Sức khỏe và đời sống
Khám phá ngẫu nhiên đem lại tin vui cho người hói
Tiến sĩ Mirna Perez-Moreno, chuyên gia Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Tây Ban Nha, đang thử nghiệm thuốc kháng viêm trên chuột thì kinh ngạc phát hiện các con vật này mọc thêm nhiều lông. Bà đã bắt tay tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Bà Perez-Moreno khám phá ra rằng, hiện tượng do các đại thực bào (macrophage) có nguồn gốc từ các tế bào máu trắng có tên gọi "bạch cầu đơn nhân to" gây ra. Hệ miễn dịch thường sản sinh ra các đại thực bào để chống lại các nhiễm trùng cũng như loại bỏ mô chết.
Theo tiến sĩ Perez-Moreno, các đại thực bào đã kích hoạt các tế bào gốc lân cận, vốn chịu trách nhiệm về quá trình mọc lông/tóc. Điều này đồng nghĩa, các nang lông có thể được kích thích phát triển mà không cần cấy ghép lông/tóc - thủ thuật có thể tiêu tốn tới hơn 7.700 USD.
Bà Perez-Moreno và cộng sự viết trên tạp chí PLOS Biology: "Một trong các thách thức hiện thời trong lĩnh vực tế bào gốc là ... thúc đẩy sự tái tạo mà không cần phải cấy ghép. Thông qua nghiên cứu này, chúng ta hiện biết rằng, các đại thực bào đóng một vai trò then chốt trong môi trường bao quanh các tế bào gốc. Khám phá của chúng tôi nêu bật tầm quan trọng của các đại thực bào như yếu tố điều biến đối với các quá trình tái tạo da, vượt ra ngoài chức năng chính của chúng như các tế bào miễn dịch thực bào".
Một nghiên cứu trước đó đã nhận diện các tín hiệu từ da giúp thúc đẩy sự mọc lông/tóc, nhưng chính xác các loại tế bào làm điều đó như thế nào tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi.
Mặc dù nghiên cứu được tiến hành trên chuột nhưng nhóm của tiến sĩ Perez-Moreno tin rằng, khám phá của họ có thể thúc đẩy việc phát triển các phương pháp chữa trị mới cho những người bị hói hoặc rụng tóc. Họ cũng kỳ vọng, khám phá có thể tác động đến các cách tái tạo mô, chống lão hóa và ung thư ở người.
Tuấn Anh(Theo Daily Mail, WSJ)
Khám phá ngẫu nhiên đem lại tin vui cho người hói
Tiến sĩ Mirna Perez-Moreno, chuyên gia Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Tây Ban Nha, đang thử nghiệm thuốc kháng viêm trên chuột thì kinh ngạc phát hiện các con vật này mọc thêm nhiều lông. Bà đã bắt tay tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Bà Perez-Moreno khám phá ra rằng, hiện tượng do các đại thực bào (macrophage) có nguồn gốc từ các tế bào máu trắng có tên gọi "bạch cầu đơn nhân to" gây ra. Hệ miễn dịch thường sản sinh ra các đại thực bào để chống lại các nhiễm trùng cũng như loại bỏ mô chết.
Theo tiến sĩ Perez-Moreno, các đại thực bào đã kích hoạt các tế bào gốc lân cận, vốn chịu trách nhiệm về quá trình mọc lông/tóc. Điều này đồng nghĩa, các nang lông có thể được kích thích phát triển mà không cần cấy ghép lông/tóc - thủ thuật có thể tiêu tốn tới hơn 7.700 USD.
Bà Perez-Moreno và cộng sự viết trên tạp chí PLOS Biology: "Một trong các thách thức hiện thời trong lĩnh vực tế bào gốc là ... thúc đẩy sự tái tạo mà không cần phải cấy ghép. Thông qua nghiên cứu này, chúng ta hiện biết rằng, các đại thực bào đóng một vai trò then chốt trong môi trường bao quanh các tế bào gốc. Khám phá của chúng tôi nêu bật tầm quan trọng của các đại thực bào như yếu tố điều biến đối với các quá trình tái tạo da, vượt ra ngoài chức năng chính của chúng như các tế bào miễn dịch thực bào".
Một nghiên cứu trước đó đã nhận diện các tín hiệu từ da giúp thúc đẩy sự mọc lông/tóc, nhưng chính xác các loại tế bào làm điều đó như thế nào tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi.
Mặc dù nghiên cứu được tiến hành trên chuột nhưng nhóm của tiến sĩ Perez-Moreno tin rằng, khám phá của họ có thể thúc đẩy việc phát triển các phương pháp chữa trị mới cho những người bị hói hoặc rụng tóc. Họ cũng kỳ vọng, khám phá có thể tác động đến các cách tái tạo mô, chống lão hóa và ung thư ở người.
Tuấn Anh(Theo Daily Mail, WSJ)