Nhân Vật

Jeffrey Delisle bán tài liệu mật cho Nga?

Trong tháng Bảy 2012, báo chí Úc cũng như Canada đang bàn tán xôn xao về việc một sĩ quan hải quân Canada làm việc trong một cơ sở tình báo Canada (có liên hệ với đồng minh gồm 5 quốc gia là Canada, Úc, Anh, Tân Tây Lan và Mỹ

đã bán tài liệu cho một nước đối nghịch. Vụ án tỏ ra nghiêm trọng đối với an ninh phương Tây. Canada sẽ trả lời ra sao đối với các quốc gia đồng minh? Vụ án có thể được xét xử vào mùa thu này tại Halifax và nhiều bí mật của vụ gián điệp sẽ được bật mí.

Phần sau đây lược dịch từ báo Úc Sydney Morning Herald, Globe and Mail và National Post của Canada phát hành vào giữa tháng 7/2012.

Gián điệp bị lật mặt nạ

Jeffrey Delisle, 41 tuổi, là một sĩ quan hải quân Canada với chức vụ Sub-Lieutenant (tạm dịch là thiếu úy). Tuy cấp bậc không cao nhưng ông ta lại làm việc ở một bộ phận tình báo quan trọng là HMCS Trinity của Hải quân Canada ở Halifax. Trinity ở căn cứ Stadacona, là trung tâm cực kỳ bảo mật của Quân lực Canada, nơi có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo cho đồng minh và mở rộng hơn là cho NATO (Minh ước Bắc Đại Tây Dương).

Một nguồn tin khác nói rõ hơn, HMCS Trinity là cơ sở được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt. Hệ thống máy móc ở đây điều hành từ xa những trung tâm thu phát ở Newport Corner và Mill Cove của khu vực phía đông Canada. Nơi đây sĩ quan tình báo Canada theo dõi việc vận chuyển tàu thuyền trong khu vực hải dương bao quanh Canada, nhất là ở Đại Tây Dương và cung cấp thông tin quý giá cho NATO. Nó được thành lập vào năm 1994 và cũng có vai trò trợ lực cho Hải quân Mỹ.

Sau vụ mất gà, giới an ninh tại Trinity mới rào giậu.

Tin từ Bộ Quốc phòng cho biết sau khi Delisle bị bắt, một số viên chức ở HMCS Trinity đã được chuyển sang làm việc tại nơi khác của căn cứ Halifax, và nơi làm việc cũ của Delisle đã được rà soát cẩn thận xem có thể có kẻ gài bộ phận nghe lóm nào không. Một cựu sĩ quan hải quân Canada là Hugh Williamson cho rằng vụ gián điệp này chưa có thể biết tai hại lớn hay nhỏ nên theo ông “giới hữu trách phải xem xét lại toàn bộ hệ thống tại Trinity ngay cả những nơi mà Delisle có thể chưa từng tiếp cận”. Williamson dự liệu cần phải tốn nhiều thời gian hàng tháng, hàng năm để xem xét lại toàn bộ hệ thống, mới biết tin tức an ninh đã thất thoát ở mức nào và ở đâu.

Trinity là một căn cứ bí mật và ít người biết tới nếu không xảy ra vụ Delisle. Theo thông lệ, viên chức làm ở bộ phận này đều được kiểm soát lý lịch chặt chẽ, nhưng không hiểu sao Delisle lại được tuyển dụng vào đây.

Theo nhiều thông tin khác nhau thì Delisle gia nhập quân đội cuối thập niên 1990 và làm tại Trinity từ năm 2001 tới 2005. Ông ta lại được chuyển về Trinity từ năm 2010. Trước khi về Trinity, Delisle có thời gian làm ở Bộ Quốc phòng ở Ottawa và Học viện Quân sự của Canada ở Kingston, Ontario ít lâu.

Jeffrey Delisle bị bắt ở Halifax và bị truy tố về tội mang hồ sơ mật của quốc gia bán cho một quốc gia khác mà người ta cho là Liên bang Nga, tuy Moscow phủ nhận việc này nhưng nhiều viên chức ngoại giao của Nga ở Ottawa đã bị trục xuất sau đó.

Cuộc điều tra của cảnh sát liên bang Canada (RCMP) cho rằng hoạt động gián điệp của Delisle đã diễn ra từ năm 2007 và kéo dài 4 năm rưỡi ở các vùng kế cận Ottawa, Kingston, Ont., Halifax, Bedford, N.S, và nhiều nơi khác.

Vụ Delisle ở Canada khiến báo chí Úc làm rùm beng. Tờ Morning Herald ở Sydney tường thuật rằng trong khoảng thời gian 4 năm làm việc tại phòng mật, Jeffrey Delisle đã bán một số lượng tài liệu thuộc loại tối mật hơn cả mức tiết lộ của Wikileaks, trong đó có “những thông tin cực kỳ quan trọng mà cộng đồng tình báo đồng minh đã thu thập được”.

Báo Úc lo rằng vụ Delisle nguy hại tới an ninh của Úc.

Ngay sau khi Jeffrey Delisle bị bắt hồi đầu năm thì giới tình báo Úc đã tỏ ra bối rối và lo lắng. Louise Hand, cao ủy Úc ở Canada đã gặp Stephen Rigby cố vấn an ninh của Thủ tướng Stephen Harper để bàn bạc về nguy cơ chung của đồng minh nếu tin bảo mật bị rò rỉ cho quốc gia đối lập.

Một vài nét riêng về Delisle

Như đã kể trên Delisle vào năm 1996 gia nhập lực lượng trừ bị của Hải quân Canada và trở thành hiện dịch vào năm 2001 và được thăng sĩ quan vào năm 2008.

Sau khi Delisle bị bắt vào tháng đầu năm 2001 thì dư luận ở Canada và ở các nước đồng minh xôn xao vì e ngại những tin tức mật của Mỹ, Anh, Úc và Canada đã bị lọt vào tay tình báo Nga. Vào tháng Ba, tờ Globe and Mail đã tìm hiểu thêm về Delisle và mở cuộc phỏng vấn người vợ cũ của bị cáo và biết thêm về con người bị buộc tội phản bội này.

Người vợ đã chia tay với Delisle vào năm 2010 sau 13 năm chung sống, đã tiết lộ ông ta là kẻ say mê computer và thích vào internet để chơi những trò chơi hiệp sĩ đời trung cổ, có phù thủy, có kiếm báu và tưởng tượng là nhân vật Baron Mordegan. Khi bà vợ hỏi Baron Mordegan là ai thì Delisle giải thích là nhân vật trong một cuốn phim 1988 có tên là Willow.

Willow thuộc loại thần thoại, có phù thủy, phiêu lưu và các cuộc thư hùng của đạo diễn George Lucas trình chiếu trước khi Delisle tốt nghiệp trung học. Trong phim không có nhân vật Baron Mordegan nhưng có nhân vật Madmartigan do Val Kilmer đóng mà Delisle từ thuở học sinh đã say mê. Sau này dù tuổi đời đã lớn, đã có vợ con nhưng Delisle vẫn say mê trò chơi hoang đường, võ hiệp với không gian là thời trung cổ. Ông ta không những ghiền loại trò chơi này mà còn tốn tiền lùng trên internet nơi rao bán các bộ áo giáp, khí giới mà hiệp sĩ thường dùng. Không những thế còn khuyến khích con cái chơi các trò mà mình thích. Bà vợ cũ nhớ lại: “Ông ta thích chơi các trò chơi như Ultimate Online, World of Warcraft và Stars Wars và để con cái giải trí với các trò chơi loại này”.

Ngoài ra, không những chú ý tới các trò chơi chém giết huyền thoại mà trong các lần giải trí với phim ảnh hiện đại Delisle cũng chỉ thích xem những phim chiến tranh như Saving Private Ryan và Black Hawk Down.

Phải chăng vì nghiện internet nên ông ta đã rơi vào bẫy của gián điệp Nga đang đói tin về NATO.

Delisle đã ra tòa trong phiên sơ thẩm hồi đầu năm 2012 và bị từ chối thỉnh nguyện xin tại ngoại. Bị cáo chưa nhận tội hay chối tội và như luật sư bảo vệ cho bị cáo thì: “Ông ta thất vọng vô cùng vì không được tại ngoại như mong muốn”.

Được biết, Delisle là người Canada đầu tiên bị truy tố vì vi phạm đạo luật về an ninh có tên là Security of Information Act ra đời sau biến cố 11 tháng Chín năm 2001 ở Mỹ.

Tuy vụ Delisle khiến Canada khó xử và có thể phải ngỏ lời xin lỗi đồng minh nhưng nếu ở Canada có thể đây là vụ đầu tiên một quân nhân bán tin tức cho quốc gia đối nghịch thì ở Úc cũng từng có một vụ tai tiếng về tình báo.

Vụ gián điệp ở Úc xảy ra cách đây 30 năm và liên quan tới một nhân vật tiếng tăm về chính trị tại thủ đô Canberra. Nhân vật này là David Combe. Combe thuộc đảng Lao động Úc (ALP) và là nhân vật quan trọng của đảng này và ở tuổi 30 đã giữ vai trò chủ chốt trong đảng từ năm 1975 tới 1981. Con người đang có tương lai chính trị rực rỡ thì bỗng nhiên dính vào tai tiếng là có “liên lạc bất minh” với một nhân vật KGB hoạt động dưới vỏ bọc ngoại giao. Người này là Valery Ivanov, một đệ nhất bí thư thuộc tòa đại sứ Liên bang Soviet ở Canberra. Giới an ninh Úc đặt dấu hỏi vì sao Ivanov tiếp cận Combe và từng mời vợ chồng Combe sang Moscow du lịch vào năm 1982.

Khi đảng Lao động Úc, do Bob Hawke lãnh đạo, thắng trong cuộc bầu cử và Bob Hawke trở thành thủ tướng thì Cơ quan tình báo Úc (Australian Security Intelligence Organisation -ASIO) đã theo dõi Ivanov và trục xuất gián điệp này vì sợ rằng Combe có uy tín trong đảng và thân cận với các yếu nhân trong chính phủ, có thể làm lộ tin tức an ninh của Úc.

Tuy nhiên, kết quả điều tra của Úc cho rằng Combe chỉ mới bị KGB để mắt tới để tuyển mộ chứ ông chưa rò rỉ tin tức an ninh của quốc gia cho đối phương. Tuy dấu hỏi hoài nghi vẫn còn, nhưng sau đó vụ Combe-Ivanov chỉ coi là tai tiếng chính trị chứ không như vụ Delisle mà giới phản gián Âu Mỹ cho rằng đã có chứng cớ sĩ quan này bán tin cho tình báo Nga.

Hiện giờ chưa rõ số phận của Delisle ra sao vì phiên tòa chung thẩm chưa mở ra. Nhưng dư luận pháp đình cho biết nếu bị kết tội thì Delisle khó lòng tránh khỏi bản án tù chung thân về tội làm gián điệp cho ngoại bang.

Vị Nhân ( Thời Báo )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Jeffrey Delisle bán tài liệu mật cho Nga?

Trong tháng Bảy 2012, báo chí Úc cũng như Canada đang bàn tán xôn xao về việc một sĩ quan hải quân Canada làm việc trong một cơ sở tình báo Canada (có liên hệ với đồng minh gồm 5 quốc gia là Canada, Úc, Anh, Tân Tây Lan và Mỹ

đã bán tài liệu cho một nước đối nghịch. Vụ án tỏ ra nghiêm trọng đối với an ninh phương Tây. Canada sẽ trả lời ra sao đối với các quốc gia đồng minh? Vụ án có thể được xét xử vào mùa thu này tại Halifax và nhiều bí mật của vụ gián điệp sẽ được bật mí.

Phần sau đây lược dịch từ báo Úc Sydney Morning Herald, Globe and Mail và National Post của Canada phát hành vào giữa tháng 7/2012.

Gián điệp bị lật mặt nạ

Jeffrey Delisle, 41 tuổi, là một sĩ quan hải quân Canada với chức vụ Sub-Lieutenant (tạm dịch là thiếu úy). Tuy cấp bậc không cao nhưng ông ta lại làm việc ở một bộ phận tình báo quan trọng là HMCS Trinity của Hải quân Canada ở Halifax. Trinity ở căn cứ Stadacona, là trung tâm cực kỳ bảo mật của Quân lực Canada, nơi có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo cho đồng minh và mở rộng hơn là cho NATO (Minh ước Bắc Đại Tây Dương).

Một nguồn tin khác nói rõ hơn, HMCS Trinity là cơ sở được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt. Hệ thống máy móc ở đây điều hành từ xa những trung tâm thu phát ở Newport Corner và Mill Cove của khu vực phía đông Canada. Nơi đây sĩ quan tình báo Canada theo dõi việc vận chuyển tàu thuyền trong khu vực hải dương bao quanh Canada, nhất là ở Đại Tây Dương và cung cấp thông tin quý giá cho NATO. Nó được thành lập vào năm 1994 và cũng có vai trò trợ lực cho Hải quân Mỹ.

Sau vụ mất gà, giới an ninh tại Trinity mới rào giậu.

Tin từ Bộ Quốc phòng cho biết sau khi Delisle bị bắt, một số viên chức ở HMCS Trinity đã được chuyển sang làm việc tại nơi khác của căn cứ Halifax, và nơi làm việc cũ của Delisle đã được rà soát cẩn thận xem có thể có kẻ gài bộ phận nghe lóm nào không. Một cựu sĩ quan hải quân Canada là Hugh Williamson cho rằng vụ gián điệp này chưa có thể biết tai hại lớn hay nhỏ nên theo ông “giới hữu trách phải xem xét lại toàn bộ hệ thống tại Trinity ngay cả những nơi mà Delisle có thể chưa từng tiếp cận”. Williamson dự liệu cần phải tốn nhiều thời gian hàng tháng, hàng năm để xem xét lại toàn bộ hệ thống, mới biết tin tức an ninh đã thất thoát ở mức nào và ở đâu.

Trinity là một căn cứ bí mật và ít người biết tới nếu không xảy ra vụ Delisle. Theo thông lệ, viên chức làm ở bộ phận này đều được kiểm soát lý lịch chặt chẽ, nhưng không hiểu sao Delisle lại được tuyển dụng vào đây.

Theo nhiều thông tin khác nhau thì Delisle gia nhập quân đội cuối thập niên 1990 và làm tại Trinity từ năm 2001 tới 2005. Ông ta lại được chuyển về Trinity từ năm 2010. Trước khi về Trinity, Delisle có thời gian làm ở Bộ Quốc phòng ở Ottawa và Học viện Quân sự của Canada ở Kingston, Ontario ít lâu.

Jeffrey Delisle bị bắt ở Halifax và bị truy tố về tội mang hồ sơ mật của quốc gia bán cho một quốc gia khác mà người ta cho là Liên bang Nga, tuy Moscow phủ nhận việc này nhưng nhiều viên chức ngoại giao của Nga ở Ottawa đã bị trục xuất sau đó.

Cuộc điều tra của cảnh sát liên bang Canada (RCMP) cho rằng hoạt động gián điệp của Delisle đã diễn ra từ năm 2007 và kéo dài 4 năm rưỡi ở các vùng kế cận Ottawa, Kingston, Ont., Halifax, Bedford, N.S, và nhiều nơi khác.

Vụ Delisle ở Canada khiến báo chí Úc làm rùm beng. Tờ Morning Herald ở Sydney tường thuật rằng trong khoảng thời gian 4 năm làm việc tại phòng mật, Jeffrey Delisle đã bán một số lượng tài liệu thuộc loại tối mật hơn cả mức tiết lộ của Wikileaks, trong đó có “những thông tin cực kỳ quan trọng mà cộng đồng tình báo đồng minh đã thu thập được”.

Báo Úc lo rằng vụ Delisle nguy hại tới an ninh của Úc.

Ngay sau khi Jeffrey Delisle bị bắt hồi đầu năm thì giới tình báo Úc đã tỏ ra bối rối và lo lắng. Louise Hand, cao ủy Úc ở Canada đã gặp Stephen Rigby cố vấn an ninh của Thủ tướng Stephen Harper để bàn bạc về nguy cơ chung của đồng minh nếu tin bảo mật bị rò rỉ cho quốc gia đối lập.

Một vài nét riêng về Delisle

Như đã kể trên Delisle vào năm 1996 gia nhập lực lượng trừ bị của Hải quân Canada và trở thành hiện dịch vào năm 2001 và được thăng sĩ quan vào năm 2008.

Sau khi Delisle bị bắt vào tháng đầu năm 2001 thì dư luận ở Canada và ở các nước đồng minh xôn xao vì e ngại những tin tức mật của Mỹ, Anh, Úc và Canada đã bị lọt vào tay tình báo Nga. Vào tháng Ba, tờ Globe and Mail đã tìm hiểu thêm về Delisle và mở cuộc phỏng vấn người vợ cũ của bị cáo và biết thêm về con người bị buộc tội phản bội này.

Người vợ đã chia tay với Delisle vào năm 2010 sau 13 năm chung sống, đã tiết lộ ông ta là kẻ say mê computer và thích vào internet để chơi những trò chơi hiệp sĩ đời trung cổ, có phù thủy, có kiếm báu và tưởng tượng là nhân vật Baron Mordegan. Khi bà vợ hỏi Baron Mordegan là ai thì Delisle giải thích là nhân vật trong một cuốn phim 1988 có tên là Willow.

Willow thuộc loại thần thoại, có phù thủy, phiêu lưu và các cuộc thư hùng của đạo diễn George Lucas trình chiếu trước khi Delisle tốt nghiệp trung học. Trong phim không có nhân vật Baron Mordegan nhưng có nhân vật Madmartigan do Val Kilmer đóng mà Delisle từ thuở học sinh đã say mê. Sau này dù tuổi đời đã lớn, đã có vợ con nhưng Delisle vẫn say mê trò chơi hoang đường, võ hiệp với không gian là thời trung cổ. Ông ta không những ghiền loại trò chơi này mà còn tốn tiền lùng trên internet nơi rao bán các bộ áo giáp, khí giới mà hiệp sĩ thường dùng. Không những thế còn khuyến khích con cái chơi các trò mà mình thích. Bà vợ cũ nhớ lại: “Ông ta thích chơi các trò chơi như Ultimate Online, World of Warcraft và Stars Wars và để con cái giải trí với các trò chơi loại này”.

Ngoài ra, không những chú ý tới các trò chơi chém giết huyền thoại mà trong các lần giải trí với phim ảnh hiện đại Delisle cũng chỉ thích xem những phim chiến tranh như Saving Private Ryan và Black Hawk Down.

Phải chăng vì nghiện internet nên ông ta đã rơi vào bẫy của gián điệp Nga đang đói tin về NATO.

Delisle đã ra tòa trong phiên sơ thẩm hồi đầu năm 2012 và bị từ chối thỉnh nguyện xin tại ngoại. Bị cáo chưa nhận tội hay chối tội và như luật sư bảo vệ cho bị cáo thì: “Ông ta thất vọng vô cùng vì không được tại ngoại như mong muốn”.

Được biết, Delisle là người Canada đầu tiên bị truy tố vì vi phạm đạo luật về an ninh có tên là Security of Information Act ra đời sau biến cố 11 tháng Chín năm 2001 ở Mỹ.

Tuy vụ Delisle khiến Canada khó xử và có thể phải ngỏ lời xin lỗi đồng minh nhưng nếu ở Canada có thể đây là vụ đầu tiên một quân nhân bán tin tức cho quốc gia đối nghịch thì ở Úc cũng từng có một vụ tai tiếng về tình báo.

Vụ gián điệp ở Úc xảy ra cách đây 30 năm và liên quan tới một nhân vật tiếng tăm về chính trị tại thủ đô Canberra. Nhân vật này là David Combe. Combe thuộc đảng Lao động Úc (ALP) và là nhân vật quan trọng của đảng này và ở tuổi 30 đã giữ vai trò chủ chốt trong đảng từ năm 1975 tới 1981. Con người đang có tương lai chính trị rực rỡ thì bỗng nhiên dính vào tai tiếng là có “liên lạc bất minh” với một nhân vật KGB hoạt động dưới vỏ bọc ngoại giao. Người này là Valery Ivanov, một đệ nhất bí thư thuộc tòa đại sứ Liên bang Soviet ở Canberra. Giới an ninh Úc đặt dấu hỏi vì sao Ivanov tiếp cận Combe và từng mời vợ chồng Combe sang Moscow du lịch vào năm 1982.

Khi đảng Lao động Úc, do Bob Hawke lãnh đạo, thắng trong cuộc bầu cử và Bob Hawke trở thành thủ tướng thì Cơ quan tình báo Úc (Australian Security Intelligence Organisation -ASIO) đã theo dõi Ivanov và trục xuất gián điệp này vì sợ rằng Combe có uy tín trong đảng và thân cận với các yếu nhân trong chính phủ, có thể làm lộ tin tức an ninh của Úc.

Tuy nhiên, kết quả điều tra của Úc cho rằng Combe chỉ mới bị KGB để mắt tới để tuyển mộ chứ ông chưa rò rỉ tin tức an ninh của quốc gia cho đối phương. Tuy dấu hỏi hoài nghi vẫn còn, nhưng sau đó vụ Combe-Ivanov chỉ coi là tai tiếng chính trị chứ không như vụ Delisle mà giới phản gián Âu Mỹ cho rằng đã có chứng cớ sĩ quan này bán tin cho tình báo Nga.

Hiện giờ chưa rõ số phận của Delisle ra sao vì phiên tòa chung thẩm chưa mở ra. Nhưng dư luận pháp đình cho biết nếu bị kết tội thì Delisle khó lòng tránh khỏi bản án tù chung thân về tội làm gián điệp cho ngoại bang.

Vị Nhân ( Thời Báo )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm