Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Kho lịch sử Việt Nam thời thuộc địa trong Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp Thu Hằng

Tài liệu lưu trữ liên quan đến Đông Dương tại ANOM được chia thành hai kho lớn : Kho lưu trữ của bộ Thuộc địa (Fonds ministériels) và Kho địa phương. Kho địa phương lại được chia thành ba kho nhỏ : Kho tài liệu đô đốc và toàn quyền (1858-1945), kho Cao ủy Pháp tại Sài Gòn (1946-1954) và kho thống sứ và ủy viên Cộng hòa Pháp


Vấn đề lưu trữ tài liệu của chính quyền Pháp tại các thuộc địa được đặt ra ngay những năm 1950, khi hàng loạt quốc gia nằm dưới sự bảo hộ của Pháp lần lượt giành được độc lập. Bắt đầu từ Việt Nam với các thoả thuận ngày 08/03/1949, sau đó là quyết định trao trả các khu nhượng địa của Pháp cho Ấn Độ vào tháng 09/1954 và tại châu Phi là cuộc trưng cầu dân ý năm 1958.

Ngay năm 1959, Cơ quan Lưu trữ Pháp được giao nhiệm vụ quản lý hồ sơ lưu trữ và các bộ sưu tập từ bộ Hải Ngoại Pháp và cơ quan quản lý thuộc địa, bị xóa bỏ năm 1960. Khối lượng tài liệu rất lớn vì ngoài hồ sơ của riêng bộ Hải Ngoại Pháp, còn có kho lưu trữ thuộc địa ở các xứ Viễn Đông hay châu Phi, lúc đó bị phân tán khắp nước Pháp, ở Paris, Vincennes, Bordeaux, Marseille. Đến năm 1961, khối lượng tài liệu đồ sộ này còn tiếp nhận thêm lưu trữ được chuyển từ Algeria, sau khi quốc gia Bắc Phi giành được độc lập.

Trước nhu cầu cấp bách này, giám đốc Lưu trữ Pháp thời kỳ đó quyết định xây dựng một trung tâm nghiên cứu nằm trong một quần thể đại học ở miền Nam Pháp để bảo quản và xử lý tài liệu lưu trữ của các chính quyền thuộc địa. Kết quả là năm 1966, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (Archives nationales d’Outre-mer, ANOM) được khánh thành tại Aix-en-Provence, nằm trong dự án mở rộng chi nhánh của đại học Aix-en-Provence, trên đường Moulin de Testas. Giới thiệu với RFI tiếng Việt về ANOM, bà Olivia Pelletier, phụ trách kho « Đông Dương », cho biết : « Ở đây, chúng tôi bảo quản hồ sơ lưu trữ của bộ Thuộc Địa và nhiều cơ cấu hành chính tiền thân của bộ này từ giữa thế kỷ XIX liên quan đến Đông Dương. Những kho đó chủ yếu là tài liệu hành chính, bổ sung cho những kho lưu lại ở Việt Nam, Cam Bốt, Lào và nhiều kho khác được lưu trữ tại Pháp trong bộ Quốc Phòng và bộ Ngoại Giao ». Toàn bộ kho liên quan đến chính quyền Nam Kỳ được lưu tại thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu lưu trữ Đông Dương được chính quyền thuộc địa thảo tại chỗ được chuyển về Pháp từ năm 1954, sau khi Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ. Thế nhưng, theo bà Olivia Pelletier, trước đó cả hai bên đã có một quá trình đàm phán dài để phân chia tài liệu :

« Ngay năm 1950, các chuyên viên lưu trữ Pháp và Việt Nam, Lào, Cam Bốt, đã cùng ngồi đàm phán. Những tài liệu được cho là thuộc chủ quyền về đến Pháp ngay năm 1954, còn tài liệu mang tính kỹ thuật, cho phép các nước độc lập tiếp tục quản lý bộ máy hành chính, trong đó có các hồ sơ về công chính, địa bạ, y tế, cảnh sát, thì được để lại tại chỗ. Hiện nay, những tài liệu này có thể tra cứu được ở các trung tâm lưu trữ khác nhau ở Việt Nam, Lào và Cam Bốt ».


Chùa Một Cột, Hà Nội. Ảnh chụp khoảng năm 1895-1899.ANOM

Tài liệu lưu trữ liên quan đến Đông Dương tại ANOM được chia thành hai kho lớn : Kho lưu trữ của bộ Thuộc địa (Fonds ministériels) và Kho địa phương. Kho địa phương lại được chia thành ba kho nhỏ : Kho tài liệu đô đốc và toàn quyền (1858-1945), kho Cao ủy Pháp tại Sài Gòn (1946-1954) và kho thống sứ và ủy viên Cộng hòa Pháp. Bà Olivia Pelletier cho biết rõ hơn : « Tại ANOM, chúng tôi bảo quản số lượng hồ sơ lưu trữ liên quan đến Đông Dương dài khoảng 4 km. Những kho tài liệu này rất thú vị vì chúng vừa liên quan đến công văn trao đổi, hồ sơ giao dịch trong mọi lĩnh vực, từ đời sống kinh tế đến đời sống hành chính, xã hội trong giai đoạn Pháp. Ngoài các kho này, còn có kho bản đồ, một thư viện và kho tranh ảnh ».

Theo đánh giá của chuyên gia phụ trách kho « Đông Dương », trong khoảng 10 năm gần đây, số lượng các nhà nghiên cứu về Đông Dương ở mức ổn định. Họ đến từ khắp nơi trên thế giới, từ châu Á đến châu Mỹ, và dĩ nhiên phải nhắc đến các nhà nghiên cứu châu Âu, từ sinh viên đến giáo sư, giảng viên đại học. Chủ đề nghiên cứu cũng rất đa dạng, như lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế hay lịch sử văn hóa. Để giúp các nhà nghiên cứu có thể định hướng và theo dõi trình tự niên đại đề tài nghiên cứu, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải Ngoại xuất bản rất nhiều sách hướng dẫn, thống kê các tài liệu lưu trữ, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các trung tâm lưu trữ ở ba nước Đông Dương cũ : « Chúng tôi có mối quan hệ chặt chẽ với các đồng nghiệp Việt Nam, vì từ vài năm nay, chúng tôi có một bản thỏa thuận được Cơ quan Lưu trữ liên bộ của Pháp và Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam ký kết. Thoả thuận này giúp thiết lập mối quan hệ chặt chẽ trong việc chia sẻ tài liệu được số hóa, tổ chức các triển lãm ảo, đặc biệt là trong một dự án chung sắp tới. Chúng tôi sẽ cung cấp các hình ảnh lưu trữ được bảo quản ở ANOM và sẽ tham gia vào triển lãm kỷ niệm 100 năm lưu trữ Đông Dương được tổ chức ở Hà Nội ».

ANOM, nơi chia sẻ lịch sử

Các kho tài liệu được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp rất đa dạng về nguồn gốc và phân loại, từ lưu trữ chính quốc đến địa phương, lưu trữ chính thức về sự hiện diện và bánh trướng của Pháp đến lưu trữ của các tham chánh biện, hay cá nhân và hồ sơ kinh tế. Sự đa dạng này phản ánh muôn mặt nước Pháp ở lãnh thổ hải ngoại trong suốt quá trình xâm chiếm đến thám hiểm và khẳng định vị trí, mối quan hệ giữa người Pháp với dân địa phương từ quần đảo Antilles (Trung Mỹ) đến Mascareignes (châu Phi, ngoài khơi Ấn Độ Dương), từ lục địa Mỹ đến châu Phi, từ châu Á đến châu Đại Dương.

Ngoài khối lượng hồ sơ lưu trữ giấy dài khoảng 38 km, ANOM còn nổi tiếng với kho ảnh quan trọng, với nhiều tấm có thể tra cứu được dưới dạng album trên website, trong đó phải kể đến khối lượng ảnh lớn liên quan đến Đông Dương được tổng hợp trong một khối dữ liệu riêng. « Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp có một phòng đọc với 80 chỗ ngồi, mỗi năm đón hơn 2.000 độc giả. Chúng tôi có một phòng đọc vi phim (microfilm).

Đặc biệt từ nhiều năm nay, ANOM chú trọng đến cổng thông tin điện tử, giúp độc giả truy cập vào các công cụ tìm kiếm về tình trạng các kho, tài liệu thống kê chung hoặc thống kê chi tiết, cho phép các nhà nghiên cứu nước ngoài, thậm chí độc giả Pháp không sống ở Aix-en-Provence có thể tham khảo được những bản thống kê. Có nghĩa là, họ có thể chuẩn bị từ nhà danh sách tài liệu cần tra cứu, chuẩn bị cho chuyến nghiên cứu và áng chừng thời gian lưu lại Aix.

Chúng tôi cũng có một phòng thống kê gồm 15 máy tính để truy cập vào website của ANOM. Trang này thường xuyên được cập nhật những thống kê mới, rất chi tiết, và có thể tra cứu được từ bất kỳ máy tính nào ».

Vịnh Hạ Long, Bắc Kỳ. Ảnh chụp năm 1928.ANOM

Ngoài chức năng một trung tâm lưu trữ, ANOM luôn tìm cách phổ biến thông tin và tài liệu trong khối lưu trữ quan trọng này. Tháng 06/2017, ANOM phối hợp với đại học Provence đón các nhà nghiên cứu và chuyên gia tham gia hội thảo thường niên của Hội Nghiên cứu Lịch sử Thuộc địa Pháp (French Colonial History Society, FCHS) với chủ đề chính là đề cao những gương mặt nổi tiếng và chưa được biết đến trong giai đoạn thuộc địa.

Bà Olivia Pelletier cho biết ANOM và bộ Quốc Phòng Pháp sẽ kết hợp với nhau để tổ chức một cuộc triển lãm liên quan đến Đông Dương vào cuối năm 2017 tại Pháp.

« Đó là một dự án tiếp nối nhau thành nhiều chặng. Vào cuối năm 2017, bộ phận lưu trữ ở Vincennes của bộ Quốc Phòng sẽ đón một cuộc triển lãm dưới dạng tấm panô và tài liệu gốc liên quan đến biển và thuỷ thủ ở Đông Dương. Còn ANOM sẽ trưng bầy triển lãm này vào đầu năm 2018 với hình thức có thay đổi chút ít, được bổ xung thêm, với 15 tấm panô giải thích vai trò hàng hải ngoài chức năng quân sự. Triển lãm này là cơ hội để chúng tôi giới thiệu nhiều tài liệu đẹp trong kho của mình cho độc giả và khách tham quan ». 

RFI


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Kho lịch sử Việt Nam thời thuộc địa trong Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp Thu Hằng

Tài liệu lưu trữ liên quan đến Đông Dương tại ANOM được chia thành hai kho lớn : Kho lưu trữ của bộ Thuộc địa (Fonds ministériels) và Kho địa phương. Kho địa phương lại được chia thành ba kho nhỏ : Kho tài liệu đô đốc và toàn quyền (1858-1945), kho Cao ủy Pháp tại Sài Gòn (1946-1954) và kho thống sứ và ủy viên Cộng hòa Pháp


Vấn đề lưu trữ tài liệu của chính quyền Pháp tại các thuộc địa được đặt ra ngay những năm 1950, khi hàng loạt quốc gia nằm dưới sự bảo hộ của Pháp lần lượt giành được độc lập. Bắt đầu từ Việt Nam với các thoả thuận ngày 08/03/1949, sau đó là quyết định trao trả các khu nhượng địa của Pháp cho Ấn Độ vào tháng 09/1954 và tại châu Phi là cuộc trưng cầu dân ý năm 1958.

Ngay năm 1959, Cơ quan Lưu trữ Pháp được giao nhiệm vụ quản lý hồ sơ lưu trữ và các bộ sưu tập từ bộ Hải Ngoại Pháp và cơ quan quản lý thuộc địa, bị xóa bỏ năm 1960. Khối lượng tài liệu rất lớn vì ngoài hồ sơ của riêng bộ Hải Ngoại Pháp, còn có kho lưu trữ thuộc địa ở các xứ Viễn Đông hay châu Phi, lúc đó bị phân tán khắp nước Pháp, ở Paris, Vincennes, Bordeaux, Marseille. Đến năm 1961, khối lượng tài liệu đồ sộ này còn tiếp nhận thêm lưu trữ được chuyển từ Algeria, sau khi quốc gia Bắc Phi giành được độc lập.

Trước nhu cầu cấp bách này, giám đốc Lưu trữ Pháp thời kỳ đó quyết định xây dựng một trung tâm nghiên cứu nằm trong một quần thể đại học ở miền Nam Pháp để bảo quản và xử lý tài liệu lưu trữ của các chính quyền thuộc địa. Kết quả là năm 1966, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (Archives nationales d’Outre-mer, ANOM) được khánh thành tại Aix-en-Provence, nằm trong dự án mở rộng chi nhánh của đại học Aix-en-Provence, trên đường Moulin de Testas. Giới thiệu với RFI tiếng Việt về ANOM, bà Olivia Pelletier, phụ trách kho « Đông Dương », cho biết : « Ở đây, chúng tôi bảo quản hồ sơ lưu trữ của bộ Thuộc Địa và nhiều cơ cấu hành chính tiền thân của bộ này từ giữa thế kỷ XIX liên quan đến Đông Dương. Những kho đó chủ yếu là tài liệu hành chính, bổ sung cho những kho lưu lại ở Việt Nam, Cam Bốt, Lào và nhiều kho khác được lưu trữ tại Pháp trong bộ Quốc Phòng và bộ Ngoại Giao ». Toàn bộ kho liên quan đến chính quyền Nam Kỳ được lưu tại thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu lưu trữ Đông Dương được chính quyền thuộc địa thảo tại chỗ được chuyển về Pháp từ năm 1954, sau khi Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ. Thế nhưng, theo bà Olivia Pelletier, trước đó cả hai bên đã có một quá trình đàm phán dài để phân chia tài liệu :

« Ngay năm 1950, các chuyên viên lưu trữ Pháp và Việt Nam, Lào, Cam Bốt, đã cùng ngồi đàm phán. Những tài liệu được cho là thuộc chủ quyền về đến Pháp ngay năm 1954, còn tài liệu mang tính kỹ thuật, cho phép các nước độc lập tiếp tục quản lý bộ máy hành chính, trong đó có các hồ sơ về công chính, địa bạ, y tế, cảnh sát, thì được để lại tại chỗ. Hiện nay, những tài liệu này có thể tra cứu được ở các trung tâm lưu trữ khác nhau ở Việt Nam, Lào và Cam Bốt ».


Chùa Một Cột, Hà Nội. Ảnh chụp khoảng năm 1895-1899.ANOM

Tài liệu lưu trữ liên quan đến Đông Dương tại ANOM được chia thành hai kho lớn : Kho lưu trữ của bộ Thuộc địa (Fonds ministériels) và Kho địa phương. Kho địa phương lại được chia thành ba kho nhỏ : Kho tài liệu đô đốc và toàn quyền (1858-1945), kho Cao ủy Pháp tại Sài Gòn (1946-1954) và kho thống sứ và ủy viên Cộng hòa Pháp. Bà Olivia Pelletier cho biết rõ hơn : « Tại ANOM, chúng tôi bảo quản số lượng hồ sơ lưu trữ liên quan đến Đông Dương dài khoảng 4 km. Những kho tài liệu này rất thú vị vì chúng vừa liên quan đến công văn trao đổi, hồ sơ giao dịch trong mọi lĩnh vực, từ đời sống kinh tế đến đời sống hành chính, xã hội trong giai đoạn Pháp. Ngoài các kho này, còn có kho bản đồ, một thư viện và kho tranh ảnh ».

Theo đánh giá của chuyên gia phụ trách kho « Đông Dương », trong khoảng 10 năm gần đây, số lượng các nhà nghiên cứu về Đông Dương ở mức ổn định. Họ đến từ khắp nơi trên thế giới, từ châu Á đến châu Mỹ, và dĩ nhiên phải nhắc đến các nhà nghiên cứu châu Âu, từ sinh viên đến giáo sư, giảng viên đại học. Chủ đề nghiên cứu cũng rất đa dạng, như lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế hay lịch sử văn hóa. Để giúp các nhà nghiên cứu có thể định hướng và theo dõi trình tự niên đại đề tài nghiên cứu, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải Ngoại xuất bản rất nhiều sách hướng dẫn, thống kê các tài liệu lưu trữ, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các trung tâm lưu trữ ở ba nước Đông Dương cũ : « Chúng tôi có mối quan hệ chặt chẽ với các đồng nghiệp Việt Nam, vì từ vài năm nay, chúng tôi có một bản thỏa thuận được Cơ quan Lưu trữ liên bộ của Pháp và Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam ký kết. Thoả thuận này giúp thiết lập mối quan hệ chặt chẽ trong việc chia sẻ tài liệu được số hóa, tổ chức các triển lãm ảo, đặc biệt là trong một dự án chung sắp tới. Chúng tôi sẽ cung cấp các hình ảnh lưu trữ được bảo quản ở ANOM và sẽ tham gia vào triển lãm kỷ niệm 100 năm lưu trữ Đông Dương được tổ chức ở Hà Nội ».

ANOM, nơi chia sẻ lịch sử

Các kho tài liệu được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp rất đa dạng về nguồn gốc và phân loại, từ lưu trữ chính quốc đến địa phương, lưu trữ chính thức về sự hiện diện và bánh trướng của Pháp đến lưu trữ của các tham chánh biện, hay cá nhân và hồ sơ kinh tế. Sự đa dạng này phản ánh muôn mặt nước Pháp ở lãnh thổ hải ngoại trong suốt quá trình xâm chiếm đến thám hiểm và khẳng định vị trí, mối quan hệ giữa người Pháp với dân địa phương từ quần đảo Antilles (Trung Mỹ) đến Mascareignes (châu Phi, ngoài khơi Ấn Độ Dương), từ lục địa Mỹ đến châu Phi, từ châu Á đến châu Đại Dương.

Ngoài khối lượng hồ sơ lưu trữ giấy dài khoảng 38 km, ANOM còn nổi tiếng với kho ảnh quan trọng, với nhiều tấm có thể tra cứu được dưới dạng album trên website, trong đó phải kể đến khối lượng ảnh lớn liên quan đến Đông Dương được tổng hợp trong một khối dữ liệu riêng. « Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp có một phòng đọc với 80 chỗ ngồi, mỗi năm đón hơn 2.000 độc giả. Chúng tôi có một phòng đọc vi phim (microfilm).

Đặc biệt từ nhiều năm nay, ANOM chú trọng đến cổng thông tin điện tử, giúp độc giả truy cập vào các công cụ tìm kiếm về tình trạng các kho, tài liệu thống kê chung hoặc thống kê chi tiết, cho phép các nhà nghiên cứu nước ngoài, thậm chí độc giả Pháp không sống ở Aix-en-Provence có thể tham khảo được những bản thống kê. Có nghĩa là, họ có thể chuẩn bị từ nhà danh sách tài liệu cần tra cứu, chuẩn bị cho chuyến nghiên cứu và áng chừng thời gian lưu lại Aix.

Chúng tôi cũng có một phòng thống kê gồm 15 máy tính để truy cập vào website của ANOM. Trang này thường xuyên được cập nhật những thống kê mới, rất chi tiết, và có thể tra cứu được từ bất kỳ máy tính nào ».

Vịnh Hạ Long, Bắc Kỳ. Ảnh chụp năm 1928.ANOM

Ngoài chức năng một trung tâm lưu trữ, ANOM luôn tìm cách phổ biến thông tin và tài liệu trong khối lưu trữ quan trọng này. Tháng 06/2017, ANOM phối hợp với đại học Provence đón các nhà nghiên cứu và chuyên gia tham gia hội thảo thường niên của Hội Nghiên cứu Lịch sử Thuộc địa Pháp (French Colonial History Society, FCHS) với chủ đề chính là đề cao những gương mặt nổi tiếng và chưa được biết đến trong giai đoạn thuộc địa.

Bà Olivia Pelletier cho biết ANOM và bộ Quốc Phòng Pháp sẽ kết hợp với nhau để tổ chức một cuộc triển lãm liên quan đến Đông Dương vào cuối năm 2017 tại Pháp.

« Đó là một dự án tiếp nối nhau thành nhiều chặng. Vào cuối năm 2017, bộ phận lưu trữ ở Vincennes của bộ Quốc Phòng sẽ đón một cuộc triển lãm dưới dạng tấm panô và tài liệu gốc liên quan đến biển và thuỷ thủ ở Đông Dương. Còn ANOM sẽ trưng bầy triển lãm này vào đầu năm 2018 với hình thức có thay đổi chút ít, được bổ xung thêm, với 15 tấm panô giải thích vai trò hàng hải ngoài chức năng quân sự. Triển lãm này là cơ hội để chúng tôi giới thiệu nhiều tài liệu đẹp trong kho của mình cho độc giả và khách tham quan ». 

RFI


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm