Đoạn Đường Chiến Binh
KẾT THÚC THƠ THẬP THỦ LIÊN HOÀN VỀ HEO - Anh Phương Trần Văn Ngà
KẾT THÚC THƠ THẬP THỦ LIÊN HOÀN VỀ HEO
Anh Phương Trần Văn Ngà
Thân gởi quý thi văn hữu và thân hữu Hải Ngoại Phiếm Đàm bốn phương,
Kính thưa quý vị,
Kho tàng thi thơ xưa, cũ của chúng ta vô cùng phong phú, đã có nhiều bài thơ luật tác truyệt để lại hậu thế.
Tôi may mắn được thầy dạy học ở lớp ba truyền dạy dẫn giải chỉ rõ bài thơ luật hay dở ở điểm nào và thầy còn dạy nhiệt tình cách sáng tác thơ luật (Đường luật), cách nay trên 70 năm, những bài thơ thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, cũng như ngũ ngôn, song thất lục bát và lục bác. Tôi vẫn còn nhớ cách sáng tác, dù không nhớ đủ 100%. Cái may mắn thứ hai, trước khi được động viên vào Quân Đội, tôi từng dạy môn Việt Văn trung học nên thi văn cũ tôi phải luôn trau dồi, học hỏi thêm, chỉ dạy học không sáng tác, nên bây giờ còn nhớ đôi chút.
Sau này, có nhiều trường phái thơ, như nhà văn nhà báo nhà thơ Nguyễn Vỹ tung ra loại thơ 2 chữ là lạ, như: Sương rơi - Nặng trĩu ... Gió bấc - Lạnh Lùng - Tả Tơi - Em ơi!... Nhưng thơ 2 chữ sống không thọ vì quá ít chữ không thể diễn tả hết ý của tác giả. Còn phong trào thơ mới ra đời cũng khá lâu, thập niên 20 - 30 - thời Tự Lực Văn Đoàn của thế kỷ 20. Sau cuộc di cư năm 1954, phong trào thơ tự do đã nhen nhúm và phát triển mạnh ở thập niên 60. Hai thể thơ mới và tự do khá phóng túng không bị gò bó khắt khe nhiều trong niêm luật như thơ luật. Vì vậy, được nhiều người mê thích sáng tác và thưởng thức.
Ở đây, chúng tôi không dám so sánh, khen chê, thể thơ nào hơn kém mà chỉ dám nói là mình thích thể thơ nào thi sáng tác, thưởng thức thể thơ đó. Các bậc tiền bối, trước khi có thể thơ mới và thơ tự do xuất hiện, quý cụ sáng tác thơ luật với sự gò bó, ràng buộc niêm luật khắt khe. Lại còn phải đối chặt chẽ như câu trên có chữ trắng câu dưới phải đối lại phải có chữ đen hay đỏ xanh vàng tím... vì màu sắc đối với màu sắc, buồn đối vui, thương đối ghét..., rộng hơn và chặt chẽ hơn nữa danh từ đối với danh từ, tĩnh từ, động từ cũng vậy. Và nếu đối khó quá cũng khó được nhiều người sáng tác nên mới châm chước, biến cách, miễn sao có đối thay vì 7 chữ câu dưới phải đối với 7 chữ câu trên - chỉ cần đối vài chữ và ý, và bắt buộc phải có đúng vần chữ thứ 7 (vần của câu thơ)...là có thể nói là đối chỉnh rồi.
* Qua email của 2 bạn trẻ hỏi Anh Phương về niêm luật của thể thơ luật. Tôi mạo muội tóm gọn: Một bài thơ thất ngôn bát củ - mỗi câu 7 chữ và có 8 câu. Chia làm 4 cặp: Căp 1, câu 1 & 2 như là Mở bài - Thân bài có 4 câu (2 cặp): 3 - 4 và 5 - 6. Cặp 3 - 4 phải đối nhau và cặp 5 & 6 cũng vậy, ý, ngữ vựng về màu sắc đối với màu sắc, vui buồn, thương ghét, sông núi phải đối nhau từng cặp...Câu 1 gieo vận bằng ở chữ thứ 2 thì câu 2 và 3 chữ thứ 2 phải là trắc - Chữ thứ 2 câu 4 và câu 5 là bằng - Chữ thứ 2 câu 6 và 7 là trắc - Chữ thứ 2 câu 8 trở lại bằng. Thành ra chữ thứ 2 của 8 câu như sau: Bằng - Trắc Trắc - Bằng Bằng - Trắc Trắc - Bằng (như bài Người Già Hay Cãi của Anh Phương, gieo vận Bằng - Người già hay cãi lại thương nhiều). Còn nếu gieo vận Trắc - chữ thứ 2 câu 1 là chữ Trắc (như bài Tôn Phu Nhơn Qui Thục của Tôn Thọ Tường - Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng). Các câu dưới cũng phải theo luật thơ vận bằng nay thành trắc, trắc đổi lại thành bằng...
Để cho dễ nhớ một câu thơ luật chỉ cần nhớ: nhứt, tam, ngũ bất luận - nhị, tứ, lục phân minh - nghiã là cần nhớ chữ thứ 2 - 4 - 6. Chữ thứ 2 bằng, chữ 4 trắc, chữ 6 bằng. Cách khác để nhớ khác, 1 câu thơ xem như là cái đòn gánh - chữ thứ 4 (giữa đòn gánh) trắc thì 2 đầu đòn gánh: chữ 2 chữ 6 là bằng. Trái lại chữ thứ 4 bằng thì chữ thứ 2 và 6 trắc. Còn chữ thứ 7 của câu 1 phải vần bằng - câu 2 chữ thứ 7 cũng theo vần bằng cùng âm điệu như câu 1 - Câu 3 chữ trắc. Câu 4 trở lại vần bằng cùng âm điệu với câu 1- 2. Câu 5 trắc - Câu 6 bằng (như 1-2-4) - câu 7 trắc và câu 8 trở lại bằng như câu 1-2-4-6. Có 5 vần bằng và 3 chữ trắc của một bài thơ thất ngôn bát cú (chữ trắc dùng chữ nào cũng được miễn có dấu sắc - nặng - hỏi - ngã còn chữ bằng với những chữ không dấu hoặc dấu huyền).
Trước khi đề cập đến một bài thơ thất ngôn bát cú và đặc biệt có luôn 10 bài thơ cùng một vần liên kết bằng câu thứ 8 bài 1 trở thành câu đầu bài 2 - Câu cuối bài 2 thành câu đầu bài 3...liên tiếp 10 bài thơ luật như thế gọi là thơ Thập Thủ Liên Hoàn (miền Nam gọi là Liên Huờn). Nếu dùng trọn câu 8 bài trước gieo vần cho bài sau cũng khá hạn hẹp, khó, nên người ta có thể du di dùng vài chữ và vần câu 8 cho bài thơ sau, vẫn đúng truyền thống "chơi thơ" Thập Thủ Liên Hoàn.
* Năm Con Heo, Anh Phương chọn vần EO để có bài xướng về heo - Con heo với những cái xấu xí, dơ bẩn mà người ta thường mượn con heo làm biểu tượng như phim con heo - trò con heo, ăn ở bẩn như heo...
Để kết thúc 10 bài Thập Thủ Liên Hoàn (10 bài thơ liên tiếp) về Heo, Anh Phương cảm thấy "hoàn thành sứ mạng" (tự phong - tự sướng rồi đó!).
Anh Phương đăng lại toàn bộ 10 bài thơ với chủ đề về heo trong một thể thơ cũ gọi là Thập Thủ Liên Hoàn (Huờn) của thời xa xưa mà nay ít có nhà thơ sáng tác thể thơ luật này vì khuôn mẫu, vần luật phải chỉnh từng bài thơ cho đủ 10 bài Thập Thủ Liên Hoàn.
Trong 10 bài Thập Thủ Liên Hoàn với chủ đề heo - Anh Phương sáng tác có 3 bài: Bài 1 là bài xướng, kế tiếp là bài 2 và bài 7. Thi nhạc sĩ Nguyễn Hữu Tân và nhà thơ Thiết Bình Nương Tử sáng tác 8 bài vì sáng tác trùng lấp bài 7 của Anh Phương mà hoàn toàn khác biệt ý thơ.
Nhân kết thúc 10 thơ Thập Thủ Liên Hoàn Về Heo, Anh Phương xin lỗi trong lúc sáng tác thơ vì cảm tính và thói quen nên để sai lỗi luật bằng trắc là điều tệ hại cấm kỵ của thơ luật, dặc biệt lưu ý thêm tránh sai vần và cải biến vần làm âm điệu vần bị cưởng ép, nghe không êm tai. Thí dụ, chúng ta thường nói thích đủ thủ - 3 chữ cuối của câu 7 chữ - mà chữ thứ 6 đủ (dấu hỏi thuộc trắc), nhưng chữ 6 trong câu thơ này phải là bằng mà chữ đủ là trắc, hoàn toàn sai luật bằng trắc nên tôi phải edit lại là thich nhiều thứ - nhiều bằng thay đủ trắc. Trường hợp khác, tôi cũng viết sai, người ta thường nói "ngủm cù đeo" có nghĩa là chết - Chữ cù là bằng mà trong câu thơ chữ thứ 6 phải là chữ trắc, tôi phải thay chữ chết - trắc cho đúng luật, thành ra 3 chữ ngủm cù đeo trở thành ngủm chết queo - không thể viết ngủm chết đeo - xin thông cảm.!.
Cái khó của Thơ Luật ở chỗ là phải tuân theo theo niêm luật và đối mà chỉ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ (7 chữ x 8 = 56 chữ) gói trọn hết ý nghĩa, một câu chuyện. Trong khi thơ Lục Bát - Song Thất Lục Bát - thơ mới - thơ tự do, không giới hạn số câu thơ nên tha hồ diễn đạt dông dài...
Bài 1
TÂM TÌNH VỀ HEO
Bài xướng - mở đầu cho 9 bài thơ "thập thủ liên hoàn" tiếp theo
Năm Heo không thích phim con heo,
Tám bó trở lên thật chán phèo!.
Thằng nhỏ xem phim không cục cựa,
Cha già ra lệnh, ngủ nằm queo.
Thời trai, trẻ khỏe, thích nhiều thứ,
Hảo hán về chiều vẫn muốn leo.
Nam tử hết thời đành gác súng,
Thôi rồi! kiếp sống! rẻ như bèo.!!!
Anh Phương (30.1.2019)
Bài 2
Kiếp Sống Rẻ Như Bèo
Hởi ơi! Kiếp sống rẻ như bèo!
Cao tuổi mần răng cũng chán phèo.
Đầu bạc, răng long đành chịu chết,
Thanh niên, trai trẻ vẫn mè nheo.
Ai ai cũng thich đủ nhiều thứ
Nữ tú nam thanh vẫn thích leo
Lão tử thôi đành chịu gác kiếm
Nhân sinh khổ lụy vẫn mang theo.
Anh Phương (9.2.2019)
Email: tiengvangusa@yahoo.com
THIÊT BÌNH NƯƠNG TỬ tiếp bút 6 bài dưới đây :
Bài 3
"DIỂN TRÒ HEO"
Nhân sinh khổ lụy vẫn mang theo
Món nợ đá đeo đã dính kèo
Nhờ "Má" E-Va ăn trái cấm
"Ba" A-Dam diển được trò heo
Con đàn lũ khũ luôn truyền nối
Cháu đống loi nhoi cứ bám đeo
Từ đó ham vui sinh sãn miết
Trần gian cứ mãi diển trò heo
Bài 4
"TRƯ LÃO NHẮC KHÉO"
Năm Heo xin chớ lắm trò heo
Không khéo, ô hô sẽ lãnh hèo
Gặp mỹ nhân đừng theo lẻo đẻo
Thấy yêu nữ chớ đá lông nheo
Kìa kìa môi đỏ mồm deo dẻo
Nọ nọ râu xanh ngoái ngoáy khoèo
Nguyên Soái Thiên Bồng luôn nhắc khéo
Heo làm nhưng chớ có làm heo
Bài 5
"CHÈO QUEO"
Heo làm nhưng chớ có làm heo
Giờ đã than ôi thật chán phèo
Ông uể oải dần lơ cán cuốc
Bà tưng tức giận kết mè nheo
Thượng tay hạ cẵng đè ra nhéo
Mồm tréo miệng tru lật xuống kèo
Sáu rưởi kim thòng ông khất nợ
Tha cho thằng nhỏ đã chèo queo
Bài 6
"HẾT HAM TRÈO"
Tha cho thằng nhỏ đã chèo queo
Một thuở xa xưa thích đá bèo
Xung trận thùng thùng dùi trống dựng
Tiến công hừng hực tiếng hò reo
Chiếu giường cọt kẹt "đeo mà ốm"
Chăn gối rối nhàu "đá chẵng theo"
Lủng lẳng nợ đời nay vẫn thế
Mà sao giờ đã hết ham trèo
Bài 7 - Hết Ham Trèo của Anh Phương. Kế tiếp là 4 bài 7 - 8 - 9 -10 của Thiết Bình Nương Tử "chuyên viên" sáng tác thơ Khoán Thủ và Thập Thủ Liên Hoàn:
Bài 7
Hết Ham Trèo
của Anh Phương
Mà sao giờ đã hết ham trèo,
Sức kiệt thân tàn lại muốn leo?.
Xương cốt nghe như đều rệu rã,
Sụn gân gầu mỡ đã khô queo.
Thế mà cố sức phi như ngựa,
Lãnh đủ "mã phong", ngủm chết queo.
Hậu quả ham vui nay phải tội,
Hết còn than phận số nhà nghèo.?
Bốn bài 7 - 8 - 9 - 10 của Thiết Bình Nương Tử & Nguyễn Hữu Tân:
Bái 7
“VẪN CÒN ĐEO”
Dẫu cho lực đã hết ham trèo
Ây thế mà lòng vẫn muốn leo
Ảnh nghĩa Châu-Trần hoa chúc họa
Tranh tình Mai-Trúc loan phòng treo
Thương chàng chữ ái nồng nàn tỏ
Yêu thiếp giọt thương thắm thiết gieo
Tình nghĩa vợ chồng ôi diễm tuyệt
Mặn nồng hương lữa vẫn còn đeo.
Bài 8
“CỨ MÃI ĐEO”
Mặn nồng hương lữa cứ còn đeo
Giai ngẫu se xong phải cố đèo
Hồn lỡ gánh tình lên đỉnh hái
Mặt cong bưng nghĩa xuống truông gieo
Bời thu đậm sắc hiu hiu gió
Nên quạ đặt cầu héo hắt theo (*)
Từ đó bên nhau cùng nhún nhảy
Múa đôi hai đứa miêt mài đeo.
(*) Mỗi lúc lá thu đậm sắc vàng
Là mùa ô thước đặt cầu ngang….cho Ngưu Chức gặp nhau.
Bài 9
“NHÓN CHÂN TRÈO”
Múa đôi hai đứa miệt mài đeo
Má tựa vai kề như dính keo
Uốn éo đôi tay người dẩn bước
Vòng vèo cặp cẵng kẻ men theo
Ngón nghề đảo bước ngo ngoe tréo
Tuyệt kỹ lòn mình ngữa ngữa treo
Xoắn xít bên nhau ôi đờ đẩn
Đỉnh kia hai đứa nhón chân trèo
Bài 10
“ĐẾCH LO NGHÈO”
Đỉnh kia hai đứa nhón chân trèo
Trườn tới trợt lui chửa chán phèo
Xiết dọc xiết ngang mồm nhép nhép
Vuốt xuôi vuốt ngược mắt nheo nheo
Sàng lui è ạch không đành nghỉ
Xấn tời phom phom chẳng muốn neo
Cứ thế “múa đôi” ta thẳng tiến
Tiến nhanh tiến mạnh đếch lo nghèo.
Đếch lo nghèo chỉ lo ông già hết xí quách "chết trận" - Hình lượm trên Net
Anh Phương tự thú, 10 bài thơ Thập Thủ Liền Hoàn về Heo có nhiều câu thơ sung quá không "hiền như ma sơ". Nhưng, Thập Thủ Liên Hoàn kế tiếp nói về TÌNH YÊU với logo trái tim yêu đủ thứ rất hiền và dễ thương...Anh Phương đã có bài xướng : Người Già Hay Cãi, xin các bạn thơ tiếp nối 9 bàI thơ còn lại cho trọn đủ 10 bài thơ Thập Thủ Liên Hoàn với chủ đề TÌNH YÊU.
Về tình yêu, các bạn thơ tha hồ mà nhả ngọc thành thơ về tình yêu quê hương - đất nước - lứa đôi - thiên nhiên - yêu đời - yêu tha nhân và yêu đủ thứ, yêu cái gì mà mình thích...
* Thập Thủ Liên Hoàn đầu tiên về Tình Yêu. Tôi tự thú với qúy bạn thơ, với tuổi "dậy thì" U90 gần đất xa trời, Anh Phương thường có nhiều cảm xúc về tuổi già, thân phận về chiều, thể xác mõi mệt, trí nhớ chai lỳ, sanh tật lẩm cẩm, quên quên nhớ nhớ lung tung phèng nên tôi viết bài thơ vui Tuổi Già Hay Cãi, là bài xướng, mong các bạn thơ hưởng ứng viết tiếp những bài còn lại cho đủ 10 bài thơ Thập Thủ Liên Hòan.
* Những bạn thơ, nếu có thể đóng góp 1 trong 10 bài thơ Thập Thủ Liên Hoàn với chủ đề tình yêu hay đóng góp bất cứ thể thơ nào cũng được, từ ngũ ngôn, song thất lục bác, lục bác kể cả thơ mới và thơ tự do mà nên xoáy vào chủ đề tình yêu.
Logo của 10 bài thơ THẬP THỦ LIÊN HOÀN VỀ TÌNH YÊU
NGƯỜI GÌA HAY CÃI
Người già hay cãi lại thương nhiều,
Cay đắng, ngọt bùi, chỉ bấy nhiêu.
Sớm cãi chuyện đời, đêm mộng mị,
Chiều hòa tâm sự, tối đìu hiu.
Hai vai chung sức bền giai ngậu,
Một gánh tình nồng, cảnh tịch liêu.
Dang dở đời thường nhiều sóng vỗ,
Chung tình dẫn lối trọn tình yêu
ANH PHƯƠNG (7.12.2018)
Hải Ngoại Phiếm Đàm - HNPĐ 16 - ngày 7.3.2019
Bàn ra tán vào (0)
KẾT THÚC THƠ THẬP THỦ LIÊN HOÀN VỀ HEO - Anh Phương Trần Văn Ngà
KẾT THÚC THƠ THẬP THỦ LIÊN HOÀN VỀ HEO
Anh Phương Trần Văn Ngà
Thân gởi quý thi văn hữu và thân hữu Hải Ngoại Phiếm Đàm bốn phương,
Kính thưa quý vị,
Kho tàng thi thơ xưa, cũ của chúng ta vô cùng phong phú, đã có nhiều bài thơ luật tác truyệt để lại hậu thế.
Tôi may mắn được thầy dạy học ở lớp ba truyền dạy dẫn giải chỉ rõ bài thơ luật hay dở ở điểm nào và thầy còn dạy nhiệt tình cách sáng tác thơ luật (Đường luật), cách nay trên 70 năm, những bài thơ thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, cũng như ngũ ngôn, song thất lục bát và lục bác. Tôi vẫn còn nhớ cách sáng tác, dù không nhớ đủ 100%. Cái may mắn thứ hai, trước khi được động viên vào Quân Đội, tôi từng dạy môn Việt Văn trung học nên thi văn cũ tôi phải luôn trau dồi, học hỏi thêm, chỉ dạy học không sáng tác, nên bây giờ còn nhớ đôi chút.
Sau này, có nhiều trường phái thơ, như nhà văn nhà báo nhà thơ Nguyễn Vỹ tung ra loại thơ 2 chữ là lạ, như: Sương rơi - Nặng trĩu ... Gió bấc - Lạnh Lùng - Tả Tơi - Em ơi!... Nhưng thơ 2 chữ sống không thọ vì quá ít chữ không thể diễn tả hết ý của tác giả. Còn phong trào thơ mới ra đời cũng khá lâu, thập niên 20 - 30 - thời Tự Lực Văn Đoàn của thế kỷ 20. Sau cuộc di cư năm 1954, phong trào thơ tự do đã nhen nhúm và phát triển mạnh ở thập niên 60. Hai thể thơ mới và tự do khá phóng túng không bị gò bó khắt khe nhiều trong niêm luật như thơ luật. Vì vậy, được nhiều người mê thích sáng tác và thưởng thức.
Ở đây, chúng tôi không dám so sánh, khen chê, thể thơ nào hơn kém mà chỉ dám nói là mình thích thể thơ nào thi sáng tác, thưởng thức thể thơ đó. Các bậc tiền bối, trước khi có thể thơ mới và thơ tự do xuất hiện, quý cụ sáng tác thơ luật với sự gò bó, ràng buộc niêm luật khắt khe. Lại còn phải đối chặt chẽ như câu trên có chữ trắng câu dưới phải đối lại phải có chữ đen hay đỏ xanh vàng tím... vì màu sắc đối với màu sắc, buồn đối vui, thương đối ghét..., rộng hơn và chặt chẽ hơn nữa danh từ đối với danh từ, tĩnh từ, động từ cũng vậy. Và nếu đối khó quá cũng khó được nhiều người sáng tác nên mới châm chước, biến cách, miễn sao có đối thay vì 7 chữ câu dưới phải đối với 7 chữ câu trên - chỉ cần đối vài chữ và ý, và bắt buộc phải có đúng vần chữ thứ 7 (vần của câu thơ)...là có thể nói là đối chỉnh rồi.
* Qua email của 2 bạn trẻ hỏi Anh Phương về niêm luật của thể thơ luật. Tôi mạo muội tóm gọn: Một bài thơ thất ngôn bát củ - mỗi câu 7 chữ và có 8 câu. Chia làm 4 cặp: Căp 1, câu 1 & 2 như là Mở bài - Thân bài có 4 câu (2 cặp): 3 - 4 và 5 - 6. Cặp 3 - 4 phải đối nhau và cặp 5 & 6 cũng vậy, ý, ngữ vựng về màu sắc đối với màu sắc, vui buồn, thương ghét, sông núi phải đối nhau từng cặp...Câu 1 gieo vận bằng ở chữ thứ 2 thì câu 2 và 3 chữ thứ 2 phải là trắc - Chữ thứ 2 câu 4 và câu 5 là bằng - Chữ thứ 2 câu 6 và 7 là trắc - Chữ thứ 2 câu 8 trở lại bằng. Thành ra chữ thứ 2 của 8 câu như sau: Bằng - Trắc Trắc - Bằng Bằng - Trắc Trắc - Bằng (như bài Người Già Hay Cãi của Anh Phương, gieo vận Bằng - Người già hay cãi lại thương nhiều). Còn nếu gieo vận Trắc - chữ thứ 2 câu 1 là chữ Trắc (như bài Tôn Phu Nhơn Qui Thục của Tôn Thọ Tường - Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng). Các câu dưới cũng phải theo luật thơ vận bằng nay thành trắc, trắc đổi lại thành bằng...
Để cho dễ nhớ một câu thơ luật chỉ cần nhớ: nhứt, tam, ngũ bất luận - nhị, tứ, lục phân minh - nghiã là cần nhớ chữ thứ 2 - 4 - 6. Chữ thứ 2 bằng, chữ 4 trắc, chữ 6 bằng. Cách khác để nhớ khác, 1 câu thơ xem như là cái đòn gánh - chữ thứ 4 (giữa đòn gánh) trắc thì 2 đầu đòn gánh: chữ 2 chữ 6 là bằng. Trái lại chữ thứ 4 bằng thì chữ thứ 2 và 6 trắc. Còn chữ thứ 7 của câu 1 phải vần bằng - câu 2 chữ thứ 7 cũng theo vần bằng cùng âm điệu như câu 1 - Câu 3 chữ trắc. Câu 4 trở lại vần bằng cùng âm điệu với câu 1- 2. Câu 5 trắc - Câu 6 bằng (như 1-2-4) - câu 7 trắc và câu 8 trở lại bằng như câu 1-2-4-6. Có 5 vần bằng và 3 chữ trắc của một bài thơ thất ngôn bát cú (chữ trắc dùng chữ nào cũng được miễn có dấu sắc - nặng - hỏi - ngã còn chữ bằng với những chữ không dấu hoặc dấu huyền).
Trước khi đề cập đến một bài thơ thất ngôn bát cú và đặc biệt có luôn 10 bài thơ cùng một vần liên kết bằng câu thứ 8 bài 1 trở thành câu đầu bài 2 - Câu cuối bài 2 thành câu đầu bài 3...liên tiếp 10 bài thơ luật như thế gọi là thơ Thập Thủ Liên Hoàn (miền Nam gọi là Liên Huờn). Nếu dùng trọn câu 8 bài trước gieo vần cho bài sau cũng khá hạn hẹp, khó, nên người ta có thể du di dùng vài chữ và vần câu 8 cho bài thơ sau, vẫn đúng truyền thống "chơi thơ" Thập Thủ Liên Hoàn.
* Năm Con Heo, Anh Phương chọn vần EO để có bài xướng về heo - Con heo với những cái xấu xí, dơ bẩn mà người ta thường mượn con heo làm biểu tượng như phim con heo - trò con heo, ăn ở bẩn như heo...
Để kết thúc 10 bài Thập Thủ Liên Hoàn (10 bài thơ liên tiếp) về Heo, Anh Phương cảm thấy "hoàn thành sứ mạng" (tự phong - tự sướng rồi đó!).
Anh Phương đăng lại toàn bộ 10 bài thơ với chủ đề về heo trong một thể thơ cũ gọi là Thập Thủ Liên Hoàn (Huờn) của thời xa xưa mà nay ít có nhà thơ sáng tác thể thơ luật này vì khuôn mẫu, vần luật phải chỉnh từng bài thơ cho đủ 10 bài Thập Thủ Liên Hoàn.
Trong 10 bài Thập Thủ Liên Hoàn với chủ đề heo - Anh Phương sáng tác có 3 bài: Bài 1 là bài xướng, kế tiếp là bài 2 và bài 7. Thi nhạc sĩ Nguyễn Hữu Tân và nhà thơ Thiết Bình Nương Tử sáng tác 8 bài vì sáng tác trùng lấp bài 7 của Anh Phương mà hoàn toàn khác biệt ý thơ.
Nhân kết thúc 10 thơ Thập Thủ Liên Hoàn Về Heo, Anh Phương xin lỗi trong lúc sáng tác thơ vì cảm tính và thói quen nên để sai lỗi luật bằng trắc là điều tệ hại cấm kỵ của thơ luật, dặc biệt lưu ý thêm tránh sai vần và cải biến vần làm âm điệu vần bị cưởng ép, nghe không êm tai. Thí dụ, chúng ta thường nói thích đủ thủ - 3 chữ cuối của câu 7 chữ - mà chữ thứ 6 đủ (dấu hỏi thuộc trắc), nhưng chữ 6 trong câu thơ này phải là bằng mà chữ đủ là trắc, hoàn toàn sai luật bằng trắc nên tôi phải edit lại là thich nhiều thứ - nhiều bằng thay đủ trắc. Trường hợp khác, tôi cũng viết sai, người ta thường nói "ngủm cù đeo" có nghĩa là chết - Chữ cù là bằng mà trong câu thơ chữ thứ 6 phải là chữ trắc, tôi phải thay chữ chết - trắc cho đúng luật, thành ra 3 chữ ngủm cù đeo trở thành ngủm chết queo - không thể viết ngủm chết đeo - xin thông cảm.!.
Cái khó của Thơ Luật ở chỗ là phải tuân theo theo niêm luật và đối mà chỉ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ (7 chữ x 8 = 56 chữ) gói trọn hết ý nghĩa, một câu chuyện. Trong khi thơ Lục Bát - Song Thất Lục Bát - thơ mới - thơ tự do, không giới hạn số câu thơ nên tha hồ diễn đạt dông dài...
Bài 1
TÂM TÌNH VỀ HEO
Bài xướng - mở đầu cho 9 bài thơ "thập thủ liên hoàn" tiếp theo
Năm Heo không thích phim con heo,
Tám bó trở lên thật chán phèo!.
Thằng nhỏ xem phim không cục cựa,
Cha già ra lệnh, ngủ nằm queo.
Thời trai, trẻ khỏe, thích nhiều thứ,
Hảo hán về chiều vẫn muốn leo.
Nam tử hết thời đành gác súng,
Thôi rồi! kiếp sống! rẻ như bèo.!!!
Anh Phương (30.1.2019)
Bài 2
Kiếp Sống Rẻ Như Bèo
Hởi ơi! Kiếp sống rẻ như bèo!
Cao tuổi mần răng cũng chán phèo.
Đầu bạc, răng long đành chịu chết,
Thanh niên, trai trẻ vẫn mè nheo.
Ai ai cũng thich đủ nhiều thứ
Nữ tú nam thanh vẫn thích leo
Lão tử thôi đành chịu gác kiếm
Nhân sinh khổ lụy vẫn mang theo.
Anh Phương (9.2.2019)
Email: tiengvangusa@yahoo.com
THIÊT BÌNH NƯƠNG TỬ tiếp bút 6 bài dưới đây :
Bài 3
"DIỂN TRÒ HEO"
Nhân sinh khổ lụy vẫn mang theo
Món nợ đá đeo đã dính kèo
Nhờ "Má" E-Va ăn trái cấm
"Ba" A-Dam diển được trò heo
Con đàn lũ khũ luôn truyền nối
Cháu đống loi nhoi cứ bám đeo
Từ đó ham vui sinh sãn miết
Trần gian cứ mãi diển trò heo
Bài 4
"TRƯ LÃO NHẮC KHÉO"
Năm Heo xin chớ lắm trò heo
Không khéo, ô hô sẽ lãnh hèo
Gặp mỹ nhân đừng theo lẻo đẻo
Thấy yêu nữ chớ đá lông nheo
Kìa kìa môi đỏ mồm deo dẻo
Nọ nọ râu xanh ngoái ngoáy khoèo
Nguyên Soái Thiên Bồng luôn nhắc khéo
Heo làm nhưng chớ có làm heo
Bài 5
"CHÈO QUEO"
Heo làm nhưng chớ có làm heo
Giờ đã than ôi thật chán phèo
Ông uể oải dần lơ cán cuốc
Bà tưng tức giận kết mè nheo
Thượng tay hạ cẵng đè ra nhéo
Mồm tréo miệng tru lật xuống kèo
Sáu rưởi kim thòng ông khất nợ
Tha cho thằng nhỏ đã chèo queo
Bài 6
"HẾT HAM TRÈO"
Tha cho thằng nhỏ đã chèo queo
Một thuở xa xưa thích đá bèo
Xung trận thùng thùng dùi trống dựng
Tiến công hừng hực tiếng hò reo
Chiếu giường cọt kẹt "đeo mà ốm"
Chăn gối rối nhàu "đá chẵng theo"
Lủng lẳng nợ đời nay vẫn thế
Mà sao giờ đã hết ham trèo
Bài 7 - Hết Ham Trèo của Anh Phương. Kế tiếp là 4 bài 7 - 8 - 9 -10 của Thiết Bình Nương Tử "chuyên viên" sáng tác thơ Khoán Thủ và Thập Thủ Liên Hoàn:
Bài 7
Hết Ham Trèo
của Anh Phương
Mà sao giờ đã hết ham trèo,
Sức kiệt thân tàn lại muốn leo?.
Xương cốt nghe như đều rệu rã,
Sụn gân gầu mỡ đã khô queo.
Thế mà cố sức phi như ngựa,
Lãnh đủ "mã phong", ngủm chết queo.
Hậu quả ham vui nay phải tội,
Hết còn than phận số nhà nghèo.?
Bốn bài 7 - 8 - 9 - 10 của Thiết Bình Nương Tử & Nguyễn Hữu Tân:
Bái 7
“VẪN CÒN ĐEO”
Dẫu cho lực đã hết ham trèo
Ây thế mà lòng vẫn muốn leo
Ảnh nghĩa Châu-Trần hoa chúc họa
Tranh tình Mai-Trúc loan phòng treo
Thương chàng chữ ái nồng nàn tỏ
Yêu thiếp giọt thương thắm thiết gieo
Tình nghĩa vợ chồng ôi diễm tuyệt
Mặn nồng hương lữa vẫn còn đeo.
Bài 8
“CỨ MÃI ĐEO”
Mặn nồng hương lữa cứ còn đeo
Giai ngẫu se xong phải cố đèo
Hồn lỡ gánh tình lên đỉnh hái
Mặt cong bưng nghĩa xuống truông gieo
Bời thu đậm sắc hiu hiu gió
Nên quạ đặt cầu héo hắt theo (*)
Từ đó bên nhau cùng nhún nhảy
Múa đôi hai đứa miêt mài đeo.
(*) Mỗi lúc lá thu đậm sắc vàng
Là mùa ô thước đặt cầu ngang….cho Ngưu Chức gặp nhau.
Bài 9
“NHÓN CHÂN TRÈO”
Múa đôi hai đứa miệt mài đeo
Má tựa vai kề như dính keo
Uốn éo đôi tay người dẩn bước
Vòng vèo cặp cẵng kẻ men theo
Ngón nghề đảo bước ngo ngoe tréo
Tuyệt kỹ lòn mình ngữa ngữa treo
Xoắn xít bên nhau ôi đờ đẩn
Đỉnh kia hai đứa nhón chân trèo
Bài 10
“ĐẾCH LO NGHÈO”
Đỉnh kia hai đứa nhón chân trèo
Trườn tới trợt lui chửa chán phèo
Xiết dọc xiết ngang mồm nhép nhép
Vuốt xuôi vuốt ngược mắt nheo nheo
Sàng lui è ạch không đành nghỉ
Xấn tời phom phom chẳng muốn neo
Cứ thế “múa đôi” ta thẳng tiến
Tiến nhanh tiến mạnh đếch lo nghèo.
Đếch lo nghèo chỉ lo ông già hết xí quách "chết trận" - Hình lượm trên Net
Anh Phương tự thú, 10 bài thơ Thập Thủ Liền Hoàn về Heo có nhiều câu thơ sung quá không "hiền như ma sơ". Nhưng, Thập Thủ Liên Hoàn kế tiếp nói về TÌNH YÊU với logo trái tim yêu đủ thứ rất hiền và dễ thương...Anh Phương đã có bài xướng : Người Già Hay Cãi, xin các bạn thơ tiếp nối 9 bàI thơ còn lại cho trọn đủ 10 bài thơ Thập Thủ Liên Hoàn với chủ đề TÌNH YÊU.
Về tình yêu, các bạn thơ tha hồ mà nhả ngọc thành thơ về tình yêu quê hương - đất nước - lứa đôi - thiên nhiên - yêu đời - yêu tha nhân và yêu đủ thứ, yêu cái gì mà mình thích...
* Thập Thủ Liên Hoàn đầu tiên về Tình Yêu. Tôi tự thú với qúy bạn thơ, với tuổi "dậy thì" U90 gần đất xa trời, Anh Phương thường có nhiều cảm xúc về tuổi già, thân phận về chiều, thể xác mõi mệt, trí nhớ chai lỳ, sanh tật lẩm cẩm, quên quên nhớ nhớ lung tung phèng nên tôi viết bài thơ vui Tuổi Già Hay Cãi, là bài xướng, mong các bạn thơ hưởng ứng viết tiếp những bài còn lại cho đủ 10 bài thơ Thập Thủ Liên Hòan.
* Những bạn thơ, nếu có thể đóng góp 1 trong 10 bài thơ Thập Thủ Liên Hoàn với chủ đề tình yêu hay đóng góp bất cứ thể thơ nào cũng được, từ ngũ ngôn, song thất lục bác, lục bác kể cả thơ mới và thơ tự do mà nên xoáy vào chủ đề tình yêu.
Logo của 10 bài thơ THẬP THỦ LIÊN HOÀN VỀ TÌNH YÊU
NGƯỜI GÌA HAY CÃI
Người già hay cãi lại thương nhiều,
Cay đắng, ngọt bùi, chỉ bấy nhiêu.
Sớm cãi chuyện đời, đêm mộng mị,
Chiều hòa tâm sự, tối đìu hiu.
Hai vai chung sức bền giai ngậu,
Một gánh tình nồng, cảnh tịch liêu.
Dang dở đời thường nhiều sóng vỗ,
Chung tình dẫn lối trọn tình yêu
ANH PHƯƠNG (7.12.2018)
Hải Ngoại Phiếm Đàm - HNPĐ 16 - ngày 7.3.2019