấp nhận rằng tự do của chúng tôi không phải để thỏa thuận. Hồi Giáo đang đứng trước hai 2 con đường giữa sự cải cách hoặc sự tự hủy diệt. Phương Tây cũng vậy.
Tôi là Ayaan Hirsi Ali của Đại Học Harvard cho Đại Học Prager.
[Ku Búa @ Café Ku Búa]
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hồi Giáo có phải là một tôn giáo ôn hòa không?
Hồi Giáo có phải là một tôn giáo ôn hòa không?
Hồi Giáo có phải là một tôn giáo ôn hòa không? Liệu nó có phù hợp với chủ nghĩa tự do của phương Tây không? Hoặc Hồi Giáo cần một sự cải cách, như Thiên Chúa Giáo đã có với sự Cải Cách Tin lành? Tác giả và nhà hoạt động gốc Somali Ayyan Hirsi Ali giải thích sau đây.
Tôi được nuôi dưỡng là một người Hồi Giáo thực hành và đã là như vậy cho nửa cuộc đời tôi. Tôi học ở madrassas, nghĩa là, các trường học Hồi Giáo, và học thuộc lòng rất nhiều phần của kinh thánh Koran. Khi là một đứa trẻ, tôi đã sống ở Mecca cho một khoảng thời gian và thường xuyên viếng thăm Nhà Thờ Linh Thiêng.
Là một thanh niên, tôi đã đồng cảm với Huynh Đệ Hồi Giáo. Ở tuổi 22 trong khi gia đình tôi đang sống ở Kenya, cha của tôi đã sắp đặt hôn nhân của tôi cho một người trong dòng họ, một người đàn ông mà tôi chưa bao giờ gặp. Tôi đã bỏ chạy, tìm đường đến Hà Lan, học ở đó và cuối cùng được bầu làm một thành viên của quốc hội Hà Lan. Bây giờ tôi sống ở Mỹ.
Nói ngắn gọn, tôi đã chứng kiến Hồi Giáo từ bên trong lẫn bên ngoài. Tôi tin rằng một sự cải cách trong Hồi Giáo là điều cần thiết và khả thi. Và chỉ người Hồi Giáo mới có thể biến sự cải cách đó thành thực tế. Nhưng chúng ta ở Phương Tây không thể ngồi bên hông như kết quả của phấn đấu này không liên quan gì đến chúng ta. Nếu những nhà thánh chiến thắng và hy vọng cho một Hồi Giáo được cải cách chết, tất cả thế giới còn lại sẽ phải trả một cái giá rất tồi tệ.
Những đợt tấn công khủng bố ở New York, London, Madrid, Paris và nhiều nơi khác chỉ là phần mở đầu cho những gì sẽ xảy ra. Vì lý do này, tôi tin rằng rất ngu ngốc để khẳng định rằng, như các nhà lãnh đạo phương Tây hay làm theo thường lệ, rằng những hành động bạo lực đó được thực hành dưới danh nghĩa Hồi Giáo có thể bằng cách nào đó tách biệt từ chính tôn giáo của nó. Hơn một thập niên, thông điệp của tôi rất đơn giản: Hồi Giáo không phải là một tôn giáo ôn hòa. Khi tôi nói điều này, tôi không có ý cho rằng những niềm tin trong Hồi Giáo làm cho tất cả người Hồi Giáo bạo lực.
Đây hoàn toàn không phải là vấn đề. Có hàng triệu người Hồi Giáo ôn hòa trong thế giới. Điều tôi nói là sự kêu gọi cho sự biện minh cho bạo lực được ghi rõ trong những bản văn linh thiêng của Hồi Giáo. Hơn nữa, sự bạo lực được thừa nhận theo thần học này tồn tại để được kích động bởi bất cứ hành động nào, bao gồm nhưng không giới hạn đến ngoại tình, xúc phạm tôn giáo, quan hệ đồng tính và bỏ đạo — nghĩa là để rời bỏ Hồi Giáo.
Những ai khoan dung với sự “không khoan dung” này đang làm hại chính mình. Là một người mà đã biết thế nào là sống thiếu tự do, tôi chứng kiến với sự ngạc nhiên khi những người mà tự cho mình là những người tự do và cấp tiến – những người mà cho rằng họ tin tưởng mãnh liệt vào tự do cá nhân và quyền lợi cho người thiểu số – lại đồng thuận với những thế lực trong thế giới mà là những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với chính sự tự do và quyền lợi cho người thiểu số đó.
Vào năm 2014 tôi đã được mời để nhận một bằng danh dự từ Đại Học Brandeis cho công việc mà tôi đã làm cho quyền lợi phụ nữ trong thế giới Hồi Giáo. Lời mời đó đã bị rút lại sau khi các giáo sư và sinh viên đã biểu tình sự chỉ trích của tôi về Hồi Giáo. Lời mời bị hủy sau đó của tôi, như nó đã được gọi, là một sự thảo thuận cho những người Hồi Giáo — sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Bằng cách miêu tả phán xét phản biện về Hồi Giáo là “kỳ thị chủng tộc,” chúng ta khiến những cơ hội cho sự cải cách Hồi Giáo càng kém khả thi hơn.
Không có giới hạn nào về sự chỉ trích của Thiên Chúa Giáo ở các trường đại học ở Mỹ hay bất cứ nơi đâu khác, vì vậy, tại sao lại có những giới hạn đối với Hồi Giáo? Thay vì bẻ ngược các truyền thông tri thức Tây Phương để không làm tức giận các công dân Hồi Giáo của chúng ta, chúng ta cần phải bảo vệ cả truyền thống đó và những người Hồi Giáo bất đồng chính kiến – những người mà đã chấp nhận rủi ro rất lớn để quảng bá điều đó.
Chúng ta nên ủng hộ những người đàn ông và phụ nữ đó trong mọi mặt. Tưởng tượng một nơi cho những người Hồi Giáo bất đồng chính kiến để truyền đạt thông điệp của họ qua YouTube, Twitter, Facebook, hay Instagram. Họ là những người Hồi Giáo mà chúng ta nên ủng hộ – vì lợi ích của chúng ta cũng như lợi ích của Hồi Giáo. Trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, Phương Tây đã cổ vũ cho những nhà bất đồng chính kiến như Alexander Solzhenitsyn, Andrei Sakharov, và Václav Havel, những người mà đã có dũng khí để thách thức hệ thống Soviet từ bên trong.
Ngày nay, có rất nhiều nhà bất đồng chính kiến thách thức Hồi Giáo, nhưng Phương Tây lại làm ngơ họ hoặc bác bỏ họ là những người “không đại diện cho Hồi Giáo.” Đây là một sai lầm chết người. Những nhà cải cách như Tawfiq Hamid, Asra Nomani & Zuhdi Jasser và nhiều người khác phải được ủng hộ và bảo vệ. Họ nên được biết đến như Solzhenitsyn, Sakharov và Havel trong thập niên 1980. Nếu chúng ta thực sự ủng hộ tự do chính trị, xã hội và tôn giáo, thì chúng ta không thể trong lương tâm mình đưa Hồi Giáo sự tự do vì lý do tế nhị đa văn hóa.
Chúng ta cần phải nói với những người Hồi Giáo ở Phương Tây rằng: nếu các bạn muốn sống trong xã hội của chúng tôi, để chia sẻ những lợi ích vật chất của chúng tôi, thì các bạn phải chấp nhận rằng tự do của chúng tôi không phải để thỏa thuận. Hồi Giáo đang đứng trước hai 2 con đường giữa sự cải cách hoặc sự tự hủy diệt. Phương Tây cũng vậy.
Tôi là Ayaan Hirsi Ali của Đại Học Harvard cho Đại Học Prager.
[Ku Búa @ Café Ku Búa]