Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Israel là nền tảng khởi đầu cho sự phát triễn thần kỳ của Singapore
Trong vòng chưa đầy hai năm, vào tháng 7/1967, khoá sĩ quan đầu tiên của Quân đội Singapore (SAF) được đào tạo bởi Quân đội Israel (IDF) đã tốt nghiệp. Đây là một bước quyết định trong việc xây dựng lực lượng quốc phòng đáng tin cậy và chuyên nghiệp cho nhà nước Cộng hoà Singapore.
Ngày 20/4 The Straits Times đăng bài phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đại học Hebrew, Israel, khi ông được trao bằng Tiến sĩ danh dự. Sự kiện này diễn ra nhân chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của Thủ tướng Lý Hiển Long tới nhà nước Do Thái, diễn ra hồi trung tuần tháng 4/2016 này.
Israel và Singapore là hai hiện tượng thần kỳ của thế giới về vượt qua khó khăn và xây dựng đất nước thành công, vì vậy những bài học của họ rất có ích.
Ngày 20/4 The Straits Times đăng bài phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đại học Hebrew, Israel, khi ông được trao bằng Tiến sĩ danh dự. Sự kiện này diễn ra nhân chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của Thủ tướng Lý Hiển Long tới nhà nước Do Thái, diễn ra hồi trung tuần tháng 4/2016 này.
Theo ông Lý Hiển Long, khi trở thành quốc gia độc lập tháng 8/1965, Singapore đã phải bắt đầu từ những con số không, và việc đầu tiên phải khẩn trương làm ngay là xây dựng một lực lượng vũ trang nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Singapore đã nhờ sự giúp đỡ của một số quốc gia, nhưng chỉ có Israel giúp được và đã triển khai việc ấy rất kịp thời.
Trong vòng chưa đầy hai năm, vào tháng 7/1967, khoá sĩ quan đầu tiên của Quân đội Singapore (SAF) được đào tạo bởi Quân đội Israel (IDF) đã tốt nghiệp. Đây là một bước quyết định trong việc xây dựng lực lượng quốc phòng đáng tin cậy và chuyên nghiệp cho nhà nước Cộng hoà Singapore.
Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng, nếu không có sự giúp đỡ của IDF, SAF đã không thể phát triển lực lượng của mình đủ khả năng bảo vệ đảo quốc trước các mối đe dọa từ bên ngoài, qua đó trấn an người Singapore và các nhà đầu tư rằng Singapore có tương lai ổn định. Singapore luôn biết ơn sự giúp đỡ đó của Israel.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: The Straits Times. |
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nhận định rằng, nhờ IDF giúp phát triển Lực lượng vũ trang SAF mà Singapore đã học được hai điều quan trọng từ Israel là: làm thế nào để phát huy được sức mạnh dân tộc và làm thế nào để sử dụng sức mạnh quốc gia một cách hiệu quả nhất, Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh.
Phải thấy rằng đây là bài học cực kỳ quý giá mà cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã rút ra được từ kinh nghiệm của Israel và vận dụng thành công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Singapore.
Israel và Singapore là hai hiện tượng thần kỳ của thế giới về vượt qua khó khăn và xây dựng đất nước thành công, vì vậy những bài học của họ rất có ích cho những quốc gia khác, nhất là những nhược tiểu khó khăn.
Khẳng định bản sắc dân tộc là yếu tố quyết định nền tảng sức mạnh quốc gia
Theo chính trị học thì thì sức mạnh của một quốc gia dân tộc được quyết định bởi bốn yếu tố chính là chế độ chính trị, chủ quyền quốc gia, cộng đồng dân tộc và văn hoá dân tộc. Trong đó cộng đồng dân tộc và văn hoá dân tộc là hai yếu tố nên tảng quyết định tạo nên bản sắc của một quốc gia dân tộc.
Trong khi hầu hết các quốc gia đều có nền tảng ấy thì Israel và Singapore lại không có được.
Vì vậy, Singapore và Israel ngay khi lập quốc đã vượt qua khó khăn ấy. “Đó là tinh thần của Israel. Singapore nhìn về Irael, ngưỡng mộ và tìm kiếm sự tương đồng để học hỏi. Cả Israel và Singapore đều là những quốc gia trẻ. Israel là dưới 70 tuổi, và Singapore vừa qua 50”.
Cả Israel và Singapore đều phải tích hợp sự khác biệt trong các thành phần dân cư để hình thành nên nền tảng của chủ quyền quốc gia – đó là bản sắc dân tộc.
“Israel là một nhà nước Do Thái, còn bản sắc của Singapore dứt khoát không phải là một bộ phận, một quốc gia mang bản sắc của Trung Quốc, dù cả hai quốc gia đều có nền tảng của một xã hội đa sắc tộc, đa tôn giáo. Trong thực tế, một xã hội đa chủng tộc và đa tôn giáo đã đảm bảo sự độc lập cho cả Israel và Singapore và đó cũng là cơ sở tồn tại của hai quốc gia”, Thủ tướng Lý Hiển Long khẳng định.
Dư luận đều biết rằng cả Singapore và Israel không có lịch sử ngàn năm văn hiến của dựng nước và giữ nước. Nhà nước Israel ra đời bằng một nghị quyết của Liên Hợp Quốc, như một sự “bù đắp” của nhân loại cho những đau thương mà người Do Thái phải gánh chịu.
Bởi chủ nghĩa phát xít đã thực hiện chính sách diệt chủng dân tộc cực kỳ thông minh này trong thời Đệ nhị Thế chiến, sau hơn 5000 năm dân tộc Do Thái phải “sống trong cảnh không nhà”.
Còn Singapore thì tách khỏi Liên bang Malaysia sau những xung đột chính trị và hình thành nên một nhà nước độc lập đầu tiên trong lịch sử mang tên Cộng hoà Singapore.
Người dân Israel và người dân Singapore chỉ có Tổ quốc của mình, chỉ biết sự thiêng liêng của Tổ quốc mình sau khi có sự ra đời của chính thể - nhà nước. Nền văn hoá của dân tộc Israel, nền văn hoá của dân tộc Singapore chỉ được hình thành sau khi chế độ chính trị ra đời và chủ quyền quốc gia được xác lập.
Vì vậy, có thể thấy rằng chế độ chính trị và chủ quyền quốc gia tại hai quốc gia non trẻ này có ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc tồn tại cộng đồng dân tộc và qua đó hình thành nên văn hoá dân tộc của mỗi quốc gia.
Đây là một trong những thiệt thòi và cũng là khó khăn của họ so với những quốc gia có được bề dày của lịch sử cộng đồng và văn hoá dân tộc hình thành một cách tự nhiên, tạo nên bản sắc riêng cho quốc gia dân tộc mình.
Ông Lý Hiển Long đã viết: “Cả hai nước Singapore và Israel được sinh ra trong hoàn cảnh hết sức bất lợi, và tồn tại được chỉ bằng trí thông minh của chúng tôi. Và các thế hệ tiền bối của cả hai quốc gia đều xác định phải vượt qua hoàn cảnh để phát triển mạnh mẽ, qua đó xây dựng một tương lai tốt đẹp cho con em chúng tôi”.
Điều đó cho thấy, đất nước Israel và đất nước Singapore có được sự phồn vinh như hôm nay là nhờ họ xác định được khó khăn và tìm ra động lực vượt qua khó khăn ngay từ thời lập quốc.
Đó là xây dựng yếu tố con người hình thành nên bản sắc quốc gia dân tộc. Người Singapore tài năng, người Israel tài năng chứ không chỉ còn là người Do Thái thông minh hay người Singapore gốc Hoa – người Hoa ở hải ngoại.
Có thể nhận định rằng, có nhiều yếu tố tạo nên huyền thoại mang tên Israel hay thần kỳ mang tên Singapore, nhưng việc các thế hệ lãnh đạo tại hai quốc gia “tí hon” này xác định yếu tố bản sắc quốc gia dân tộc là yếu tố quyết định. Qua đó tạo ra động lực và phát huy được sức mạnh của cộng đồng dân tộc vào việc xây dựng và phát triển đất nước là yếu tố quyết định nhất.
Tạo điều kiện và thực hiện chung sống hoà bình là sự tiết kiệm nhất sức mạnh quốc gia
Ông Lý Hiển Long cho rằng, dù Israel và Singapore có thể khác nhau, nhưng câu chuyện thần kỳ của Israel là một sự khích lệ với Singapore và là một nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho Singapore. Đó là tài năng con người được chú trọng và tinh thần bất khuất được khích lệ để vượt qua nghịch cảnh.
Đó là đặc trưng Israel - cho dù đó là việc tạo ra tiến bộ trong nông nghiệp mang màu xanh cho sa mạc, hay việc tạo ra cuộc cách mạng trong công nghệ y tế, hoặc tạo ra sự đặc sắc trong nghệ thuật, âm nhạc và kiến trúc.
Đó là niềm đam mê và triệt để thấm nhuần tinh thần Israel. Đó là sự kiên trì và quyết tâm của những người đã phải chịu đựng nỗi kinh hoàng của thảm hoạ Holocaust và quyết không bao giờ phụ thuộc vào người khác.
Đó là sự quyết tâm đề đi theo phương cách đã lựa chọn để chứng minh không có chuyện gì không thể làm được. Và đó là niềm tin mãnh liệt rằng chính mình sẽ làm cho ngày mai tốt hơn và từng bước xây dựng một tương lai tốt hơn.
Tuy nhiên ông Lý Hiển Long cũng nhấn mạnh rằng: “Israel đã phải chiến đấu với nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ chủ quyền và sự tồn tại của mình. Singapore đã có may mắn không bao giờ đã có chiến tranh với các nước láng giềng.
Duy nhất một ngoại lệ trong những năm 1960, khi phải chống lại Konfrontasi. Đó là hậu quả của một cuộc xung đột giữa Indonesia với Malaysia, khi Singapore vẫn còn thuộc Liên bang Malaysia”.
Cũng nên nhắc lại rằng, xuất phát điểm của cả Israel và Singapore đều là quá nhiều những khó khăn cơ bản, nhưng Israel có những lợi thế hơn nhờ hơn 3 tỷ USD được bồi thường sau chiến tranh và có sự giúp đỡ, bao bọc của Mỹ ngay từ khi lập quốc cho đến tận bây giờ.
Còn Singapore bị xem như “đứa con hư, ruồng rẫy cha mẹ” nên phải chấp nhận mọi thứ bất lợi đối với mình, theo BBC Timeline.
Song ngày nay, Singapore đã ngang bằng với Irael về sức mạnh quốc gia tính theo tồng sản phẩm quốc nội (GDP) – khoảng hơn 303 tỷ USD vào năm 2015. Singapore đã vượt Israel về GDP trên đầu người và nhất là chỉ số đáng sống thí Singapore đã vượt quá xa Israel, theo tài liệu của cơ quan Trung ương Tình báo Mỹ (CIA) công bố tháng 1/2016.
Nguyên nhân chính của hiện tượng này chính là những cuộc chiến tranh mà Israel phải tham gia, phải thực hiện khi đương đầu với cả khối Ả Rập thù địch. Chiến tranh làm hao phí tiền của của nhân dân Israel, làm ảnh hưởng đến sức mạnh của nhà nước Israel.
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu – người góp công lớn khi xây dựng chính sách “không lãng phí nhân tài” – nguồn lực quan trọng của sức mạnh quốc gia, tạo nên một Singapore thần kỳ. Ảnh: The Straits Times.
Tuy nhiên, điều nguy hại nhất là chiến tranh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định chính trị tại Israel – yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự phát triển đất nước.
Chiến tranh và hoà bình với các quốc gia làng giềng đã bao lần làm sụp đổ chính phủ tại Cộng hoà Israel. Chiến tranh và hoà bình đã khiến cho bao kế hoạh phát triển đất nước của Israel bị phá vỡ. Chiến tranh và hoà bình đã tạo nên mâu thuẫn chính trị giữa các đảng phái trên chính trường Isreal, từ đó tạo ra mâu thuẫn và xung đột xã hội tại Israel.
Hẳn dư luận sẽ cho rằng, chiến tranh không thể tránh được và hoà bình không dễ dàng có được nếu những kẻ hiếu chiến quyết tâm gây chiến. Điều đó không hoàn toàn đúng, không thể xem là tất yếu trong cuộc đối đầu nhược tiểu – bá quyền.
Và hai hiện tượng Israel – Singapore là một minh chứng cho sự không hoàn toàn đúng ấy.
Israel là nạn nhân nhưng cũng là nguyên nhân của chiến tranh và hoà bình giữa họ với các nước láng giềng. Đây là một trong những điều mà cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã rút ra cho Singapore.
"Làm thế nào để không lãng phí sức mạnh quốc gia” là một trong những yêu cầu đặt ra cho Chính phủ Singapore khi xây dựng chính sách phát triển đất nước. Cùng tồn tại hoà bình không những là mục đích mà còn khẳng định giá trị của các chính sách của Singapore.
Người lãnh đạo có tâm, xứng tầm là hồng phúc cho dân tộc. Người lãnh đạo thiếu tâm, thiếu tầm là thảm hoạ của quốc gia. Và may mắn cho dân tộc Singapore, cho quốc gia Singapore có được hồng phúc khi họ có những người lãnh đạo có tâm, xứng tầm thực hiện nhiệm vụ lèo lái con thuyền quốc gia dân tộc.
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu là tiêu biểu nhất cho những con người tài năng ấy của đất nước Singapore.
Singapore vừa phải tạo ra nền tảng sức mạnh dân tộc – đó là khẳng định bản sắc dân tộc – vừa phải sự dụng một cách hiệu quả nhất sức mạnh dân tộc vào việc xây dựng và phát triển đất nước.
Họ có rất nhiều khó khăn, bất lợi hơn những quốc gia dân tộc khác nhưng họ đã vượt qua và thành công rực rỡ. Singapore hoá rồng là nhờ lãnh đạo của họ biết cách phát huy và không lãng phí sức mạnh của quốc gia dân tộc mình.
Tóm lại, những bài học mà Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng Singapore học được của Israel và những kinh nghiệm mà Israel cần rút ra từ sự phát triển của Singapore là những bài học quý giá cho lãnh đạo tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Đó là sự độc lập của quốc gia phải được khẳng định qua bản sắc dân tộc và chính quyền phải xây dựng được những chính sách đảm bảo không lãng phí nguồn sức mạnh của quốc gia dân tộc, đặc biệt là không lãng phí tài năng.
Ngọc Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Israel là nền tảng khởi đầu cho sự phát triễn thần kỳ của Singapore
Trong vòng chưa đầy hai năm, vào tháng 7/1967, khoá sĩ quan đầu tiên của Quân đội Singapore (SAF) được đào tạo bởi Quân đội Israel (IDF) đã tốt nghiệp. Đây là một bước quyết định trong việc xây dựng lực lượng quốc phòng đáng tin cậy và chuyên nghiệp cho nhà nước Cộng hoà Singapore.
Israel và Singapore là hai hiện tượng thần kỳ của thế giới về vượt qua khó khăn và xây dựng đất nước thành công, vì vậy những bài học của họ rất có ích.
Ngày 20/4 The Straits Times đăng bài phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đại học Hebrew, Israel, khi ông được trao bằng Tiến sĩ danh dự. Sự kiện này diễn ra nhân chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của Thủ tướng Lý Hiển Long tới nhà nước Do Thái, diễn ra hồi trung tuần tháng 4/2016 này.
Theo ông Lý Hiển Long, khi trở thành quốc gia độc lập tháng 8/1965, Singapore đã phải bắt đầu từ những con số không, và việc đầu tiên phải khẩn trương làm ngay là xây dựng một lực lượng vũ trang nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Singapore đã nhờ sự giúp đỡ của một số quốc gia, nhưng chỉ có Israel giúp được và đã triển khai việc ấy rất kịp thời.
Trong vòng chưa đầy hai năm, vào tháng 7/1967, khoá sĩ quan đầu tiên của Quân đội Singapore (SAF) được đào tạo bởi Quân đội Israel (IDF) đã tốt nghiệp. Đây là một bước quyết định trong việc xây dựng lực lượng quốc phòng đáng tin cậy và chuyên nghiệp cho nhà nước Cộng hoà Singapore.
Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng, nếu không có sự giúp đỡ của IDF, SAF đã không thể phát triển lực lượng của mình đủ khả năng bảo vệ đảo quốc trước các mối đe dọa từ bên ngoài, qua đó trấn an người Singapore và các nhà đầu tư rằng Singapore có tương lai ổn định. Singapore luôn biết ơn sự giúp đỡ đó của Israel.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: The Straits Times. |
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nhận định rằng, nhờ IDF giúp phát triển Lực lượng vũ trang SAF mà Singapore đã học được hai điều quan trọng từ Israel là: làm thế nào để phát huy được sức mạnh dân tộc và làm thế nào để sử dụng sức mạnh quốc gia một cách hiệu quả nhất, Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh.
Phải thấy rằng đây là bài học cực kỳ quý giá mà cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã rút ra được từ kinh nghiệm của Israel và vận dụng thành công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Singapore.
Israel và Singapore là hai hiện tượng thần kỳ của thế giới về vượt qua khó khăn và xây dựng đất nước thành công, vì vậy những bài học của họ rất có ích cho những quốc gia khác, nhất là những nhược tiểu khó khăn.
Khẳng định bản sắc dân tộc là yếu tố quyết định nền tảng sức mạnh quốc gia
Theo chính trị học thì thì sức mạnh của một quốc gia dân tộc được quyết định bởi bốn yếu tố chính là chế độ chính trị, chủ quyền quốc gia, cộng đồng dân tộc và văn hoá dân tộc. Trong đó cộng đồng dân tộc và văn hoá dân tộc là hai yếu tố nên tảng quyết định tạo nên bản sắc của một quốc gia dân tộc.
Trong khi hầu hết các quốc gia đều có nền tảng ấy thì Israel và Singapore lại không có được.
Vì vậy, Singapore và Israel ngay khi lập quốc đã vượt qua khó khăn ấy. “Đó là tinh thần của Israel. Singapore nhìn về Irael, ngưỡng mộ và tìm kiếm sự tương đồng để học hỏi. Cả Israel và Singapore đều là những quốc gia trẻ. Israel là dưới 70 tuổi, và Singapore vừa qua 50”.
Cả Israel và Singapore đều phải tích hợp sự khác biệt trong các thành phần dân cư để hình thành nên nền tảng của chủ quyền quốc gia – đó là bản sắc dân tộc.
“Israel là một nhà nước Do Thái, còn bản sắc của Singapore dứt khoát không phải là một bộ phận, một quốc gia mang bản sắc của Trung Quốc, dù cả hai quốc gia đều có nền tảng của một xã hội đa sắc tộc, đa tôn giáo. Trong thực tế, một xã hội đa chủng tộc và đa tôn giáo đã đảm bảo sự độc lập cho cả Israel và Singapore và đó cũng là cơ sở tồn tại của hai quốc gia”, Thủ tướng Lý Hiển Long khẳng định.
Dư luận đều biết rằng cả Singapore và Israel không có lịch sử ngàn năm văn hiến của dựng nước và giữ nước. Nhà nước Israel ra đời bằng một nghị quyết của Liên Hợp Quốc, như một sự “bù đắp” của nhân loại cho những đau thương mà người Do Thái phải gánh chịu.
Bởi chủ nghĩa phát xít đã thực hiện chính sách diệt chủng dân tộc cực kỳ thông minh này trong thời Đệ nhị Thế chiến, sau hơn 5000 năm dân tộc Do Thái phải “sống trong cảnh không nhà”.
Còn Singapore thì tách khỏi Liên bang Malaysia sau những xung đột chính trị và hình thành nên một nhà nước độc lập đầu tiên trong lịch sử mang tên Cộng hoà Singapore.
Người dân Israel và người dân Singapore chỉ có Tổ quốc của mình, chỉ biết sự thiêng liêng của Tổ quốc mình sau khi có sự ra đời của chính thể - nhà nước. Nền văn hoá của dân tộc Israel, nền văn hoá của dân tộc Singapore chỉ được hình thành sau khi chế độ chính trị ra đời và chủ quyền quốc gia được xác lập.
Vì vậy, có thể thấy rằng chế độ chính trị và chủ quyền quốc gia tại hai quốc gia non trẻ này có ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc tồn tại cộng đồng dân tộc và qua đó hình thành nên văn hoá dân tộc của mỗi quốc gia.
Đây là một trong những thiệt thòi và cũng là khó khăn của họ so với những quốc gia có được bề dày của lịch sử cộng đồng và văn hoá dân tộc hình thành một cách tự nhiên, tạo nên bản sắc riêng cho quốc gia dân tộc mình.
Ông Lý Hiển Long đã viết: “Cả hai nước Singapore và Israel được sinh ra trong hoàn cảnh hết sức bất lợi, và tồn tại được chỉ bằng trí thông minh của chúng tôi. Và các thế hệ tiền bối của cả hai quốc gia đều xác định phải vượt qua hoàn cảnh để phát triển mạnh mẽ, qua đó xây dựng một tương lai tốt đẹp cho con em chúng tôi”.
Điều đó cho thấy, đất nước Israel và đất nước Singapore có được sự phồn vinh như hôm nay là nhờ họ xác định được khó khăn và tìm ra động lực vượt qua khó khăn ngay từ thời lập quốc.
Đó là xây dựng yếu tố con người hình thành nên bản sắc quốc gia dân tộc. Người Singapore tài năng, người Israel tài năng chứ không chỉ còn là người Do Thái thông minh hay người Singapore gốc Hoa – người Hoa ở hải ngoại.
Có thể nhận định rằng, có nhiều yếu tố tạo nên huyền thoại mang tên Israel hay thần kỳ mang tên Singapore, nhưng việc các thế hệ lãnh đạo tại hai quốc gia “tí hon” này xác định yếu tố bản sắc quốc gia dân tộc là yếu tố quyết định. Qua đó tạo ra động lực và phát huy được sức mạnh của cộng đồng dân tộc vào việc xây dựng và phát triển đất nước là yếu tố quyết định nhất.
Tạo điều kiện và thực hiện chung sống hoà bình là sự tiết kiệm nhất sức mạnh quốc gia
Ông Lý Hiển Long cho rằng, dù Israel và Singapore có thể khác nhau, nhưng câu chuyện thần kỳ của Israel là một sự khích lệ với Singapore và là một nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho Singapore. Đó là tài năng con người được chú trọng và tinh thần bất khuất được khích lệ để vượt qua nghịch cảnh.
Đó là đặc trưng Israel - cho dù đó là việc tạo ra tiến bộ trong nông nghiệp mang màu xanh cho sa mạc, hay việc tạo ra cuộc cách mạng trong công nghệ y tế, hoặc tạo ra sự đặc sắc trong nghệ thuật, âm nhạc và kiến trúc.
Đó là niềm đam mê và triệt để thấm nhuần tinh thần Israel. Đó là sự kiên trì và quyết tâm của những người đã phải chịu đựng nỗi kinh hoàng của thảm hoạ Holocaust và quyết không bao giờ phụ thuộc vào người khác.
Đó là sự quyết tâm đề đi theo phương cách đã lựa chọn để chứng minh không có chuyện gì không thể làm được. Và đó là niềm tin mãnh liệt rằng chính mình sẽ làm cho ngày mai tốt hơn và từng bước xây dựng một tương lai tốt hơn.
Tuy nhiên ông Lý Hiển Long cũng nhấn mạnh rằng: “Israel đã phải chiến đấu với nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ chủ quyền và sự tồn tại của mình. Singapore đã có may mắn không bao giờ đã có chiến tranh với các nước láng giềng.
Duy nhất một ngoại lệ trong những năm 1960, khi phải chống lại Konfrontasi. Đó là hậu quả của một cuộc xung đột giữa Indonesia với Malaysia, khi Singapore vẫn còn thuộc Liên bang Malaysia”.
Cũng nên nhắc lại rằng, xuất phát điểm của cả Israel và Singapore đều là quá nhiều những khó khăn cơ bản, nhưng Israel có những lợi thế hơn nhờ hơn 3 tỷ USD được bồi thường sau chiến tranh và có sự giúp đỡ, bao bọc của Mỹ ngay từ khi lập quốc cho đến tận bây giờ.
Còn Singapore bị xem như “đứa con hư, ruồng rẫy cha mẹ” nên phải chấp nhận mọi thứ bất lợi đối với mình, theo BBC Timeline.
Song ngày nay, Singapore đã ngang bằng với Irael về sức mạnh quốc gia tính theo tồng sản phẩm quốc nội (GDP) – khoảng hơn 303 tỷ USD vào năm 2015. Singapore đã vượt Israel về GDP trên đầu người và nhất là chỉ số đáng sống thí Singapore đã vượt quá xa Israel, theo tài liệu của cơ quan Trung ương Tình báo Mỹ (CIA) công bố tháng 1/2016.
Nguyên nhân chính của hiện tượng này chính là những cuộc chiến tranh mà Israel phải tham gia, phải thực hiện khi đương đầu với cả khối Ả Rập thù địch. Chiến tranh làm hao phí tiền của của nhân dân Israel, làm ảnh hưởng đến sức mạnh của nhà nước Israel.
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu – người góp công lớn khi xây dựng chính sách “không lãng phí nhân tài” – nguồn lực quan trọng của sức mạnh quốc gia, tạo nên một Singapore thần kỳ. Ảnh: The Straits Times.
Tuy nhiên, điều nguy hại nhất là chiến tranh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định chính trị tại Israel – yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự phát triển đất nước.
Chiến tranh và hoà bình với các quốc gia làng giềng đã bao lần làm sụp đổ chính phủ tại Cộng hoà Israel. Chiến tranh và hoà bình đã khiến cho bao kế hoạh phát triển đất nước của Israel bị phá vỡ. Chiến tranh và hoà bình đã tạo nên mâu thuẫn chính trị giữa các đảng phái trên chính trường Isreal, từ đó tạo ra mâu thuẫn và xung đột xã hội tại Israel.
Hẳn dư luận sẽ cho rằng, chiến tranh không thể tránh được và hoà bình không dễ dàng có được nếu những kẻ hiếu chiến quyết tâm gây chiến. Điều đó không hoàn toàn đúng, không thể xem là tất yếu trong cuộc đối đầu nhược tiểu – bá quyền.
Và hai hiện tượng Israel – Singapore là một minh chứng cho sự không hoàn toàn đúng ấy.
Israel là nạn nhân nhưng cũng là nguyên nhân của chiến tranh và hoà bình giữa họ với các nước láng giềng. Đây là một trong những điều mà cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã rút ra cho Singapore.
"Làm thế nào để không lãng phí sức mạnh quốc gia” là một trong những yêu cầu đặt ra cho Chính phủ Singapore khi xây dựng chính sách phát triển đất nước. Cùng tồn tại hoà bình không những là mục đích mà còn khẳng định giá trị của các chính sách của Singapore.
Người lãnh đạo có tâm, xứng tầm là hồng phúc cho dân tộc. Người lãnh đạo thiếu tâm, thiếu tầm là thảm hoạ của quốc gia. Và may mắn cho dân tộc Singapore, cho quốc gia Singapore có được hồng phúc khi họ có những người lãnh đạo có tâm, xứng tầm thực hiện nhiệm vụ lèo lái con thuyền quốc gia dân tộc.
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu là tiêu biểu nhất cho những con người tài năng ấy của đất nước Singapore.
Singapore vừa phải tạo ra nền tảng sức mạnh dân tộc – đó là khẳng định bản sắc dân tộc – vừa phải sự dụng một cách hiệu quả nhất sức mạnh dân tộc vào việc xây dựng và phát triển đất nước.
Họ có rất nhiều khó khăn, bất lợi hơn những quốc gia dân tộc khác nhưng họ đã vượt qua và thành công rực rỡ. Singapore hoá rồng là nhờ lãnh đạo của họ biết cách phát huy và không lãng phí sức mạnh của quốc gia dân tộc mình.
Tóm lại, những bài học mà Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng Singapore học được của Israel và những kinh nghiệm mà Israel cần rút ra từ sự phát triển của Singapore là những bài học quý giá cho lãnh đạo tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Đó là sự độc lập của quốc gia phải được khẳng định qua bản sắc dân tộc và chính quyền phải xây dựng được những chính sách đảm bảo không lãng phí nguồn sức mạnh của quốc gia dân tộc, đặc biệt là không lãng phí tài năng.
Ngọc Việt