Sức khỏe và đời sống

Khí công khác gì thể dục?

Bệnh nào thuốc ấy, mỗi bệnh một đơn thuốc là nguyên tắc không cần nghĩ bàn khi sử dụng trị liệu bằng y học, dù là Tây y hay Đông y. Trong khi đó mỗi môn khí công chỉ có một bộ động tá




Thái Cực Quyền


Bệnh nào thuốc ấy, mỗi bệnh một đơn thuốc là nguyên tắc không cần nghĩ bàn khi sử dụng trị liệu bằng y học, dù là Tây y hay Đông y. Trong khi đó mỗi môn khí công chỉ có một bộ động tác, đôi khi rất đơn giản, nhưng người tập lại có thể khỏi được nhiều loại bệnh khác nhau. Vậy bí ẩn nằm ở chỗ nào?

Trong bối cảnh giao thương toàn cầu hóa, nhiều người phương Tây có dịp tiếp xúc với tinh hoa văn hóa phương Đông, bao gồm cả khí công, yoga, thiền định… Bạn sẽ không khó để bắt gặp những câu lạc bộ hay trung tâm dạy khí công tại một thành phố nào đó trên các đất nước thuộc châu Âu hay Mỹ. Cũng nhờ đó, một số nghiên cứu khoa học về khí công đã được tiến hành, giúp khẳng định công hiệu kỳ diệu của chúng đối với sức khỏe con người, vén mở thêm những bí ẩn về phương pháp dưỡng sinh, tu luyện của người xưa.




Sự khác biệt giữa khí công và thể dục

Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa khí công và thể dục, cho rằng tập khí công cũng giống như thể dục, có vận động thì là tốt cho sức khỏe. Họ lý luận kiểu như, tập môn nào cũng thế. Thực ra, sự khác biệt giữa khí công và thể dục là rất to lớn, từ bên ngoài cho đến nguyên lý và ý nghĩa sâu xa bên trong. Thậm chí ngay giữa các môn khí công với nhau cũng hoàn toàn khác biệt.

Khí công có nhiều môn phái khác nhau, nhưng dường như Thái Cực Quyền và Pháp Luân Công là hai môn khí công được công chúng biết đến và theo tập nhiều hơn cả trong thời đại hiện nay.

Thái Cực Quyền được Trương Tam Phong – vị Đạo sĩ nổi danh xuyên qua các triều đại Tống, Minh, Nguyên – sáng lập nên. Thân thế của ông hiện vẫn còn nhiều bí ẩn, nhưng người ta cho rằng ông là người duy nhất được vài vị hoàng đế tìm đến phong danh hiệu. Hoàng đế Minh Anh Tông phong cho ông danh hiệu là “Thông vi hiển hóa chân nhân”; Minh Hiến Tông phong cho ông danh hiệu là “Thao quang thượng chí chân tiên”; Minh Thế Tông phong tặng tước hiệu “Thanh hư nguyên diệu chân quân”. (Đạo gia tu Chân, nên những tên hiệu này đều có một chữ “Chân”). Suốt triều đại nhà Minh, từ bậc đế vương tới bách tính, đạo rất phổ biến và được coi trọng, điều này không thể tách khỏi ảnh hưởng to lớn của Trương Tam Phong.


Sư phụ Trương Tam Phong sáng lập ra môn Thái Cực Quyền
Sư phụ Trương Tam Phong sáng lập ra môn Thái Cực Quyền


Nói về Thái Cực Quyền, Trương Tam Phong đã từng viết, “Mỗi động tác đều nhẹ nhàng, thanh thoát, trường giang đại hải, liên miên bất tận. Gốc rễ ở chân, phát ở đùi, chúa tể tại eo, hình tại ngón tay; Từ chân, qua đùi, đến eo cần phải hoàn chỉnh nhất khí.


Trương Tam Phong quan sát trận đấu giữa hạc và rắn rồi sáng tạo ra Thái Cực Quyền (Ảnh: internet)
Trương Tam Phong quan sát trận đấu giữa hạc và rắn rồi sáng tạo ra Thái Cực Quyền (Ảnh: internet)


Động tác của Thái Cực Quyền thoạt nhìn thì thấy mềm mại như múa, nhưng lại uy lực không kể xiết. Có một câu chuyện kể rằng, Trương Tam Phong quan sát hạc và rắn đánh nhau. Hạc từ trên cây sà xuống đấu với rắn nằm khoanh tròn. Con rắn đang tĩnh chợt động, tránh né vô cùng linh động. Với hiểu biết của mình về Đạo và trường phái Thiếu Lâm ngoại gia, Trương Tam Phong đã sáng tạo một môn võ mới dựa vào đạo lý “lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương”…


Thái Cực Quyền thoạt nhìn thì thấy mềm mại như múa, nhưng uy lực không kể xiết (Ảnh: Internet)
Thái Cực Quyền thoạt nhìn thì thấy mềm mại như múa, nhưng uy lực không kể xiết (Ảnh: Internet)


Tuy ngày nay có hàng triệu người trên thế giới theo tập Thái Cực Quyền, và họ vẫn thu được những lợi ích nhất định, nhưng những điều nguyên gốc tinh hoa nhất đã không còn. Nhiều người cho rằng, nội hàm của Thái Cực Quyền, đặc biệt là bộ các hệ thống cực kỳ uyên thâm về tu luyện thân thể người đã không được lưu giữ trọn vẹn.

Pháp Luân Công cũng là một môn khí công rất nổi tiếng trong những năm gần đây. Thực ra Pháp Luân Công là khí công tu luyện Phật gia có lịch sử rất xa xưa, nhưng chỉ được truyền phổ biến ra ngoài công chúng từ năm 1992. Cốt lõi của Pháp Luân công gồm có một bộ 5 bài động tác đơn giản và yêu cầu thực hành theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Hiệu quả phục hồi sức khỏe của Pháp Luân Công kinh ngạc đến mức chỉ trong 9 năm phổ truyền ra xã hội theo hình thức người truyền người, tâm truyền tâm, người ta đã thống kê được khoảng 100 triệu người theo tập ngay tại Trung Quốc, nơi có đến hàng ngàn môn khí công khác nhau.

Nhìn vào các bài động tác của nhiều môn khí công, người ta sẽ thấy chúng chủ yếu đều là chậm rãi nhẹ nhàng, khoan thai, thậm chí có lúc còn là tĩnh chỉ hẳn lại (thiền định). Trong khi đó các bài tập thể dục đa phần đều yêu cầu vận động mạnh mẽ để gia tăng tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất.

Khí công tăng cường trẻ hóa, thể dục thúc đẩy lão hóa

Yêu cầu giữa khí công và thể dục là khác nhau, do đó hiệu quả cũng hoàn toàn khác nhau. Các bài tập khí công có thể làm cho người ta hết bệnh, đạt được hiệu quả dưỡng sinh, và vượt xa hơn nữa là tiến nhập vào trạng thái tu luyện thân thể, tích lũy vật chất năng lượng. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã kiểm chứng được rằng thân thể các khí công sư có thể phát ra các vật chất như tia tử ngoại, hồng ngoại và nhiều loại vật chất năng lượng khác cao hơn người thường hàng trăm đến hàng ngàn lần.

Những người tập khí công có thể đạt đến trạng thái thân thể hết bệnh, có cảm giác trẻ hơn so với tuổi. Trong khi đó, những người vận động nhiều, đặc biệt là các vận động viên làm cho người ta có cảm giác già hơn tuổi. Về lâu dài, họ có thể phát triển nhiều chứng bệnh thoái hóa nhanh chóng hơn người bình thường. Tập thể dục có thể tăng sức đề kháng đối với một số bệnh thông thường như cảm cúm, nhức đầu… nhưng đối với những bệnh khác, đặc biệt là các vấn đề nan y (tim mạch, tiểu đường, ung thư…) thì không mang lại nhiều tác dụng. Thậm chí trong một số trường hợp bệnh lý còn phải rất thận trọng khi tập thể dục.


falungong_1992_1999
Cảnh một buổi tập Pháp Luân Công thường thấy ở Trung Quốc trong những năm 1992-1999


Đơn giản như môn chạy bộ, đây là môn dễ tập cho mọi người, ai cũng có thể chạy được. Tuy nhiên, những chuyên gia về tim mạch lại khuyến cáo phải dè chừng với môn này vì nó có thể gây đột biến cho người bị bệnh tim mạch hoặc làm nặng hơn cho những người bị bệnh thấp khớp. Ngoài ra ở những người chạy bộ quanh năm xương của họ bị mòn dần do sự cọ sát giữa các khớp làm các đầu khớp xương bị mòn vẹt và gây nên tổn hại cho xương. Như vậy, tập thể dục nhiều cũng có thể gây ra phản ứng phụ bất lợi cho cơ thể.

Tại sao cùng một bộ động tác khí công có thể nhắm trị nhiều loại bệnh?

Nhìn từ góc độ của các khí công sư, quan niệm về thân thể người cũng tương tự như lý luận trong Đông y, nó gắn liền với học thuyết Âm – Dương và ngũ hành của Đạo gia. Họ xem thân thể người là một hệ thống gắn liền với tự nhiên (Thiên – Nhân hợp nhất), được nuôi dưỡng bằng một loại năng lượng còn gọi là khí thông qua các kênh năng lượng gọi là kinh lạc. Kinh lạc phân bố ra toàn thân, là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng, lục phủ, cân, mạch, cơ nhục, xương… kết thành một chỉnh thể thống nhất.

Hệ thống kinh lạc của cơ thể tựa như mạng lưới giao thông trong thành phố, nếu vận hành nhịp nhàng thông suốt thì mọi hoạt động của thành phố sẽ diễn ra tốt đẹp. Nếu ứ tắc tại đâu đó thì sẽ có rối loạn ở các bộ phận có liên quan.

Các khí công sư quan niệm rằng, khí chạy trong các kênh phải đạt được âm dương cân bằng, đầy đủ, dịch chuyển tự do nhưng đúng hướng. Khi sự cân bằng âm dương bị phá vỡ sẽ dẫn đến rối loạn nghiêm trọng của luồng năng lượng trong hệ thống kinh mạch. Nó có thể gây ra sự thịnh hay suy của khí trong một số bộ phận nhất định hoặc cả hệ thống cơ thể, từ đó dẫn đến các bệnh tật. Có những sự mất cân bằng mãn tính có thể gây ra hậu quả không lớn nhưng ảnh hưởng lâu dài. Sự mất cân bằng cấp tính được thể hiện dưới dạng các bệnh như sốt hay nhiễm trùng. Nhiều dạng mất cân bằng phức tạp khác cũng có thể xuất hiện.

Trong cơ thể có hàng ngàn hàng vạn kinh lạc giao nối với nhau khắp nơi, chủ định là phải thông suốt nếu không cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện bệnh tật. Mặc dù có rất nhiều loại bệnh khác nhau, nhưng theo Đông y thì chúng đều có cùng một nguyên nhân căn bản là do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể, kinh lạc không thông, ứ tắc… Do vậy, mục đích của các phương pháp trị liệu, dù cho đó là kim châm, thủ châm, cứu (dùng ngải nhung để làm nóng huyệt), mát xa, điều trị bằng thảo dược, ăn kiêng, hoặc tập khí công – đều là giúp đánh thông các dòng khí để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương và ngũ hành cho cơ thể. Khi các kinh mạch được khai thông và điều hòa thì người ta sẽ hết bệnh.

Luyện tập khí công cho phép đánh thông hệ thống này, đồng thời thanh lọc đẩy bỏ các chất độc ra ngoài cơ thể, khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường, khi đó các bệnh tật sẽ biến mất. Như vậy, cùng một bộ động tác nhưng tác động đến toàn cơ thể, chỗ nào cũng có tác dụng. Tất nhiên hiệu quả nhanh chậm tùy thuộc vào đặc thù của môn phái và cách thực hành của người luyện.

Khí công chân chính là tu luyện, bao gồm cả tu tâm tính và luyện động tác

Tuyệt đại đa số các môn khí công chân chính đều có nguồn gốc lịch sử rất xa xưa, và đều là những phương pháp tu luyện của người xưa. Các môn phái, đặc biệt là khí công thuộc trường phái Đạo gia, chủ yếu là đơn truyền và bí truyền. Họ có thể có nhiều đệ tử, nhưng thực ra vị sư phụ chỉ chân truyền cho một người có đủ tâm đức và ngộ tính tốt để lãnh hội.

Khi khoa học kỹ thuật phát triển, người ta dần quên đi khí công, quên đi tu luyện. Giống như Thái Cực Quyền, khí công như vậy đã bị thất truyền, rất nhiều người đời nay cũng giảng dạy khí công nhưng thực ra tinh hoa của nó không còn nữa. Họ chú trọng vào thủ pháp này thủ pháp kia, chú trọng luyện các bộ động tác mà đã mất đi nội hàm tu luyện uyên thâm. Thậm chí động tác cũng bị sai lệch, người ta có thể thêm thắt các động tác để tạo ra một môn khác.

Vì nhiều lý do khác nhau, các vị sư phụ truyền dạy khí công chân chính đều yêu cầu đệ tử phải có tâm tính cao, phải tốt. Nó không chỉ là luyện tập các bộ động tác mà còn là thực hành làm người tốt, phải Thiện. Nhìn từ góc độ dưỡng sinh cho cơ thể, điều này hoàn toàn hợp lý. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng được rằng khi người ta có tâm thái cực đoan, tức giận, uất hận, buồn bã, quá vui… cơ thể sẽ sinh ra nhiều loại độc tố tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, sinh ra cao huyết áp, lão hóa và nhiều loại tổn thương khác.

Ngày nay nhiều môn khí công không giảng về yêu cầu tu dưỡng đạo đức, nhưng thực ra khí công cổ xưa đều rất chú trọng đến khía cạnh này. Người tập càng giữ được tâm tính theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn bao nhiêu thì hiệu quả thu được càng lớn bấy nhiêu. Đây cũng chính là điều cốt lõi mà Pháp Luân Công yêu cầu các học viên thực hành, “tu tại tiên, luyện tại hậu”, động tác chỉ là phụ trợ.

Các học viên Pháp Luân Công đang luyện công.
Các học viên Pháp Luân Công đang luyện công.

Đình Vũ

Xem thêm:

Giới thiệu Pháp Luân Công


Tuan Le chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Khí công khác gì thể dục?

Bệnh nào thuốc ấy, mỗi bệnh một đơn thuốc là nguyên tắc không cần nghĩ bàn khi sử dụng trị liệu bằng y học, dù là Tây y hay Đông y. Trong khi đó mỗi môn khí công chỉ có một bộ động tá




Thái Cực Quyền


Bệnh nào thuốc ấy, mỗi bệnh một đơn thuốc là nguyên tắc không cần nghĩ bàn khi sử dụng trị liệu bằng y học, dù là Tây y hay Đông y. Trong khi đó mỗi môn khí công chỉ có một bộ động tác, đôi khi rất đơn giản, nhưng người tập lại có thể khỏi được nhiều loại bệnh khác nhau. Vậy bí ẩn nằm ở chỗ nào?

Trong bối cảnh giao thương toàn cầu hóa, nhiều người phương Tây có dịp tiếp xúc với tinh hoa văn hóa phương Đông, bao gồm cả khí công, yoga, thiền định… Bạn sẽ không khó để bắt gặp những câu lạc bộ hay trung tâm dạy khí công tại một thành phố nào đó trên các đất nước thuộc châu Âu hay Mỹ. Cũng nhờ đó, một số nghiên cứu khoa học về khí công đã được tiến hành, giúp khẳng định công hiệu kỳ diệu của chúng đối với sức khỏe con người, vén mở thêm những bí ẩn về phương pháp dưỡng sinh, tu luyện của người xưa.




Sự khác biệt giữa khí công và thể dục

Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa khí công và thể dục, cho rằng tập khí công cũng giống như thể dục, có vận động thì là tốt cho sức khỏe. Họ lý luận kiểu như, tập môn nào cũng thế. Thực ra, sự khác biệt giữa khí công và thể dục là rất to lớn, từ bên ngoài cho đến nguyên lý và ý nghĩa sâu xa bên trong. Thậm chí ngay giữa các môn khí công với nhau cũng hoàn toàn khác biệt.

Khí công có nhiều môn phái khác nhau, nhưng dường như Thái Cực Quyền và Pháp Luân Công là hai môn khí công được công chúng biết đến và theo tập nhiều hơn cả trong thời đại hiện nay.

Thái Cực Quyền được Trương Tam Phong – vị Đạo sĩ nổi danh xuyên qua các triều đại Tống, Minh, Nguyên – sáng lập nên. Thân thế của ông hiện vẫn còn nhiều bí ẩn, nhưng người ta cho rằng ông là người duy nhất được vài vị hoàng đế tìm đến phong danh hiệu. Hoàng đế Minh Anh Tông phong cho ông danh hiệu là “Thông vi hiển hóa chân nhân”; Minh Hiến Tông phong cho ông danh hiệu là “Thao quang thượng chí chân tiên”; Minh Thế Tông phong tặng tước hiệu “Thanh hư nguyên diệu chân quân”. (Đạo gia tu Chân, nên những tên hiệu này đều có một chữ “Chân”). Suốt triều đại nhà Minh, từ bậc đế vương tới bách tính, đạo rất phổ biến và được coi trọng, điều này không thể tách khỏi ảnh hưởng to lớn của Trương Tam Phong.


Sư phụ Trương Tam Phong sáng lập ra môn Thái Cực Quyền
Sư phụ Trương Tam Phong sáng lập ra môn Thái Cực Quyền


Nói về Thái Cực Quyền, Trương Tam Phong đã từng viết, “Mỗi động tác đều nhẹ nhàng, thanh thoát, trường giang đại hải, liên miên bất tận. Gốc rễ ở chân, phát ở đùi, chúa tể tại eo, hình tại ngón tay; Từ chân, qua đùi, đến eo cần phải hoàn chỉnh nhất khí.


Trương Tam Phong quan sát trận đấu giữa hạc và rắn rồi sáng tạo ra Thái Cực Quyền (Ảnh: internet)
Trương Tam Phong quan sát trận đấu giữa hạc và rắn rồi sáng tạo ra Thái Cực Quyền (Ảnh: internet)


Động tác của Thái Cực Quyền thoạt nhìn thì thấy mềm mại như múa, nhưng lại uy lực không kể xiết. Có một câu chuyện kể rằng, Trương Tam Phong quan sát hạc và rắn đánh nhau. Hạc từ trên cây sà xuống đấu với rắn nằm khoanh tròn. Con rắn đang tĩnh chợt động, tránh né vô cùng linh động. Với hiểu biết của mình về Đạo và trường phái Thiếu Lâm ngoại gia, Trương Tam Phong đã sáng tạo một môn võ mới dựa vào đạo lý “lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương”…


Thái Cực Quyền thoạt nhìn thì thấy mềm mại như múa, nhưng uy lực không kể xiết (Ảnh: Internet)
Thái Cực Quyền thoạt nhìn thì thấy mềm mại như múa, nhưng uy lực không kể xiết (Ảnh: Internet)


Tuy ngày nay có hàng triệu người trên thế giới theo tập Thái Cực Quyền, và họ vẫn thu được những lợi ích nhất định, nhưng những điều nguyên gốc tinh hoa nhất đã không còn. Nhiều người cho rằng, nội hàm của Thái Cực Quyền, đặc biệt là bộ các hệ thống cực kỳ uyên thâm về tu luyện thân thể người đã không được lưu giữ trọn vẹn.

Pháp Luân Công cũng là một môn khí công rất nổi tiếng trong những năm gần đây. Thực ra Pháp Luân Công là khí công tu luyện Phật gia có lịch sử rất xa xưa, nhưng chỉ được truyền phổ biến ra ngoài công chúng từ năm 1992. Cốt lõi của Pháp Luân công gồm có một bộ 5 bài động tác đơn giản và yêu cầu thực hành theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Hiệu quả phục hồi sức khỏe của Pháp Luân Công kinh ngạc đến mức chỉ trong 9 năm phổ truyền ra xã hội theo hình thức người truyền người, tâm truyền tâm, người ta đã thống kê được khoảng 100 triệu người theo tập ngay tại Trung Quốc, nơi có đến hàng ngàn môn khí công khác nhau.

Nhìn vào các bài động tác của nhiều môn khí công, người ta sẽ thấy chúng chủ yếu đều là chậm rãi nhẹ nhàng, khoan thai, thậm chí có lúc còn là tĩnh chỉ hẳn lại (thiền định). Trong khi đó các bài tập thể dục đa phần đều yêu cầu vận động mạnh mẽ để gia tăng tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất.

Khí công tăng cường trẻ hóa, thể dục thúc đẩy lão hóa

Yêu cầu giữa khí công và thể dục là khác nhau, do đó hiệu quả cũng hoàn toàn khác nhau. Các bài tập khí công có thể làm cho người ta hết bệnh, đạt được hiệu quả dưỡng sinh, và vượt xa hơn nữa là tiến nhập vào trạng thái tu luyện thân thể, tích lũy vật chất năng lượng. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã kiểm chứng được rằng thân thể các khí công sư có thể phát ra các vật chất như tia tử ngoại, hồng ngoại và nhiều loại vật chất năng lượng khác cao hơn người thường hàng trăm đến hàng ngàn lần.

Những người tập khí công có thể đạt đến trạng thái thân thể hết bệnh, có cảm giác trẻ hơn so với tuổi. Trong khi đó, những người vận động nhiều, đặc biệt là các vận động viên làm cho người ta có cảm giác già hơn tuổi. Về lâu dài, họ có thể phát triển nhiều chứng bệnh thoái hóa nhanh chóng hơn người bình thường. Tập thể dục có thể tăng sức đề kháng đối với một số bệnh thông thường như cảm cúm, nhức đầu… nhưng đối với những bệnh khác, đặc biệt là các vấn đề nan y (tim mạch, tiểu đường, ung thư…) thì không mang lại nhiều tác dụng. Thậm chí trong một số trường hợp bệnh lý còn phải rất thận trọng khi tập thể dục.


falungong_1992_1999
Cảnh một buổi tập Pháp Luân Công thường thấy ở Trung Quốc trong những năm 1992-1999


Đơn giản như môn chạy bộ, đây là môn dễ tập cho mọi người, ai cũng có thể chạy được. Tuy nhiên, những chuyên gia về tim mạch lại khuyến cáo phải dè chừng với môn này vì nó có thể gây đột biến cho người bị bệnh tim mạch hoặc làm nặng hơn cho những người bị bệnh thấp khớp. Ngoài ra ở những người chạy bộ quanh năm xương của họ bị mòn dần do sự cọ sát giữa các khớp làm các đầu khớp xương bị mòn vẹt và gây nên tổn hại cho xương. Như vậy, tập thể dục nhiều cũng có thể gây ra phản ứng phụ bất lợi cho cơ thể.

Tại sao cùng một bộ động tác khí công có thể nhắm trị nhiều loại bệnh?

Nhìn từ góc độ của các khí công sư, quan niệm về thân thể người cũng tương tự như lý luận trong Đông y, nó gắn liền với học thuyết Âm – Dương và ngũ hành của Đạo gia. Họ xem thân thể người là một hệ thống gắn liền với tự nhiên (Thiên – Nhân hợp nhất), được nuôi dưỡng bằng một loại năng lượng còn gọi là khí thông qua các kênh năng lượng gọi là kinh lạc. Kinh lạc phân bố ra toàn thân, là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng, lục phủ, cân, mạch, cơ nhục, xương… kết thành một chỉnh thể thống nhất.

Hệ thống kinh lạc của cơ thể tựa như mạng lưới giao thông trong thành phố, nếu vận hành nhịp nhàng thông suốt thì mọi hoạt động của thành phố sẽ diễn ra tốt đẹp. Nếu ứ tắc tại đâu đó thì sẽ có rối loạn ở các bộ phận có liên quan.

Các khí công sư quan niệm rằng, khí chạy trong các kênh phải đạt được âm dương cân bằng, đầy đủ, dịch chuyển tự do nhưng đúng hướng. Khi sự cân bằng âm dương bị phá vỡ sẽ dẫn đến rối loạn nghiêm trọng của luồng năng lượng trong hệ thống kinh mạch. Nó có thể gây ra sự thịnh hay suy của khí trong một số bộ phận nhất định hoặc cả hệ thống cơ thể, từ đó dẫn đến các bệnh tật. Có những sự mất cân bằng mãn tính có thể gây ra hậu quả không lớn nhưng ảnh hưởng lâu dài. Sự mất cân bằng cấp tính được thể hiện dưới dạng các bệnh như sốt hay nhiễm trùng. Nhiều dạng mất cân bằng phức tạp khác cũng có thể xuất hiện.

Trong cơ thể có hàng ngàn hàng vạn kinh lạc giao nối với nhau khắp nơi, chủ định là phải thông suốt nếu không cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện bệnh tật. Mặc dù có rất nhiều loại bệnh khác nhau, nhưng theo Đông y thì chúng đều có cùng một nguyên nhân căn bản là do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể, kinh lạc không thông, ứ tắc… Do vậy, mục đích của các phương pháp trị liệu, dù cho đó là kim châm, thủ châm, cứu (dùng ngải nhung để làm nóng huyệt), mát xa, điều trị bằng thảo dược, ăn kiêng, hoặc tập khí công – đều là giúp đánh thông các dòng khí để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương và ngũ hành cho cơ thể. Khi các kinh mạch được khai thông và điều hòa thì người ta sẽ hết bệnh.

Luyện tập khí công cho phép đánh thông hệ thống này, đồng thời thanh lọc đẩy bỏ các chất độc ra ngoài cơ thể, khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường, khi đó các bệnh tật sẽ biến mất. Như vậy, cùng một bộ động tác nhưng tác động đến toàn cơ thể, chỗ nào cũng có tác dụng. Tất nhiên hiệu quả nhanh chậm tùy thuộc vào đặc thù của môn phái và cách thực hành của người luyện.

Khí công chân chính là tu luyện, bao gồm cả tu tâm tính và luyện động tác

Tuyệt đại đa số các môn khí công chân chính đều có nguồn gốc lịch sử rất xa xưa, và đều là những phương pháp tu luyện của người xưa. Các môn phái, đặc biệt là khí công thuộc trường phái Đạo gia, chủ yếu là đơn truyền và bí truyền. Họ có thể có nhiều đệ tử, nhưng thực ra vị sư phụ chỉ chân truyền cho một người có đủ tâm đức và ngộ tính tốt để lãnh hội.

Khi khoa học kỹ thuật phát triển, người ta dần quên đi khí công, quên đi tu luyện. Giống như Thái Cực Quyền, khí công như vậy đã bị thất truyền, rất nhiều người đời nay cũng giảng dạy khí công nhưng thực ra tinh hoa của nó không còn nữa. Họ chú trọng vào thủ pháp này thủ pháp kia, chú trọng luyện các bộ động tác mà đã mất đi nội hàm tu luyện uyên thâm. Thậm chí động tác cũng bị sai lệch, người ta có thể thêm thắt các động tác để tạo ra một môn khác.

Vì nhiều lý do khác nhau, các vị sư phụ truyền dạy khí công chân chính đều yêu cầu đệ tử phải có tâm tính cao, phải tốt. Nó không chỉ là luyện tập các bộ động tác mà còn là thực hành làm người tốt, phải Thiện. Nhìn từ góc độ dưỡng sinh cho cơ thể, điều này hoàn toàn hợp lý. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng được rằng khi người ta có tâm thái cực đoan, tức giận, uất hận, buồn bã, quá vui… cơ thể sẽ sinh ra nhiều loại độc tố tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, sinh ra cao huyết áp, lão hóa và nhiều loại tổn thương khác.

Ngày nay nhiều môn khí công không giảng về yêu cầu tu dưỡng đạo đức, nhưng thực ra khí công cổ xưa đều rất chú trọng đến khía cạnh này. Người tập càng giữ được tâm tính theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn bao nhiêu thì hiệu quả thu được càng lớn bấy nhiêu. Đây cũng chính là điều cốt lõi mà Pháp Luân Công yêu cầu các học viên thực hành, “tu tại tiên, luyện tại hậu”, động tác chỉ là phụ trợ.

Các học viên Pháp Luân Công đang luyện công.
Các học viên Pháp Luân Công đang luyện công.

Đình Vũ

Xem thêm:

Giới thiệu Pháp Luân Công


Tuan Le chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm