Tin nóng trong ngày
Iran 'ghê tởm' vì bình luận của Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông nguyện cầu cho các nạn nhân nhưng thêm rằng "các nhà nước tài trợ khủng bố có nguy cơ là nạn nhân của kẻ xấu mà chúng cổ vũ"
Ngoại trưởng Iran dùng từ "ghê tởm" để chỉ bình luận của Nhà Trắng sau khi xảy ra vụ tấn công tại Tehran hôm thứ Tư.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông nguyện cầu cho các nạn nhân nhưng thêm rằng "các nhà nước tài trợ khủng bố có nguy cơ là nạn nhân của kẻ xấu mà chúng cổ vũ".
Ngoại trưởng Iran Javad Zarif bác bỏ tuyên bố này và nói thủ phạm từ Nhà nước Hồi giáo được "ủng hộ của các khách hàng của Mỹ".
13 người thiệt mạng trong các vụ tấn công vào nhà quốc hội và lăng mộ người sáng lập Cộng hòa Hồi giáo Ayatollah Khomeini.
Đánh vào Lăng Giáo chủ Khomeini và Quốc hội Iran
Biến cố mới nhất làm tăng lo ngại về căng thẳng khu vực giữa hai đối thủ, Iran và Ả Rập Saudi.
Ả Rập Saudi, đồng minh của Mỹ, và Iran ủng hộ các phe khác nhau trong các xung đột khu vực.
Ả Rập Saudi cho tiền và vũ khí cho các nhóm Hồi giáo muốn lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, vốn là đồng minh của Iran.
Trong hai thập niên qua, các cá nhân và tổ chức từ thiện đặt tại Saudi cũng bị tố cáo tài trợ các nhóm cực đoan người Sunni trong vùng.
Tháng trước Tổng thống Trump thăm Ả Rập Saudi, có diễn văn lên án Iran.
Phân tích của BBC Monitoring
Năm nay IS đã công bố nhiều bài tuyên truyền nhằm kích động tấn công bên trong Iran.
Một video của IS hồi tháng Ba chiếu cảnh dân quân được giới thiệu là tay súng Iran chiến đấu cho IS ở Iraq.
Nói tiếng Farsi, họ lên án chính phủ Iran và giới lãnh đạo tôn giáo kể cả lãnh tụ tinh thần Ayatollah Ali Khamenei.
Khi tấn công thành công, IS có thể tự nhận đã thành công lớn trước kẻ thù truyền thống trong khi các nhóm Sunni khác như đối thủ al-Qaeda đều đã thất bại.
Jenny Norton, BBC
Đây là bạo lực khủng bố tồi tệ nhất tại Tehran kể từ những năm đầu bất an sau Cách mạng Hồi giáo 1979.
Mặc dù Iran tham gia tích cực đánh IS cả ở Iraq và Syria, nhóm Sunni này cho tới nay không có cuộc tấn công nào trong Iran, và có vẻ ít được ủng hộ ở đất nước có đa số dân Shia.
Nhưng những tháng gần đây, IS đã gia tăng tuyên truyền bằng tiếng Farsi, nhắm vào thiểu số người Sunni ở Iran.
( BBC )
Ngoại trưởng Iran dùng từ "ghê tởm" để chỉ bình luận của Nhà Trắng sau khi xảy ra vụ tấn công tại Tehran hôm thứ Tư.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông nguyện cầu cho các nạn nhân nhưng thêm rằng "các nhà nước tài trợ khủng bố có nguy cơ là nạn nhân của kẻ xấu mà chúng cổ vũ".
Ngoại trưởng Iran Javad Zarif bác bỏ tuyên bố này và nói thủ phạm từ Nhà nước Hồi giáo được "ủng hộ của các khách hàng của Mỹ".
13 người thiệt mạng trong các vụ tấn công vào nhà quốc hội và lăng mộ người sáng lập Cộng hòa Hồi giáo Ayatollah Khomeini.
Đánh vào Lăng Giáo chủ Khomeini và Quốc hội Iran
Biến cố mới nhất làm tăng lo ngại về căng thẳng khu vực giữa hai đối thủ, Iran và Ả Rập Saudi.
Ả Rập Saudi, đồng minh của Mỹ, và Iran ủng hộ các phe khác nhau trong các xung đột khu vực.
Ả Rập Saudi cho tiền và vũ khí cho các nhóm Hồi giáo muốn lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, vốn là đồng minh của Iran.
Trong hai thập niên qua, các cá nhân và tổ chức từ thiện đặt tại Saudi cũng bị tố cáo tài trợ các nhóm cực đoan người Sunni trong vùng.
Tháng trước Tổng thống Trump thăm Ả Rập Saudi, có diễn văn lên án Iran.
Phân tích của BBC Monitoring
Năm nay IS đã công bố nhiều bài tuyên truyền nhằm kích động tấn công bên trong Iran.
Một video của IS hồi tháng Ba chiếu cảnh dân quân được giới thiệu là tay súng Iran chiến đấu cho IS ở Iraq.
Nói tiếng Farsi, họ lên án chính phủ Iran và giới lãnh đạo tôn giáo kể cả lãnh tụ tinh thần Ayatollah Ali Khamenei.
Khi tấn công thành công, IS có thể tự nhận đã thành công lớn trước kẻ thù truyền thống trong khi các nhóm Sunni khác như đối thủ al-Qaeda đều đã thất bại.
Jenny Norton, BBC
Đây là bạo lực khủng bố tồi tệ nhất tại Tehran kể từ những năm đầu bất an sau Cách mạng Hồi giáo 1979.
Mặc dù Iran tham gia tích cực đánh IS cả ở Iraq và Syria, nhóm Sunni này cho tới nay không có cuộc tấn công nào trong Iran, và có vẻ ít được ủng hộ ở đất nước có đa số dân Shia.
Nhưng những tháng gần đây, IS đã gia tăng tuyên truyền bằng tiếng Farsi, nhắm vào thiểu số người Sunni ở Iran.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Iran 'ghê tởm' vì bình luận của Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông nguyện cầu cho các nạn nhân nhưng thêm rằng "các nhà nước tài trợ khủng bố có nguy cơ là nạn nhân của kẻ xấu mà chúng cổ vũ"
Ngoại trưởng Iran dùng từ "ghê tởm" để chỉ bình luận của Nhà Trắng sau khi xảy ra vụ tấn công tại Tehran hôm thứ Tư.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông nguyện cầu cho các nạn nhân nhưng thêm rằng "các nhà nước tài trợ khủng bố có nguy cơ là nạn nhân của kẻ xấu mà chúng cổ vũ".
Ngoại trưởng Iran Javad Zarif bác bỏ tuyên bố này và nói thủ phạm từ Nhà nước Hồi giáo được "ủng hộ của các khách hàng của Mỹ".
13 người thiệt mạng trong các vụ tấn công vào nhà quốc hội và lăng mộ người sáng lập Cộng hòa Hồi giáo Ayatollah Khomeini.
Đánh vào Lăng Giáo chủ Khomeini và Quốc hội Iran
Biến cố mới nhất làm tăng lo ngại về căng thẳng khu vực giữa hai đối thủ, Iran và Ả Rập Saudi.
Ả Rập Saudi, đồng minh của Mỹ, và Iran ủng hộ các phe khác nhau trong các xung đột khu vực.
Ả Rập Saudi cho tiền và vũ khí cho các nhóm Hồi giáo muốn lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, vốn là đồng minh của Iran.
Trong hai thập niên qua, các cá nhân và tổ chức từ thiện đặt tại Saudi cũng bị tố cáo tài trợ các nhóm cực đoan người Sunni trong vùng.
Tháng trước Tổng thống Trump thăm Ả Rập Saudi, có diễn văn lên án Iran.
Phân tích của BBC Monitoring
Năm nay IS đã công bố nhiều bài tuyên truyền nhằm kích động tấn công bên trong Iran.
Một video của IS hồi tháng Ba chiếu cảnh dân quân được giới thiệu là tay súng Iran chiến đấu cho IS ở Iraq.
Nói tiếng Farsi, họ lên án chính phủ Iran và giới lãnh đạo tôn giáo kể cả lãnh tụ tinh thần Ayatollah Ali Khamenei.
Khi tấn công thành công, IS có thể tự nhận đã thành công lớn trước kẻ thù truyền thống trong khi các nhóm Sunni khác như đối thủ al-Qaeda đều đã thất bại.
Jenny Norton, BBC
Đây là bạo lực khủng bố tồi tệ nhất tại Tehran kể từ những năm đầu bất an sau Cách mạng Hồi giáo 1979.
Mặc dù Iran tham gia tích cực đánh IS cả ở Iraq và Syria, nhóm Sunni này cho tới nay không có cuộc tấn công nào trong Iran, và có vẻ ít được ủng hộ ở đất nước có đa số dân Shia.
Nhưng những tháng gần đây, IS đã gia tăng tuyên truyền bằng tiếng Farsi, nhắm vào thiểu số người Sunni ở Iran.
( BBC )