Văn Học & Nghệ Thuật

Hồi ký Lê Phú Khải – Lời ai điếu (kỳ 3)

Sở dĩ có chương này trong hồi ký của tôi vì người phương Tây có câu phương ngôn đầy ý nghĩa xã hội: Một nửa sự thật không phải là sự thật.

Chương 5

Những chuyện kể của tướng Qua

Thiếu tướng Lê Hữu Qua
Thiếu tướng Lê Hữu Qua

Sở dĩ có chương này trong hồi ký của tôi vì người phương Tây có câu phương ngôn đầy ý nghĩa xã hội: Một nửa sự thật không phải là sự thật. Vì người ta mới chỉ viết có một nửa sự thật nên có những nhân vật có thời được dựng tượng, nhưng một thời gian không lâu, chỉ vài chục năm sau, thiên hạ lại kéo đổ thần tượng đó xuống. Nhưng hàng trăm năm nay, không có ai kéo tượng của Puskin, của Victor Hugo xuống cả. Lịch sử công bằng như thế.

Tướng Lê Hữu Qua, tên khai sinh là Lê Phú Cường (1914-2001), là chú ruột của tôi. Ông là nhân chứng sống của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến khi ông qua đời, 2001. Ông tham gia Việt Minh từ năm 1943, từng làm trưởng Ban trinh sát Sở Công an Bắc Bộ năm 1945, là người phá vụ án phố Ôn Như Hầu nổi tiếng sau Cách mạng tháng Tám. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, năm 1947 ông được cử làm Giám đốc Công an khu 11 (tức Công an Hà Nội). Khi Nha Công an trung ương chuyển lên Việt Bắc, ông được giao làm Phó Ty Trật tự tư pháp. Đến tháng 3 năm 1954 ông được cử đi bảo vệ đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đi dự hội nghị Genève tại Thụy Sĩ. Khi hội nghị kết thúc, ông được cử tham gia đoàn của chính phủ đi công tác tại Ý, Ai Cập, Ấn Độ, Miến Điện, Hồng Kông. Về Việt Nam ông được điều về Hà Nội gấp để bảo vệ Hồ Chủ tịch và ông Phạm Văn Đồng trong cuộc gặp đại diện Cộng hòa Pháp Sainteny tại Phủ Chủ tịch ngay sau giải phóng thủ đô. Năm 1956, ông làm Phó Giám đốc Vụ Trị an Dân cảnh. Đến tháng 5/1962 ông được chính phủ cử làm Cục trưởng Cục Cảnh sát Nhân dân với quân hàm thượng tá cảnh sát và giữ chức vụ này cho đến năm 1967. Ông là người xây dựng lực lượng cảnh sát nhân dân từ ngày đầu ấy. Sau thời gian đi học trường Nguyễn Ái Quốc về, ông giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý trại giam cho đến năm nghỉ hưu 1980. Thời gian làm Cục trưởng Cục quản lý trại giam ông phải đảm nhận nhiều sĩ quan cấp tướng, cấp tá và quan chức cao cấp của chính quyền Sài Gòn ra Bắc cải tạo, cũng như các trại cải tạo khác ở toàn quốc. Ngày 18/4/1977 ông được Chủ tịch Tôn Đức Thắng phong hàm Thiếu tướng công an. Bạn đọc chỉ cần gõ vào google mấy chữ “Thiếu tướng Lê Hữu Qua và những chiến công…” là có ngay bài viết cùng nhan đề trên báo Công an Nhân dân xuân Đinh Hợi 2007 để được biết về ông. Khi ông mất, báo Nhân dân số ra ngày Chủ nhật 21/1/2001 đã đăng ở đầu trang 8 tin buồn, nguyên văn: Đảng ủy Công an Trung ương Bộ Công an; Đảng ủy UBND phường Hàng Mã, Q. Hoàn Kiếm Hà Nội và gia đình thương tiếc báo tin đồng chí Thiếu tướng Lê Hữu Qua, sinh năm 1914, quê quán phường Phúc xá, Q. Ba Đình Hà Nội; Trú quán 28 Hàng Rươi phường Hàng Mã, Q. Hoàn Kiếm Hà Nội; Tham gia cách mạng năm 1943, vào Đảng CSVN năm 1945; nguyên Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng Bộ Công an, đã về hưu. Huân chương độc lập hạng ba, huân chương quân công hạng nhất, huân chương kháng chiến hạng hai, huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, huy chương vì thế hệ trẻ, huy chương vì sự nghiệp giáo dục, kỷ niệm chương của Bộ Nội vụ Cu Ba và nhiều huân chương khác, huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, đã từ trần hồi 4g 10 phút ngày 20/1/2001 tạ bệnh viện Hữu Nghị. Lễ viếng bắt đầu lúc 8g ngày 22/1 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (39 Trần Khánh Dư Hà Nội). Lễ truy điệu lúc 12g cùng ngày, an táng tại nghĩa trang xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm TP Hà Nội.

Một người nằm trong ngành an ninh và giữ nhiều trọng trách như thế nên ông biết nhiều sự thật. Trong những lúc vui buồn dài theo năm tháng, ông đã kể cho thằng cháu ruột của mình – đích tôn của dòng họ Lê Phú – những sự thật đó một cách vô tư. Những câu chuyện của ông không có lớp lang gì cả, nhân sự việc này, ông kể câu chuyện có liên quan. Lúc nghe ông kể, tôi cũng không có ý thức phải ghi lại để sau này chép “sử” như nhà báo Huy Đức đã viết “Bên thắng cuộc”. Nhưng tôi nhận thấy cần phải viết lại những điều tướng Qua đã kể, để “một nửa sự thật” mà người đời không biết đến, hoặc người biết cố tình ém nhẹm đi, rồi lịch sử bị chôn vùi.

1. Chuyện về ông bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn

Gộp những gì tướng Qua nhắc đến thì đây là một ông quan liêu nặng, dốt nát nhưng hay khoe mẽ, ích kỷ và dối trá, thích cấp dưới tâng bốc mình, ghét người trung thực, đặc biệt là ghét trí thức. Ông đã loại bỏ trí thức ra khỏi guồng máy công an. Vợ ông là một người tham lam vô độ, cái gì vơ được là vơ… Chưa bao giờ tôi thấy tướng Qua gọi tên hay chức vụ Bộ trưởng đối với Trần Quốc Hoàn. Ông gọi vị Bộ trưởng này bằng tên H lưu manh! Không nhân nhượng gì cả. Ông gọi tắt chữ Hoàn bằng âm H (hát). Lần đầu tiên tôi nghe ông gọi thế, và mãi sau này vẫn gọi thế. Nhiều lúc tôi thấy thương ông chú tôi, suốt đời phải làm việc với một vị thủ trưởng như thế. Cũng nhiều lúc tôi thấy giận ông vì sao không thể… bỏ mà đi, không làm việc ở Bộ Công an nữa. Nhưng sau này gặp nhà văn Tuấn Vinh, chuyên viết truyện về đề tài công an, cùng công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam với tôi, biết tôi là cháu tướng Qua, nên đã tặng tôi tập sách “Bão táp mùa thu” của NXB Công an nhân dân 1995 gồm các truyện ký về sự trưởng thành của công an thủ đô nhân 50 năm thành lập ngành công an nhân dân của nhiều tác giả. Trong bài “Những ngày đầu” hồi ký của Lê Hữu Qua do nhà văn Mai Ngữ ghi lại, trong hơn 30 trang hồi ký đó có đoạn: “Anh em chúng tôi đa số là lớp thanh niên mới lớn, nhiều cậu lúc ấy chưa hề tỏ tình với cô gái nào là cách mạng đến. Nếu gọi là mối tình đầu của người con trai thì cách mạng là mối tình đầu của họ… một tình yêu chung thủy và sắt son, mặc dù sau bao nhiêu năm có nhiều điều làm ta bực bội. Có nhiều kẻ mang danh cách mạng làm chuyện vô lương, nhưng nếu có ai chống lại cách mạng thì chúng tôi không chịu nổi…”.

Càng ngẫm tôi càng thương chú tôi, một thanh niên Hà Nội đẹp trai giỏi võ nghệ, giỏi bắn súng, giỏi lái xe hơi, nói thạo tiếng Pháp và… chỉ có “một mối tình đầu” là cách mạng và suốt đời chung thủy với mối tình đó nên ông không thể từ bỏ được. Ông không thể như Sartre “đi tìm niềm trung thành mới”. Đầu năm 60, tôi đến Bộ Công An chơi với chú tôi vì nhà ông ở ngay trong cơ quan Bộ, đi vô phải qua vọng gác. Ông ở trong một căn phòng nhỏ ở trên tầng lầu. Hai vợ chồng chỉ có một phòng cho tất cả mọi sinh hoạt. Tôi liếc nhìn bốn bề… Hiểu ý tôi, tướng Qua chỉ tay xuống căn biệt thự rất sang trọng dưới cửa sổ và nói: Tên H lưu manh này chỉ biết hắn thôi. Sau ngày giải phóng thủ đô, hắn chiếm ngay ngôi biệt thự này (nằm trên đường Trần Bình Trọng, một phía của biệt thự giáp đại lộ Trần Hưng Đạo, phía đối diện là Bộ Công an, chiếm cả dãy phố Trần Bình Trọng). Tất cả các cán bộ cao cấp khác, hắn bắt ở trong cơ quan Bộ với lý do “bảo vệ cán bộ”. Nhiều ngôi nhà quanh hồ Hale, chủ nhân di cư vô Nam, anh em xin ra ở đó H cũng không cho. Sau này lên thăm chú tôi nhiều lần, tôi mới biết đối diện phòng ông là phòng của Thứ trưởng Viễn Chi, sát đó là phòng của gia đình ông Nguyễn Công Tài, Cục trưởng. Vậy là hai vị cục trưởng và một vị thứ trưởng phải ở chung một tầng lầu chật hẹp, đi chung cầu thang, mọi tiện nghi sinh hoạt khác đều ở tầng trệt công cộng. Ông Viễn Chi có đứa con bị tật, ông phải đưa người bố đẻ ở quê lên để trông cháu. Tất tật chui rúc trong một căn phòng. Cụ thân sinh ra ông Viễn Chi rất đẹp lão, trông như một ông tiên. Một lần tôi sang chơi với cụ lúc mọi người đi vắng, cụ còn đọc thơ cho tôi nghe. Cụ lấy bút danh là Dã Tiên (ông tiên nơi thôn dã). Cụ than phiền với tôi phải rời quê ra đây, ở căn phòng chật hẹp này, cụ buồn lắm. Nhưng vì “thương anh Chi” nên cụ phải ở. Nói chuyện với cụ, tôi thấy đây là một ông già rất thông thái. Cụ thấy tôi đã 20 tuổi nhưng gầy yếu cụ khuyên tôi một vài năm nữa phải lấy vợ vì luật âm dương phải hài hòa!!! Một ông già như ông Dã Tiên phải được sống ở nơi non xanh nước biếc mà lại bị cầm tù ở cái gác ấy thì thật là đáng trách. Một lần, cũng do vô tình, tôi được một vị trung niên rất đẹp tướng, cao to, mặt mũi sáng sủa, là hàng xóm của tướng Qua kêu tôi sang nhà nhờ khiêng một cái giường cá nhân. Tôi thấy nhà ông ấy có nhiều sách lại có hai cái điện thọai mắc ở đầu giường, trong khi tướng Qua chỉ có một điện thoại. Tôi hỏi tướng Qua ông ấy là ai mà oai vậy? Tướng Qua cười bảo tôi, cháu học văn mà không biết, ông ấy là ông Tài con nhà văn Nguyễn Công Hoan đó. Cái thế giới nhà tập thể nó thế. Ai có ở nhà tập thể do cơ quan cấp mới thấy chán chường. Đã cả ngày nhìn thấy nhau ở cơ quan, đến khi về đến nhà riêng ra vào lại phải gặp những gương mặt đó. Hợp nhau đã vậy còn nếu không thì chỉ mong dọn đi chỗ khác. Có lẽ vì chán ở tập thể nên chú tôi tìm cách dọn ra ở bên ngoài. Di chuyển đôi lần rồi cuối cùng ông ở 28 phố Hàng Rươi cho đến cuối đời. Lý do về ở phố, theo ông nói với tôi là “thích ở gần dân”. Nhưng ngôi nhà 28 Hàng Rươi cũng vô cùng chật hẹp. Nhà hình ống, bề ngang chỉ hơn 2 m, cầu thang lên dựng đứng. Đi ra đi vào phải lách, vậy mà ông đã ở đấy cho đến lúc ra đi… Có lần, một người ở quê ra chơi, thấy ngôi nhà bé quá, khi về ông ta nhỡ miệng than với mọi người: Nhà ông tướng gì mà như cái chuồng chó! Sau này nghe được câu nói đó, tướng Qua buồn lắm!

Cả một đời ngang dọc, đánh đông dẹp bắc chiến tích đầy mình mà đến cuối đời chú tôi vẫn phải ở trong căn nhà “như cái chuồng chó” ấy thật là bất công. Bây giờ, mỗi khi vô một căn nhà, chủ nhân chỉ là viên sĩ quan cấp tá thôi nhưng nhà họ nguy nga như một lâu đài. Tôi mới ngẫm ra rằng, như một nhà hiền triết đã nói: “Nghĩ ra một chủ nghĩa bao giờ cũng là các bậc thiên tài. Thực hiện cái chủ nghĩa đó bao giờ cũng là những người cuồng tín và hưởng thành quả của chủ nghĩa đó thì bao giờ cũng là bọn lưu manh”.

Nói về tính ích kỷ và sự dối trá của Trần Quốc Hoàn tướng Qua có lần kể, dưới bàn làm việc của tên H là một cái hầm. Chỉ cần bấm nút một cái là cả bàn giấy của H thụt xuống hầm sâu. Căn hầm có thể tránh được bom nguyên tử. Bên phố Yết Kiêu gần đấy, dưới đất là cả một căn hầm rộng mênh mông. Tên H rất sợ chết, chỉ lo bảo toàn tính mạng cho riêng hắn.

Sau 1975, với sự việc bắt đi cải tạo tất cả sĩ quan tướng lĩnh thuộc chế độ Sài Gòn cũ (thực chất là bắt đi tù vô thời hạn), tướng Qua lên án Trần Quốc Hoàn rất gay gắt. Dĩ nhiên việc này không chỉ riêng ông Hoàn chịu trách nhiệm, nhưng tướng Qua có nhiều bất đồng với các chủ trương của Hoàn trong việc này. Ông nói: Sau 30/4/1975 việc đầu tiên là tên H lưu manh lùa cán bộ vào Nam bắt tù. Y vô Sài Gòn ngồi khoanh chân vòng tròn trên một cái sập, luôn mồm thúc giục phải gấp làm hồ sơ để bắt tù. Trông y ngồi như một tên địa chủ!

Bây giờ bạn đọc chỉ cần đánh vào google ba chữ “Trần Quốc Hoàn” là được đọc ngay thành tích bất hảo của Hoàn. Được biết về vụ án cô Nông Thị Xuân năm 1957. Trước đó Trần Quốc Hoàn đã hiếp dâm cô Nông Thị Xuân ở số nhà 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm rồi lập mưu giết hại cô như thế nào. Trong cuốn “Đêm giữa ban ngày” nhà văn Vũ Thư Hiên cũng viết trên giấy trắng mực đen vụ án kinh tởm ấy. Vũ Thư Hiên còn nói rõ trong “Đêm giữa ban ngày” là, cán bộ từ cấp vụ trở lên ở Bộ Công an đều biết vụ án này. Vì thế, tướng Qua mới luôn gọi Trần Quốc Hoàn là “thằng H lưu manh” khi nói chuyện với tôi. Còn nhà văn XĐ quê ở Nghệ An thì nói với tôi rằng, nếu giết hết được cả làng tôi thì thằng Hoàn nó cũng giết, vì cả làng đều biết nó là thằng ăn cắp ở chợ làng trước kia!

Vì thế, mỗi lần về Hà Nội, đi qua con đường mới mở to đẹp ở quận Cầu Giấy mang tên Trần Quốc Hoàn, tôi không khỏi ngậm ngùi đau xót cho số phận của dân tộc mình. Rồi có ngày tấm biển đó phải được giật xuống. Tôi tin như thế.

2. Chuyện về Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Nhân vật thứ hai được tướng Qua luôn nhắc đến là Phạm Văn Đồng.

Dưới mắt tướng Qua thì Phạm Văn Đồng là con người chủ quan, bốc đồng và rất vô tích sự. Ông kể: Vừa mới giải phóng thủ đô, tôi phải bảo vệ cuộc họp quan trọng của đại diện Cộng hòa Pháp với chính phủ ta. Tôi phải đích thân lái xe đến chỗ Sainteny để chở hắn sang họp với Phạm Văn Đồng. Sainteny yêu cầu phải có xe của Bộ Công an ta sang đón thì hắn mới đi, vì trước đó trong ngày CM tháng Tám mới thành công, đã có lần xe của hắn bị bắn. Hắn sợ! Cuộc họp kết thúc, Sainteny chưa bước ra khỏi phòng họp thì đã thấy tiếng cười lớn Ha! Ha! Ha! của Phạm Văn Đồng rồi tất cả cười theo. Thấy thế Sainteny quay ngoắt lại, có vẻ rất ngạc nhiên và khó chịu. Sau khi đưa Sainteny về rồi, tôi quay lại hỏi ông Lê Thanh Nghị: vì sao khi Sainteny chưa ra khỏi phòng mà ông Đồng và mọi người đã cười to thế, khiến hắn rất khó chịu, tôi thấy làm như thế là bất lịch sự… ông Nghị cười nói: Sainteny sau cùng có đề nghị ta, nếu chính phủ Việt Nam có cần giúp đỡ, bồi hoàn chiến tranh của chính phủ Pháp thì xin các ông cứ đề đạt, tôi sẽ là người tích cực trong công việc này… Nghe Sainteny nói, anh Đồng không trả lời, khi y quay ra thì anh Đồng nói: Mới đánh cho thua vãi cứt mà đã lên mặt! Rồi anh ấy cười lớn, mọi người cười theo!

Kể xong câu chuyện trên, tướng Qua kết luận với tôi: Phạm Văn Đồng là thế đó, chỉ làm hại đất nước!

Một lần khác, tướng Qua kể tiếp: Lần này thì chính Phạm Văn Đồng gọi tôi lên để trình bày về cái vụ thế giới nó chỉ trích ta về nhân quyền trong vụ bắt tù nhân là tướng lĩnh ãi quan Sài Gòn đi cải tạo vô kỳ hạn sau 1975. Với tư cách Cục trưởng Cục Trại giam, tôi phải báo cáo thủ tướng chính phủ để còn biết đường mà trả lời các cuộc phỏng vấn của báo chí phương tây. Tôi chuẩn bị khá kỹ tài liệu để báo cáo. Gặp tôi, ông ta không thèm hỏi han một câu nào, chỉ ra hiệu, “Anh nói đi”! Tôi vừa báo cáo được vài câu thì đã thấy ông ta ngủ gật. Tôi phải vờ đặt cái tay xuống bàn thật mạnh để ông ta tỉnh dậy. Tôi lại báo cáo, ông ta lại ngủ gật. Lúc tỉnh dậy, ông nói, anh báo cáo lại đi tôi nghe chưa rõ. Tôi đứng dậy và nói thẳng vào mặt ông ta, anh có nghe đâu mà rõ… sau đó tôi quay gót về luôn. Ông ta cũng không nói gì cả. Chắc là để ngủ tiếp!!! Sau này tôi được nghe nhà báo TĐ ở báo Nhân dân kể, Phạm Văn Đồng chuyên hút thuốc phiện và chơi đĩ do Lê Đức Thọ cung cấp, vì thế hai cái môi thâm sì. Và Lê Đức Thọ bảo sao thì phải nghe vậy, không thì cắt nguồn thuốc phiện và gái! Tôi tin lời anh TĐ vì suy ra, người hút thuốc phiện hay ngủ gật, và điều tướng Qua nói là hoàn toàn đúng về cái sự ngủ gật của ông Thủ tướng lâu năm này.

Nguồn: http://vanviet.info/van/hoi-k-l-ph-khai-loi-ai-dieu-ky-3/

Những bài trước:

Hồi ký Lê Phú Khải – Lời ai điếu

Hồi ký Lê Phú Khải – Lời ai điếu (kỳ 2)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hồi ký Lê Phú Khải – Lời ai điếu (kỳ 3)

Sở dĩ có chương này trong hồi ký của tôi vì người phương Tây có câu phương ngôn đầy ý nghĩa xã hội: Một nửa sự thật không phải là sự thật.

Chương 5

Những chuyện kể của tướng Qua

Thiếu tướng Lê Hữu Qua
Thiếu tướng Lê Hữu Qua

Sở dĩ có chương này trong hồi ký của tôi vì người phương Tây có câu phương ngôn đầy ý nghĩa xã hội: Một nửa sự thật không phải là sự thật. Vì người ta mới chỉ viết có một nửa sự thật nên có những nhân vật có thời được dựng tượng, nhưng một thời gian không lâu, chỉ vài chục năm sau, thiên hạ lại kéo đổ thần tượng đó xuống. Nhưng hàng trăm năm nay, không có ai kéo tượng của Puskin, của Victor Hugo xuống cả. Lịch sử công bằng như thế.

Tướng Lê Hữu Qua, tên khai sinh là Lê Phú Cường (1914-2001), là chú ruột của tôi. Ông là nhân chứng sống của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến khi ông qua đời, 2001. Ông tham gia Việt Minh từ năm 1943, từng làm trưởng Ban trinh sát Sở Công an Bắc Bộ năm 1945, là người phá vụ án phố Ôn Như Hầu nổi tiếng sau Cách mạng tháng Tám. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, năm 1947 ông được cử làm Giám đốc Công an khu 11 (tức Công an Hà Nội). Khi Nha Công an trung ương chuyển lên Việt Bắc, ông được giao làm Phó Ty Trật tự tư pháp. Đến tháng 3 năm 1954 ông được cử đi bảo vệ đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đi dự hội nghị Genève tại Thụy Sĩ. Khi hội nghị kết thúc, ông được cử tham gia đoàn của chính phủ đi công tác tại Ý, Ai Cập, Ấn Độ, Miến Điện, Hồng Kông. Về Việt Nam ông được điều về Hà Nội gấp để bảo vệ Hồ Chủ tịch và ông Phạm Văn Đồng trong cuộc gặp đại diện Cộng hòa Pháp Sainteny tại Phủ Chủ tịch ngay sau giải phóng thủ đô. Năm 1956, ông làm Phó Giám đốc Vụ Trị an Dân cảnh. Đến tháng 5/1962 ông được chính phủ cử làm Cục trưởng Cục Cảnh sát Nhân dân với quân hàm thượng tá cảnh sát và giữ chức vụ này cho đến năm 1967. Ông là người xây dựng lực lượng cảnh sát nhân dân từ ngày đầu ấy. Sau thời gian đi học trường Nguyễn Ái Quốc về, ông giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý trại giam cho đến năm nghỉ hưu 1980. Thời gian làm Cục trưởng Cục quản lý trại giam ông phải đảm nhận nhiều sĩ quan cấp tướng, cấp tá và quan chức cao cấp của chính quyền Sài Gòn ra Bắc cải tạo, cũng như các trại cải tạo khác ở toàn quốc. Ngày 18/4/1977 ông được Chủ tịch Tôn Đức Thắng phong hàm Thiếu tướng công an. Bạn đọc chỉ cần gõ vào google mấy chữ “Thiếu tướng Lê Hữu Qua và những chiến công…” là có ngay bài viết cùng nhan đề trên báo Công an Nhân dân xuân Đinh Hợi 2007 để được biết về ông. Khi ông mất, báo Nhân dân số ra ngày Chủ nhật 21/1/2001 đã đăng ở đầu trang 8 tin buồn, nguyên văn: Đảng ủy Công an Trung ương Bộ Công an; Đảng ủy UBND phường Hàng Mã, Q. Hoàn Kiếm Hà Nội và gia đình thương tiếc báo tin đồng chí Thiếu tướng Lê Hữu Qua, sinh năm 1914, quê quán phường Phúc xá, Q. Ba Đình Hà Nội; Trú quán 28 Hàng Rươi phường Hàng Mã, Q. Hoàn Kiếm Hà Nội; Tham gia cách mạng năm 1943, vào Đảng CSVN năm 1945; nguyên Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng Bộ Công an, đã về hưu. Huân chương độc lập hạng ba, huân chương quân công hạng nhất, huân chương kháng chiến hạng hai, huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, huy chương vì thế hệ trẻ, huy chương vì sự nghiệp giáo dục, kỷ niệm chương của Bộ Nội vụ Cu Ba và nhiều huân chương khác, huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, đã từ trần hồi 4g 10 phút ngày 20/1/2001 tạ bệnh viện Hữu Nghị. Lễ viếng bắt đầu lúc 8g ngày 22/1 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (39 Trần Khánh Dư Hà Nội). Lễ truy điệu lúc 12g cùng ngày, an táng tại nghĩa trang xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm TP Hà Nội.

Một người nằm trong ngành an ninh và giữ nhiều trọng trách như thế nên ông biết nhiều sự thật. Trong những lúc vui buồn dài theo năm tháng, ông đã kể cho thằng cháu ruột của mình – đích tôn của dòng họ Lê Phú – những sự thật đó một cách vô tư. Những câu chuyện của ông không có lớp lang gì cả, nhân sự việc này, ông kể câu chuyện có liên quan. Lúc nghe ông kể, tôi cũng không có ý thức phải ghi lại để sau này chép “sử” như nhà báo Huy Đức đã viết “Bên thắng cuộc”. Nhưng tôi nhận thấy cần phải viết lại những điều tướng Qua đã kể, để “một nửa sự thật” mà người đời không biết đến, hoặc người biết cố tình ém nhẹm đi, rồi lịch sử bị chôn vùi.

1. Chuyện về ông bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn

Gộp những gì tướng Qua nhắc đến thì đây là một ông quan liêu nặng, dốt nát nhưng hay khoe mẽ, ích kỷ và dối trá, thích cấp dưới tâng bốc mình, ghét người trung thực, đặc biệt là ghét trí thức. Ông đã loại bỏ trí thức ra khỏi guồng máy công an. Vợ ông là một người tham lam vô độ, cái gì vơ được là vơ… Chưa bao giờ tôi thấy tướng Qua gọi tên hay chức vụ Bộ trưởng đối với Trần Quốc Hoàn. Ông gọi vị Bộ trưởng này bằng tên H lưu manh! Không nhân nhượng gì cả. Ông gọi tắt chữ Hoàn bằng âm H (hát). Lần đầu tiên tôi nghe ông gọi thế, và mãi sau này vẫn gọi thế. Nhiều lúc tôi thấy thương ông chú tôi, suốt đời phải làm việc với một vị thủ trưởng như thế. Cũng nhiều lúc tôi thấy giận ông vì sao không thể… bỏ mà đi, không làm việc ở Bộ Công an nữa. Nhưng sau này gặp nhà văn Tuấn Vinh, chuyên viết truyện về đề tài công an, cùng công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam với tôi, biết tôi là cháu tướng Qua, nên đã tặng tôi tập sách “Bão táp mùa thu” của NXB Công an nhân dân 1995 gồm các truyện ký về sự trưởng thành của công an thủ đô nhân 50 năm thành lập ngành công an nhân dân của nhiều tác giả. Trong bài “Những ngày đầu” hồi ký của Lê Hữu Qua do nhà văn Mai Ngữ ghi lại, trong hơn 30 trang hồi ký đó có đoạn: “Anh em chúng tôi đa số là lớp thanh niên mới lớn, nhiều cậu lúc ấy chưa hề tỏ tình với cô gái nào là cách mạng đến. Nếu gọi là mối tình đầu của người con trai thì cách mạng là mối tình đầu của họ… một tình yêu chung thủy và sắt son, mặc dù sau bao nhiêu năm có nhiều điều làm ta bực bội. Có nhiều kẻ mang danh cách mạng làm chuyện vô lương, nhưng nếu có ai chống lại cách mạng thì chúng tôi không chịu nổi…”.

Càng ngẫm tôi càng thương chú tôi, một thanh niên Hà Nội đẹp trai giỏi võ nghệ, giỏi bắn súng, giỏi lái xe hơi, nói thạo tiếng Pháp và… chỉ có “một mối tình đầu” là cách mạng và suốt đời chung thủy với mối tình đó nên ông không thể từ bỏ được. Ông không thể như Sartre “đi tìm niềm trung thành mới”. Đầu năm 60, tôi đến Bộ Công An chơi với chú tôi vì nhà ông ở ngay trong cơ quan Bộ, đi vô phải qua vọng gác. Ông ở trong một căn phòng nhỏ ở trên tầng lầu. Hai vợ chồng chỉ có một phòng cho tất cả mọi sinh hoạt. Tôi liếc nhìn bốn bề… Hiểu ý tôi, tướng Qua chỉ tay xuống căn biệt thự rất sang trọng dưới cửa sổ và nói: Tên H lưu manh này chỉ biết hắn thôi. Sau ngày giải phóng thủ đô, hắn chiếm ngay ngôi biệt thự này (nằm trên đường Trần Bình Trọng, một phía của biệt thự giáp đại lộ Trần Hưng Đạo, phía đối diện là Bộ Công an, chiếm cả dãy phố Trần Bình Trọng). Tất cả các cán bộ cao cấp khác, hắn bắt ở trong cơ quan Bộ với lý do “bảo vệ cán bộ”. Nhiều ngôi nhà quanh hồ Hale, chủ nhân di cư vô Nam, anh em xin ra ở đó H cũng không cho. Sau này lên thăm chú tôi nhiều lần, tôi mới biết đối diện phòng ông là phòng của Thứ trưởng Viễn Chi, sát đó là phòng của gia đình ông Nguyễn Công Tài, Cục trưởng. Vậy là hai vị cục trưởng và một vị thứ trưởng phải ở chung một tầng lầu chật hẹp, đi chung cầu thang, mọi tiện nghi sinh hoạt khác đều ở tầng trệt công cộng. Ông Viễn Chi có đứa con bị tật, ông phải đưa người bố đẻ ở quê lên để trông cháu. Tất tật chui rúc trong một căn phòng. Cụ thân sinh ra ông Viễn Chi rất đẹp lão, trông như một ông tiên. Một lần tôi sang chơi với cụ lúc mọi người đi vắng, cụ còn đọc thơ cho tôi nghe. Cụ lấy bút danh là Dã Tiên (ông tiên nơi thôn dã). Cụ than phiền với tôi phải rời quê ra đây, ở căn phòng chật hẹp này, cụ buồn lắm. Nhưng vì “thương anh Chi” nên cụ phải ở. Nói chuyện với cụ, tôi thấy đây là một ông già rất thông thái. Cụ thấy tôi đã 20 tuổi nhưng gầy yếu cụ khuyên tôi một vài năm nữa phải lấy vợ vì luật âm dương phải hài hòa!!! Một ông già như ông Dã Tiên phải được sống ở nơi non xanh nước biếc mà lại bị cầm tù ở cái gác ấy thì thật là đáng trách. Một lần, cũng do vô tình, tôi được một vị trung niên rất đẹp tướng, cao to, mặt mũi sáng sủa, là hàng xóm của tướng Qua kêu tôi sang nhà nhờ khiêng một cái giường cá nhân. Tôi thấy nhà ông ấy có nhiều sách lại có hai cái điện thọai mắc ở đầu giường, trong khi tướng Qua chỉ có một điện thoại. Tôi hỏi tướng Qua ông ấy là ai mà oai vậy? Tướng Qua cười bảo tôi, cháu học văn mà không biết, ông ấy là ông Tài con nhà văn Nguyễn Công Hoan đó. Cái thế giới nhà tập thể nó thế. Ai có ở nhà tập thể do cơ quan cấp mới thấy chán chường. Đã cả ngày nhìn thấy nhau ở cơ quan, đến khi về đến nhà riêng ra vào lại phải gặp những gương mặt đó. Hợp nhau đã vậy còn nếu không thì chỉ mong dọn đi chỗ khác. Có lẽ vì chán ở tập thể nên chú tôi tìm cách dọn ra ở bên ngoài. Di chuyển đôi lần rồi cuối cùng ông ở 28 phố Hàng Rươi cho đến cuối đời. Lý do về ở phố, theo ông nói với tôi là “thích ở gần dân”. Nhưng ngôi nhà 28 Hàng Rươi cũng vô cùng chật hẹp. Nhà hình ống, bề ngang chỉ hơn 2 m, cầu thang lên dựng đứng. Đi ra đi vào phải lách, vậy mà ông đã ở đấy cho đến lúc ra đi… Có lần, một người ở quê ra chơi, thấy ngôi nhà bé quá, khi về ông ta nhỡ miệng than với mọi người: Nhà ông tướng gì mà như cái chuồng chó! Sau này nghe được câu nói đó, tướng Qua buồn lắm!

Cả một đời ngang dọc, đánh đông dẹp bắc chiến tích đầy mình mà đến cuối đời chú tôi vẫn phải ở trong căn nhà “như cái chuồng chó” ấy thật là bất công. Bây giờ, mỗi khi vô một căn nhà, chủ nhân chỉ là viên sĩ quan cấp tá thôi nhưng nhà họ nguy nga như một lâu đài. Tôi mới ngẫm ra rằng, như một nhà hiền triết đã nói: “Nghĩ ra một chủ nghĩa bao giờ cũng là các bậc thiên tài. Thực hiện cái chủ nghĩa đó bao giờ cũng là những người cuồng tín và hưởng thành quả của chủ nghĩa đó thì bao giờ cũng là bọn lưu manh”.

Nói về tính ích kỷ và sự dối trá của Trần Quốc Hoàn tướng Qua có lần kể, dưới bàn làm việc của tên H là một cái hầm. Chỉ cần bấm nút một cái là cả bàn giấy của H thụt xuống hầm sâu. Căn hầm có thể tránh được bom nguyên tử. Bên phố Yết Kiêu gần đấy, dưới đất là cả một căn hầm rộng mênh mông. Tên H rất sợ chết, chỉ lo bảo toàn tính mạng cho riêng hắn.

Sau 1975, với sự việc bắt đi cải tạo tất cả sĩ quan tướng lĩnh thuộc chế độ Sài Gòn cũ (thực chất là bắt đi tù vô thời hạn), tướng Qua lên án Trần Quốc Hoàn rất gay gắt. Dĩ nhiên việc này không chỉ riêng ông Hoàn chịu trách nhiệm, nhưng tướng Qua có nhiều bất đồng với các chủ trương của Hoàn trong việc này. Ông nói: Sau 30/4/1975 việc đầu tiên là tên H lưu manh lùa cán bộ vào Nam bắt tù. Y vô Sài Gòn ngồi khoanh chân vòng tròn trên một cái sập, luôn mồm thúc giục phải gấp làm hồ sơ để bắt tù. Trông y ngồi như một tên địa chủ!

Bây giờ bạn đọc chỉ cần đánh vào google ba chữ “Trần Quốc Hoàn” là được đọc ngay thành tích bất hảo của Hoàn. Được biết về vụ án cô Nông Thị Xuân năm 1957. Trước đó Trần Quốc Hoàn đã hiếp dâm cô Nông Thị Xuân ở số nhà 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm rồi lập mưu giết hại cô như thế nào. Trong cuốn “Đêm giữa ban ngày” nhà văn Vũ Thư Hiên cũng viết trên giấy trắng mực đen vụ án kinh tởm ấy. Vũ Thư Hiên còn nói rõ trong “Đêm giữa ban ngày” là, cán bộ từ cấp vụ trở lên ở Bộ Công an đều biết vụ án này. Vì thế, tướng Qua mới luôn gọi Trần Quốc Hoàn là “thằng H lưu manh” khi nói chuyện với tôi. Còn nhà văn XĐ quê ở Nghệ An thì nói với tôi rằng, nếu giết hết được cả làng tôi thì thằng Hoàn nó cũng giết, vì cả làng đều biết nó là thằng ăn cắp ở chợ làng trước kia!

Vì thế, mỗi lần về Hà Nội, đi qua con đường mới mở to đẹp ở quận Cầu Giấy mang tên Trần Quốc Hoàn, tôi không khỏi ngậm ngùi đau xót cho số phận của dân tộc mình. Rồi có ngày tấm biển đó phải được giật xuống. Tôi tin như thế.

2. Chuyện về Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Nhân vật thứ hai được tướng Qua luôn nhắc đến là Phạm Văn Đồng.

Dưới mắt tướng Qua thì Phạm Văn Đồng là con người chủ quan, bốc đồng và rất vô tích sự. Ông kể: Vừa mới giải phóng thủ đô, tôi phải bảo vệ cuộc họp quan trọng của đại diện Cộng hòa Pháp với chính phủ ta. Tôi phải đích thân lái xe đến chỗ Sainteny để chở hắn sang họp với Phạm Văn Đồng. Sainteny yêu cầu phải có xe của Bộ Công an ta sang đón thì hắn mới đi, vì trước đó trong ngày CM tháng Tám mới thành công, đã có lần xe của hắn bị bắn. Hắn sợ! Cuộc họp kết thúc, Sainteny chưa bước ra khỏi phòng họp thì đã thấy tiếng cười lớn Ha! Ha! Ha! của Phạm Văn Đồng rồi tất cả cười theo. Thấy thế Sainteny quay ngoắt lại, có vẻ rất ngạc nhiên và khó chịu. Sau khi đưa Sainteny về rồi, tôi quay lại hỏi ông Lê Thanh Nghị: vì sao khi Sainteny chưa ra khỏi phòng mà ông Đồng và mọi người đã cười to thế, khiến hắn rất khó chịu, tôi thấy làm như thế là bất lịch sự… ông Nghị cười nói: Sainteny sau cùng có đề nghị ta, nếu chính phủ Việt Nam có cần giúp đỡ, bồi hoàn chiến tranh của chính phủ Pháp thì xin các ông cứ đề đạt, tôi sẽ là người tích cực trong công việc này… Nghe Sainteny nói, anh Đồng không trả lời, khi y quay ra thì anh Đồng nói: Mới đánh cho thua vãi cứt mà đã lên mặt! Rồi anh ấy cười lớn, mọi người cười theo!

Kể xong câu chuyện trên, tướng Qua kết luận với tôi: Phạm Văn Đồng là thế đó, chỉ làm hại đất nước!

Một lần khác, tướng Qua kể tiếp: Lần này thì chính Phạm Văn Đồng gọi tôi lên để trình bày về cái vụ thế giới nó chỉ trích ta về nhân quyền trong vụ bắt tù nhân là tướng lĩnh ãi quan Sài Gòn đi cải tạo vô kỳ hạn sau 1975. Với tư cách Cục trưởng Cục Trại giam, tôi phải báo cáo thủ tướng chính phủ để còn biết đường mà trả lời các cuộc phỏng vấn của báo chí phương tây. Tôi chuẩn bị khá kỹ tài liệu để báo cáo. Gặp tôi, ông ta không thèm hỏi han một câu nào, chỉ ra hiệu, “Anh nói đi”! Tôi vừa báo cáo được vài câu thì đã thấy ông ta ngủ gật. Tôi phải vờ đặt cái tay xuống bàn thật mạnh để ông ta tỉnh dậy. Tôi lại báo cáo, ông ta lại ngủ gật. Lúc tỉnh dậy, ông nói, anh báo cáo lại đi tôi nghe chưa rõ. Tôi đứng dậy và nói thẳng vào mặt ông ta, anh có nghe đâu mà rõ… sau đó tôi quay gót về luôn. Ông ta cũng không nói gì cả. Chắc là để ngủ tiếp!!! Sau này tôi được nghe nhà báo TĐ ở báo Nhân dân kể, Phạm Văn Đồng chuyên hút thuốc phiện và chơi đĩ do Lê Đức Thọ cung cấp, vì thế hai cái môi thâm sì. Và Lê Đức Thọ bảo sao thì phải nghe vậy, không thì cắt nguồn thuốc phiện và gái! Tôi tin lời anh TĐ vì suy ra, người hút thuốc phiện hay ngủ gật, và điều tướng Qua nói là hoàn toàn đúng về cái sự ngủ gật của ông Thủ tướng lâu năm này.

Nguồn: http://vanviet.info/van/hoi-k-l-ph-khai-loi-ai-dieu-ky-3/

Những bài trước:

Hồi ký Lê Phú Khải – Lời ai điếu

Hồi ký Lê Phú Khải – Lời ai điếu (kỳ 2)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm