Đoạn Đường Chiến Binh

Huyền Thoại Nhưng Có Thật của những người lính Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu /QLVNCH

Trong cuộc chiến Việt Nam, gần nửa triệu người lính của miền Nam đã phải hy sinh vì tổ quốc. Phần lớn những người nằm xuống trong lòng đất mẹ đã được đơn

 

Viết nhân dịp Đại Lễ Truy Điệu và Tưởng Niệm Anh Linh Tử Sĩ Nha Kỹ Thuật
Nam Cali - 23 Tháng 4 Năm 2005
Kính tặng các cựu quân nhân Nha Kỹ Thuật - BTTM/QLVNCH

Bùi Thượng Khuê
Thế Hệ 2/NKT


Trong cuộc chiến Việt Nam, gần nửa triệu người lính của miền Nam đã phải hy sinh vì tổ quốc. Phần lớn những người nằm xuống trong lòng đất mẹ đã được đơn vị của họ tuyên dương công trạng và tổ quốc ghi ơn. Chúng ta không ít thì nhiều đã biết đến những sự hy sinh cao cả này qua báo chí và các cơ quan truyền thông ở trong nước. Tuy nhiên, người dân miền Nam Việt Nam ít khi nào hay chưa từng biết đến những chiến công và sự hy sinh cao cả của các Biệt Kích Nha Kỹ Thuật. Điều này cũng có thể hiểu được một phần nào bởi vì hơn 30 năm trước, Biệt Kích NKT là những người đã từng chiến đấu và hy sinh một cách rất âm thầm trong những công tác điệp báo tối mật tại miền Bắc vĩ tuyến 17, dọc theo biên giới Việt-Miên-Lào, đường mòn Hồ Chí Minh và ngay cả tại những mật khu của Việt Cộng trong nội địa miền Nam Việt Nam. Nếu họ hoàn thành sứ mạng thì cũng chỉ có họ và người chỉ huy biết. Còn nếu nhược bằng họ không may mắn và phải âm thầm hy sinh tại một nơi nào đó trong rừng sâu nước độc nơi rừng già Việt Bắc, trong lòng đại dương mênh mông trước cửa biển Hải Phòng, hay ở một nơi sâu thẳm trên núi đồi Trường Sơn - Bạch Mã thì xác thân họ chỉ là một tử thi "vô chủ," dân chẳng ai biết và nước cũng chẳng ai hay. Đây là một trong những "đặc tính của đơn vị" mà các chiến sĩ Biệt Kích NKT đã anh hùng và hiên ngang chấp nhận.

Sáng sớm còn nhởn nhơ với bạn bè nơi Khu Cấm, chiều đến hành quân xâm nhập mục tiêu đã hóa ra người thiên cổ. Cái chết đến với họ thật nhanh chóng và âm thầm qua từng phút từng giây trong cuộc sống cam khổ của một người Biệt Kích VN mà họ không có quyền lựa chọn. Sáng ăn cơm xấy, chiều uống nước hố bom nhưng họ chẳng bao giờ ta thán hay phàn nàn. Lớn lên trong một đất nước chiến tranh, đi lính có chết thì ráng chịu! Những người chiến sĩ Biệt Kích NKT trong lớp tuổi Cha-Anh của tôi là những người mang sắc thái của một "Kẻ Sĩ Phương Đông." Họ đích thực là những "Kinh Kha" của thời đại bấy giờ và tôi yêu mến biết bao nhiêu khí phách anh hùng này của những người đi trước.

Là một người thuộc thế hệ thứ 2 trong gia đình NKT, tôi đã cố gắng tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử của Nha Kỹ Thuật trong những năm gần đây qua sách vở và tài liệu nay đã được giải mật, viết về NKT/BTTM/QLVNCH với tính cách lịch sử cận đại. Tuy nhiên, sự hiểu biết của tôi đối với NKT vẫn còn hạn chế và điều này cũng chẳng làm cho tôi thắc mắc cho mấy, bởi vì đây là một cơ quan tình báo chiến lược rất phức tạp và bí mật của QLVNCH, nơi đã từng nhận lệnh trực tiếp của Bộ Tổng Tham Mưu, MACSOG và Bộ Chỉ Huy Quân Lực Hoa Kỳ dưới sự yểm trợ của CIA để thi hành những công tác điệp báo quan trọng cùng những sứ mạng đặc biệt trong cuộc chiến tranh bất qui ước tại Việt Nam. Cho đến ngay bây giờ, ít ai trong người dân Việt Nam biết đến Nha Kỹ Thuật bởi vì danh xưng này chỉ là một tên vỏ bọc, và cơ quan này đã được Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đặt cho một cái tên chính thức khác là Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Ngoại Lệ trong lần thành lập Sở Công Tác vào đầu năm 1971.


Bởi vì qúa bí mật cho nên ít khi nào người dân miền Nam Việt Nam có cơ hội được nhìn thấy tận mắt những người Biệt Kích NKT và do đó, những chiến công cùng sự hy sinh cao cả của họ đã được dân chúng miền Nam nói đến như một huyền thoại. Tôi bắt đầu nghe gia đình và bạn bè kể lại những huyền thoại của Biệt Kích VN vào đầu năm 1966, lúc tôi mới vừa 11 tuổi qua những danh xưng khác nhau như Biệt Kích Nhẩy Bắc, Biệt Kích Dù hay Biệt Kích Lôi Hổ. Trên thực tế, những danh xưng này chỉ là một phần của NKT mà trong đó còn có rất nhiều đơn vị khác với những trách nhiệm, chiến công và danh xưng đặc biệt mà tôi chỉ mới biết đến trong những năm gần đây! Nói một cách rất tóm tắt qua sơ đồ hệ thống tổ chức, Nha Kỹ Thuật có 5 Sở chính và 1 Trung Tâm Huấn Luyện:

1) Sở Liên Lạc (SLL - Lôi Hổ),
2) Sở Phòng Vệ Dzuyên Hải (SPVDH - Biệt Kích Người Nhái hay Biệt Hải và Lực Lượng Hải Tuần),
3) Sở Tâm Lý Chiến (STLC - Đài Tiếng Nói Tự Do, Đài Gươm Thiêng Ái Quốc, Đài Mẹ Việt Nam),
4) Sở Không Yểm (SKY - Thần Phong/83 - KingBee 219/233/235),
5) Sở Công Tác (SCT - Hắc Long) và Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng (TTHLQT - Long Thành).
Ngoài ra còn có Sở Hành Quân & Tình Báo và Sở Hành Chánh & Tiếp Vận. Trên hết là Bộ Chỉ Huy NKT.



Trong bài này, tôi sử dụng danh xưng "Biệt Kích" một cách rất kính trọng như một mẫu số chung để nói đến những người quân nhân đã từng phục vụ trong tất cả các đơn vị của Nha Kỹ Thuật nêu trên. Hy vọng qúy Niên Trưởng và qúy anh chị trong gia đình NKT sẽ mỉm cười và bỏ lỗi cho tôi.

Hơn 30 năm trước, chiến tranh đã đến với người dân miền Nam Việt Nam như một thứ quái thai được mùa, sinh sôi nẩy nở và lan tràn khắp mọi nơi trên những dải đất điêu tàn của một quê hương đã qúa đỗi đọa đầy. Vì lý tưởng tự do và sự sống còn của quốc gia dân tộc, thế hệ Cha-Anh của tôi đã tình nguyện trở thành những người quân nhân Biệt Kích NKT. Đầu đội trời chân đạp đất, họ đi làm những chuyện lấp bể vá trời với nhiệm vụ dò thám nơi đất địch để thu thập và phối kiểm tin tức tình báo quân sự, bắt cóc các yếu nhân của địch, tiếp cứu các phi công bạn và đồng minh, tiềm ẩn cùng phá hoại những mục tiêu quan trọng trong thượng và hạ tầng cơ sở của VC ngay tại đất Bắc, dọc theo hải phận Bắc Việt, nơi biên giới Việt-Miên-Lào và đường mòn Hồ Chí Minh, và ngay cả tại những mật khu "bất khả xâm phạm" của địch nằm sâu trong nội địa miền Nam Việt Nam. Chẳng mấy ai muốn làm những việc này mà nếu có thì không phải ai trong QLVNCH cũng làm được. Thế nhưng Biệt Kích NKT đã làm được! Đây là cả một chuỗi cố gắng không ngừng nghỉ, được kết hợp bởi những sự chịu đựng và hy sinh vô bờ bến, kéo dài suốt từ đầu thập niên 60 cho tới ngày tàn cuộc binh đao với biết bao nhiêu xương máu đã âm thầm đổ xuống của những người Biệt Kích còn sống hay đã chết.

Xâm nhập mục tiêu để dò thám, phối kiểm tin tức và theo dõi sự hoạt động của địch ngay trong lòng đất địch, trách nhiệm quan trọng và cao cả này đã nói lên đầy đủ hết tất cả những đặc tính của một cuộc chiến mà trong đó, người Biệt Kích NKT đã phải âm thầm chiến đấu trong cô đơn cùng với mồ hôi nước mắt và máu của chính mình. Biết bao nhiêu Biệt Kích đã lặng lẽ ra đi không về, bị chết hay bị thương, và bị địch bắt cầm tù để những tin tức tình báo qúi giá và mới nhất từ chiến trường được theo chân những người Biệt Kích sống sót trở về... Quân số của địch, quân trang quân dụng, chiến xa và súng ống cũng như lộ trình xâm nhập và nơi đóng quân của những đơn vị CS được trình lên Bộ Chỉ Huy Đoàn, Bộ Chỉ Huy NKT, Bộ TTM/QLVNCH, Bộ Chỉ Huy MACSOG để rồi từ đó, những kế hoạch, chiến lược và chiến thuật hành quân được cấp tốc thực hiện nhằm mục đích ngăn chận và bẻ gẫy cuộc xâm lăng của những người Cộng Sản phi nhân và háo chiến "Sinh Bắc Tử Nam," trực tiếp góp phần vào công cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân miền Nam, và cũng để giảm thiểu tới mức tối đa cho sự hy sinh xương máu của hàng trăm ngàn chiến sĩ VNCH và Đồng Minh trong suốt cuộc chiến. Đây là những đóng góp và hy sinh xương máu của các Anh Hùng Biệt Kích Vô Danh NKT trong chiến tranh Việt Nam mà ít ai trong chúng ta biết đến. Những lần xâm nhập điêu đứng và đầy chết chóc đó là những lần ra đi không hẹn ngày về, nhưng những người Biệt Kích VN vẫn xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, quyết không một lời thở than hèn mọn. Chắc chắn muôn ngàn lần họ không phải là những người ham sống sợ chết. Bi hùng thay DŨNG KHÍ của những anh hùng Biệt Kích NKT!

Từ ngày chính thức thành lập đơn vị (Nha Kỹ Thuật) vào đầu năm 1964 cho đến ngày Đại Nạn của miền Nam Việt Nam năm 1975, có biết bao nhiêu Biệt Kích NKT, những người con yêu của tổ quốc đã âm thầm và miệt mài cống hiến xương máu của mình cho quốc gia dân tộc, góp phần vào công cuộc giữ nước và dựng nước qua tiêu chỉ "Bảo Quốc An Dân." Tuy rằng mục đích sau cùng đã không đạt được một cách toàn vẹn, nhưng người quân nhân NKT đã lặng lẽ hy sinh chính bản thân của mình cho đại cuộc. Máu, cái chết và những vết thương ngàn đời không khép kín là cái giá mà những Anh Hùng Tử Sĩ cũng như những người Biệt Kích NKT còn sống sót đã dùng để thanh tẩy những "lỗi lầm" mà không phải họ gây ra. Đối với những người đã khuất, tôi xin tri ân và nghiêng mình cúi đầu kính phục. Đối với những người còn sống, họ đang ở đâu, làm gì? Tôi kính mong Hồn Thiêng Sông Núi, Anh Linh Tử Sĩ NKT và linh hồn của Bố Mẹ tôi phù hộ cho họ được luôn luôn khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn và gia đình của họ được an khang thịnh vượng.

Tất cả những sách của tôi mua từ khi qua Mỹ, hầu hết là những sách nói về chiến tranh Việt Nam. Những tìm tòi của tôi qua các tài liệu viết về Biệt Kích NKT đã làm cho tôi hứng thú và ngạc nhiên vô cùng. Tôi đã đọc rất nhiều những loại sách này và càng đọc, tôi càng cảm phục và tri ơn sâu xa những chiến sĩ Biệt Kích VNCH đã âm thầm hy sinh cho tổ quốc và dân tộc. Họ là những Anh Hùng Vô Danh của miền Nam Việt Nam mà theo tôi, những người trong thế hệ thứ 2, thứ 3 và những thế hệ sau này trong đại gia đình NKT nói riêng và QLVNCH nói chung phải biết đến, bởi vì một lý do rất đơn thuần và giản dị: Không có họ thì chúng tôi, những người đi sau chẳng bao giờ được sống những ngày thanh bình và hít thở không khí tự do trong suốt 20 năm của cuộc chiến. Không có họ thì người dân miền Nam Việt Nam đã không sống được trong tự do và no ấm cho tới ngày Đại Nạn của dân tộc 30 tháng 4 năm 1975... và không có họ thì vợ chồng cùng các con của tôi chắc có lẽ chẳng bao giờ được sống trong một đất nước tối tân và văn minh nhất hoàn cầu như ngày hôm nay.

Nhân dịp Đại Lễ Truy Điệu và Tưởng Niệm Anh Linh Tử Sĩ Nha Kỹ Thuật được tổ chức vào ngày 23 tháng 4 năm 2005 tại Nam Cali, tôi cố gắng viết bài này để được cùng qúy bác, qúy cô chú và qúy anh chị em trong đại gia đình NKT đồng tưởng nhớ tới công ơn và sự hy sinh lớn lao của các bậc Tiền Nhân - Anh Hùng Tử Sĩ NKT đã vị quốc vong thân, cũng như bầy tỏ lòng cảm phục và sự kính trọng của tôi đối với những người Biệt Kích còn sống. Lễ Tưởng Niệm năm 2005 cũng là một dịp để bác Nguyễn Thanh Văn - "Anh Năm," người Chỉ Huy Trưởng khả kính cuối cùng của ĐCT/75, chú Nguyễn Hùng Trâm cùng qúy anh trong Đoàn Công Tác 75/SCT/NKT thắp nén hương lòng, hướng về qúy Niên Trưởng và các chiến hữu đã không may tử nạn trên đường thi hành công tác tại Việt Nam, cũng như những người đã ra đi nơi đất khách.

Trong lần sang Nam Cali xum họp cùng với gia đình NKT vào tháng 10 năm ngoái, tôi đã vô cùng xúc động ngồi nghe anh Võ Hòa kể lại lần tan tác cuối cùng của ĐCT/75 trên đường di chuyển từ Kontum về Phú Bổn. Biết bao nhiêu tang thương và hy sinh mà ĐCT/75 đã phải gồng mình gánh chịu trước khi bị "phân tán mỏng" trên đường "di tản chiến thuật" về Bộ Chỉ Huy NKT trong ngày định mệnh nghiệt ngã 19 tháng 3 năm 1975 cũng đã được anh Trần Thanh Toán, anh Vũ Văn Quyền và anh Lê Tinh Anh thuật lại cho tôi và mọi người cùng nghe trong một buổi trưa hè tại tư gia của anh Lê Tinh Anh. Cũng tại nơi đó, tôi đã thấy anh Toán khóc, cũng như anh Quyền và anh Nguyễn Thành Điểu đã từng khóc trong buổi Lễ Truy Điệu Chiến Sĩ NKT Trận Vong nhân ngày Đại Hội NKT kỳ 5 tại Washington D.C. Trong tất cả những tiện nghi vật chất của một đời sống văn minh hằng ngày tại Hoa Kỳ, ít khi nào tôi lại thấy được một người đàn ông Việt Nam ở lớp tuổi ngũ tuần khóc như thế! Nhưng trong ngày hôm đó, tôi đã thấy được những hạt lệ ngấn lại nơi khóe mắt của anh... Những giòng lệ của người Toán Trưởng Biệt Kích VNCH chẩy xuống cho bạn đồng đội lúc cuối đời đã là một hình ảnh thật đẹp và bi hùng, quyến luyến lấy tâm hồn của tôi như một tác động cân não để rồi từ đấy dâng lên trong lòng một niềm cảm xúc thật gần gũi và nghẹn ngào, được kết tụ qua sự rung động của 100 tỉ tế bào nơi khối óc của một người thuộc thế hệ thứ 2 trong gia đình NKT.

Tôi đã từng nín thở ngồi nghe anh Nguyễn Trâm, một Biệt Hải kỳ cựu và nổi tiếng của toán Mercury kể lại những chuyến đi lừng lẫy và đứng tim để đánh phá các mục tiêu của địch tại Bầu Tró - Đồng Hới, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, và Hải Phòng trong những năm 1964-1968 và một số mật khu của Cộng Sản Bắc Việt tại miền Nam trong thời gian sau đó. Biết bao nhiêu anh hùng Biệt Hải và Lực Lượng Hải Tuần đã phải hy sinh qua những lần xâm nhập vào "vùng biển và vùng đất chết" đó? Trong âm thầm và lặng lẽ, họ đã hiến dâng tuổi trẻ, công danh và sự nghiệp cùng thân xác của mình cho quốc gia và dân tộc, những anh hùng Biệt Hải và Lực Lượng Hải Tuần thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải - Các chú và các bác Vũ Văn Gương, Trần Thúy Bách, Nguyễn Cháu, Phạm Việt, Nguyễn Học, Nguyễn Tiến, Nguyễn Duyện...

Phải công tâm nói rằng một phần lớn các chiến công và huyền thoại của NKT có được là do sự giúp sức và hy sinh cao cả của những phi công anh hùng trong Biệt Đoàn 83 Thần Phong và Phi Đoàn KingBee 219, 233, 235... thuộc Sở Không Yểm. Đây là những phi công gan dạ, đã từng miệt mài thả các toán Biệt Kích VN xâm nhập đất Bắc bằng C47 từ đầu thập niên 60 cho đến lần bốc những toán Biệt Kích triệt xuất bằng trực thăng CH34 lần cuối cùng ở những vùng đồi núi hiểm trở ngay tại mật khu của địch trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến. Những "huyền thoại nhưng có thật" của Sở Không Yểm đã được các bác, các chú và các anh âm thầm tạo ra, chùi rửa và đánh bóng bằng máu và nước mắt của chính mình! Những người đã "lưu danh vạn cổ" như Phan Thanh Vân, Nguyễn Phi Hùng, Trần Văn Luân, Hồ Bảo Định, Vũ Đức Thắng, Nguyễn Qúy An, Nguyễn Hữu Lộc, Đỗ Văn Hiếu...

Chiến công âm thầm nhưng để đời của anh Trương Giỏi và anh Đoàn Văn Mạnh cùng với sự ra đi của biết bao nhiêu chiến hữu đồng đội thuộc Chiến Đoàn 2 Xung Kích của Sở Liên Lạc trong lần công tác thành công phá ống dẫn dầu của VC đã được anh Phạm Hòa nói lên cho mọi người cùng nghe trong đêm ĐH/NKT kỳ 5. Nhờ những "huyền thoại nhưng có thật" này mà một số lớn xe tăng của VC đã không về được tới thủ đô Sàigòn và những vùng phụ cận trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972.

Tôi cũng không quên trận đánh cuối cùng của các Biệt Kích Lôi Hổ NKT cùng với Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù của anh Nguyễn Lô và Biệt Đội 1 của anh Phạm Châu Tài thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù trước cửa Bộ Tổng Tham Mưu vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 mà anh Hoàng Như Bá và anh Đặng Dân Nam đã kể cho các bạn của anh và tôi nghe trong một buổi chiều nồng men cay tại nhà anh Võ Trai (Dallas). Sau khi bắn cháy 2 chiếc T54 của Việt Cộng, từng toán Biệt Kích Lôi Hổ 3 người một, nắm tay nhau quây thành một vòng tròn rồi cho nổ lựu đạn "mini" cùng chết sau khi đã kêu to lên: "Đại Úy ơi, tụi tôi đi." Ôi, đau lòng thay tiếng kêu bi hùng và trầm thống của những người Biệt Kích VN trước giờ "tuẫn nạn"!

Giờ đây, hơn 30 năm dâu biển... Các bác, các chú và các anh, những "nhân chứng sống" của cuộc chiến Việt Nam vẫn thường tụ họp với nhau tại những nơi chốn cách xa quê hương hằng vạn dậm để luôn nhớ về sự hy sinh cao cả của những người Niên Trưởng cùng sự ra đi của các bạn đồng đội. Trước sao, sau vậy - Chỉ nhìn vào cách đối sử của họ với nhau tôi cũng biết như thế. Xin cúi đầu ngưỡng phục lòng chung thủy của thế hệ Cha-Anh NKT.

Những người Biệt Kích VN còn sống bây giờ đã ở vào lớp tuổi 50 trở lên. Sau khi đi tù cải tạo về hay vượt biên đến một đất nước tự do sau này, họ đã trở thành những phó thường dân như trăm ngàn thường dân khác. Phần đông họ sống âm thầm cùng với gia đình, làm những công việc rất khiêm nhường tại những cơ sở thương mại ở Hoa Kỳ, hay ở một nơi nào đó trên thế giới tự do. Một số lớn Biệt Kích kém may mắn hơn còn kẹt lại ở Việt Nam vẫn còn đang phải trả những món nợ máu xương cho quốc gia và dân tộc.

Qua những lần xum họp và sinh hoạt chung với gia đình NKT trong những năm gần đây, tôi đã gặp một số những anh hùng Biệt Kích NKT. Từ những người "anh lớn" trong đơn vị, tuổi đời vào hàng bác của tôi như bác Hồ Văn Kỳ Thoại, Liêu Quang Nghĩa, Ngô Xuân Nghị, Nguyễn Văn Vinh... đến những người thuộc vào hàng anh hàng chú của tôi như chú Lữ Triệu Khanh, Bùi Văn Thiện, Nguyễn Phan Tựu, Nguyễn Hải Triều, Lê Minh, anh Lâm Ngọc Chiêu, anh Võ Tấn Y, và cho cả đến những người "em nhỏ" trong đơn vị, những người mà tôi vẫn luôn nhìn với một sự cảm phục đặc biệt như anh Nguyễn Duy Tựu và anh Phan Tạo. Tôi thật tình qúi mến những cánh tay gầy guộc với làn da rạm nắng nay đã nổi "đồi mồi" của các chú và các bác đang cầm lon bia sánh bọt vàng mời các anh-em chiến hữu trong những lần sinh hoạt với gia đình NKT. Những cánh tay đó đã từng một thời gân guốc cầm súng anh dũng và hiên ngang chiến đấu dưới lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ngàn đời dấu yêu. Cũng kính trọng không kém là những bước chân chậm chạp trong đôi dép lẹp xẹp và tầm thường qua những lần đi nhậu với bạn bè của anh Võ Trai và anh Hoàng Như Bá... Những bước chân đó đã từng một thời mang boot-desaut đi hết chiều dài khổ nạn của quê hương miền Nam Việt Nam, hy sinh chiến đấu cho sự tự do và sống còn của 25 triệu người dân nước Việt, trong đó có tôi! Thế cho nên tôi không bao giờ quên họ, tôi không bao giờ được phép quên họ - Những người lính Biệt Kích của NKT nói riêng và của tất cả QLVNCH nói chung.

Trong số những người Niên Trưởng NKT đã ra đi về miền miên viễn tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ, tôi rất thương nhớ và cảm phục các anh, các chú và các bác Lê Quang Tung, Hồ Tiêu, Trần Văn Hổ, Ngô Thế Linh, Nguyễn Hương Rỉnh, Đào Đăng Đại, Đỗ Văn Tiên, Trần Bá Tuân, Nông An Pang, Võ Bình, Ngô Công Cử, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Minh Tiến, Nguyễn Duyện... <o:p></o:p>
Bên cạnh những người đã khuất còn có rất nhiều NT mà tôi hằng kính trọng với những huyền thoại để đời trong gia đình NKT như bác Nguyễn Hữu Luyện, "Người Tù Kiệt Xuất" của QLVNCH, người đã oai hùng dẫn toán Bắc Bình (Hector-A/B) nhẩy xuống mục tiêu nơi đất Bắc vào năm 1966 - Bị địch bắt giam cầm trong suốt 21 năm nhưng vẫn không thay đổi lòng bất khuất và ý chí chống Cộng hiên ngang của một người sĩ quan Biệt Kích Việt Nam.

Bác Phan Thanh Vân, người phi công tài ba lỗi lạc số một của KQVN, người đã từng thực hiện phi vụ C47 nghẹt thở thả Biệt Kích VN xâm nhập đất Bắc tại Tô Hiệu vào năm 1961, lúc tôi mới được 6 tuổi! Những cánh dù bọc gió của người Biệt Kích Nhẩy Bắc (Phòng E45 - Sở Bắc hay Sở Khai Thác, cơ quan tình báo chiến lược tiền thân của NKT được thành lập vào cuối năm 1958 dưới thời Cố Đại Tá Lê Quang Tung, nguyên Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt VNCH) trên không phận Bắc Việt vào những đêm trăng, nhằm ngày 10 - 20 âm lịch hàng tháng trong khoảng đầu năm 1960 là những bước nhẩy lịch sử, mở đầu cho những huyền thoại nhưng có thật của NKT nói chung. Những anh hùng Biệt Kích của Phòng E45 như bác Hà Văn Chấp, Hạ Long (Ares/PC), Nguyễn Thái Kiên, Đặng Chí Bình, người đã thi hành những công tác điệp báo có một không hai tại miền Bắc vĩ tuyến 17 vào đầu thập niên 60, làm cho nhà cầm quyền Bắc Việt cũng như quân dân ngoài Bắc vô cùng bối rối và hoảng sợ. Theo tôi nghĩ thì Biệt Kích Sở Bắc là những người đã oai hùng khởi đầu cuộc Bắc Tiến của quân dân miền Nam Việt Nam bằng đường không-bộ !

Anh Nguyễn Văn Kiệt, một Biệt Hải anh hùng của Sở Phòng Vệ Duyên Hải, xuất thân từ khóa 5 Người Nhái thuộc LĐNN/HQVNCH, người đã cùng với Đại Úy Hải Quân Người Nhái Hoa Kỳ Thomas Norris, Cố Vấn của Biệt Hải thực hiện chuyến công tác lẫy lừng cứu Trung Tá hoa tiêu (navigator) Iceal Hambleton (Bat-21 Bravo) và Trung Úy phi công OV-10 Mark Clark của KQHK vào ngày 11 & 13 tháng 4 năm 1972 bên bờ sông Cam Lộ - Đông Hà. Cùng trong chuyến tiếp cứu Trung Tá Iceal Hambleton và phi công Mark Clark còn có sự đóng góp của các Biệt Hải Vũ Ngọc Thọ, Nguyễn Châu, Nguyễn Trâm và Lê Thành trong đêm đầu tiên (10 tháng 4 năm 1972). Trong đêm tối, toán của họ đã đi sâu hơn 2 cây số vào lòng địch với 30.000 quân chính quy Bắc Việt chiếm đóng để đưa viên Trung Úy phi công Mark Clark vào vùng an toàn lúc rạng sáng ngày 11 tháng 4 năm 1972 về phía Nam, gần Cửa Việt - Đông Hà. Chỉ có những người can đảm và đởm lược mới làm được chuyện này. Anh Kiệt là một quân nhân Việt Nam duy nhất mà tôi biết đã được trao tặng huy chương Navy Cross, một trong những huy chương cao qúy nhất của Hải Quân Hoa Kỳ. Trong suốt cuộc chiến Việt Nam, chỉ có 483 huy chương loại này đã được ân thưởng cho các quân nhân Hoa Kỳ & Đồng Minh và anh Nguyễn Văn Kiệt là một trong 483 quân nhân ưu tú đó!

Rất bí mật và thảm khốc là sự ra đi đột ngột của các anh Phan Thế Long, Nguyễn Bảo Tùng và Bùi Văn Lành (2 phi công và người cơ khí kiêm xạ thủ viên của một phi hành đoàn CH34) vào ngày 18 tháng 10 năm 1965 mà mãi cho đến 34 năm sau, người ta mới tìm thấy hài cốt của các anh cùng với những mảnh vụn của thân máy bay bị lâm nạn tại một vùng thuộc rừng núi Nam Lào trong một chuyến bay quan sát mục tiêu (C&C) cùng với Đại Úy LLĐB/HK Larry Thorne (tìm thấy xác năm 1999 - xác nhận năm 2003). Tôi đã đi tham dự Lễ Phủ Cờ và đám tang của các anh cùng với một người bạn, anh Dương Đức Trường vào mùa hè năm 2003 tại Washington D.C., trong lòng rất xót xa và cảm phục, nhất là đối với những người Anh Hùng Vô Danh của SOG/LLĐB/HK, những người đã đi hơn nửa vòng trái đất để chiến đấu và chết cho lý tưởng tự do và sự sống còn của dân tộc Việt Nam như Đại Úy Larry Alen Thorne.

Và còn đó muôn đời là lòng tiết tháo và sự hy sinh can đảm của bác Đặng Xuân Thoại, nguyên Chỉ Huy Trưởng Sở Tâm Lý Chiến, người đã anh hùng tự tử bằng súng lục trong ngày 29 tháng 4 năm 1975, trước khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam.

Đối với những Biệt Kích NKT còn sống hay đã khuất, dù họ ở bất cứ nơi đâu tôi vẫn luôn luôn kính trọng, cảm phục và qúi mến họ. Tôi cảm thấy sung sướng vì đã được gặp một số các qúy Niên Trưởng thâm niên trong gia đình NKT cùng quen biết với một số đông các anh, hầu hết thuộc các đơn vị của Sở Liên Lạc, Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Sở Công Tác và Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng Long Thành. Mỗi người đều có những kỷ niệm đặc biệt riêng đối với tôi. Tựu chung tôi rất qúi mến và thương yêu họ. Ước mong trong tương lai, tôi sẽ được gặp và nghe rất nhiều người khác trong gia đình NKT thuộc Sở Bắc, Sở Không Yểm và Sở Tâm Lý Chiến kể lại những đoạn đường chông gai mà họ đã đi qua, cũng như những chiến công và sự hy sinh mà họ đã hiến dâng cho quốc gia và dân tộc.

Thế hệ Cha-Anh của tôi ở NKT từ bấy lâu nay vẫn sống hùng và sống mạnh. Họ đã trui luyện đủ cỡ qua biết bao nhiêu Quân Trường, nơi đã từng một thời nổi tiếng ở vùng Đông Nam Á. Họ đã lớn lên trong khói lửa, kinh nghiệm chiến trường đã ngập mặt và kinh nghiệm trong đời sống cá nhân cũng đã qúa dư thừa, họ chẳng cần gì nơi tôi. Thế nhưng, họ đã dang tay đón nhận và ân cần đối xử với tôi như một người con, một người em trong đại gia đình NKT. Trong khi đó, tôi chẳng có gì cho họ ngoại trừ sự cảm phục và tấm lòng kính mến luôn hằng có của một người thuộc thế hệ thứ 2, đã ý thức được việc làm đầy ý nghĩa và tri ân sự hy sinh cao cả của những người đi trước. Với tất cả cố gắng và chỉ bằng một tấm lòng, tôi hy vọng họ đã chấp nhận và cảm thông được việc làm cùng ý nghĩ của tôi đối với người Biệt Kích VNCH qua những cái nheo mắt khuyến khích, những động tác thân yêu như sửa lại cái mũ đỏ tôi đang đội trên đầu, vuốt lại những nếp nhăn trên bộ quân phục mà tôi đã mặc đi diễn hành chung với họ trên đại lộ Constitution tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn trong ngày July 4th năm 2004.

Tôi rất hãnh diện và vui mừng đã được gặp những Anh Hùng Biệt Kích Vô Danh của Nha Kỹ Thuật, những người đã tạo ra hàng hàng lớp lớp huyền thoại nhưng có thật mà tôi đã từng được nghe từ năm 11 tuổi. Phải đợi tới 36 năm sau (năm 2002) tôi mới được gặp những người Biệt Kích VN để nghe họ kể lại chuyện có thật của những ngày oai hùng gần 40 năm về trước... Việc này đối với tôi tuy trễ nhưng vẫn chưa muộn! Nhân dịp này tôi xin được cám ơn Nhạc Phụ và Nhạc Huynh của tôi: NT Trần Đắc Trân và anh Trần Nhung Nguyên, hai cựu quân nhân của Sở Liên Lạc, những người đã khuyến khích, vỗ về và có công rất nhiều trong sự hướng dẫn tôi vào sinh hoạt chung với đại gia đình Nha Kỹ Thuật.


Vì tính cách bảo mật và trách nhiệm đặc biệt trong cuộc chiến tranh ngoại lệ tại Việt Nam, phần lớn các chiến công của tất cả các đơn vị thuộc NKT đã không được viết vào Quân Sử của Phòng 5 BTTM/QLVNCH. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của những người đi trước, những người trong thế hệ trẻ của gia đình NKT vẫn cố gắng viết lại những huyền thoại nhưng có thật để tên tuổi, chiến công cùng sự hy sinh cao cả vô bờ bến của thế hệ Cha-Anh Nha Kỹ Thuật có được một chỗ đứng đúng nghĩa của nó trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Hy vọng điều này sẽ được mọi người đồng hiện thực mỗi ngày một đầy đủ hơn.

Biệt Kích NKT là những người có thật và sự hy sinh cao cả của họ trong chiến tranh Việt Nam là những sự thật mà chúng ta cần biết tới. Biệt Kích VNCH không phải là một phép lạ, nhưng tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng họ là những người "nói được là làm được!." Đây cũng là một truyền thống của NKT mà tôi và những người đi sau đang cố gắng noi theo.


Toán Thám Sát Lôi Hổ triệt xuất Nam Lào


Tất cả các anh, các chú và các bác muôn đời là những Anh Hùng của tôi. Họ đã đi trước tôi một chặng đường qúa dài, vượt qua tất cả những gì tôi biết, to lớn hơn những gì tôi có thể nghĩ tới. Những chuyện họ đã làm, tôi không có khả năng làm được - Những nơi họ đã đi qua, tôi chưa hề biết đến! Thế cho nên tôi phải cúi đầu kính phục những người Biệt Kích NKT trong thế hệ Cha-Anh của tôi. Văn chương và chữ nghĩa nhỏ nhoi sẽ không bao giờ đủ để nói lên tất cả những gì tôi đã và đang trang trọng nghĩ về họ, những Anh Hùng

Biệt Kích Vô Danh Nha Kỹ Thuật.
Virginia - Một ngày cuối Đông 2004
Bùi Thượng Khuê
Thế Hệ 2/NKT
http://www.quehuongngaymai.com

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Huyền Thoại Nhưng Có Thật của những người lính Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu /QLVNCH

Trong cuộc chiến Việt Nam, gần nửa triệu người lính của miền Nam đã phải hy sinh vì tổ quốc. Phần lớn những người nằm xuống trong lòng đất mẹ đã được đơn

 

Viết nhân dịp Đại Lễ Truy Điệu và Tưởng Niệm Anh Linh Tử Sĩ Nha Kỹ Thuật
Nam Cali - 23 Tháng 4 Năm 2005
Kính tặng các cựu quân nhân Nha Kỹ Thuật - BTTM/QLVNCH

Bùi Thượng Khuê
Thế Hệ 2/NKT


Trong cuộc chiến Việt Nam, gần nửa triệu người lính của miền Nam đã phải hy sinh vì tổ quốc. Phần lớn những người nằm xuống trong lòng đất mẹ đã được đơn vị của họ tuyên dương công trạng và tổ quốc ghi ơn. Chúng ta không ít thì nhiều đã biết đến những sự hy sinh cao cả này qua báo chí và các cơ quan truyền thông ở trong nước. Tuy nhiên, người dân miền Nam Việt Nam ít khi nào hay chưa từng biết đến những chiến công và sự hy sinh cao cả của các Biệt Kích Nha Kỹ Thuật. Điều này cũng có thể hiểu được một phần nào bởi vì hơn 30 năm trước, Biệt Kích NKT là những người đã từng chiến đấu và hy sinh một cách rất âm thầm trong những công tác điệp báo tối mật tại miền Bắc vĩ tuyến 17, dọc theo biên giới Việt-Miên-Lào, đường mòn Hồ Chí Minh và ngay cả tại những mật khu của Việt Cộng trong nội địa miền Nam Việt Nam. Nếu họ hoàn thành sứ mạng thì cũng chỉ có họ và người chỉ huy biết. Còn nếu nhược bằng họ không may mắn và phải âm thầm hy sinh tại một nơi nào đó trong rừng sâu nước độc nơi rừng già Việt Bắc, trong lòng đại dương mênh mông trước cửa biển Hải Phòng, hay ở một nơi sâu thẳm trên núi đồi Trường Sơn - Bạch Mã thì xác thân họ chỉ là một tử thi "vô chủ," dân chẳng ai biết và nước cũng chẳng ai hay. Đây là một trong những "đặc tính của đơn vị" mà các chiến sĩ Biệt Kích NKT đã anh hùng và hiên ngang chấp nhận.

Sáng sớm còn nhởn nhơ với bạn bè nơi Khu Cấm, chiều đến hành quân xâm nhập mục tiêu đã hóa ra người thiên cổ. Cái chết đến với họ thật nhanh chóng và âm thầm qua từng phút từng giây trong cuộc sống cam khổ của một người Biệt Kích VN mà họ không có quyền lựa chọn. Sáng ăn cơm xấy, chiều uống nước hố bom nhưng họ chẳng bao giờ ta thán hay phàn nàn. Lớn lên trong một đất nước chiến tranh, đi lính có chết thì ráng chịu! Những người chiến sĩ Biệt Kích NKT trong lớp tuổi Cha-Anh của tôi là những người mang sắc thái của một "Kẻ Sĩ Phương Đông." Họ đích thực là những "Kinh Kha" của thời đại bấy giờ và tôi yêu mến biết bao nhiêu khí phách anh hùng này của những người đi trước.

Là một người thuộc thế hệ thứ 2 trong gia đình NKT, tôi đã cố gắng tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử của Nha Kỹ Thuật trong những năm gần đây qua sách vở và tài liệu nay đã được giải mật, viết về NKT/BTTM/QLVNCH với tính cách lịch sử cận đại. Tuy nhiên, sự hiểu biết của tôi đối với NKT vẫn còn hạn chế và điều này cũng chẳng làm cho tôi thắc mắc cho mấy, bởi vì đây là một cơ quan tình báo chiến lược rất phức tạp và bí mật của QLVNCH, nơi đã từng nhận lệnh trực tiếp của Bộ Tổng Tham Mưu, MACSOG và Bộ Chỉ Huy Quân Lực Hoa Kỳ dưới sự yểm trợ của CIA để thi hành những công tác điệp báo quan trọng cùng những sứ mạng đặc biệt trong cuộc chiến tranh bất qui ước tại Việt Nam. Cho đến ngay bây giờ, ít ai trong người dân Việt Nam biết đến Nha Kỹ Thuật bởi vì danh xưng này chỉ là một tên vỏ bọc, và cơ quan này đã được Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đặt cho một cái tên chính thức khác là Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Ngoại Lệ trong lần thành lập Sở Công Tác vào đầu năm 1971.


Bởi vì qúa bí mật cho nên ít khi nào người dân miền Nam Việt Nam có cơ hội được nhìn thấy tận mắt những người Biệt Kích NKT và do đó, những chiến công cùng sự hy sinh cao cả của họ đã được dân chúng miền Nam nói đến như một huyền thoại. Tôi bắt đầu nghe gia đình và bạn bè kể lại những huyền thoại của Biệt Kích VN vào đầu năm 1966, lúc tôi mới vừa 11 tuổi qua những danh xưng khác nhau như Biệt Kích Nhẩy Bắc, Biệt Kích Dù hay Biệt Kích Lôi Hổ. Trên thực tế, những danh xưng này chỉ là một phần của NKT mà trong đó còn có rất nhiều đơn vị khác với những trách nhiệm, chiến công và danh xưng đặc biệt mà tôi chỉ mới biết đến trong những năm gần đây! Nói một cách rất tóm tắt qua sơ đồ hệ thống tổ chức, Nha Kỹ Thuật có 5 Sở chính và 1 Trung Tâm Huấn Luyện:

1) Sở Liên Lạc (SLL - Lôi Hổ),
2) Sở Phòng Vệ Dzuyên Hải (SPVDH - Biệt Kích Người Nhái hay Biệt Hải và Lực Lượng Hải Tuần),
3) Sở Tâm Lý Chiến (STLC - Đài Tiếng Nói Tự Do, Đài Gươm Thiêng Ái Quốc, Đài Mẹ Việt Nam),
4) Sở Không Yểm (SKY - Thần Phong/83 - KingBee 219/233/235),
5) Sở Công Tác (SCT - Hắc Long) và Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng (TTHLQT - Long Thành).
Ngoài ra còn có Sở Hành Quân & Tình Báo và Sở Hành Chánh & Tiếp Vận. Trên hết là Bộ Chỉ Huy NKT.



Trong bài này, tôi sử dụng danh xưng "Biệt Kích" một cách rất kính trọng như một mẫu số chung để nói đến những người quân nhân đã từng phục vụ trong tất cả các đơn vị của Nha Kỹ Thuật nêu trên. Hy vọng qúy Niên Trưởng và qúy anh chị trong gia đình NKT sẽ mỉm cười và bỏ lỗi cho tôi.

Hơn 30 năm trước, chiến tranh đã đến với người dân miền Nam Việt Nam như một thứ quái thai được mùa, sinh sôi nẩy nở và lan tràn khắp mọi nơi trên những dải đất điêu tàn của một quê hương đã qúa đỗi đọa đầy. Vì lý tưởng tự do và sự sống còn của quốc gia dân tộc, thế hệ Cha-Anh của tôi đã tình nguyện trở thành những người quân nhân Biệt Kích NKT. Đầu đội trời chân đạp đất, họ đi làm những chuyện lấp bể vá trời với nhiệm vụ dò thám nơi đất địch để thu thập và phối kiểm tin tức tình báo quân sự, bắt cóc các yếu nhân của địch, tiếp cứu các phi công bạn và đồng minh, tiềm ẩn cùng phá hoại những mục tiêu quan trọng trong thượng và hạ tầng cơ sở của VC ngay tại đất Bắc, dọc theo hải phận Bắc Việt, nơi biên giới Việt-Miên-Lào và đường mòn Hồ Chí Minh, và ngay cả tại những mật khu "bất khả xâm phạm" của địch nằm sâu trong nội địa miền Nam Việt Nam. Chẳng mấy ai muốn làm những việc này mà nếu có thì không phải ai trong QLVNCH cũng làm được. Thế nhưng Biệt Kích NKT đã làm được! Đây là cả một chuỗi cố gắng không ngừng nghỉ, được kết hợp bởi những sự chịu đựng và hy sinh vô bờ bến, kéo dài suốt từ đầu thập niên 60 cho tới ngày tàn cuộc binh đao với biết bao nhiêu xương máu đã âm thầm đổ xuống của những người Biệt Kích còn sống hay đã chết.

Xâm nhập mục tiêu để dò thám, phối kiểm tin tức và theo dõi sự hoạt động của địch ngay trong lòng đất địch, trách nhiệm quan trọng và cao cả này đã nói lên đầy đủ hết tất cả những đặc tính của một cuộc chiến mà trong đó, người Biệt Kích NKT đã phải âm thầm chiến đấu trong cô đơn cùng với mồ hôi nước mắt và máu của chính mình. Biết bao nhiêu Biệt Kích đã lặng lẽ ra đi không về, bị chết hay bị thương, và bị địch bắt cầm tù để những tin tức tình báo qúi giá và mới nhất từ chiến trường được theo chân những người Biệt Kích sống sót trở về... Quân số của địch, quân trang quân dụng, chiến xa và súng ống cũng như lộ trình xâm nhập và nơi đóng quân của những đơn vị CS được trình lên Bộ Chỉ Huy Đoàn, Bộ Chỉ Huy NKT, Bộ TTM/QLVNCH, Bộ Chỉ Huy MACSOG để rồi từ đó, những kế hoạch, chiến lược và chiến thuật hành quân được cấp tốc thực hiện nhằm mục đích ngăn chận và bẻ gẫy cuộc xâm lăng của những người Cộng Sản phi nhân và háo chiến "Sinh Bắc Tử Nam," trực tiếp góp phần vào công cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân miền Nam, và cũng để giảm thiểu tới mức tối đa cho sự hy sinh xương máu của hàng trăm ngàn chiến sĩ VNCH và Đồng Minh trong suốt cuộc chiến. Đây là những đóng góp và hy sinh xương máu của các Anh Hùng Biệt Kích Vô Danh NKT trong chiến tranh Việt Nam mà ít ai trong chúng ta biết đến. Những lần xâm nhập điêu đứng và đầy chết chóc đó là những lần ra đi không hẹn ngày về, nhưng những người Biệt Kích VN vẫn xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, quyết không một lời thở than hèn mọn. Chắc chắn muôn ngàn lần họ không phải là những người ham sống sợ chết. Bi hùng thay DŨNG KHÍ của những anh hùng Biệt Kích NKT!

Từ ngày chính thức thành lập đơn vị (Nha Kỹ Thuật) vào đầu năm 1964 cho đến ngày Đại Nạn của miền Nam Việt Nam năm 1975, có biết bao nhiêu Biệt Kích NKT, những người con yêu của tổ quốc đã âm thầm và miệt mài cống hiến xương máu của mình cho quốc gia dân tộc, góp phần vào công cuộc giữ nước và dựng nước qua tiêu chỉ "Bảo Quốc An Dân." Tuy rằng mục đích sau cùng đã không đạt được một cách toàn vẹn, nhưng người quân nhân NKT đã lặng lẽ hy sinh chính bản thân của mình cho đại cuộc. Máu, cái chết và những vết thương ngàn đời không khép kín là cái giá mà những Anh Hùng Tử Sĩ cũng như những người Biệt Kích NKT còn sống sót đã dùng để thanh tẩy những "lỗi lầm" mà không phải họ gây ra. Đối với những người đã khuất, tôi xin tri ân và nghiêng mình cúi đầu kính phục. Đối với những người còn sống, họ đang ở đâu, làm gì? Tôi kính mong Hồn Thiêng Sông Núi, Anh Linh Tử Sĩ NKT và linh hồn của Bố Mẹ tôi phù hộ cho họ được luôn luôn khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn và gia đình của họ được an khang thịnh vượng.

Tất cả những sách của tôi mua từ khi qua Mỹ, hầu hết là những sách nói về chiến tranh Việt Nam. Những tìm tòi của tôi qua các tài liệu viết về Biệt Kích NKT đã làm cho tôi hứng thú và ngạc nhiên vô cùng. Tôi đã đọc rất nhiều những loại sách này và càng đọc, tôi càng cảm phục và tri ơn sâu xa những chiến sĩ Biệt Kích VNCH đã âm thầm hy sinh cho tổ quốc và dân tộc. Họ là những Anh Hùng Vô Danh của miền Nam Việt Nam mà theo tôi, những người trong thế hệ thứ 2, thứ 3 và những thế hệ sau này trong đại gia đình NKT nói riêng và QLVNCH nói chung phải biết đến, bởi vì một lý do rất đơn thuần và giản dị: Không có họ thì chúng tôi, những người đi sau chẳng bao giờ được sống những ngày thanh bình và hít thở không khí tự do trong suốt 20 năm của cuộc chiến. Không có họ thì người dân miền Nam Việt Nam đã không sống được trong tự do và no ấm cho tới ngày Đại Nạn của dân tộc 30 tháng 4 năm 1975... và không có họ thì vợ chồng cùng các con của tôi chắc có lẽ chẳng bao giờ được sống trong một đất nước tối tân và văn minh nhất hoàn cầu như ngày hôm nay.

Nhân dịp Đại Lễ Truy Điệu và Tưởng Niệm Anh Linh Tử Sĩ Nha Kỹ Thuật được tổ chức vào ngày 23 tháng 4 năm 2005 tại Nam Cali, tôi cố gắng viết bài này để được cùng qúy bác, qúy cô chú và qúy anh chị em trong đại gia đình NKT đồng tưởng nhớ tới công ơn và sự hy sinh lớn lao của các bậc Tiền Nhân - Anh Hùng Tử Sĩ NKT đã vị quốc vong thân, cũng như bầy tỏ lòng cảm phục và sự kính trọng của tôi đối với những người Biệt Kích còn sống. Lễ Tưởng Niệm năm 2005 cũng là một dịp để bác Nguyễn Thanh Văn - "Anh Năm," người Chỉ Huy Trưởng khả kính cuối cùng của ĐCT/75, chú Nguyễn Hùng Trâm cùng qúy anh trong Đoàn Công Tác 75/SCT/NKT thắp nén hương lòng, hướng về qúy Niên Trưởng và các chiến hữu đã không may tử nạn trên đường thi hành công tác tại Việt Nam, cũng như những người đã ra đi nơi đất khách.

Trong lần sang Nam Cali xum họp cùng với gia đình NKT vào tháng 10 năm ngoái, tôi đã vô cùng xúc động ngồi nghe anh Võ Hòa kể lại lần tan tác cuối cùng của ĐCT/75 trên đường di chuyển từ Kontum về Phú Bổn. Biết bao nhiêu tang thương và hy sinh mà ĐCT/75 đã phải gồng mình gánh chịu trước khi bị "phân tán mỏng" trên đường "di tản chiến thuật" về Bộ Chỉ Huy NKT trong ngày định mệnh nghiệt ngã 19 tháng 3 năm 1975 cũng đã được anh Trần Thanh Toán, anh Vũ Văn Quyền và anh Lê Tinh Anh thuật lại cho tôi và mọi người cùng nghe trong một buổi trưa hè tại tư gia của anh Lê Tinh Anh. Cũng tại nơi đó, tôi đã thấy anh Toán khóc, cũng như anh Quyền và anh Nguyễn Thành Điểu đã từng khóc trong buổi Lễ Truy Điệu Chiến Sĩ NKT Trận Vong nhân ngày Đại Hội NKT kỳ 5 tại Washington D.C. Trong tất cả những tiện nghi vật chất của một đời sống văn minh hằng ngày tại Hoa Kỳ, ít khi nào tôi lại thấy được một người đàn ông Việt Nam ở lớp tuổi ngũ tuần khóc như thế! Nhưng trong ngày hôm đó, tôi đã thấy được những hạt lệ ngấn lại nơi khóe mắt của anh... Những giòng lệ của người Toán Trưởng Biệt Kích VNCH chẩy xuống cho bạn đồng đội lúc cuối đời đã là một hình ảnh thật đẹp và bi hùng, quyến luyến lấy tâm hồn của tôi như một tác động cân não để rồi từ đấy dâng lên trong lòng một niềm cảm xúc thật gần gũi và nghẹn ngào, được kết tụ qua sự rung động của 100 tỉ tế bào nơi khối óc của một người thuộc thế hệ thứ 2 trong gia đình NKT.

Tôi đã từng nín thở ngồi nghe anh Nguyễn Trâm, một Biệt Hải kỳ cựu và nổi tiếng của toán Mercury kể lại những chuyến đi lừng lẫy và đứng tim để đánh phá các mục tiêu của địch tại Bầu Tró - Đồng Hới, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, và Hải Phòng trong những năm 1964-1968 và một số mật khu của Cộng Sản Bắc Việt tại miền Nam trong thời gian sau đó. Biết bao nhiêu anh hùng Biệt Hải và Lực Lượng Hải Tuần đã phải hy sinh qua những lần xâm nhập vào "vùng biển và vùng đất chết" đó? Trong âm thầm và lặng lẽ, họ đã hiến dâng tuổi trẻ, công danh và sự nghiệp cùng thân xác của mình cho quốc gia và dân tộc, những anh hùng Biệt Hải và Lực Lượng Hải Tuần thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải - Các chú và các bác Vũ Văn Gương, Trần Thúy Bách, Nguyễn Cháu, Phạm Việt, Nguyễn Học, Nguyễn Tiến, Nguyễn Duyện...

Phải công tâm nói rằng một phần lớn các chiến công và huyền thoại của NKT có được là do sự giúp sức và hy sinh cao cả của những phi công anh hùng trong Biệt Đoàn 83 Thần Phong và Phi Đoàn KingBee 219, 233, 235... thuộc Sở Không Yểm. Đây là những phi công gan dạ, đã từng miệt mài thả các toán Biệt Kích VN xâm nhập đất Bắc bằng C47 từ đầu thập niên 60 cho đến lần bốc những toán Biệt Kích triệt xuất bằng trực thăng CH34 lần cuối cùng ở những vùng đồi núi hiểm trở ngay tại mật khu của địch trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến. Những "huyền thoại nhưng có thật" của Sở Không Yểm đã được các bác, các chú và các anh âm thầm tạo ra, chùi rửa và đánh bóng bằng máu và nước mắt của chính mình! Những người đã "lưu danh vạn cổ" như Phan Thanh Vân, Nguyễn Phi Hùng, Trần Văn Luân, Hồ Bảo Định, Vũ Đức Thắng, Nguyễn Qúy An, Nguyễn Hữu Lộc, Đỗ Văn Hiếu...

Chiến công âm thầm nhưng để đời của anh Trương Giỏi và anh Đoàn Văn Mạnh cùng với sự ra đi của biết bao nhiêu chiến hữu đồng đội thuộc Chiến Đoàn 2 Xung Kích của Sở Liên Lạc trong lần công tác thành công phá ống dẫn dầu của VC đã được anh Phạm Hòa nói lên cho mọi người cùng nghe trong đêm ĐH/NKT kỳ 5. Nhờ những "huyền thoại nhưng có thật" này mà một số lớn xe tăng của VC đã không về được tới thủ đô Sàigòn và những vùng phụ cận trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972.

Tôi cũng không quên trận đánh cuối cùng của các Biệt Kích Lôi Hổ NKT cùng với Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù của anh Nguyễn Lô và Biệt Đội 1 của anh Phạm Châu Tài thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù trước cửa Bộ Tổng Tham Mưu vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 mà anh Hoàng Như Bá và anh Đặng Dân Nam đã kể cho các bạn của anh và tôi nghe trong một buổi chiều nồng men cay tại nhà anh Võ Trai (Dallas). Sau khi bắn cháy 2 chiếc T54 của Việt Cộng, từng toán Biệt Kích Lôi Hổ 3 người một, nắm tay nhau quây thành một vòng tròn rồi cho nổ lựu đạn "mini" cùng chết sau khi đã kêu to lên: "Đại Úy ơi, tụi tôi đi." Ôi, đau lòng thay tiếng kêu bi hùng và trầm thống của những người Biệt Kích VN trước giờ "tuẫn nạn"!

Giờ đây, hơn 30 năm dâu biển... Các bác, các chú và các anh, những "nhân chứng sống" của cuộc chiến Việt Nam vẫn thường tụ họp với nhau tại những nơi chốn cách xa quê hương hằng vạn dậm để luôn nhớ về sự hy sinh cao cả của những người Niên Trưởng cùng sự ra đi của các bạn đồng đội. Trước sao, sau vậy - Chỉ nhìn vào cách đối sử của họ với nhau tôi cũng biết như thế. Xin cúi đầu ngưỡng phục lòng chung thủy của thế hệ Cha-Anh NKT.

Những người Biệt Kích VN còn sống bây giờ đã ở vào lớp tuổi 50 trở lên. Sau khi đi tù cải tạo về hay vượt biên đến một đất nước tự do sau này, họ đã trở thành những phó thường dân như trăm ngàn thường dân khác. Phần đông họ sống âm thầm cùng với gia đình, làm những công việc rất khiêm nhường tại những cơ sở thương mại ở Hoa Kỳ, hay ở một nơi nào đó trên thế giới tự do. Một số lớn Biệt Kích kém may mắn hơn còn kẹt lại ở Việt Nam vẫn còn đang phải trả những món nợ máu xương cho quốc gia và dân tộc.

Qua những lần xum họp và sinh hoạt chung với gia đình NKT trong những năm gần đây, tôi đã gặp một số những anh hùng Biệt Kích NKT. Từ những người "anh lớn" trong đơn vị, tuổi đời vào hàng bác của tôi như bác Hồ Văn Kỳ Thoại, Liêu Quang Nghĩa, Ngô Xuân Nghị, Nguyễn Văn Vinh... đến những người thuộc vào hàng anh hàng chú của tôi như chú Lữ Triệu Khanh, Bùi Văn Thiện, Nguyễn Phan Tựu, Nguyễn Hải Triều, Lê Minh, anh Lâm Ngọc Chiêu, anh Võ Tấn Y, và cho cả đến những người "em nhỏ" trong đơn vị, những người mà tôi vẫn luôn nhìn với một sự cảm phục đặc biệt như anh Nguyễn Duy Tựu và anh Phan Tạo. Tôi thật tình qúi mến những cánh tay gầy guộc với làn da rạm nắng nay đã nổi "đồi mồi" của các chú và các bác đang cầm lon bia sánh bọt vàng mời các anh-em chiến hữu trong những lần sinh hoạt với gia đình NKT. Những cánh tay đó đã từng một thời gân guốc cầm súng anh dũng và hiên ngang chiến đấu dưới lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ngàn đời dấu yêu. Cũng kính trọng không kém là những bước chân chậm chạp trong đôi dép lẹp xẹp và tầm thường qua những lần đi nhậu với bạn bè của anh Võ Trai và anh Hoàng Như Bá... Những bước chân đó đã từng một thời mang boot-desaut đi hết chiều dài khổ nạn của quê hương miền Nam Việt Nam, hy sinh chiến đấu cho sự tự do và sống còn của 25 triệu người dân nước Việt, trong đó có tôi! Thế cho nên tôi không bao giờ quên họ, tôi không bao giờ được phép quên họ - Những người lính Biệt Kích của NKT nói riêng và của tất cả QLVNCH nói chung.

Trong số những người Niên Trưởng NKT đã ra đi về miền miên viễn tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ, tôi rất thương nhớ và cảm phục các anh, các chú và các bác Lê Quang Tung, Hồ Tiêu, Trần Văn Hổ, Ngô Thế Linh, Nguyễn Hương Rỉnh, Đào Đăng Đại, Đỗ Văn Tiên, Trần Bá Tuân, Nông An Pang, Võ Bình, Ngô Công Cử, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Minh Tiến, Nguyễn Duyện... <o:p></o:p>
Bên cạnh những người đã khuất còn có rất nhiều NT mà tôi hằng kính trọng với những huyền thoại để đời trong gia đình NKT như bác Nguyễn Hữu Luyện, "Người Tù Kiệt Xuất" của QLVNCH, người đã oai hùng dẫn toán Bắc Bình (Hector-A/B) nhẩy xuống mục tiêu nơi đất Bắc vào năm 1966 - Bị địch bắt giam cầm trong suốt 21 năm nhưng vẫn không thay đổi lòng bất khuất và ý chí chống Cộng hiên ngang của một người sĩ quan Biệt Kích Việt Nam.

Bác Phan Thanh Vân, người phi công tài ba lỗi lạc số một của KQVN, người đã từng thực hiện phi vụ C47 nghẹt thở thả Biệt Kích VN xâm nhập đất Bắc tại Tô Hiệu vào năm 1961, lúc tôi mới được 6 tuổi! Những cánh dù bọc gió của người Biệt Kích Nhẩy Bắc (Phòng E45 - Sở Bắc hay Sở Khai Thác, cơ quan tình báo chiến lược tiền thân của NKT được thành lập vào cuối năm 1958 dưới thời Cố Đại Tá Lê Quang Tung, nguyên Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt VNCH) trên không phận Bắc Việt vào những đêm trăng, nhằm ngày 10 - 20 âm lịch hàng tháng trong khoảng đầu năm 1960 là những bước nhẩy lịch sử, mở đầu cho những huyền thoại nhưng có thật của NKT nói chung. Những anh hùng Biệt Kích của Phòng E45 như bác Hà Văn Chấp, Hạ Long (Ares/PC), Nguyễn Thái Kiên, Đặng Chí Bình, người đã thi hành những công tác điệp báo có một không hai tại miền Bắc vĩ tuyến 17 vào đầu thập niên 60, làm cho nhà cầm quyền Bắc Việt cũng như quân dân ngoài Bắc vô cùng bối rối và hoảng sợ. Theo tôi nghĩ thì Biệt Kích Sở Bắc là những người đã oai hùng khởi đầu cuộc Bắc Tiến của quân dân miền Nam Việt Nam bằng đường không-bộ !

Anh Nguyễn Văn Kiệt, một Biệt Hải anh hùng của Sở Phòng Vệ Duyên Hải, xuất thân từ khóa 5 Người Nhái thuộc LĐNN/HQVNCH, người đã cùng với Đại Úy Hải Quân Người Nhái Hoa Kỳ Thomas Norris, Cố Vấn của Biệt Hải thực hiện chuyến công tác lẫy lừng cứu Trung Tá hoa tiêu (navigator) Iceal Hambleton (Bat-21 Bravo) và Trung Úy phi công OV-10 Mark Clark của KQHK vào ngày 11 & 13 tháng 4 năm 1972 bên bờ sông Cam Lộ - Đông Hà. Cùng trong chuyến tiếp cứu Trung Tá Iceal Hambleton và phi công Mark Clark còn có sự đóng góp của các Biệt Hải Vũ Ngọc Thọ, Nguyễn Châu, Nguyễn Trâm và Lê Thành trong đêm đầu tiên (10 tháng 4 năm 1972). Trong đêm tối, toán của họ đã đi sâu hơn 2 cây số vào lòng địch với 30.000 quân chính quy Bắc Việt chiếm đóng để đưa viên Trung Úy phi công Mark Clark vào vùng an toàn lúc rạng sáng ngày 11 tháng 4 năm 1972 về phía Nam, gần Cửa Việt - Đông Hà. Chỉ có những người can đảm và đởm lược mới làm được chuyện này. Anh Kiệt là một quân nhân Việt Nam duy nhất mà tôi biết đã được trao tặng huy chương Navy Cross, một trong những huy chương cao qúy nhất của Hải Quân Hoa Kỳ. Trong suốt cuộc chiến Việt Nam, chỉ có 483 huy chương loại này đã được ân thưởng cho các quân nhân Hoa Kỳ & Đồng Minh và anh Nguyễn Văn Kiệt là một trong 483 quân nhân ưu tú đó!

Rất bí mật và thảm khốc là sự ra đi đột ngột của các anh Phan Thế Long, Nguyễn Bảo Tùng và Bùi Văn Lành (2 phi công và người cơ khí kiêm xạ thủ viên của một phi hành đoàn CH34) vào ngày 18 tháng 10 năm 1965 mà mãi cho đến 34 năm sau, người ta mới tìm thấy hài cốt của các anh cùng với những mảnh vụn của thân máy bay bị lâm nạn tại một vùng thuộc rừng núi Nam Lào trong một chuyến bay quan sát mục tiêu (C&C) cùng với Đại Úy LLĐB/HK Larry Thorne (tìm thấy xác năm 1999 - xác nhận năm 2003). Tôi đã đi tham dự Lễ Phủ Cờ và đám tang của các anh cùng với một người bạn, anh Dương Đức Trường vào mùa hè năm 2003 tại Washington D.C., trong lòng rất xót xa và cảm phục, nhất là đối với những người Anh Hùng Vô Danh của SOG/LLĐB/HK, những người đã đi hơn nửa vòng trái đất để chiến đấu và chết cho lý tưởng tự do và sự sống còn của dân tộc Việt Nam như Đại Úy Larry Alen Thorne.

Và còn đó muôn đời là lòng tiết tháo và sự hy sinh can đảm của bác Đặng Xuân Thoại, nguyên Chỉ Huy Trưởng Sở Tâm Lý Chiến, người đã anh hùng tự tử bằng súng lục trong ngày 29 tháng 4 năm 1975, trước khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam.

Đối với những Biệt Kích NKT còn sống hay đã khuất, dù họ ở bất cứ nơi đâu tôi vẫn luôn luôn kính trọng, cảm phục và qúi mến họ. Tôi cảm thấy sung sướng vì đã được gặp một số các qúy Niên Trưởng thâm niên trong gia đình NKT cùng quen biết với một số đông các anh, hầu hết thuộc các đơn vị của Sở Liên Lạc, Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Sở Công Tác và Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng Long Thành. Mỗi người đều có những kỷ niệm đặc biệt riêng đối với tôi. Tựu chung tôi rất qúi mến và thương yêu họ. Ước mong trong tương lai, tôi sẽ được gặp và nghe rất nhiều người khác trong gia đình NKT thuộc Sở Bắc, Sở Không Yểm và Sở Tâm Lý Chiến kể lại những đoạn đường chông gai mà họ đã đi qua, cũng như những chiến công và sự hy sinh mà họ đã hiến dâng cho quốc gia và dân tộc.

Thế hệ Cha-Anh của tôi ở NKT từ bấy lâu nay vẫn sống hùng và sống mạnh. Họ đã trui luyện đủ cỡ qua biết bao nhiêu Quân Trường, nơi đã từng một thời nổi tiếng ở vùng Đông Nam Á. Họ đã lớn lên trong khói lửa, kinh nghiệm chiến trường đã ngập mặt và kinh nghiệm trong đời sống cá nhân cũng đã qúa dư thừa, họ chẳng cần gì nơi tôi. Thế nhưng, họ đã dang tay đón nhận và ân cần đối xử với tôi như một người con, một người em trong đại gia đình NKT. Trong khi đó, tôi chẳng có gì cho họ ngoại trừ sự cảm phục và tấm lòng kính mến luôn hằng có của một người thuộc thế hệ thứ 2, đã ý thức được việc làm đầy ý nghĩa và tri ân sự hy sinh cao cả của những người đi trước. Với tất cả cố gắng và chỉ bằng một tấm lòng, tôi hy vọng họ đã chấp nhận và cảm thông được việc làm cùng ý nghĩ của tôi đối với người Biệt Kích VNCH qua những cái nheo mắt khuyến khích, những động tác thân yêu như sửa lại cái mũ đỏ tôi đang đội trên đầu, vuốt lại những nếp nhăn trên bộ quân phục mà tôi đã mặc đi diễn hành chung với họ trên đại lộ Constitution tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn trong ngày July 4th năm 2004.

Tôi rất hãnh diện và vui mừng đã được gặp những Anh Hùng Biệt Kích Vô Danh của Nha Kỹ Thuật, những người đã tạo ra hàng hàng lớp lớp huyền thoại nhưng có thật mà tôi đã từng được nghe từ năm 11 tuổi. Phải đợi tới 36 năm sau (năm 2002) tôi mới được gặp những người Biệt Kích VN để nghe họ kể lại chuyện có thật của những ngày oai hùng gần 40 năm về trước... Việc này đối với tôi tuy trễ nhưng vẫn chưa muộn! Nhân dịp này tôi xin được cám ơn Nhạc Phụ và Nhạc Huynh của tôi: NT Trần Đắc Trân và anh Trần Nhung Nguyên, hai cựu quân nhân của Sở Liên Lạc, những người đã khuyến khích, vỗ về và có công rất nhiều trong sự hướng dẫn tôi vào sinh hoạt chung với đại gia đình Nha Kỹ Thuật.


Vì tính cách bảo mật và trách nhiệm đặc biệt trong cuộc chiến tranh ngoại lệ tại Việt Nam, phần lớn các chiến công của tất cả các đơn vị thuộc NKT đã không được viết vào Quân Sử của Phòng 5 BTTM/QLVNCH. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của những người đi trước, những người trong thế hệ trẻ của gia đình NKT vẫn cố gắng viết lại những huyền thoại nhưng có thật để tên tuổi, chiến công cùng sự hy sinh cao cả vô bờ bến của thế hệ Cha-Anh Nha Kỹ Thuật có được một chỗ đứng đúng nghĩa của nó trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Hy vọng điều này sẽ được mọi người đồng hiện thực mỗi ngày một đầy đủ hơn.

Biệt Kích NKT là những người có thật và sự hy sinh cao cả của họ trong chiến tranh Việt Nam là những sự thật mà chúng ta cần biết tới. Biệt Kích VNCH không phải là một phép lạ, nhưng tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng họ là những người "nói được là làm được!." Đây cũng là một truyền thống của NKT mà tôi và những người đi sau đang cố gắng noi theo.


Toán Thám Sát Lôi Hổ triệt xuất Nam Lào


Tất cả các anh, các chú và các bác muôn đời là những Anh Hùng của tôi. Họ đã đi trước tôi một chặng đường qúa dài, vượt qua tất cả những gì tôi biết, to lớn hơn những gì tôi có thể nghĩ tới. Những chuyện họ đã làm, tôi không có khả năng làm được - Những nơi họ đã đi qua, tôi chưa hề biết đến! Thế cho nên tôi phải cúi đầu kính phục những người Biệt Kích NKT trong thế hệ Cha-Anh của tôi. Văn chương và chữ nghĩa nhỏ nhoi sẽ không bao giờ đủ để nói lên tất cả những gì tôi đã và đang trang trọng nghĩ về họ, những Anh Hùng

Biệt Kích Vô Danh Nha Kỹ Thuật.
Virginia - Một ngày cuối Đông 2004
Bùi Thượng Khuê
Thế Hệ 2/NKT
http://www.quehuongngaymai.com

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm