Xe cán chó
Hội nghị Munich: Mọi con mắt đều đổ vào chính quyền Trump
Trong suốt năm thập niên vừa qua, lãnh tụ chính trị các nước phương Tây tụ tập tại hội nghị thường niên về an ninh thế giới tại Munich thường chỉ thảo luận và vật lộn với
Trong suốt năm thập niên vừa qua, lãnh tụ chính trị các nước phương Tây tụ tập tại hội nghị thường niên về an ninh thế giới tại Munich thường chỉ thảo luận và vật lộn với các cuộc khủng hoảng tại các vùng thế giới mất ổn định, đầy bạo động, cách xa các xã hội dân chủ của họ. Nhưng năm nay, tiêu điểm của các cuộc trò chuyện của họ lại khác hẳn: thách thức quan trọng nhất với trật tự của một thế giới tự do dân chủ lại đến từ con người có quyền lực lớn nhất trong bọn họ.
Chính sách ngọai giao của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là điều chi phối hầu như tòan bộ nghị trình của hội nghị được tổ chức vào cuối tuần vừa qua có mặt trong tất cả các vấn đề thảo luận từ các cuộc chiến tại Ukraine, Syria và Yemen cho đến những căng thẳng đang âm ỷ sôi tại vùng biển Baltic, Hắc hải và bán đảo Triều Tiên. Câu hỏi quan trọng nhất mà người ta đặt ra là chung quanh chính sách tương lai của Washington đối với Nga.
Trước mắt thông điệp mà chính quyền Mỹ gởi cho các đồng minh đang trăn trở là một thông điệp trấn an.
Ông Michael Pence, phó tổng thống của ông Trump, cam kết Mỹ ủng hộ “không có gì lay chuyển nổi” đối với NATO trong một bài diễn văn đọc vào hôm thứ bảy; một bài diễn văn dựa rất nhiều vào các chính sách và giá trị ngoại giao truyền thống của đảng Cộng Hòa. Ông hứa hẹn sẽ tiếp tục chính sách hiện có tại Ukraine và khẳng định rằng Nga sẽ phải “lãnh trách nhiệm” về những hành động xâm lược của họ, một bài diễn văn nhắc lại những gì được nói hôm thứ sáu bởi các ông Rex Tillerson, ngọai trưởng và Jim Mattis, bộ trưởng quốc phòng.
Bài diễn văn của ông được hoan nghênh một cách dè đặt.
Norbert Rottgen, chủ tịch ủy ban ngoai giao của Hạ Viện Đức Bundestag cho biết:
“Nói rằng tôi được trấn an bởi những lời nói của ông Pence thì phải nói là quá mức, nhưng tôi hoan nghênh cố gắng của ông trong việc đưa ra những trấn an cho chúng tôi. Chúng tôi cũng tán thưởng những cố gắng của ông ta nhằm đưa ông tổng thống của ông vào trong những lời nói ủng hộ đó khi nhắc đến tên ông ta vài lần trong bài diễn văn của ông. Nhưng những cảm giác bất an tạo ra bởi ông Trump thì rất sâu đậm và chúng ta không thể hễ muốn là bỏ đi đuợc.”
Trong khi vận động tranh cử và sau đó, ông Trump đã thường xuyên tấn công vào nhiều định chế và nguyên lý mà các đồng minh của Hoa Kỳ coi là quan trọng nhất. Và những cuộc tấn công này còn thường được phổ biến trên các môi trường truyền thông xã hội. Ông đã tỏ ra khinh thị tổ chức NATO, đe dọa gây chiến tranh mậu dịch, tấn công vào báo chí và ca tụng Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Elmar Brok, cựu chủ tịch ủy ban ngọai giao của Quốc Hội châu Âu, nhận xét:
“Tại Washington có những người mà người ta có thể hợp tác được. Nhưng họ đều có một vấn đề nghiêm trọng. Họ không biết cái gì mà tổng thống của họ lại tung ra vào Twitter ngày hôm sau.”
Theo Ian Bremmer, chủ tịch của Eurasia, một tổ chức lượng định rủi ro chính trị có trụ sở tại Mỹ cho biết vấn đề là không ai biết ông Trump có dần dà đi theo con đường chính sách chính thống của đảng Cộng Hòa trong các vấn đề quốc tế hay không hay là ông tiếp tục theo con đường riêng của ông.
Sự kiện những nước đồng minh của Mỹ tại hội nghị Munich cảm thấy được trấn an nhiều hơn bởi những lời tuyên bố của phái đòan quốc hội Hoa Kỳ thay vì các quan chức chính phủ Trump tự nó cũng là một dấu hiệu cho cái sự e ngại của họ.
Thượng nghị sỹ Cộng Hòa Lindsey Graham hôm chủ nhật đã hứa là các biện pháp trừng phạt cứng rắn khác chống lại Nga sẽ đứng hàng đầu trong nghị trình của Quốc Hội một khi mà việc bổ nhiệm các thành viên của nội các Trump được hoàn tất. Ông Graham hứa hẹn:
“Nếu các bạn e ngại rằng chúng tôi sẽ không nhìn một cách soi mói và tỷ mỷ vào những gì mà Nga đã làm trong cuộc bầu cử của chúng tôi chỉ vì ông Trump thắng và đảng Cộng Hòa nắm quyền thì các bạn không cần phải lo ngại nữa … 2017 sẽ là năm đá đít Nga tại Quốc Hội.”
Thông điệp ngầm chứa trong bài diễn văn của ông Graham có vẻ là nếu người ta không thể trông cậy vào phủ tổng thống thì còn có Quốc Hội. Và thượng nghị sỹ Dân Chủ Chris Murphy cũng nhắc lại điểm này:
“Nga đang chỉ phải trả một giá rất nhỏ… và nay đang có một vai trò đặc biệt mà Quốc Hội có thể đóng.”
Thế nhưng nhiều nhà ngoại giao châu Âu có vẻ như đồng ý với nhận định nói bên lề của ông John McCain, một thượng nghị sỹ Cộng Hòa khác và là một thành viên trung thành của hội nghị này. Ông McCain nói:
“ Trong nhiều khía cạnh chính quyền lần này đang rối bù và họ còn có rất nhiều chuyện phải làm.”
Francois Heisbourg, một nhà ngọai giao lão thành của Pháp và hiện đang làm chủ tịch Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Các Vấn đề Chiến Lược gởi một cái “tweet” hôm chủ nhật nói rằng:
“Điều lớn nhất tôi mang đi từ Munich là tình trạng rối beng tại Mỹ thì còn trầm trọng hơn là tôi nghĩ nữa,”
Lê Mạnh Hùng
( Khai Phóng )
Trong suốt năm thập niên vừa qua, lãnh tụ chính trị các nước phương Tây tụ tập tại hội nghị thường niên về an ninh thế giới tại Munich thường chỉ thảo luận và vật lộn với các cuộc khủng hoảng tại các vùng thế giới mất ổn định, đầy bạo động, cách xa các xã hội dân chủ của họ. Nhưng năm nay, tiêu điểm của các cuộc trò chuyện của họ lại khác hẳn: thách thức quan trọng nhất với trật tự của một thế giới tự do dân chủ lại đến từ con người có quyền lực lớn nhất trong bọn họ.
Chính sách ngọai giao của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là điều chi phối hầu như tòan bộ nghị trình của hội nghị được tổ chức vào cuối tuần vừa qua có mặt trong tất cả các vấn đề thảo luận từ các cuộc chiến tại Ukraine, Syria và Yemen cho đến những căng thẳng đang âm ỷ sôi tại vùng biển Baltic, Hắc hải và bán đảo Triều Tiên. Câu hỏi quan trọng nhất mà người ta đặt ra là chung quanh chính sách tương lai của Washington đối với Nga.
Trước mắt thông điệp mà chính quyền Mỹ gởi cho các đồng minh đang trăn trở là một thông điệp trấn an.
Ông Michael Pence, phó tổng thống của ông Trump, cam kết Mỹ ủng hộ “không có gì lay chuyển nổi” đối với NATO trong một bài diễn văn đọc vào hôm thứ bảy; một bài diễn văn dựa rất nhiều vào các chính sách và giá trị ngoại giao truyền thống của đảng Cộng Hòa. Ông hứa hẹn sẽ tiếp tục chính sách hiện có tại Ukraine và khẳng định rằng Nga sẽ phải “lãnh trách nhiệm” về những hành động xâm lược của họ, một bài diễn văn nhắc lại những gì được nói hôm thứ sáu bởi các ông Rex Tillerson, ngọai trưởng và Jim Mattis, bộ trưởng quốc phòng.
Bài diễn văn của ông được hoan nghênh một cách dè đặt.
Norbert Rottgen, chủ tịch ủy ban ngoai giao của Hạ Viện Đức Bundestag cho biết:
“Nói rằng tôi được trấn an bởi những lời nói của ông Pence thì phải nói là quá mức, nhưng tôi hoan nghênh cố gắng của ông trong việc đưa ra những trấn an cho chúng tôi. Chúng tôi cũng tán thưởng những cố gắng của ông ta nhằm đưa ông tổng thống của ông vào trong những lời nói ủng hộ đó khi nhắc đến tên ông ta vài lần trong bài diễn văn của ông. Nhưng những cảm giác bất an tạo ra bởi ông Trump thì rất sâu đậm và chúng ta không thể hễ muốn là bỏ đi đuợc.”
Trong khi vận động tranh cử và sau đó, ông Trump đã thường xuyên tấn công vào nhiều định chế và nguyên lý mà các đồng minh của Hoa Kỳ coi là quan trọng nhất. Và những cuộc tấn công này còn thường được phổ biến trên các môi trường truyền thông xã hội. Ông đã tỏ ra khinh thị tổ chức NATO, đe dọa gây chiến tranh mậu dịch, tấn công vào báo chí và ca tụng Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Elmar Brok, cựu chủ tịch ủy ban ngọai giao của Quốc Hội châu Âu, nhận xét:
“Tại Washington có những người mà người ta có thể hợp tác được. Nhưng họ đều có một vấn đề nghiêm trọng. Họ không biết cái gì mà tổng thống của họ lại tung ra vào Twitter ngày hôm sau.”
Theo Ian Bremmer, chủ tịch của Eurasia, một tổ chức lượng định rủi ro chính trị có trụ sở tại Mỹ cho biết vấn đề là không ai biết ông Trump có dần dà đi theo con đường chính sách chính thống của đảng Cộng Hòa trong các vấn đề quốc tế hay không hay là ông tiếp tục theo con đường riêng của ông.
Sự kiện những nước đồng minh của Mỹ tại hội nghị Munich cảm thấy được trấn an nhiều hơn bởi những lời tuyên bố của phái đòan quốc hội Hoa Kỳ thay vì các quan chức chính phủ Trump tự nó cũng là một dấu hiệu cho cái sự e ngại của họ.
Thượng nghị sỹ Cộng Hòa Lindsey Graham hôm chủ nhật đã hứa là các biện pháp trừng phạt cứng rắn khác chống lại Nga sẽ đứng hàng đầu trong nghị trình của Quốc Hội một khi mà việc bổ nhiệm các thành viên của nội các Trump được hoàn tất. Ông Graham hứa hẹn:
“Nếu các bạn e ngại rằng chúng tôi sẽ không nhìn một cách soi mói và tỷ mỷ vào những gì mà Nga đã làm trong cuộc bầu cử của chúng tôi chỉ vì ông Trump thắng và đảng Cộng Hòa nắm quyền thì các bạn không cần phải lo ngại nữa … 2017 sẽ là năm đá đít Nga tại Quốc Hội.”
Thông điệp ngầm chứa trong bài diễn văn của ông Graham có vẻ là nếu người ta không thể trông cậy vào phủ tổng thống thì còn có Quốc Hội. Và thượng nghị sỹ Dân Chủ Chris Murphy cũng nhắc lại điểm này:
“Nga đang chỉ phải trả một giá rất nhỏ… và nay đang có một vai trò đặc biệt mà Quốc Hội có thể đóng.”
Thế nhưng nhiều nhà ngoại giao châu Âu có vẻ như đồng ý với nhận định nói bên lề của ông John McCain, một thượng nghị sỹ Cộng Hòa khác và là một thành viên trung thành của hội nghị này. Ông McCain nói:
“ Trong nhiều khía cạnh chính quyền lần này đang rối bù và họ còn có rất nhiều chuyện phải làm.”
Francois Heisbourg, một nhà ngọai giao lão thành của Pháp và hiện đang làm chủ tịch Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Các Vấn đề Chiến Lược gởi một cái “tweet” hôm chủ nhật nói rằng:
“Điều lớn nhất tôi mang đi từ Munich là tình trạng rối beng tại Mỹ thì còn trầm trọng hơn là tôi nghĩ nữa,”
Lê Mạnh Hùng
( Khai Phóng )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Hội nghị Munich: Mọi con mắt đều đổ vào chính quyền Trump
Trong suốt năm thập niên vừa qua, lãnh tụ chính trị các nước phương Tây tụ tập tại hội nghị thường niên về an ninh thế giới tại Munich thường chỉ thảo luận và vật lộn với
Trong suốt năm thập niên vừa qua, lãnh tụ chính trị các nước phương Tây tụ tập tại hội nghị thường niên về an ninh thế giới tại Munich thường chỉ thảo luận và vật lộn với các cuộc khủng hoảng tại các vùng thế giới mất ổn định, đầy bạo động, cách xa các xã hội dân chủ của họ. Nhưng năm nay, tiêu điểm của các cuộc trò chuyện của họ lại khác hẳn: thách thức quan trọng nhất với trật tự của một thế giới tự do dân chủ lại đến từ con người có quyền lực lớn nhất trong bọn họ.
Chính sách ngọai giao của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là điều chi phối hầu như tòan bộ nghị trình của hội nghị được tổ chức vào cuối tuần vừa qua có mặt trong tất cả các vấn đề thảo luận từ các cuộc chiến tại Ukraine, Syria và Yemen cho đến những căng thẳng đang âm ỷ sôi tại vùng biển Baltic, Hắc hải và bán đảo Triều Tiên. Câu hỏi quan trọng nhất mà người ta đặt ra là chung quanh chính sách tương lai của Washington đối với Nga.
Trước mắt thông điệp mà chính quyền Mỹ gởi cho các đồng minh đang trăn trở là một thông điệp trấn an.
Ông Michael Pence, phó tổng thống của ông Trump, cam kết Mỹ ủng hộ “không có gì lay chuyển nổi” đối với NATO trong một bài diễn văn đọc vào hôm thứ bảy; một bài diễn văn dựa rất nhiều vào các chính sách và giá trị ngoại giao truyền thống của đảng Cộng Hòa. Ông hứa hẹn sẽ tiếp tục chính sách hiện có tại Ukraine và khẳng định rằng Nga sẽ phải “lãnh trách nhiệm” về những hành động xâm lược của họ, một bài diễn văn nhắc lại những gì được nói hôm thứ sáu bởi các ông Rex Tillerson, ngọai trưởng và Jim Mattis, bộ trưởng quốc phòng.
Bài diễn văn của ông được hoan nghênh một cách dè đặt.
Norbert Rottgen, chủ tịch ủy ban ngoai giao của Hạ Viện Đức Bundestag cho biết:
“Nói rằng tôi được trấn an bởi những lời nói của ông Pence thì phải nói là quá mức, nhưng tôi hoan nghênh cố gắng của ông trong việc đưa ra những trấn an cho chúng tôi. Chúng tôi cũng tán thưởng những cố gắng của ông ta nhằm đưa ông tổng thống của ông vào trong những lời nói ủng hộ đó khi nhắc đến tên ông ta vài lần trong bài diễn văn của ông. Nhưng những cảm giác bất an tạo ra bởi ông Trump thì rất sâu đậm và chúng ta không thể hễ muốn là bỏ đi đuợc.”
Trong khi vận động tranh cử và sau đó, ông Trump đã thường xuyên tấn công vào nhiều định chế và nguyên lý mà các đồng minh của Hoa Kỳ coi là quan trọng nhất. Và những cuộc tấn công này còn thường được phổ biến trên các môi trường truyền thông xã hội. Ông đã tỏ ra khinh thị tổ chức NATO, đe dọa gây chiến tranh mậu dịch, tấn công vào báo chí và ca tụng Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Elmar Brok, cựu chủ tịch ủy ban ngọai giao của Quốc Hội châu Âu, nhận xét:
“Tại Washington có những người mà người ta có thể hợp tác được. Nhưng họ đều có một vấn đề nghiêm trọng. Họ không biết cái gì mà tổng thống của họ lại tung ra vào Twitter ngày hôm sau.”
Theo Ian Bremmer, chủ tịch của Eurasia, một tổ chức lượng định rủi ro chính trị có trụ sở tại Mỹ cho biết vấn đề là không ai biết ông Trump có dần dà đi theo con đường chính sách chính thống của đảng Cộng Hòa trong các vấn đề quốc tế hay không hay là ông tiếp tục theo con đường riêng của ông.
Sự kiện những nước đồng minh của Mỹ tại hội nghị Munich cảm thấy được trấn an nhiều hơn bởi những lời tuyên bố của phái đòan quốc hội Hoa Kỳ thay vì các quan chức chính phủ Trump tự nó cũng là một dấu hiệu cho cái sự e ngại của họ.
Thượng nghị sỹ Cộng Hòa Lindsey Graham hôm chủ nhật đã hứa là các biện pháp trừng phạt cứng rắn khác chống lại Nga sẽ đứng hàng đầu trong nghị trình của Quốc Hội một khi mà việc bổ nhiệm các thành viên của nội các Trump được hoàn tất. Ông Graham hứa hẹn:
“Nếu các bạn e ngại rằng chúng tôi sẽ không nhìn một cách soi mói và tỷ mỷ vào những gì mà Nga đã làm trong cuộc bầu cử của chúng tôi chỉ vì ông Trump thắng và đảng Cộng Hòa nắm quyền thì các bạn không cần phải lo ngại nữa … 2017 sẽ là năm đá đít Nga tại Quốc Hội.”
Thông điệp ngầm chứa trong bài diễn văn của ông Graham có vẻ là nếu người ta không thể trông cậy vào phủ tổng thống thì còn có Quốc Hội. Và thượng nghị sỹ Dân Chủ Chris Murphy cũng nhắc lại điểm này:
“Nga đang chỉ phải trả một giá rất nhỏ… và nay đang có một vai trò đặc biệt mà Quốc Hội có thể đóng.”
Thế nhưng nhiều nhà ngoại giao châu Âu có vẻ như đồng ý với nhận định nói bên lề của ông John McCain, một thượng nghị sỹ Cộng Hòa khác và là một thành viên trung thành của hội nghị này. Ông McCain nói:
“ Trong nhiều khía cạnh chính quyền lần này đang rối bù và họ còn có rất nhiều chuyện phải làm.”
Francois Heisbourg, một nhà ngọai giao lão thành của Pháp và hiện đang làm chủ tịch Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Các Vấn đề Chiến Lược gởi một cái “tweet” hôm chủ nhật nói rằng:
“Điều lớn nhất tôi mang đi từ Munich là tình trạng rối beng tại Mỹ thì còn trầm trọng hơn là tôi nghĩ nữa,”
Lê Mạnh Hùng
( Khai Phóng )