Đoạn Đường Chiến Binh

Không Quân Việt-mỹ Xuất Trận Trên Vùng Giới Tuyến Hè 1972

Khi cuộc tổng tấn công của Cộng quân tại mặt trận giới tuyến vừa bùng nổ, tất cả các phi đoàn chiến thuật thuộc Sư đoàn 1 Không quân thống thuộc quyền điều

 

* Không quân VNCH trên chiến trường Đông Hà:
Khi cuộc tổng tấn công của Cộng quân tại mặt trận giới tuyến vừa bùng nổ, tất cả các phi đoàn chiến thuật thuộc Sư đoàn 1 Không quân thống thuộc quyền điều động của Quân đoàn 1 đã nhập trận để yểm trợ cho các đơn vị bộ chiến. Do áp lực nặng của CQ, bộ Tổng Tham mưu QL/VNCH đã chỉ thị bộ tư lệnh Không quân điều động thêm 1 phi đoàn từ Quân khu 3 tăng cường cho Quân đoàn 1. Nhận được yêu cầu không yểm, trung tướng Trần Văn Minh-tư lệnh Không quân, đã trực tiếp chỉ định phi đoàn 518 Khu trục thuộc Sư đoàn 3 Không quân khẩn cấp tiếp ứng kịp thời cho các đơn vị bạn.
Ngay sau khi có lệnh của trung tướng Trần Văn Minh, phi đoàn khu trục 518 do thiếu tá Lê Quốc Hùng-phi đoàn trưởng chỉ huy đã rời phi trường Biên Hòa trực chỉ miền Trung, chỉ hơn 1 giờ sau, phi đoàn đã có mặt tại Đà Nẵng và sẵn sàng thực hiện những phi vụ yểm trợ hoặc oanh kích CQ tại mặt trận giới tuyến. Sáng ngày đầu tiên 2/4/1972, do thời tiết xấu, phi đoàn đã không thực hiện được phi vụ nào cả, nhưng chiều cùng ngày, mặc dù thời tiết chỉ có 1,500 bộ (thời tiết tối thiểu cho an ninh phi trình của Không quân VNCH), thiếu tá phi đoàn trưởng đã cho một toán phi tuần do đại úy Trần Thế Vinh chỉ huy cất vào lúc 15 giờ 30. Với sự hướng dẫn của phi cơ quan sát, phi tuần của đại úy Vinh đã tiêu diệt 4 chiến xa CQ bên kia cầu Đông Hà. Kết quả trong hai ngày đầu tại chiến trường giới tuyến, phi đoàn 518 đã thực hiện 12 phi tuần và tiêu diệt 14 chiến xa của CQ.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Diều Hâu (tuần báo xuất bản tại Sài Gòn trước 1975 do các nhà báo quân đội Nguyễn Đạt Thịnh, Phạm Huấn chủ biên), diễn tiến một số trận săn đuổi và bắn hạ chiến xa CA đã được thiếu tá Lê Quốc Hùng-phi đoàn trưởng kể lại như sau:
Ba ngày đầu tiên khi mặt trận bùng nổ, quân CSBV tràn đến gần bờ sông Đông Hà. Theo tin quân báo, có lẽ vì thời tiết xấu, Không quân Việt Nam không thực hiện được các phi vụ, nên khoảng 30 chiến xa của địch nằm ngổn ngang trên Quốc lộ 1. Tôi (thiếu tá Hùng) ra lệnh cho các phi tuần của đại úy Vinh và đại úy Xê cất cánh vào mục tiêu để tìm địch. Đại úy Vinh đã liều lĩnh cho phi cơ bay thấp 800 bộ tấn công chiến xa địch, sau đó bắn vào quân CSBV hộ tống, trong phi vụ này, chúng đã hạ được 4 chiến xa.
Sáng ngày 3 tháng 4/1972, sau khi đón trung tướng tư lệnh Không quân ở Đà Nẵng, chúng tôi đã cất cánh tìm địch. Khi thấy hai chiến xa án ngữ ở cùng với đám tàn quân CSBV khoảng 100 tên. Tôi ra lệnh cho khu trục cơ Phi Long 2 tấn công bằng bom và đại bác. Trong khi đó, phi cơ của tôi chúc xuống nhả đạn, thì không hiểu vì trở ngại kỹ thuật gì mà đạn bác không nổ. Tôi kéo phi cơ lên 1,500 bộ và nghe thấy một tiếng nổ lớn trong phi cơ. Sau đó, dầu khói mịt mù ở phòng lái. Tôi biết mình bị đạn vì tôi đã từng bị đạn phòng không địch. Tôi định kéo ghế tự động nhảy dù ra ngoài, nhưng tôi nghĩ, nếu nhảy ra lúc này là chết ngay, vì đạn địch ở dưới bắn lên dữ dội, và lúc đó phi cơ tôi đang ở trong vùng đất địch. Tôi cố gắng bay thêm 6.5 km, trong thời gian này đã ba lần tôi định thoát ra ngoài, nhưng nhờ có người bạn bên phi cơ trinh sát khuyến khích bay thêm ít cây số nữa cho tới vùng đất bạn, nên tôi cố gắng lết. Cuối cùng tôi đến bờ Nam sông Đông Hà, tôi đã nhảy dù ra và đáp xuống đất cách sông 250 mét về phía bên đất quân mình.
Khi oanh kích chiến xa CSBV, chúng tôi thường đánh từ Bắc vào Nam vì biết trước hỏa lực phòng không của địch rất nặng, nếu không may chúng tôi bị nạn thì cũng dễ thoát hiểm hơn. Điển hình là trường hợp thoát hiểm của tôi.

* Phi tuần cuối cùng của anh hùng Không quân Trần Thế Vinh:
Sáng ngày 9 tháng 4/1972, khi đang ghi lại chiến tích của phi đoàn 518 tại mặt trận giới tuyến, thì một hung tin làm sững sốt mọi người: anh hùng Không quân Trần Thế Vinh đã gãy cánh, sau chiến tích cuối cùng bắn hạ chiến xa thứ 21 của địch. Dưới đây là những chi tiết do đại úy Định cùng bay một phi tuần với đại úy Vinh kể lại với phóng viên báo Diều Hâu: 8 giờ sáng 9/4/1972, 2 chiếc AD 6 do đại úy Vinh chỉ huy được lệnh đi đánh chiến xa địch tại giới tuyến. Thời tiết rất xấu, từ Đà Nẵng ra Quảng Trị phi cơ phải bay sát mặt đất, có khi chỉ cách lối 50 thước, 2 phi cơ nhiều lần được cho biết có 3 chiến xa địch dàn trận, với rất nhiều súng phòng không chĩa lên. Đại úy Vinh quyết định dùng chiến thuật núp từ trên mây đánh xuống. Lúc đó, cả hai chiếc AD 6 ở trên cao độ 1,300 bộ, và đánh chiến xa Bắc Việt theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. 10 giờ 15 phút, khi phi cơ quan sát cho biết đại úy Vinh vừa bắn cháy thêm 1 chiến xa địch, cũng là lúc tôi nghe tiếng đại úy Vinh hét lên trong ống nghe: Đạn phòng không bắn dữ quá. Có lẽ nguy mất. Cùng lúc chiếc AD-6 lao xuống và không lên nữa. Phi cơ quan sát báo cho thấy Vinh đã nhảy dù ra ngoài. Tôi quần nhiều vòng chỗ phi cơ Vinh đâm xuống, nhưng không thấy bóng chiếc dù và dấu vết gì cả.

* Không quân Hoa Kỳ và những phi tuần chiến thuật:
Theo ghi nhận của trung tướng Ngô Quang Trưởng-tư lệnh Quân đoàn 1, trong suốt thời gian Cộng quân tiến hành cuộc tấn công trên toàn Quân khu 1, các sự yểm trợ của Không quân và Hải quân VNCH đã bị giới hạn mặc dù các đơn vị của hai quân chủng này đã sử dụng tối đa khả năng trang bị với tất cả nỗ lực và tình đồng đội để yểm trợ cho các đơn vị bộ chiến. Do đó, khi các cuộc giao tranh bùng nổ với một cường độ và cấp độ rộng lớn, các đơn vị VNCH phải trông cậy một phần lớn vào sự sự yểm trợ thường xuyên của lực lượng Không quân và Hải quân Hoa Kỳ. Trong bài viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ (được phổ biến trong cuốn The Easter Offensive of 1972 và cuốn Trận Chiến Mùa Hè 1972 do ông Trần Phan Anh chủ biên, vị tư lệnh Quân đoàn 1 đã ghi nhận như sau.
Từ trước tháng 4/1972, các phi vụ của Không lực Hoa Kỳ đã hoạt động rất thấp, hơn 10 phi xuất chiến thuật trong một ngày được coi là bận rộn. Tuy nhiên, khi cuộc tổng tấn công của CQ khởi động, Không lực Hoa Kỳ đã gia tăng số phi vụ chiến thuật. Cùng lúc khoảng 300 phi xuất được thực hiện trong một ngày. Mặc dù thời tiết liên tục xấu trong tháng 4, các phi vụ không trợ ngay từ lúc đầu đã làm chậm lại mức tiến quân của CQ và phụ lực yểm trở các đơn vị VNCH chận đứng các cuộc tấn công cường tập của CSBV. Các phi vụ không tập B 52 cũng gia tăng đáng kể trong thời gian này, trung bình khoảng 30 phi vụ trong cùng một ngày, những cuộc không tập này đã gây thiệt hại và phá hủy các hoạt động yểm trợ của CQ, trong vài trường hợp, Không quân chiến thuật cũng được sử dụng để yểm trợ cận phòng cho các lực lượng bộ chiến QL VNCH.
Tại Quân khu 1, trong kế hoạch yểm trợ của Không quân Hoa Kỳ cho các đơn vị VNCH, các lực lượng của Quân đoàn cũng đã nhận được nhiều sự trợ lực từ liên đoàn 11 Không kỵ Bộ chiến Hoa Kỳ, những hoạt động không yểm của liên đoàn này đã được phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Bộ binh. Các phi đoàn của liên đoàn này đã yểm trợ rất hữu hiệu các cuộc hành quân trực thăng vận, tiếp vận và trực thăng không kích.
Trong những ngày đầu tiên khi Cộng quân tấn công vào Quảng Trị, các phi vụ yểm trợ hỏa lực của Không quân chiến thuật Hoa Kỳ không những bị trở ngại thời tiết, mà còn gặp trở ngại trong yểm trợ do phản ứng rối loạn của vài đơn vị bộ chiến VNCH, sự rối loạn đội hình đã tạo khó khăn cho các phi cơ chiến thuật ghi nhận chính xác vị trí quân bạn. Có vài trường hợp chỉ vì mạng sống của một vài phi công Hoa Kỳ bị bắn rớt và thất lạc trong vùng giao tranh, vài vùng “không được oanh kích” rộng lớn đã được Không quân Hoa Kỳ thiết lập vội vã, việc này đã tạo ra sai lầm là cắt giãm các hỏa lực không trợ cần thiết cho các đơn vị bộ chiến, do đó các đơn vị trú phòng VNCH phải trông cậy vào các cuộc Không yểm của Không quân VNCH, nhất là phi đoàn 518 thuộc Sư đoàn 3 Không quân được tăng phái từ Biên Hòa tới.
Sau khi thời tiết dần dần tốt trở lại, và sau khi các phòng tuyến các đơn vị bộ chiến đã được củng cố, những cuộc không tập bắt đầu gia tăng và càng hữu hiệu hơn trong các trận đánh vào các khu vực Cộng quân tập trung bộ binh, chiến xa, đại pháo và tiếp liệu.
Trong tháng 5/1972, các thủ tục phối hợp để sử dụng không trợ đã được cải tổ sâu rộng, sau ngày bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 di chuyển Trung tâm Điều hành Không trợ Quân đoàn 1 từ Đà Nẵng đến Huế, được đặt chung và hoạt động kết hợp với Trung tâm Phối hợp Hỏa lực. Sự điều động này đã giúp sự phối hợp thêm hữu hiệu và tiết kiệm nhiều thời giờ. Để bổ túc, nhiều toán liên lạc không trợ cũng được tăng cường và hoạt động song song với các bộ chỉ huy Sư đoàn. Các sự cải tổ và sắp xếp lại hệ thống điều hợp và kiểm soát, đã giúp cho Quân đoàn 1 dần dần phục hồi công tác chiến thuật, phát triển khả năng sử dụng không trợ với hơn 6 ngàn phi xuất trong 1 tháng. Các vị trí pháo binh và địa điểm đóng quân của CQ, đặc biệt là nhiều dàn đại pháo 130 ly, đã bị thiệt hại nặng nề, phần lớn kết quả các trận hỏa tập của Không quân nhờ vào sử dụng bom Quang tuyến điều khiển (Laser-guided Bombing) và kỹ thuật sử dụng hệ thống Radar Điều khiển Không tập-từ sự phân tích các không ảnh.
Đối đầu với hỏa lực hùng hậu của Không quân Việt-Mỹ, Cộng quân đã gia tăng nỗ lực phòng không với các giàn súng được bố trí giày giặc trong thời gian đối phương tiến hành cuộc tổng tấn công. Nhiều vị trí đặt hỏa tiễn địa không SAM đã được phi cơ quan sát Việt-Mỹ ghi nhận trong những ngày đầu tiên tại vùng phi quân sự cùng với các dàn đại bác phòng không, nhưng khi lực lượng CSBV tiến về phía Nam, các dàn phòng không cũng được mang theo và đặt quanh quận lỵ Cam Lộ (cách Đông Hà khoảng 10 km đường chim bay) và dọc theo Quốc lộ 1. Hỏa lực bao vùng của hỏa tiễn và các dàn đại bác phòng không này cũng bắn vói theo các đơn vị VNCH đến phòng tuyến Mỹ Chánh. Khắp suốt trên các trận địa, các dàn đại liên phòng không, đại bác và hỏa tiễn SAM-2 được CQ thiết đặt theo các mô hình phòng không dày dặc để bắn tập trung từ nhiều vị trí khác nhau. (V).

vietbao.com

Biên Hùng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Không Quân Việt-mỹ Xuất Trận Trên Vùng Giới Tuyến Hè 1972

Khi cuộc tổng tấn công của Cộng quân tại mặt trận giới tuyến vừa bùng nổ, tất cả các phi đoàn chiến thuật thuộc Sư đoàn 1 Không quân thống thuộc quyền điều

 

* Không quân VNCH trên chiến trường Đông Hà:
Khi cuộc tổng tấn công của Cộng quân tại mặt trận giới tuyến vừa bùng nổ, tất cả các phi đoàn chiến thuật thuộc Sư đoàn 1 Không quân thống thuộc quyền điều động của Quân đoàn 1 đã nhập trận để yểm trợ cho các đơn vị bộ chiến. Do áp lực nặng của CQ, bộ Tổng Tham mưu QL/VNCH đã chỉ thị bộ tư lệnh Không quân điều động thêm 1 phi đoàn từ Quân khu 3 tăng cường cho Quân đoàn 1. Nhận được yêu cầu không yểm, trung tướng Trần Văn Minh-tư lệnh Không quân, đã trực tiếp chỉ định phi đoàn 518 Khu trục thuộc Sư đoàn 3 Không quân khẩn cấp tiếp ứng kịp thời cho các đơn vị bạn.
Ngay sau khi có lệnh của trung tướng Trần Văn Minh, phi đoàn khu trục 518 do thiếu tá Lê Quốc Hùng-phi đoàn trưởng chỉ huy đã rời phi trường Biên Hòa trực chỉ miền Trung, chỉ hơn 1 giờ sau, phi đoàn đã có mặt tại Đà Nẵng và sẵn sàng thực hiện những phi vụ yểm trợ hoặc oanh kích CQ tại mặt trận giới tuyến. Sáng ngày đầu tiên 2/4/1972, do thời tiết xấu, phi đoàn đã không thực hiện được phi vụ nào cả, nhưng chiều cùng ngày, mặc dù thời tiết chỉ có 1,500 bộ (thời tiết tối thiểu cho an ninh phi trình của Không quân VNCH), thiếu tá phi đoàn trưởng đã cho một toán phi tuần do đại úy Trần Thế Vinh chỉ huy cất vào lúc 15 giờ 30. Với sự hướng dẫn của phi cơ quan sát, phi tuần của đại úy Vinh đã tiêu diệt 4 chiến xa CQ bên kia cầu Đông Hà. Kết quả trong hai ngày đầu tại chiến trường giới tuyến, phi đoàn 518 đã thực hiện 12 phi tuần và tiêu diệt 14 chiến xa của CQ.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Diều Hâu (tuần báo xuất bản tại Sài Gòn trước 1975 do các nhà báo quân đội Nguyễn Đạt Thịnh, Phạm Huấn chủ biên), diễn tiến một số trận săn đuổi và bắn hạ chiến xa CA đã được thiếu tá Lê Quốc Hùng-phi đoàn trưởng kể lại như sau:
Ba ngày đầu tiên khi mặt trận bùng nổ, quân CSBV tràn đến gần bờ sông Đông Hà. Theo tin quân báo, có lẽ vì thời tiết xấu, Không quân Việt Nam không thực hiện được các phi vụ, nên khoảng 30 chiến xa của địch nằm ngổn ngang trên Quốc lộ 1. Tôi (thiếu tá Hùng) ra lệnh cho các phi tuần của đại úy Vinh và đại úy Xê cất cánh vào mục tiêu để tìm địch. Đại úy Vinh đã liều lĩnh cho phi cơ bay thấp 800 bộ tấn công chiến xa địch, sau đó bắn vào quân CSBV hộ tống, trong phi vụ này, chúng đã hạ được 4 chiến xa.
Sáng ngày 3 tháng 4/1972, sau khi đón trung tướng tư lệnh Không quân ở Đà Nẵng, chúng tôi đã cất cánh tìm địch. Khi thấy hai chiến xa án ngữ ở cùng với đám tàn quân CSBV khoảng 100 tên. Tôi ra lệnh cho khu trục cơ Phi Long 2 tấn công bằng bom và đại bác. Trong khi đó, phi cơ của tôi chúc xuống nhả đạn, thì không hiểu vì trở ngại kỹ thuật gì mà đạn bác không nổ. Tôi kéo phi cơ lên 1,500 bộ và nghe thấy một tiếng nổ lớn trong phi cơ. Sau đó, dầu khói mịt mù ở phòng lái. Tôi biết mình bị đạn vì tôi đã từng bị đạn phòng không địch. Tôi định kéo ghế tự động nhảy dù ra ngoài, nhưng tôi nghĩ, nếu nhảy ra lúc này là chết ngay, vì đạn địch ở dưới bắn lên dữ dội, và lúc đó phi cơ tôi đang ở trong vùng đất địch. Tôi cố gắng bay thêm 6.5 km, trong thời gian này đã ba lần tôi định thoát ra ngoài, nhưng nhờ có người bạn bên phi cơ trinh sát khuyến khích bay thêm ít cây số nữa cho tới vùng đất bạn, nên tôi cố gắng lết. Cuối cùng tôi đến bờ Nam sông Đông Hà, tôi đã nhảy dù ra và đáp xuống đất cách sông 250 mét về phía bên đất quân mình.
Khi oanh kích chiến xa CSBV, chúng tôi thường đánh từ Bắc vào Nam vì biết trước hỏa lực phòng không của địch rất nặng, nếu không may chúng tôi bị nạn thì cũng dễ thoát hiểm hơn. Điển hình là trường hợp thoát hiểm của tôi.

* Phi tuần cuối cùng của anh hùng Không quân Trần Thế Vinh:
Sáng ngày 9 tháng 4/1972, khi đang ghi lại chiến tích của phi đoàn 518 tại mặt trận giới tuyến, thì một hung tin làm sững sốt mọi người: anh hùng Không quân Trần Thế Vinh đã gãy cánh, sau chiến tích cuối cùng bắn hạ chiến xa thứ 21 của địch. Dưới đây là những chi tiết do đại úy Định cùng bay một phi tuần với đại úy Vinh kể lại với phóng viên báo Diều Hâu: 8 giờ sáng 9/4/1972, 2 chiếc AD 6 do đại úy Vinh chỉ huy được lệnh đi đánh chiến xa địch tại giới tuyến. Thời tiết rất xấu, từ Đà Nẵng ra Quảng Trị phi cơ phải bay sát mặt đất, có khi chỉ cách lối 50 thước, 2 phi cơ nhiều lần được cho biết có 3 chiến xa địch dàn trận, với rất nhiều súng phòng không chĩa lên. Đại úy Vinh quyết định dùng chiến thuật núp từ trên mây đánh xuống. Lúc đó, cả hai chiếc AD 6 ở trên cao độ 1,300 bộ, và đánh chiến xa Bắc Việt theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. 10 giờ 15 phút, khi phi cơ quan sát cho biết đại úy Vinh vừa bắn cháy thêm 1 chiến xa địch, cũng là lúc tôi nghe tiếng đại úy Vinh hét lên trong ống nghe: Đạn phòng không bắn dữ quá. Có lẽ nguy mất. Cùng lúc chiếc AD-6 lao xuống và không lên nữa. Phi cơ quan sát báo cho thấy Vinh đã nhảy dù ra ngoài. Tôi quần nhiều vòng chỗ phi cơ Vinh đâm xuống, nhưng không thấy bóng chiếc dù và dấu vết gì cả.

* Không quân Hoa Kỳ và những phi tuần chiến thuật:
Theo ghi nhận của trung tướng Ngô Quang Trưởng-tư lệnh Quân đoàn 1, trong suốt thời gian Cộng quân tiến hành cuộc tấn công trên toàn Quân khu 1, các sự yểm trợ của Không quân và Hải quân VNCH đã bị giới hạn mặc dù các đơn vị của hai quân chủng này đã sử dụng tối đa khả năng trang bị với tất cả nỗ lực và tình đồng đội để yểm trợ cho các đơn vị bộ chiến. Do đó, khi các cuộc giao tranh bùng nổ với một cường độ và cấp độ rộng lớn, các đơn vị VNCH phải trông cậy một phần lớn vào sự sự yểm trợ thường xuyên của lực lượng Không quân và Hải quân Hoa Kỳ. Trong bài viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ (được phổ biến trong cuốn The Easter Offensive of 1972 và cuốn Trận Chiến Mùa Hè 1972 do ông Trần Phan Anh chủ biên, vị tư lệnh Quân đoàn 1 đã ghi nhận như sau.
Từ trước tháng 4/1972, các phi vụ của Không lực Hoa Kỳ đã hoạt động rất thấp, hơn 10 phi xuất chiến thuật trong một ngày được coi là bận rộn. Tuy nhiên, khi cuộc tổng tấn công của CQ khởi động, Không lực Hoa Kỳ đã gia tăng số phi vụ chiến thuật. Cùng lúc khoảng 300 phi xuất được thực hiện trong một ngày. Mặc dù thời tiết liên tục xấu trong tháng 4, các phi vụ không trợ ngay từ lúc đầu đã làm chậm lại mức tiến quân của CQ và phụ lực yểm trở các đơn vị VNCH chận đứng các cuộc tấn công cường tập của CSBV. Các phi vụ không tập B 52 cũng gia tăng đáng kể trong thời gian này, trung bình khoảng 30 phi vụ trong cùng một ngày, những cuộc không tập này đã gây thiệt hại và phá hủy các hoạt động yểm trợ của CQ, trong vài trường hợp, Không quân chiến thuật cũng được sử dụng để yểm trợ cận phòng cho các lực lượng bộ chiến QL VNCH.
Tại Quân khu 1, trong kế hoạch yểm trợ của Không quân Hoa Kỳ cho các đơn vị VNCH, các lực lượng của Quân đoàn cũng đã nhận được nhiều sự trợ lực từ liên đoàn 11 Không kỵ Bộ chiến Hoa Kỳ, những hoạt động không yểm của liên đoàn này đã được phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Bộ binh. Các phi đoàn của liên đoàn này đã yểm trợ rất hữu hiệu các cuộc hành quân trực thăng vận, tiếp vận và trực thăng không kích.
Trong những ngày đầu tiên khi Cộng quân tấn công vào Quảng Trị, các phi vụ yểm trợ hỏa lực của Không quân chiến thuật Hoa Kỳ không những bị trở ngại thời tiết, mà còn gặp trở ngại trong yểm trợ do phản ứng rối loạn của vài đơn vị bộ chiến VNCH, sự rối loạn đội hình đã tạo khó khăn cho các phi cơ chiến thuật ghi nhận chính xác vị trí quân bạn. Có vài trường hợp chỉ vì mạng sống của một vài phi công Hoa Kỳ bị bắn rớt và thất lạc trong vùng giao tranh, vài vùng “không được oanh kích” rộng lớn đã được Không quân Hoa Kỳ thiết lập vội vã, việc này đã tạo ra sai lầm là cắt giãm các hỏa lực không trợ cần thiết cho các đơn vị bộ chiến, do đó các đơn vị trú phòng VNCH phải trông cậy vào các cuộc Không yểm của Không quân VNCH, nhất là phi đoàn 518 thuộc Sư đoàn 3 Không quân được tăng phái từ Biên Hòa tới.
Sau khi thời tiết dần dần tốt trở lại, và sau khi các phòng tuyến các đơn vị bộ chiến đã được củng cố, những cuộc không tập bắt đầu gia tăng và càng hữu hiệu hơn trong các trận đánh vào các khu vực Cộng quân tập trung bộ binh, chiến xa, đại pháo và tiếp liệu.
Trong tháng 5/1972, các thủ tục phối hợp để sử dụng không trợ đã được cải tổ sâu rộng, sau ngày bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 di chuyển Trung tâm Điều hành Không trợ Quân đoàn 1 từ Đà Nẵng đến Huế, được đặt chung và hoạt động kết hợp với Trung tâm Phối hợp Hỏa lực. Sự điều động này đã giúp sự phối hợp thêm hữu hiệu và tiết kiệm nhiều thời giờ. Để bổ túc, nhiều toán liên lạc không trợ cũng được tăng cường và hoạt động song song với các bộ chỉ huy Sư đoàn. Các sự cải tổ và sắp xếp lại hệ thống điều hợp và kiểm soát, đã giúp cho Quân đoàn 1 dần dần phục hồi công tác chiến thuật, phát triển khả năng sử dụng không trợ với hơn 6 ngàn phi xuất trong 1 tháng. Các vị trí pháo binh và địa điểm đóng quân của CQ, đặc biệt là nhiều dàn đại pháo 130 ly, đã bị thiệt hại nặng nề, phần lớn kết quả các trận hỏa tập của Không quân nhờ vào sử dụng bom Quang tuyến điều khiển (Laser-guided Bombing) và kỹ thuật sử dụng hệ thống Radar Điều khiển Không tập-từ sự phân tích các không ảnh.
Đối đầu với hỏa lực hùng hậu của Không quân Việt-Mỹ, Cộng quân đã gia tăng nỗ lực phòng không với các giàn súng được bố trí giày giặc trong thời gian đối phương tiến hành cuộc tổng tấn công. Nhiều vị trí đặt hỏa tiễn địa không SAM đã được phi cơ quan sát Việt-Mỹ ghi nhận trong những ngày đầu tiên tại vùng phi quân sự cùng với các dàn đại bác phòng không, nhưng khi lực lượng CSBV tiến về phía Nam, các dàn phòng không cũng được mang theo và đặt quanh quận lỵ Cam Lộ (cách Đông Hà khoảng 10 km đường chim bay) và dọc theo Quốc lộ 1. Hỏa lực bao vùng của hỏa tiễn và các dàn đại bác phòng không này cũng bắn vói theo các đơn vị VNCH đến phòng tuyến Mỹ Chánh. Khắp suốt trên các trận địa, các dàn đại liên phòng không, đại bác và hỏa tiễn SAM-2 được CQ thiết đặt theo các mô hình phòng không dày dặc để bắn tập trung từ nhiều vị trí khác nhau. (V).

vietbao.com

Biên Hùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm