TIN CỘNG ĐỒNG
Human Rights Watch (HRW) kêu gọi Hà Nội thả bà Cấn Thị Thêu
18-9-2016
Bà Cấn Thị Thêu (áo đen, giữa) cùng các người dân oan khiếu kiện tại trụ sở tiếp dân của chính quyền ở Hà Nội. (Hình: FB Trịnh Bá Tư)
New York (NV) – Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) vừa kêu gọi Hà Nội trả tự do cho bà Cấn Thị Thêu, một người dân oan ở Dương Nội, sắp bị lôi ra tòa kêu án.
“Chính quyền Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với một nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai đang sắp phải hầu tòa vì đã thực hiện các quyền của mình một cách ôn hòa, và trả tự do vô điều kiện cho bà.”
HRW, có trụ sở ở New York, ra một bản tuyên bố về trường hợp của bà Cấn Thị Thêu sắp bị đưa ra tòa án ở Hà Nội ngày 20 Tháng Chín và cho là bà “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Luật Hình Sự của Việt Nam.
Theo HRW, bà Cấn Thị Thêu, 54 tuổi, bị bắt ngày 10 Tháng Sáu vừa qua lúc sáng sớm đang còn ngủ trong nhà, sau nhiều lần bà cùng nhiều người dân phường Dương Nội mang biểu ngữ đến các cơ quan chính phủ ở Hà Nội để khiếu nại về việc trưng thu đất.
Bà từng bị bắt và bị kết án 15 tháng tù hồi năm 2014 khi nhà cầm quyền huy động một lực lượng hùng hậu đến cưỡng chế khu đất của người dân Dương Nội, cũng với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” dù bà chỉ đứng trong một cái lều quay video cảnh công an và các lực lượng của nhà cầm quyền đàn áp người dân.
HRW kể lại rằng, hơn một thập kỷ trước, vào Tháng Sáu, 2006, chính quyền địa phương quyết định trưng thu đất nông nghiệp ở phường Dương Nội thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, và chuyển đổi khu vực này thành đất đô thị. Hàng trăm hộ gia đình đã biểu tình phản đối sự thiếu minh bạch trong quá trình trưng thu và đền bù không thỏa đáng cho những gia đình bị mất sinh kế.
Vào Tháng Tư, 2014, chính quyền đã sử dụng vũ lực để giải tỏa đất và đánh đập dã man nhiều người phản đối việc giải tỏa. Bà Cấn Thị Thêu bị bắt và chồng bà, ông Trịnh Bá Khiêm, cũng bị bắt cùng với một số người nữa và bị cáo buộc cùng tội danh nói trên.
Theo HRW kể lại, Tháng Chín, 2014, vợ chồng bà đều bị kết án. Bà Cấn Thị Thêu bị xử 15 tháng tù giam và ông Trịnh Bá Khiêm bị 18 tháng (sau đó giảm xuống 14 tháng).
Tháng Sáu, 2015, vào thời điểm ông Khiêm thi hành xong bản án, hàng chục nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai và blogger đã đến trại giam Số 6 ở tỉnh Nghệ An để chào đón ông. Nhóm này đã bị nhiều người đàn ông mặc thường phục tấn công. Anh Trịnh Bá Tư, người con trai út của bà Thêu, bị thương nặng.
Tháng Bảy, 2015, bà Thêu thi hành xong bản án tại trại giam số 5 ở tỉnh Thanh Hóa. Sau khi ra tù, bà tiếp tục vận động cho các vấn đề về đất đai và môi trường. Bà tham gia các cuộc biểu tình đòi trả tự do cho luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài và người cộng sự Lê Thu Hà cũng như các cuộc biểu tình chống ô nhiễm ôi trường.
Bà cũng bị cáo buộc đã kích động người dân phường Dương Nội tẩy chay cuộc bầu cử quốc gia hồi Tháng Năm. Người ta tin rằng việc bắt giam trở lại và chuẩn bị kết án lần nữa đối với bà Cấn Thị Thêu với cáo buộc “gây rối…” chỉ là cái cớ bề ngoài, không đếm xỉa gì tới những uất ức của những người nông dân như bà khi bị nhà cầm quyền cướp đoạt nguồn sinh kế.
“Khi Đảng Cộng Sản Việt Nam cần sự ủng hộ của nông dân, đảng kêu gọi ‘người cày có ruộng,’” ông Brad Adams, giám đốc khu vực Á Châu của HRW, phát biểu. “Nhưng giờ đây đảng lại bỏ tù những người cổ vũ đúng khẩu hiệu đó.”
Hai ngày sau phiên tòa xử bà Cấn Thị Thêu, tòa án sẽ xử phúc thẩm nhà báo tự do Ba Sàm Nguyễn hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy.
Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 23 Tháng Ba, ông Vinh bị kết án năm năm tù và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị ba năm tù, vì bị tố cáo tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” theo Điều 258 Luật Hình Sự.
Điều luật này và một số điều khác bị các tổ chức nhân quyền quốc tế tố cáo là trái với chính Hiến Pháp Việt Nam cũng như trái với Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đặt bút ký cam kết tuân hành.
Trên nguyên tắc, phiên tòa phúc thẩm phải diễn ra trong vòng 45 ngày sau phiên tòa sơ thẩm, nhưng phiên tòa này lại xảy ra sau sáu tháng. (TN)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Human Rights Watch (HRW) kêu gọi Hà Nội thả bà Cấn Thị Thêu
18-9-2016
Bà Cấn Thị Thêu (áo đen, giữa) cùng các người dân oan khiếu kiện tại trụ sở tiếp dân của chính quyền ở Hà Nội. (Hình: FB Trịnh Bá Tư)
New York (NV) – Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) vừa kêu gọi Hà Nội trả tự do cho bà Cấn Thị Thêu, một người dân oan ở Dương Nội, sắp bị lôi ra tòa kêu án.
“Chính quyền Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với một nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai đang sắp phải hầu tòa vì đã thực hiện các quyền của mình một cách ôn hòa, và trả tự do vô điều kiện cho bà.”
HRW, có trụ sở ở New York, ra một bản tuyên bố về trường hợp của bà Cấn Thị Thêu sắp bị đưa ra tòa án ở Hà Nội ngày 20 Tháng Chín và cho là bà “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Luật Hình Sự của Việt Nam.
Theo HRW, bà Cấn Thị Thêu, 54 tuổi, bị bắt ngày 10 Tháng Sáu vừa qua lúc sáng sớm đang còn ngủ trong nhà, sau nhiều lần bà cùng nhiều người dân phường Dương Nội mang biểu ngữ đến các cơ quan chính phủ ở Hà Nội để khiếu nại về việc trưng thu đất.
Bà từng bị bắt và bị kết án 15 tháng tù hồi năm 2014 khi nhà cầm quyền huy động một lực lượng hùng hậu đến cưỡng chế khu đất của người dân Dương Nội, cũng với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” dù bà chỉ đứng trong một cái lều quay video cảnh công an và các lực lượng của nhà cầm quyền đàn áp người dân.
HRW kể lại rằng, hơn một thập kỷ trước, vào Tháng Sáu, 2006, chính quyền địa phương quyết định trưng thu đất nông nghiệp ở phường Dương Nội thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, và chuyển đổi khu vực này thành đất đô thị. Hàng trăm hộ gia đình đã biểu tình phản đối sự thiếu minh bạch trong quá trình trưng thu và đền bù không thỏa đáng cho những gia đình bị mất sinh kế.
Vào Tháng Tư, 2014, chính quyền đã sử dụng vũ lực để giải tỏa đất và đánh đập dã man nhiều người phản đối việc giải tỏa. Bà Cấn Thị Thêu bị bắt và chồng bà, ông Trịnh Bá Khiêm, cũng bị bắt cùng với một số người nữa và bị cáo buộc cùng tội danh nói trên.
Theo HRW kể lại, Tháng Chín, 2014, vợ chồng bà đều bị kết án. Bà Cấn Thị Thêu bị xử 15 tháng tù giam và ông Trịnh Bá Khiêm bị 18 tháng (sau đó giảm xuống 14 tháng).
Tháng Sáu, 2015, vào thời điểm ông Khiêm thi hành xong bản án, hàng chục nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai và blogger đã đến trại giam Số 6 ở tỉnh Nghệ An để chào đón ông. Nhóm này đã bị nhiều người đàn ông mặc thường phục tấn công. Anh Trịnh Bá Tư, người con trai út của bà Thêu, bị thương nặng.
Tháng Bảy, 2015, bà Thêu thi hành xong bản án tại trại giam số 5 ở tỉnh Thanh Hóa. Sau khi ra tù, bà tiếp tục vận động cho các vấn đề về đất đai và môi trường. Bà tham gia các cuộc biểu tình đòi trả tự do cho luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài và người cộng sự Lê Thu Hà cũng như các cuộc biểu tình chống ô nhiễm ôi trường.
Bà cũng bị cáo buộc đã kích động người dân phường Dương Nội tẩy chay cuộc bầu cử quốc gia hồi Tháng Năm. Người ta tin rằng việc bắt giam trở lại và chuẩn bị kết án lần nữa đối với bà Cấn Thị Thêu với cáo buộc “gây rối…” chỉ là cái cớ bề ngoài, không đếm xỉa gì tới những uất ức của những người nông dân như bà khi bị nhà cầm quyền cướp đoạt nguồn sinh kế.
“Khi Đảng Cộng Sản Việt Nam cần sự ủng hộ của nông dân, đảng kêu gọi ‘người cày có ruộng,’” ông Brad Adams, giám đốc khu vực Á Châu của HRW, phát biểu. “Nhưng giờ đây đảng lại bỏ tù những người cổ vũ đúng khẩu hiệu đó.”
Hai ngày sau phiên tòa xử bà Cấn Thị Thêu, tòa án sẽ xử phúc thẩm nhà báo tự do Ba Sàm Nguyễn hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy.
Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 23 Tháng Ba, ông Vinh bị kết án năm năm tù và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị ba năm tù, vì bị tố cáo tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” theo Điều 258 Luật Hình Sự.
Điều luật này và một số điều khác bị các tổ chức nhân quyền quốc tế tố cáo là trái với chính Hiến Pháp Việt Nam cũng như trái với Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đặt bút ký cam kết tuân hành.
Trên nguyên tắc, phiên tòa phúc thẩm phải diễn ra trong vòng 45 ngày sau phiên tòa sơ thẩm, nhưng phiên tòa này lại xảy ra sau sáu tháng. (TN)