Kinh Khổ
Khảo dị “Ném chuột vỡ bình quí”
Mình có người bạn, nhà rất nghèo, lương ba cọc ba đồng, ở lắp ghép đời 1977, nhưng anh có một cái bát từ đời nhà…Thanh, men xạnh, rạn chân chim.
(Blog Hiệu Minh)
Mình có người bạn, nhà rất nghèo, lương ba cọc ba đồng, ở
lắp ghép đời 1977, nhưng anh có một cái bát từ đời nhà…Thanh,
men xạnh, rạn chân chim. Có người tới trả 10 ngàn đô nhưng không
bán, vì anh bảo nó quí, có một không hai. Nghèo rớt nhưng có
đồ gia bảo trong nhà là hạnh phúc rồi.
![]() |
Ném chuột sợ vỡ bình. Ảnh minh họa internet |
Vì thế, đến nhà nào khoe có đồ cổ, là tôi thấy…chán. Ừ
cứ cho là cái kiếm, cái chén, cái bình, bộ bàn ghế “chân
triện đời Minh”, có từ thời nhà Hán Vũ Đế, thì cũng chỉ là
thứ người ta dùng ngày xưa như mình dùng bát đĩa, bàn ghế bây
giờ. Để lâu thành cổ vật, thành một thứ mê hoặc hão huyền.
Có đồ quí mà nghèo như anh bạn trên thì chưa chắc đã…quí.
Theo VNN đưa tin,
trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội trước kỳ họp Quốc
Hội, ngày 10-6, TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhận được rất nhiều
kiến nghị liên quan chống tham nhũng và tiêu cực.
Ông Trọng nói về cái khó của việc xử lý “Phát hiện đã khó
nhưng xử lý phải nghiêm. Ta muốn xử lý nhanh nhưng bao nhiêu công đoạn,
một vụ án chằng chịt bao nhiêu mối quan hệ, giám định kê khai có đúng
không, giám định người khai có đúng không… rất phức tạp. Chưa kể nhiều
lần nói đây là vấn đề lợi ích, cấu kết, móc ngoặc với nhau, lợi ích
nhóm, ông mất chân giò, bà thò chai rượu… những quan hệ lằng nhằng với
nhau”.
Vì thế, ông cho rằng, xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho
được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây
mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm.
“Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác
Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao
diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn
định”. Ông nói thêm.
Riêng đoạn ông Trọng nói về hệ thống mà trong đó có “vấn
đề lợi ích, cấu kết, móc ngoặc với nhau, lợi ích nhóm, ông
mất chai giò, bà thò chai rượu…” chứng tỏ “cái bình” ý chả
quí tẹo nào.
Thứ nữa, làm gì mà chả có giá phải trả. Chống tham nhũng
lại sợ mất ổn định, thì chống cái gì. Đơn giản, người tham
nhũng phải có quyền lực, can thiệp cả vào luật pháp, làm méo
mó hệ thống. Đánh tham nhũng là dứt dây động rừng, ổn định
thế nào được.
Tích “Ném chuột, vỡ bình” có trong dân gian từ xa xưa. Có lẽ
TBT Trọng đọc chuyện từ thời còn nhỏ, không biết phần khảo
dị.
Chuyện kể rằng, ngày xưa, ở vương quốc nọ, vị vua được tặng cái
bình bằng ngọc, rất quí. Trong cung, ngài cũng nuôi đàn chuột bạch.
Chúng quanh quẩn với vua, hoàng hậu, và đi vòng quanh cái bình,
đùa vui.
Thấy con chuột đầu đàn có vẻ nhanh nhẹn nên nhà vua đã cho
phép nó được thoải mái đi lại, đùa giỡn trong cung, muốn ăn
cái gì cũng được, kể cả cao lương mỹ vị dành riêng cho vua.
![]() |
TBT Nguyễn Phú Trọng gặp cử tri HN. Ảnh: VNN
Thấy được giao trọng trách, lại hưởng phú quí hơn đồng
loại, nên chú chuột này tỏ ra kiêu căng. Chui vào bình, nhảy
múa, ăn chơi trong đó, có lần nó đưa cả gái chuột vào tự
tình.
Một lần, nhà vua bắt gặp, nổi giận, lấy cái gậy đập con chuột chết tươi, nhưng bình quí cũng vỡ tan.
Nhà vua kể chuyện này cho một nhà hiền triết. Vị này nói,
cái bình quí ở chỗ nào? Quí ở chỗ là bình làm bằng ngọc,
có niên đại hàng ngàn năm, vua trả lời.
Ai chứng minh là bình này làm bằng ngọc và ai đã làm nó từ năm nào? Nhà vua lắc đầu, chịu.
Ngài thấy chưa, ngài quí cái bình chỉ vì người ta đồn nó
làm bằng ngọc, mà chắc gì đã bằng ngọc, cách đây 1000 năm,
không có chứng cứ. Ngài quí cái thứ hão huyền.
Như vậy chưa chắc cái bình đã quí như ngài tưởng, có vỡ cũng chẳng chết ai.
Thêm vào đó, chuột đã hoành hành trong cung vua khá lâu rồi.
Nếu cứ để hiện trạng chuột trộm cắp và lạm dụng quyền lực,
lũ chuột khác sẽ bắt chước, khi đó mạng vua cũng khó bảo
toàn.
Đập chuột có vỡ bình quí, nếu điều đó giúp được bình
thiên hạ, ghế của ngài cũng được yên ổn, đó là việc nên làm.
Nếu ngài còn nhớ đồ quí, dân biết ơn sẽ góp tiền mua bình
khác, có giá trị thực và niên đại hẳn hoi. Một công đôi ba
việc, há chẳng nên ru?
Ngài chần chừ, không dám làm gì, vì sự ổn định giả tạo,
một hôm người ta thấy mạng ngài cũng không quí bằng cái bình,
họ quí chuột hơn ngai vàng, thì làm sao, làm sao. Lúc đó, thảm
họa đổ lên đầu, liệu rằng có “khôn ngoan và có con mắt chiến
lược?”
Nghe nói vương quốc ấy là Thụy Điển bây giờ. Muốn tiến lên
CNCS kiểu Thụy Điển hay Bắc Âu, hãy đừng hão huyền ngồi ôm cái
bát cổ nhưng đói rã họng như anh bạn tôi.
HM. 6-10-2014
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Khảo dị “Ném chuột vỡ bình quí”
Mình có người bạn, nhà rất nghèo, lương ba cọc ba đồng, ở lắp ghép đời 1977, nhưng anh có một cái bát từ đời nhà…Thanh, men xạnh, rạn chân chim.
Mình có người bạn, nhà rất nghèo, lương ba cọc ba đồng, ở
lắp ghép đời 1977, nhưng anh có một cái bát từ đời nhà…Thanh,
men xạnh, rạn chân chim. Có người tới trả 10 ngàn đô nhưng không
bán, vì anh bảo nó quí, có một không hai. Nghèo rớt nhưng có
đồ gia bảo trong nhà là hạnh phúc rồi.
![]() |
Ném chuột sợ vỡ bình. Ảnh minh họa internet |
Vì thế, đến nhà nào khoe có đồ cổ, là tôi thấy…chán. Ừ
cứ cho là cái kiếm, cái chén, cái bình, bộ bàn ghế “chân
triện đời Minh”, có từ thời nhà Hán Vũ Đế, thì cũng chỉ là
thứ người ta dùng ngày xưa như mình dùng bát đĩa, bàn ghế bây
giờ. Để lâu thành cổ vật, thành một thứ mê hoặc hão huyền.
Có đồ quí mà nghèo như anh bạn trên thì chưa chắc đã…quí.
Theo VNN đưa tin,
trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội trước kỳ họp Quốc
Hội, ngày 10-6, TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhận được rất nhiều
kiến nghị liên quan chống tham nhũng và tiêu cực.
Ông Trọng nói về cái khó của việc xử lý “Phát hiện đã khó
nhưng xử lý phải nghiêm. Ta muốn xử lý nhanh nhưng bao nhiêu công đoạn,
một vụ án chằng chịt bao nhiêu mối quan hệ, giám định kê khai có đúng
không, giám định người khai có đúng không… rất phức tạp. Chưa kể nhiều
lần nói đây là vấn đề lợi ích, cấu kết, móc ngoặc với nhau, lợi ích
nhóm, ông mất chân giò, bà thò chai rượu… những quan hệ lằng nhằng với
nhau”.
Vì thế, ông cho rằng, xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho
được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây
mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm.
“Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác
Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao
diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn
định”. Ông nói thêm.
Riêng đoạn ông Trọng nói về hệ thống mà trong đó có “vấn
đề lợi ích, cấu kết, móc ngoặc với nhau, lợi ích nhóm, ông
mất chai giò, bà thò chai rượu…” chứng tỏ “cái bình” ý chả
quí tẹo nào.
Thứ nữa, làm gì mà chả có giá phải trả. Chống tham nhũng
lại sợ mất ổn định, thì chống cái gì. Đơn giản, người tham
nhũng phải có quyền lực, can thiệp cả vào luật pháp, làm méo
mó hệ thống. Đánh tham nhũng là dứt dây động rừng, ổn định
thế nào được.
Tích “Ném chuột, vỡ bình” có trong dân gian từ xa xưa. Có lẽ
TBT Trọng đọc chuyện từ thời còn nhỏ, không biết phần khảo
dị.
Chuyện kể rằng, ngày xưa, ở vương quốc nọ, vị vua được tặng cái
bình bằng ngọc, rất quí. Trong cung, ngài cũng nuôi đàn chuột bạch.
Chúng quanh quẩn với vua, hoàng hậu, và đi vòng quanh cái bình,
đùa vui.
Thấy con chuột đầu đàn có vẻ nhanh nhẹn nên nhà vua đã cho
phép nó được thoải mái đi lại, đùa giỡn trong cung, muốn ăn
cái gì cũng được, kể cả cao lương mỹ vị dành riêng cho vua.
![]() |
TBT Nguyễn Phú Trọng gặp cử tri HN. Ảnh: VNN
Thấy được giao trọng trách, lại hưởng phú quí hơn đồng
loại, nên chú chuột này tỏ ra kiêu căng. Chui vào bình, nhảy
múa, ăn chơi trong đó, có lần nó đưa cả gái chuột vào tự
tình.
Một lần, nhà vua bắt gặp, nổi giận, lấy cái gậy đập con chuột chết tươi, nhưng bình quí cũng vỡ tan.
Nhà vua kể chuyện này cho một nhà hiền triết. Vị này nói,
cái bình quí ở chỗ nào? Quí ở chỗ là bình làm bằng ngọc,
có niên đại hàng ngàn năm, vua trả lời.
Ai chứng minh là bình này làm bằng ngọc và ai đã làm nó từ năm nào? Nhà vua lắc đầu, chịu.
Ngài thấy chưa, ngài quí cái bình chỉ vì người ta đồn nó
làm bằng ngọc, mà chắc gì đã bằng ngọc, cách đây 1000 năm,
không có chứng cứ. Ngài quí cái thứ hão huyền.
Như vậy chưa chắc cái bình đã quí như ngài tưởng, có vỡ cũng chẳng chết ai.
Thêm vào đó, chuột đã hoành hành trong cung vua khá lâu rồi.
Nếu cứ để hiện trạng chuột trộm cắp và lạm dụng quyền lực,
lũ chuột khác sẽ bắt chước, khi đó mạng vua cũng khó bảo
toàn.
Đập chuột có vỡ bình quí, nếu điều đó giúp được bình
thiên hạ, ghế của ngài cũng được yên ổn, đó là việc nên làm.
Nếu ngài còn nhớ đồ quí, dân biết ơn sẽ góp tiền mua bình
khác, có giá trị thực và niên đại hẳn hoi. Một công đôi ba
việc, há chẳng nên ru?
Ngài chần chừ, không dám làm gì, vì sự ổn định giả tạo,
một hôm người ta thấy mạng ngài cũng không quí bằng cái bình,
họ quí chuột hơn ngai vàng, thì làm sao, làm sao. Lúc đó, thảm
họa đổ lên đầu, liệu rằng có “khôn ngoan và có con mắt chiến
lược?”
Nghe nói vương quốc ấy là Thụy Điển bây giờ. Muốn tiến lên
CNCS kiểu Thụy Điển hay Bắc Âu, hãy đừng hão huyền ngồi ôm cái
bát cổ nhưng đói rã họng như anh bạn tôi.
HM. 6-10-2014