Sức khỏe và đời sống
Không khí ô nhiễm dễ gây sinh non
Một năm trên toàn thế giới xảy ra khoảng 2,7 triệu ca sinh non có liên quan đến ô nhiễm không khí. Các nhà khoa học cho biết như vừa nêu và được hãng Reuters loan đi hôm 16/2.
Một nhóm các nhà khoa học do ông Chris Malley đứng đầu vừa thực hiện một nghiên cứu cho thấy rằng đa số các ca sinh non có liên quan đến ô nhiễm không khí xảy ra ở khu vực Nam và Đông Á. Ấn Độ chiếm khoảng 1 triệu ca sinh non, và Trung Quốc là 500.000 ca. Ông Chris Malley, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết phụ nữ mang thai hít thở không khí bị ô nhiễm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Ở các quốc gia Tây Phi cận sa mạc Sahara, các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông, sinh non chủ yếu liên quan đến tình trạng phơi nhiễm bụi sa mạc. Các phương tiện giao thông chạy bằng động cơ diesel, cháy rừng, đốt cây, và nấu ăn bằng củi gỗ, phân hoặc than là nguồn thải gây nên ô nhiễm không khí.
Một thành viên khác của nhóm nghiên cứu, ông Johan Kuylenstierna cho biết tại một thành phố có thể những nguồn trong chính thành phố đó gây nên phân nửa ô nhiễm; phân nửa còn lại là do từ nơi khác do gió thổi đến. Vì thế các quốc gia phải liên kết chặt chẽ với nhau để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, một vấn đề xuyên biên giới.
Không khí ô nhiễm dễ gây sinh non
Một năm trên toàn thế giới xảy ra khoảng 2,7 triệu ca sinh non có liên quan đến ô nhiễm không khí. Các nhà khoa học cho biết như vừa nêu và được hãng Reuters loan đi hôm 16/2.
Một nhóm các nhà khoa học do ông Chris Malley đứng đầu vừa thực hiện một nghiên cứu cho thấy rằng đa số các ca sinh non có liên quan đến ô nhiễm không khí xảy ra ở khu vực Nam và Đông Á. Ấn Độ chiếm khoảng 1 triệu ca sinh non, và Trung Quốc là 500.000 ca. Ông Chris Malley, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết phụ nữ mang thai hít thở không khí bị ô nhiễm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Ở các quốc gia Tây Phi cận sa mạc Sahara, các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông, sinh non chủ yếu liên quan đến tình trạng phơi nhiễm bụi sa mạc. Các phương tiện giao thông chạy bằng động cơ diesel, cháy rừng, đốt cây, và nấu ăn bằng củi gỗ, phân hoặc than là nguồn thải gây nên ô nhiễm không khí.
Một thành viên khác của nhóm nghiên cứu, ông Johan Kuylenstierna cho biết tại một thành phố có thể những nguồn trong chính thành phố đó gây nên phân nửa ô nhiễm; phân nửa còn lại là do từ nơi khác do gió thổi đến. Vì thế các quốc gia phải liên kết chặt chẽ với nhau để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, một vấn đề xuyên biên giới.