Xe cán chó
Kẻ có tiền có thể "mua" quyền lực
Pháp quyền, nếu phân tích theo ngữ nghĩa, có thể hiểu là "pháp luật" được sinh ra từ "quyền lực". Tức "pháp luật" phải phục tùng quyền lực
Nội hàm của "pháp quyền" trong thuật từ "pháp quyền xã hội chủ nghĩa", hay "nhà nước pháp quyền" của Việt Nam, ngày càng rõ nét hơn, nếu ta xét đến cách thi hành luật pháp của các cơ quan tư pháp hay các hành vi sử dụng quyền lực của các "quan lớn".
Nội hàm của "pháp quyền" trong thuật từ "pháp quyền xã hội chủ nghĩa", hay "nhà nước pháp quyền" của Việt Nam, ngày càng rõ nét hơn, nếu ta xét đến cách thi hành luật pháp của các cơ quan tư pháp hay các hành vi sử dụng quyền lực của các "quan lớn".
Chữ "quyền" trong thuật từ "pháp quyền" có nghĩa là gì ? quyền của quyền lực (pouvoir, power) hay quyền của "quyền lợi" (droit, right) ? Không thấy nhà "luật học" VN nào phân tích rõ việc này. Chữ "quyền" ở đây ai muốn hiểu sao thì hiểu.
Thực tế cho thấy rằng chữ "quyền" (trong nhà nước pháp quyền hay pháp quyền xã hội chủ nghĩa), lúc thì có nghĩa là "quyền lực", lúc có nghĩa là "quyền lợi", tùy theo hoàn cảnh.
Pháp quyền, nếu phân tích theo ngữ nghĩa, có thể hiểu là "pháp luật" được sinh ra từ "quyền lực". Tức "pháp luật" phải phục tùng quyền lực.
Nhưng người ta cũng có thể hiểu "pháp quyền" theo cách quyền lợi (tiền bạc, lợi lộc...) có thể điều khiển được "pháp luật".
Tức là, cả hai trường hợp, pháp luật tùy thuộc vào quyền lực và quyền lợi.
Trường hợp ông Đinh La Thăng, khi vừa lên nắm bí thư thành ủy Sài Gòn, những hành vi của ông này thể hiện việc "quyền lực" định hướng "pháp luật". Tức quyền lực sinh ra pháp luật. Việc ông này ra lệnh triệu tập bà giám đốc một hãng sữa, hay việc ra lệnh cất nhà, làm đường... cho một cá nhân nào đó, đều vi phạm pháp luật. Dĩ nhiên, với thẩm quyền của bí thư thành ủy, ông Thăng có thể ra lệnh cho phía UBND làm những việc này. Việc xuất quĩ chi tiền (làm đường hay cất nhà...) đâu thuộc thẩm quyền ông Thăng ? Cũng như ông Thăng đâu thể ra lệnh cho (bà giám đốc hãng sữa) phải làm thế này thế kia được ?
Mới đây, phía công an đưa dự luật theo đó cảnh sát giao thông phải xử lý dễ dãi cho trường hợp các quan lớn gây tai nạn hay vi phạm luật lệ giao thông.
Các thí dụ này cho thấy, "pháp quyền" có ý nghĩa cụ thể là pháp luật phục tùng quyền lực.
Ta sẽ thấy rõ rệt hơn, trường hợp xử án, các tòa án VN đều xử án theo chỉ thị của cấp trên. Tức là, chánh án không phải là người có quyền xét xử, mà chỉ là người đọc pháp lệnh.
Trong khi kẻ có tiền có thể "mua" quyền lực.
Những ghế bộ trưởng, dân biểu, tỉnh ủy, chủ tịch UBND... đều có "giá" của nó. Cho đến một chỗ dạy học, một chân làm cảnh sát giao thông, hay làm hải quan... đều đã được định giá trước.
Kẻ có tiền cũng có thể "mua án". Chánh án chỉ là người đọc pháp lệnh, công lý không hiện hữu, có tiền việc gì không mua được ?
Tức là pháp luật cũng phục tùng (ngời ban phát) quyền lợi.
Pháp quyền với ý nghĩa nhập nhằng như vậy, cho dầu gượng ép khoát cho nó bộ áo của "rule of law", cũng không thể thay đổi ý nghĩa (trên lý thuyết) hay cách áp dụng nó vào thực tế.
Từ "pháp quyền", nguyên thủy có nghĩa là "quyền được xét xử, juridiction", được ông Hồ sử dụng trong bài vè "Việt Nam yêu cầu ca". Sau này ông Đổ Mười lấy xài lại, ghép thành "nhà nước pháp quyền". Từ đó các học giả VN (như ông Nguyễn Hưng Quốc trên VOA) gán cho nó ý nghĩa "rule of law".
Trong khi ở các nước dân chủ đang giẫy chết, pháp luật là tối thượng, là ưu việt (rule of law). Pháp luật không chỉ phân định và giới hạn quyền lực mà còn kiểm soát việc thực thi quyền lực. Ngươi ta gọi đó là "pháp trị" hay "nhà nước pháp trị".
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Kẻ có tiền có thể "mua" quyền lực
Pháp quyền, nếu phân tích theo ngữ nghĩa, có thể hiểu là "pháp luật" được sinh ra từ "quyền lực". Tức "pháp luật" phải phục tùng quyền lực
Nội hàm của "pháp quyền" trong thuật từ "pháp quyền xã hội chủ nghĩa", hay "nhà nước pháp quyền" của Việt Nam, ngày càng rõ nét hơn, nếu ta xét đến cách thi hành luật pháp của các cơ quan tư pháp hay các hành vi sử dụng quyền lực của các "quan lớn".
Chữ "quyền" trong thuật từ "pháp quyền" có nghĩa là gì ? quyền của quyền lực (pouvoir, power) hay quyền của "quyền lợi" (droit, right) ? Không thấy nhà "luật học" VN nào phân tích rõ việc này. Chữ "quyền" ở đây ai muốn hiểu sao thì hiểu.
Thực tế cho thấy rằng chữ "quyền" (trong nhà nước pháp quyền hay pháp quyền xã hội chủ nghĩa), lúc thì có nghĩa là "quyền lực", lúc có nghĩa là "quyền lợi", tùy theo hoàn cảnh.
Pháp quyền, nếu phân tích theo ngữ nghĩa, có thể hiểu là "pháp luật" được sinh ra từ "quyền lực". Tức "pháp luật" phải phục tùng quyền lực.
Nhưng người ta cũng có thể hiểu "pháp quyền" theo cách quyền lợi (tiền bạc, lợi lộc...) có thể điều khiển được "pháp luật".
Tức là, cả hai trường hợp, pháp luật tùy thuộc vào quyền lực và quyền lợi.
Trường hợp ông Đinh La Thăng, khi vừa lên nắm bí thư thành ủy Sài Gòn, những hành vi của ông này thể hiện việc "quyền lực" định hướng "pháp luật". Tức quyền lực sinh ra pháp luật. Việc ông này ra lệnh triệu tập bà giám đốc một hãng sữa, hay việc ra lệnh cất nhà, làm đường... cho một cá nhân nào đó, đều vi phạm pháp luật. Dĩ nhiên, với thẩm quyền của bí thư thành ủy, ông Thăng có thể ra lệnh cho phía UBND làm những việc này. Việc xuất quĩ chi tiền (làm đường hay cất nhà...) đâu thuộc thẩm quyền ông Thăng ? Cũng như ông Thăng đâu thể ra lệnh cho (bà giám đốc hãng sữa) phải làm thế này thế kia được ?
Mới đây, phía công an đưa dự luật theo đó cảnh sát giao thông phải xử lý dễ dãi cho trường hợp các quan lớn gây tai nạn hay vi phạm luật lệ giao thông.
Các thí dụ này cho thấy, "pháp quyền" có ý nghĩa cụ thể là pháp luật phục tùng quyền lực.
Ta sẽ thấy rõ rệt hơn, trường hợp xử án, các tòa án VN đều xử án theo chỉ thị của cấp trên. Tức là, chánh án không phải là người có quyền xét xử, mà chỉ là người đọc pháp lệnh.
Trong khi kẻ có tiền có thể "mua" quyền lực.
Những ghế bộ trưởng, dân biểu, tỉnh ủy, chủ tịch UBND... đều có "giá" của nó. Cho đến một chỗ dạy học, một chân làm cảnh sát giao thông, hay làm hải quan... đều đã được định giá trước.
Kẻ có tiền cũng có thể "mua án". Chánh án chỉ là người đọc pháp lệnh, công lý không hiện hữu, có tiền việc gì không mua được ?
Tức là pháp luật cũng phục tùng (ngời ban phát) quyền lợi.
Pháp quyền với ý nghĩa nhập nhằng như vậy, cho dầu gượng ép khoát cho nó bộ áo của "rule of law", cũng không thể thay đổi ý nghĩa (trên lý thuyết) hay cách áp dụng nó vào thực tế.
Từ "pháp quyền", nguyên thủy có nghĩa là "quyền được xét xử, juridiction", được ông Hồ sử dụng trong bài vè "Việt Nam yêu cầu ca". Sau này ông Đổ Mười lấy xài lại, ghép thành "nhà nước pháp quyền". Từ đó các học giả VN (như ông Nguyễn Hưng Quốc trên VOA) gán cho nó ý nghĩa "rule of law".
Trong khi ở các nước dân chủ đang giẫy chết, pháp luật là tối thượng, là ưu việt (rule of law). Pháp luật không chỉ phân định và giới hạn quyền lực mà còn kiểm soát việc thực thi quyền lực. Ngươi ta gọi đó là "pháp trị" hay "nhà nước pháp trị".
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)