Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Khách sạn vì môi trường: Bangkok Tree House

Một trong những xu hướng nhằm góp phần bảo vệ môi trường gần đây là trở về với thiên nhiên, sử dụng những vật liệu có sẵn trong tự nhiên để


Một trong những xu hướng nhằm góp phần bảo vệ môi trường gần đây là trở về với thiên nhiên, sử dụng những vật liệu có sẵn trong tự nhiên để xây dựng như tre, nứa, hạn chế các chất gây hại cho môi trường.

RFA

Khách sạn Bangkok Tree House tại khu vực được gọi là Vùng Xanh của thủ đô Bangkok, ảnh chụp hôm 16-01-2013.

 

Trong chuyên mục Khoa học - Môi trường kỳ này, Gia Minh giới thiệu một khách sạn nhỏ ngay tại thủ đô Bangkok của Thái Lan đang nằm trong xu hướng đó.

Khách sạn trong Vùng xanh

Bangkok Tree House là tên gọi của khu khách sạn nhỏ chỉ vỏn vẹn 11 phòng nằm tại khu vực được gọi là Vùng Xanh của thủ đô Bangkok. Đây là khu vực hiếm hoi còn sót lại ven sông Chao Phraya chảy qua Bangkok.

Tại đó vẫn còn nhưng rặng dừa nước xanh tươi ven sông, cũng như những vườn cây trái với những loại quen thuộc như dừa, xoài, đu đủ… và các loại rau quả vùng nhiệt đới. Khu vực nằm ở mạn nam thủ đô Bangkok này được gọi tên là Bang Krachao, và được mệnh danh là lá phổi lớn nhất của thủ đô Xứ Chùa Vàng.

Cách không xa khu này, phía bên kia bờ sông là nhà máy lọc dầu to lớn, và chếch lên phía trên là cảng Bangkok. Tàu, thuyền qua lại tấp nập trên dòng sông đi qua trước mặt khu Bang Krachao.

Khách sạn sinh thái Bangkok Tree House nép mình trong vệt xanh còn lại hiếm hoi đó của khu vực thủ đô với bao khách sạn 5 sao hoành tráng, những tòa nhà chọc trời ngày càng mọc lên nhiều như nấm tại đây.

Chủ đề của từng căn phòng trong khách sạn Bangkok Tree House được đặt theo những loài côn trùng như kiến, ong, bướm… Vì theo chủ nhân khách sạn là anh Jirayu Tulayanond, nếu như trong vòng mấy mươi năm nữa côn trùng bị tiêu diệt hết thì đó cũng là đến lúc hủy diệt của trái đất này.

Chất liệu tự nhiên

gm-bkk-01212013-250.jpg
 

Biên tập viên Gia Minh bên ngoài Khách sạn Bangkok Tree House tại thủ đô Bangkok, Thái Lan hôm 16-01-2013. RFA photo.

Sau khi xuống phà, thả bộ trên đường dẫn qua những khu dừa nước và vườn cây ăn trái, một khu khách sạn với những dáng nhà hộp hiện ra trước mắt.

 

Tre, cây được sử dụng làm hàng rào, làm cầu phao dẫn từ sông vào khách sạn, ống tre được trang trí trong trần gian lễ tân đón khách và cũng là phòng ăn, nơi tiếp khách, mành tre được dùng để che nắng trong phòng khách sạn, tre được sử dụng cùng với những mảnh gỗ trôi sông thu lại và trang trí một số mặt ngoài của công trình.

Những ống tre kín trần của gian lễ tân được nói ngoài công dụng trang trí, mang tính nghệ thuật còn giúp tạo nên những âm thanh đặc trưng mỗi khi gió thổi …

Chủ nhân khu Bangkok Tree House là một chàng thanh niên từng làm trong ngành khách sạn và đã du học ba măm tại đại học John Hopkin ở Washing ton, anh Jirayu Tulayanond, cho biết ngoài tre, gỗ vật những loại vật liệu khác như thép, kính, những cột chống bê tông trên mặt nước, không nên cứng nhắc cho rằng đó không phải là những vật liệu tự nhiên nên không sử dụng. Ngoài ra không ai có thể phủ nhận tính cần thiết của những loại vật liệu đó.

Theo anh thì nếu muốn tính toán cụ thể phần trăm các loại vật liệu đang được sử dụng tại khu Bangkok Tree House thì anh vẫn có thể đưa ra con số là từ 40 - 50% các loại vật liệu trong mỗi phòng khách sạn là những vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.

Chúng tôi vào một trong những căn phòng và nhận thấy đúng như anh cho biết. Diện tích của mỗi phòng là 55 mét vuông cho cả ba tầng gồm tầng thứ nhất là khu vệ sinh và phòng tắm, tầng thứ hai là phòng ngủ và tầng thứ ba trên mái mở với ghế tre hay giường bố dành cho khách thuê phòng sử dụng.

Phòng tắm mở dù được trang bị vòi hoa sen, nhưng quanh nơi tắm là những vật dụng bằng tre để treo móc quần áo, bàn gỗ để vật dụng và ghế gỗ để ngồi…

Kính là chất liệu được sử dụng trong kiến trúc để làm tường ngăn, cửa sổ và một phần sàn trong nhà vệ sinh, sàn phòng ngủ. Khách có thể nhìn xuống chân mình để thấy đang đứng trên nước sông và cây xanh bên dưới.

Năng lượng tái tạo

gm-bkk-3-250.jpg
 

Sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời tại Khách sạn Bangkok Tree House ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh chụp hôm 16-01-2013. RFA photo.

Thiết kế của mỗi phòng khách sạn có hai lớp mái. Lý do được nói nhằm không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào phòng khiến cần nhiều năng lượng làm mát.

 

Hai dạng năng lượng tái tạo được sử dụng để thắp sáng hàng lang lối đi ngoài phòng của khách vào ban đêm là năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Một dàn pin mặt trời và một trụ turbine gió làm nhiệm vụ thu nạp năng lượng vào ban ngày để phục vụ khi trời tối.

Tuy nhiên, trong các phòng ngủ gắn máy lạnh, máy vi tính và các hoạt động khác cần đến điện năng đều phải cần điện từ lưới điện công cọng cung cấp. Chỉ có tầng phòng ngủ mới gắn máy lạnh, còn tầng vệ sinh, nhà tắm không gắn loại máy thải khí gây hiệu ứng nhà kính này. Anh Jirayu Tulayanond cho biết sẽ giữ nguyên diện tích nhỏ của loại phòng chứ không mở rộng. Mục đích là để tiết kiệm năng lượng và người sử dụng thấy thân mật hơn.

Theo chủ nhân của khách sạn thì loại xà phòng rửa mà khách sạn sử dụng và cung cấp cho khách là loại được chế biến từ dứa/hay khóm với tính cất acid mạnh của loại trái cây này, sau khi được cho lên men.

Xử lý rác thải

Bangkok Tree House đề ra chỉ tiêu thu gom mỗi ký rác thải cho mỗi khách đăng ký nghỉ lại tại khách sạn này. Hằng ngày, dù khách sạn có những phương án xử lý rác thải của riêng khách sạn; tuy nhiên nước sông đưa những loại rác lềnh bềnh từ nơi khác tấp vào. Khách sạn có nhân viên thu lượm hết những vật ‘không mời mà đến này’.

Trong số những rác trôi nổi đó, nếu những gì tận dụng được khách sạn đều dùng như đã nói những mảnh gỗ trôi được xử lý và tạo thành vật trang trí…

Giun đất được thí nghiệm sử dụng như một tác nhân nhằm có thể phân hủy một số những loại rác thải và thức ăn thừa bỏ ra.

Nước thải của khách sạn trước khi đổ ra sông được xử lý qua bốn bồn cát. Còn những chất thải bồn phốt thì được nhân viên định kỳ lấy đưa đến xe thu công cộng để mang về nơi xử lý tập trung.

Theo anh Jirayu Tulayanond thì hiện có ý kiến là không nên gây bất kỳ tác động nào đến môi trường thiên nhiên (zero impact); tuy nhiên anh không đồng ý với ý kiến đó mà nên có những tác động tích cực (positive impact) để phục vụ con người và phát triển.

Hai vị khách nghỉ tại Bangkok Tree House mà chúng tôi có dịp nói chuyện khi đến đó là chị Ilana Ifrah và anh Marin DeJong. Hai người từ Hòa Lan đến. Họ từng nghỉ ở khách sạn lớn ở Bangkok nhưng khi biết được Bangkok Tree House thì họ dời đến ở. Chị Ilana Ifrah chia xẻ với ý theo chị thì Bangkok Tree House là một địa điểm sinh thái, thân thiện môi trường. Chị không muốn không khí ồn ào, nhộn nhịp của khu đường chính Sukhumvit ở trung tâm Bangkok nên mới vào mạng tìm và kiếm được nơi này để đến.

Chị rất thích khung cảnh xanh mát, cũng như những loại trái cây địa phương mà chị được ăn ở Bangkok Tree House.

gm-bkk-2-250.jpg
 

Biên tập viên Gia Minh (trái) và Anh Jirayu Tulayanond, chủ nhân Khách sạn Bangkok Tree House tại thủ đô Bangkok, Thái Lan hôm 16-01-2013. RFA photo.

Sử dụng những vật phẩm sẵn có để phục vụ khách nghỉ tại Bangkok Tree House là một trong những mục tiêu của chủ nhân. Ngoài ra hầu như toàn bộ những nhân viên làm việc tại đó cũng là người dân trong khu vực bán kính chừng 1 kilomet của Bangkok Tree House mà thôi.

 

Những điểm này có thể thu hút du khách phương xa muốn tìm nét bản địa và môi trường thiên nhiên nhiệt đới như ở Xứ Thái.

Tuy nhiên, theo chị Ilana Ifrah điểm mà chị chưa hài lòng với nơi này là là tiếng ồn của những tàu, phà qua lại trên sông suốt ngày; nhất là vào ban đêm giờ ngủ nghỉ…

Anh Jirayu Tulayanond cho biết chuyện ô nhiễm tiếng ồn nằm ngoài tầm tay của những người như anh. Tuy nhiên, chính quyền địa phương rất cương quyết trong việc bảo vệ khu vực được mệnh danh là ‘Vùng Xanh’ Bang Krachao này. Mọi công trình xây dựng trong vùng đều phải tuân thủ nghiêm nhặt những nguyên tắc bảo vệ thiên nhiên.

Chủ nhân cho biết Bangkok Tree House được mở cửa từ hồi tháng hai năm ngoái. Đến nay vẫn là quá trình học hỏi đối với bản thân anh và nhân viên. Trước đây làm việc trong những khách sạn lớn anh thấy có một phí phạm rất lớn về năng lượng, về quản trị. Tuy nhiên, đối với cách thức làm khác người hiện nay cũng là một thử thách lớn lao.

Qua gần một năm hoạt động, Bangkok Tree House giúp cho những người làm việc tại đó cũng như khách du bài học sống gần với thiên nhiên, biết kiên nhẫn khi sống trong môi trường tự nhiên vì không phải mọi thứ đều có sẵn ngay khi mình muốn; và bài học lớn nhất là hiểu biết thiên nhiên để thích ứng các công việc của con người.

Bangkok Tree House chỉ là một điểm rất nhỏ trong thành phố Bangkok. Điểm này cũng chỉ như một chấm trên hành tinh Trái Đất. Tuy nhiên, trong khi tình hình suy thoái môi trường diễn ra ngày càng trầm trọng như bấy lâu nay; thì một nổ lực như của Bangkok Tree House là đáng trân trọng. Nếu nhiều điểm như thế được lập nên tạo thành một mạng lưới mỗi lúc một nhiều thêm và ý thức con người cũng được nâng cao theo chiều hướng đó; chắc hẳn công cuộc phòng chống tình trạng xâm hại thiên nhiên, hủy hoại môi trường tự nhiên sẽ có hiệu quả.

Mục Khoa học - Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí vị kỳ tới.

Gia Minh chào tạm biệt.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Khách sạn vì môi trường: Bangkok Tree House

Một trong những xu hướng nhằm góp phần bảo vệ môi trường gần đây là trở về với thiên nhiên, sử dụng những vật liệu có sẵn trong tự nhiên để


Một trong những xu hướng nhằm góp phần bảo vệ môi trường gần đây là trở về với thiên nhiên, sử dụng những vật liệu có sẵn trong tự nhiên để xây dựng như tre, nứa, hạn chế các chất gây hại cho môi trường.

RFA

Khách sạn Bangkok Tree House tại khu vực được gọi là Vùng Xanh của thủ đô Bangkok, ảnh chụp hôm 16-01-2013.

 

Trong chuyên mục Khoa học - Môi trường kỳ này, Gia Minh giới thiệu một khách sạn nhỏ ngay tại thủ đô Bangkok của Thái Lan đang nằm trong xu hướng đó.

Khách sạn trong Vùng xanh

Bangkok Tree House là tên gọi của khu khách sạn nhỏ chỉ vỏn vẹn 11 phòng nằm tại khu vực được gọi là Vùng Xanh của thủ đô Bangkok. Đây là khu vực hiếm hoi còn sót lại ven sông Chao Phraya chảy qua Bangkok.

Tại đó vẫn còn nhưng rặng dừa nước xanh tươi ven sông, cũng như những vườn cây trái với những loại quen thuộc như dừa, xoài, đu đủ… và các loại rau quả vùng nhiệt đới. Khu vực nằm ở mạn nam thủ đô Bangkok này được gọi tên là Bang Krachao, và được mệnh danh là lá phổi lớn nhất của thủ đô Xứ Chùa Vàng.

Cách không xa khu này, phía bên kia bờ sông là nhà máy lọc dầu to lớn, và chếch lên phía trên là cảng Bangkok. Tàu, thuyền qua lại tấp nập trên dòng sông đi qua trước mặt khu Bang Krachao.

Khách sạn sinh thái Bangkok Tree House nép mình trong vệt xanh còn lại hiếm hoi đó của khu vực thủ đô với bao khách sạn 5 sao hoành tráng, những tòa nhà chọc trời ngày càng mọc lên nhiều như nấm tại đây.

Chủ đề của từng căn phòng trong khách sạn Bangkok Tree House được đặt theo những loài côn trùng như kiến, ong, bướm… Vì theo chủ nhân khách sạn là anh Jirayu Tulayanond, nếu như trong vòng mấy mươi năm nữa côn trùng bị tiêu diệt hết thì đó cũng là đến lúc hủy diệt của trái đất này.

Chất liệu tự nhiên

gm-bkk-01212013-250.jpg
 

Biên tập viên Gia Minh bên ngoài Khách sạn Bangkok Tree House tại thủ đô Bangkok, Thái Lan hôm 16-01-2013. RFA photo.

Sau khi xuống phà, thả bộ trên đường dẫn qua những khu dừa nước và vườn cây ăn trái, một khu khách sạn với những dáng nhà hộp hiện ra trước mắt.

 

Tre, cây được sử dụng làm hàng rào, làm cầu phao dẫn từ sông vào khách sạn, ống tre được trang trí trong trần gian lễ tân đón khách và cũng là phòng ăn, nơi tiếp khách, mành tre được dùng để che nắng trong phòng khách sạn, tre được sử dụng cùng với những mảnh gỗ trôi sông thu lại và trang trí một số mặt ngoài của công trình.

Những ống tre kín trần của gian lễ tân được nói ngoài công dụng trang trí, mang tính nghệ thuật còn giúp tạo nên những âm thanh đặc trưng mỗi khi gió thổi …

Chủ nhân khu Bangkok Tree House là một chàng thanh niên từng làm trong ngành khách sạn và đã du học ba măm tại đại học John Hopkin ở Washing ton, anh Jirayu Tulayanond, cho biết ngoài tre, gỗ vật những loại vật liệu khác như thép, kính, những cột chống bê tông trên mặt nước, không nên cứng nhắc cho rằng đó không phải là những vật liệu tự nhiên nên không sử dụng. Ngoài ra không ai có thể phủ nhận tính cần thiết của những loại vật liệu đó.

Theo anh thì nếu muốn tính toán cụ thể phần trăm các loại vật liệu đang được sử dụng tại khu Bangkok Tree House thì anh vẫn có thể đưa ra con số là từ 40 - 50% các loại vật liệu trong mỗi phòng khách sạn là những vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.

Chúng tôi vào một trong những căn phòng và nhận thấy đúng như anh cho biết. Diện tích của mỗi phòng là 55 mét vuông cho cả ba tầng gồm tầng thứ nhất là khu vệ sinh và phòng tắm, tầng thứ hai là phòng ngủ và tầng thứ ba trên mái mở với ghế tre hay giường bố dành cho khách thuê phòng sử dụng.

Phòng tắm mở dù được trang bị vòi hoa sen, nhưng quanh nơi tắm là những vật dụng bằng tre để treo móc quần áo, bàn gỗ để vật dụng và ghế gỗ để ngồi…

Kính là chất liệu được sử dụng trong kiến trúc để làm tường ngăn, cửa sổ và một phần sàn trong nhà vệ sinh, sàn phòng ngủ. Khách có thể nhìn xuống chân mình để thấy đang đứng trên nước sông và cây xanh bên dưới.

Năng lượng tái tạo

gm-bkk-3-250.jpg
 

Sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời tại Khách sạn Bangkok Tree House ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh chụp hôm 16-01-2013. RFA photo.

Thiết kế của mỗi phòng khách sạn có hai lớp mái. Lý do được nói nhằm không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào phòng khiến cần nhiều năng lượng làm mát.

 

Hai dạng năng lượng tái tạo được sử dụng để thắp sáng hàng lang lối đi ngoài phòng của khách vào ban đêm là năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Một dàn pin mặt trời và một trụ turbine gió làm nhiệm vụ thu nạp năng lượng vào ban ngày để phục vụ khi trời tối.

Tuy nhiên, trong các phòng ngủ gắn máy lạnh, máy vi tính và các hoạt động khác cần đến điện năng đều phải cần điện từ lưới điện công cọng cung cấp. Chỉ có tầng phòng ngủ mới gắn máy lạnh, còn tầng vệ sinh, nhà tắm không gắn loại máy thải khí gây hiệu ứng nhà kính này. Anh Jirayu Tulayanond cho biết sẽ giữ nguyên diện tích nhỏ của loại phòng chứ không mở rộng. Mục đích là để tiết kiệm năng lượng và người sử dụng thấy thân mật hơn.

Theo chủ nhân của khách sạn thì loại xà phòng rửa mà khách sạn sử dụng và cung cấp cho khách là loại được chế biến từ dứa/hay khóm với tính cất acid mạnh của loại trái cây này, sau khi được cho lên men.

Xử lý rác thải

Bangkok Tree House đề ra chỉ tiêu thu gom mỗi ký rác thải cho mỗi khách đăng ký nghỉ lại tại khách sạn này. Hằng ngày, dù khách sạn có những phương án xử lý rác thải của riêng khách sạn; tuy nhiên nước sông đưa những loại rác lềnh bềnh từ nơi khác tấp vào. Khách sạn có nhân viên thu lượm hết những vật ‘không mời mà đến này’.

Trong số những rác trôi nổi đó, nếu những gì tận dụng được khách sạn đều dùng như đã nói những mảnh gỗ trôi được xử lý và tạo thành vật trang trí…

Giun đất được thí nghiệm sử dụng như một tác nhân nhằm có thể phân hủy một số những loại rác thải và thức ăn thừa bỏ ra.

Nước thải của khách sạn trước khi đổ ra sông được xử lý qua bốn bồn cát. Còn những chất thải bồn phốt thì được nhân viên định kỳ lấy đưa đến xe thu công cộng để mang về nơi xử lý tập trung.

Theo anh Jirayu Tulayanond thì hiện có ý kiến là không nên gây bất kỳ tác động nào đến môi trường thiên nhiên (zero impact); tuy nhiên anh không đồng ý với ý kiến đó mà nên có những tác động tích cực (positive impact) để phục vụ con người và phát triển.

Hai vị khách nghỉ tại Bangkok Tree House mà chúng tôi có dịp nói chuyện khi đến đó là chị Ilana Ifrah và anh Marin DeJong. Hai người từ Hòa Lan đến. Họ từng nghỉ ở khách sạn lớn ở Bangkok nhưng khi biết được Bangkok Tree House thì họ dời đến ở. Chị Ilana Ifrah chia xẻ với ý theo chị thì Bangkok Tree House là một địa điểm sinh thái, thân thiện môi trường. Chị không muốn không khí ồn ào, nhộn nhịp của khu đường chính Sukhumvit ở trung tâm Bangkok nên mới vào mạng tìm và kiếm được nơi này để đến.

Chị rất thích khung cảnh xanh mát, cũng như những loại trái cây địa phương mà chị được ăn ở Bangkok Tree House.

gm-bkk-2-250.jpg
 

Biên tập viên Gia Minh (trái) và Anh Jirayu Tulayanond, chủ nhân Khách sạn Bangkok Tree House tại thủ đô Bangkok, Thái Lan hôm 16-01-2013. RFA photo.

Sử dụng những vật phẩm sẵn có để phục vụ khách nghỉ tại Bangkok Tree House là một trong những mục tiêu của chủ nhân. Ngoài ra hầu như toàn bộ những nhân viên làm việc tại đó cũng là người dân trong khu vực bán kính chừng 1 kilomet của Bangkok Tree House mà thôi.

 

Những điểm này có thể thu hút du khách phương xa muốn tìm nét bản địa và môi trường thiên nhiên nhiệt đới như ở Xứ Thái.

Tuy nhiên, theo chị Ilana Ifrah điểm mà chị chưa hài lòng với nơi này là là tiếng ồn của những tàu, phà qua lại trên sông suốt ngày; nhất là vào ban đêm giờ ngủ nghỉ…

Anh Jirayu Tulayanond cho biết chuyện ô nhiễm tiếng ồn nằm ngoài tầm tay của những người như anh. Tuy nhiên, chính quyền địa phương rất cương quyết trong việc bảo vệ khu vực được mệnh danh là ‘Vùng Xanh’ Bang Krachao này. Mọi công trình xây dựng trong vùng đều phải tuân thủ nghiêm nhặt những nguyên tắc bảo vệ thiên nhiên.

Chủ nhân cho biết Bangkok Tree House được mở cửa từ hồi tháng hai năm ngoái. Đến nay vẫn là quá trình học hỏi đối với bản thân anh và nhân viên. Trước đây làm việc trong những khách sạn lớn anh thấy có một phí phạm rất lớn về năng lượng, về quản trị. Tuy nhiên, đối với cách thức làm khác người hiện nay cũng là một thử thách lớn lao.

Qua gần một năm hoạt động, Bangkok Tree House giúp cho những người làm việc tại đó cũng như khách du bài học sống gần với thiên nhiên, biết kiên nhẫn khi sống trong môi trường tự nhiên vì không phải mọi thứ đều có sẵn ngay khi mình muốn; và bài học lớn nhất là hiểu biết thiên nhiên để thích ứng các công việc của con người.

Bangkok Tree House chỉ là một điểm rất nhỏ trong thành phố Bangkok. Điểm này cũng chỉ như một chấm trên hành tinh Trái Đất. Tuy nhiên, trong khi tình hình suy thoái môi trường diễn ra ngày càng trầm trọng như bấy lâu nay; thì một nổ lực như của Bangkok Tree House là đáng trân trọng. Nếu nhiều điểm như thế được lập nên tạo thành một mạng lưới mỗi lúc một nhiều thêm và ý thức con người cũng được nâng cao theo chiều hướng đó; chắc hẳn công cuộc phòng chống tình trạng xâm hại thiên nhiên, hủy hoại môi trường tự nhiên sẽ có hiệu quả.

Mục Khoa học - Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí vị kỳ tới.

Gia Minh chào tạm biệt.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm