Tin nóng trong ngày
Human Rights Watch công bố phúc trình nhân quyền Việt Nam
Tình trạng nhân quyền của Việt Nam ngày một xấu đi một cách nghiêm trọng, người dân vẫn chưa được hưởng những quyền căn bản của con người và chính phủ tiếp tục sử dụng những điều khoản của bộ luật hình sự chỉ với mục đích bắt giữ, bỏ tù những nhà bất đồng chính kiến.
Trong cuộc họp báo sáng nay ở Bangkok để công bố bản phúc trình về tình trạng nhân quyền toàn thế giới, đại diện của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch là ông Phil Robertson nói rằng Việt Nam hiện đã vượt Miến Điện về con số tù nhân chính trị đang bị giam cầm, và có thể là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về việc này.
Phúc trình của Human Rights Watch cũng nói rằng Việt Nam không có một hệ thống tư pháp độc lập, tất cả những bản án mà tòa tuyên phạt những nhà bất đồng chính kiến đều là những bản án có lợi cho đảng, nhà nước và chính phủ.
Về những quyền căn bản của con người, phúc trình viết rằng quyền hội họp, tự do phát biểu và ngay cả quyền tự do tín ngưỡng vẫn chưa được tôn trọng, nhắc lại chuyện nhà nước không cho người dân tổ chức biểu tình hay tham gia những cuộc thảo luận để bàn thảo về nhân quyền, đồng thời chính quyền còn bắt giữ và truy tố những nhà báo, blogger, dùng cả luật thuế để bỏ tù những người lên tiếng đòi hỏi phải đổi mới chính trị.
Rất nhiều trượng hợp được Human Rights Watch đưa ra làm dẫn chức, từ vụ án Luật Sư Lê Quốc Quân cho đến việc truy tố Blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, chuyện nhà nước bắt giữ 14 thanh niên công giáo ở Nghệ An, hoặc chuyện chính phủ dùng bạo lực trấn áp các tổ chức tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hoặc những nhóm Tin Lành ở Tây Nguyên.
Việc hồi cuối tháng 11 năm ngoái Quốc Hội Việt Nam mới thông qua bản hiến pháp có sửa đổi cũng được nói tới, cho rằng bản hiến pháp này cam kết tôn trọng quyền của người dân, nhưng đồng thời lại có nhiều kẽ hở, không đảm bảo việc phải bảo vệ và phát huy các quyền tự do căn bản mà tất cả mọi người đều đương nhiên được hưởng.
Cho đến tối hôm nay, chính phủ Việt Nam vẫn chưa lên tiếng nói gì về bản phúc trình này nhưng trong quá khứ, Hà Nội thường xuyên lên tiếng gọi những cáo buộc của Human Rights Watch cũng như của các tổ chức tranh đấu, bảo vệ nhân quyền quốc tế khác là bịa đặt, vô căn cứ.
Ông Phil Robertson Phó giám đốc tổ chức Human Rights Watch tại Thái Lan cho biết nhận xét của ông về phúc trình này:
“Chúng tôi nhìn thấy viễn cảnh nhân quyền của Việt Nam không có một tiến triển nào. Hiện nay chúng tôi đánh giá Việt Nam có khoảng từ 150 người đến 200 người đang bị bắt giữ vì họ đã có những hoạt động phổ biến nhân quyền cho người dân trong nước. Chúng tôi cũng có danh sách ít nhất 63 tù nhân chính trị trong năm 2013. Qua những chi tiết này chúng ta thấy rõ con số này tăng hơn năm trước đó. Họ là những người dám nói lên nguyện vọng người dân và do đó bị chính phủ đàn áp một cách nghiêm trọng. Họ chỉ cố lên tiếng diễn tả những gì mà nền dân chủ đòi hỏi bằng những cuộc họp mặt hay biểu tình nhưng lại bị bắt bớ giam cầm như những tù nhân hình sự.
Tổ chức Human Rights Watch rất quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Những quan tâm đó bao gồm việc bắt giữ người trái phép và ngày càng nhiều hơn. Thêm vào đó chính phủ Việt Nam chưa bao giờ tỏ ra lắng nghe tiếng nói của người dân trong chế độ độc đảng hiện nay.”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hrw-vn-human-rights-worsen-01212014090247.html
Bàn ra tán vào (0)
Human Rights Watch công bố phúc trình nhân quyền Việt Nam
Tình trạng nhân quyền của Việt Nam ngày một xấu đi một cách nghiêm trọng, người dân vẫn chưa được hưởng những quyền căn bản của con người và chính phủ tiếp tục sử dụng những điều khoản của bộ luật hình sự chỉ với mục đích bắt giữ, bỏ tù những nhà bất đồng chính kiến.
Trong cuộc họp báo sáng nay ở Bangkok để công bố bản phúc trình về tình trạng nhân quyền toàn thế giới, đại diện của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch là ông Phil Robertson nói rằng Việt Nam hiện đã vượt Miến Điện về con số tù nhân chính trị đang bị giam cầm, và có thể là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về việc này.
Phúc trình của Human Rights Watch cũng nói rằng Việt Nam không có một hệ thống tư pháp độc lập, tất cả những bản án mà tòa tuyên phạt những nhà bất đồng chính kiến đều là những bản án có lợi cho đảng, nhà nước và chính phủ.
Về những quyền căn bản của con người, phúc trình viết rằng quyền hội họp, tự do phát biểu và ngay cả quyền tự do tín ngưỡng vẫn chưa được tôn trọng, nhắc lại chuyện nhà nước không cho người dân tổ chức biểu tình hay tham gia những cuộc thảo luận để bàn thảo về nhân quyền, đồng thời chính quyền còn bắt giữ và truy tố những nhà báo, blogger, dùng cả luật thuế để bỏ tù những người lên tiếng đòi hỏi phải đổi mới chính trị.
Rất nhiều trượng hợp được Human Rights Watch đưa ra làm dẫn chức, từ vụ án Luật Sư Lê Quốc Quân cho đến việc truy tố Blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, chuyện nhà nước bắt giữ 14 thanh niên công giáo ở Nghệ An, hoặc chuyện chính phủ dùng bạo lực trấn áp các tổ chức tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hoặc những nhóm Tin Lành ở Tây Nguyên.
Việc hồi cuối tháng 11 năm ngoái Quốc Hội Việt Nam mới thông qua bản hiến pháp có sửa đổi cũng được nói tới, cho rằng bản hiến pháp này cam kết tôn trọng quyền của người dân, nhưng đồng thời lại có nhiều kẽ hở, không đảm bảo việc phải bảo vệ và phát huy các quyền tự do căn bản mà tất cả mọi người đều đương nhiên được hưởng.
Cho đến tối hôm nay, chính phủ Việt Nam vẫn chưa lên tiếng nói gì về bản phúc trình này nhưng trong quá khứ, Hà Nội thường xuyên lên tiếng gọi những cáo buộc của Human Rights Watch cũng như của các tổ chức tranh đấu, bảo vệ nhân quyền quốc tế khác là bịa đặt, vô căn cứ.
Ông Phil Robertson Phó giám đốc tổ chức Human Rights Watch tại Thái Lan cho biết nhận xét của ông về phúc trình này:
“Chúng tôi nhìn thấy viễn cảnh nhân quyền của Việt Nam không có một tiến triển nào. Hiện nay chúng tôi đánh giá Việt Nam có khoảng từ 150 người đến 200 người đang bị bắt giữ vì họ đã có những hoạt động phổ biến nhân quyền cho người dân trong nước. Chúng tôi cũng có danh sách ít nhất 63 tù nhân chính trị trong năm 2013. Qua những chi tiết này chúng ta thấy rõ con số này tăng hơn năm trước đó. Họ là những người dám nói lên nguyện vọng người dân và do đó bị chính phủ đàn áp một cách nghiêm trọng. Họ chỉ cố lên tiếng diễn tả những gì mà nền dân chủ đòi hỏi bằng những cuộc họp mặt hay biểu tình nhưng lại bị bắt bớ giam cầm như những tù nhân hình sự.
Tổ chức Human Rights Watch rất quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Những quan tâm đó bao gồm việc bắt giữ người trái phép và ngày càng nhiều hơn. Thêm vào đó chính phủ Việt Nam chưa bao giờ tỏ ra lắng nghe tiếng nói của người dân trong chế độ độc đảng hiện nay.”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hrw-vn-human-rights-worsen-01212014090247.html