Kinh Khổ
Không thể để mặc cái ác tồn tại
Mẹ các em đã đưa các em trở lại cầu Nhật Tân (Hà Nội) ngay hôm sau để tiếp tục nhặt đinh, số lượng còn nhiều hơn hôm trước. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm của chính quyền ở đâu khi để đinh tặc tồn tại?
Hà Phạm
Hà Phạm
(Dân Việt)
Mẹ các em đã đưa các em trở lại cầu Nhật Tân (Hà Nội) ngay hôm sau để
tiếp tục nhặt đinh, số lượng còn nhiều hơn hôm trước. Câu hỏi đặt ra là
trách nhiệm của chính quyền ở đâu khi để đinh tặc tồn tại?
Chị Thanh Huệ, một người mẹ mới ngày hôm kia cùng hai con đi xe máy qua
cầu Nhật Tân (Hà Nội), bị vướng đinh, xẹp lốp…Chị đã quyết định không
gọi những số máy nhận vá xe nhan nhản trên cầu, mà cùng hai con dắt xe
đi bộ, để các con từ chỗ thắc mắc về một cái đinh hình như không ngẫu
nhiên đâm vào lốp xe, hiểu thêm về cái chúng ta vẫn gọi là nạn đinh tặc.
Để cuối cùng, hai cậu bé đã nhặt được 89 cái đinh trên đoạn đường 2 km
để đến chỗ vá xe đầu cầu phía huyện Đông Anh.
Người mẹ ấy đã dạy con một cách tuyệt vời! Không phải vì dạy con nhặt
đinh trên đường, mà hơn thế, lần đầu tiên, có một người dũng cảm, kiên
quyết đấu tranh với đinh tặc. Có thể cả ba mẹ con rất mệt mỏi vì phải
dắt xe máy đi bộ trên cầu, nhưng không để những kẻ coi miếng vá xe mấy
chục ngàn đồng hơn tính mạng con người được đắc ý. Chị đã truyền sự dũng
cảm ấy cho con mình. Hai cháu lớn lên nhất định sẽ thành những người
hiểu biết, sẽ không thỏa hiệp với cái ác, cái ác thể hiện bằng hành động
rải đinh trên cầu, trên quốc lộ, như chúng ta lâu nay chỉ lên án rồi
bất lực đứng nhìn.
Chưa đầy 2 tháng trước, những cái đinh sắt 3 chạc, nhìn như những cái
chân gà, đầy hiểm ác, rải đầy trên tuyến QL1A, đoạn qua địa bàn phường
Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa), làm dư luận rất bức xúc. “Các cơ
quan chức năng chưa tìm ra được thủ phạm” là công bố sau cùng về chuyện
này. Có lẽ số lượng đinh nhiều đầu nhọn ấy chưa ăn thua gì với số đinh
được rải ra trên QL 51, đoạn thuộc tỉnh Đồng Nai tháng 8 năm ngoái. Đinh
nhiều đến nỗi lãnh đạo xã Tam Phước (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết,
đã phải thành lập Đội xung kích tình nguyện chống tội phạm rải đinh. Đội
này tổ chức hút, nhặt đinh và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa “đinh
tặc” trên QL 51. Họ sử dụng xe nam châm, gậy gắn nam châm dọn sạch tuyến
đường vào mỗi đêm để bảo vệ người dân. Thậm chí Chủ tịch UBND TP.Biên
Hòa đã thưởng nóng 2 triệu đồng và trao bằng khen vì thành tích phòng
chống “đinh tặc” trên QL 51 cho Đội tình nguyện này. Điều cần nói, họ tự
bỏ kinh phí hoạt động, được khích lệ rằng có sự bảo vệ của công an. Nếu
không có đội tình nguyện chống tội phạm rải đinh, rất có thể trên đoạn
đường này tội phạm rải đinh còn hoành hành. Điều tôi muốn nói chỉ là,
các cơ quan chức năng ở đâu trong trường hợp này? Vì không thấy thông
tin về xử phạt những kẻ rải đinh trên đường. Phải chăng chính quyền chỉ
trông chờ vào đội tình nguyện?
Thế nơi nào không có đội tình nguyện thì nạn rải đinh vẫn tiếp tục, chắc vậy!
Không thể hiểu được đông cơ của những kẻ đem đinh rải trên đường. “Tội
phạm rải đinh” là một cách gọi đúng đắn, và đã là tội phạm thì cần trừng
trị theo đúng luật pháp. Xe đang lưu thông với tốc độ cao, nếu bị đinh
cắm, rất dễ mất thăng bằng, gây nguy hiểm tính mạng. Đã nhiều trường hợp
đáng tiếc xảy ra, tuy nhiên chẳng ai đưa ra con số thống kê đầy đủ. Tội
rải đinh, cũng như tội ném đá vào tàu xe đang đi trên đường, khiến mọi
người uất giận và kinh tởm, nhưng chỉ mặt gọi tên thủ phạm lại rất ít.
Vẫn cứ phải đặt ra câu hỏi, cơ quan chức năng ở đâu? Tìm ra thủ phạm có
khó lắm không? Những số điện thoại vá xe đầy trên đường, như trên cầu
Nhật Tân, cao tốc Pháp Vân, cầu Thăng Long có phải đầu mối không?
89 cái đinh trên một đoạn cầu gần 2km. Nghĩa là rất nhiều, rất phổ biến.
Ai chẳng may vướng phải đinh có thể tức giận nhất thời, nhưng cách
chúng ta làm xưa nay là nhanh chóng gọi vá xe, rồi đi trong nỗi hậm
hực. Có người lớn nào cảm thấy xấu hổ trước hành động đi bộ nhặt đinh
của hai em bé? Mẹ các em đã đưa các em lại ngay hôm sau để tiếp tục
nhặt đinh, số lượng còn nhiều hơn hôm trước. Sẽ mỗi chủ nhật trong 10
tuần liền, như ba mẹ con định làm thế, nhặt đinh trên cầu, với hy vọng
sẽ làm cho những kẻ rải đinh chùn bước.
Tôi thật sự không tin lắm vào sự xấu hổ của những kẻ coi tính mạng con
người nhỏ như tiền một miếng vá xe. Nhưng tôi hy vọng mọi người, đầu
tiên là lực lượng bảo vệ cầu, các cơ quan chức năng, cùng cảm thấy xấu
hổ trong việc này. Một phụ nữ, hai em bé, đang nhóm lên những đốm lửa
của tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Có nơi đâu như ở đây, chúng ta phải quen với một thứ tội phạm tên là tội phạm rải đinh?
Có lẽ nào cứ mặc kệ cái cái ác tồn tại ngang nhiên như thế mãi?
http://www.phuocbeo.info/2017/01/khong-e-mac-cai-ac-ton-tai.html
http://www.phuocbeo.info/2017/01/khong-e-mac-cai-ac-ton-tai.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Không thể để mặc cái ác tồn tại
Mẹ các em đã đưa các em trở lại cầu Nhật Tân (Hà Nội) ngay hôm sau để tiếp tục nhặt đinh, số lượng còn nhiều hơn hôm trước. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm của chính quyền ở đâu khi để đinh tặc tồn tại?
Hà Phạm
(Dân Việt)
Mẹ các em đã đưa các em trở lại cầu Nhật Tân (Hà Nội) ngay hôm sau để
tiếp tục nhặt đinh, số lượng còn nhiều hơn hôm trước. Câu hỏi đặt ra là
trách nhiệm của chính quyền ở đâu khi để đinh tặc tồn tại?
Chị Thanh Huệ, một người mẹ mới ngày hôm kia cùng hai con đi xe máy qua
cầu Nhật Tân (Hà Nội), bị vướng đinh, xẹp lốp…Chị đã quyết định không
gọi những số máy nhận vá xe nhan nhản trên cầu, mà cùng hai con dắt xe
đi bộ, để các con từ chỗ thắc mắc về một cái đinh hình như không ngẫu
nhiên đâm vào lốp xe, hiểu thêm về cái chúng ta vẫn gọi là nạn đinh tặc.
Để cuối cùng, hai cậu bé đã nhặt được 89 cái đinh trên đoạn đường 2 km
để đến chỗ vá xe đầu cầu phía huyện Đông Anh.
Người mẹ ấy đã dạy con một cách tuyệt vời! Không phải vì dạy con nhặt
đinh trên đường, mà hơn thế, lần đầu tiên, có một người dũng cảm, kiên
quyết đấu tranh với đinh tặc. Có thể cả ba mẹ con rất mệt mỏi vì phải
dắt xe máy đi bộ trên cầu, nhưng không để những kẻ coi miếng vá xe mấy
chục ngàn đồng hơn tính mạng con người được đắc ý. Chị đã truyền sự dũng
cảm ấy cho con mình. Hai cháu lớn lên nhất định sẽ thành những người
hiểu biết, sẽ không thỏa hiệp với cái ác, cái ác thể hiện bằng hành động
rải đinh trên cầu, trên quốc lộ, như chúng ta lâu nay chỉ lên án rồi
bất lực đứng nhìn.
Chưa đầy 2 tháng trước, những cái đinh sắt 3 chạc, nhìn như những cái
chân gà, đầy hiểm ác, rải đầy trên tuyến QL1A, đoạn qua địa bàn phường
Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa), làm dư luận rất bức xúc. “Các cơ
quan chức năng chưa tìm ra được thủ phạm” là công bố sau cùng về chuyện
này. Có lẽ số lượng đinh nhiều đầu nhọn ấy chưa ăn thua gì với số đinh
được rải ra trên QL 51, đoạn thuộc tỉnh Đồng Nai tháng 8 năm ngoái. Đinh
nhiều đến nỗi lãnh đạo xã Tam Phước (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết,
đã phải thành lập Đội xung kích tình nguyện chống tội phạm rải đinh. Đội
này tổ chức hút, nhặt đinh và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa “đinh
tặc” trên QL 51. Họ sử dụng xe nam châm, gậy gắn nam châm dọn sạch tuyến
đường vào mỗi đêm để bảo vệ người dân. Thậm chí Chủ tịch UBND TP.Biên
Hòa đã thưởng nóng 2 triệu đồng và trao bằng khen vì thành tích phòng
chống “đinh tặc” trên QL 51 cho Đội tình nguyện này. Điều cần nói, họ tự
bỏ kinh phí hoạt động, được khích lệ rằng có sự bảo vệ của công an. Nếu
không có đội tình nguyện chống tội phạm rải đinh, rất có thể trên đoạn
đường này tội phạm rải đinh còn hoành hành. Điều tôi muốn nói chỉ là,
các cơ quan chức năng ở đâu trong trường hợp này? Vì không thấy thông
tin về xử phạt những kẻ rải đinh trên đường. Phải chăng chính quyền chỉ
trông chờ vào đội tình nguyện?
Thế nơi nào không có đội tình nguyện thì nạn rải đinh vẫn tiếp tục, chắc vậy!
Không thể hiểu được đông cơ của những kẻ đem đinh rải trên đường. “Tội
phạm rải đinh” là một cách gọi đúng đắn, và đã là tội phạm thì cần trừng
trị theo đúng luật pháp. Xe đang lưu thông với tốc độ cao, nếu bị đinh
cắm, rất dễ mất thăng bằng, gây nguy hiểm tính mạng. Đã nhiều trường hợp
đáng tiếc xảy ra, tuy nhiên chẳng ai đưa ra con số thống kê đầy đủ. Tội
rải đinh, cũng như tội ném đá vào tàu xe đang đi trên đường, khiến mọi
người uất giận và kinh tởm, nhưng chỉ mặt gọi tên thủ phạm lại rất ít.
Vẫn cứ phải đặt ra câu hỏi, cơ quan chức năng ở đâu? Tìm ra thủ phạm có
khó lắm không? Những số điện thoại vá xe đầy trên đường, như trên cầu
Nhật Tân, cao tốc Pháp Vân, cầu Thăng Long có phải đầu mối không?
89 cái đinh trên một đoạn cầu gần 2km. Nghĩa là rất nhiều, rất phổ biến.
Ai chẳng may vướng phải đinh có thể tức giận nhất thời, nhưng cách
chúng ta làm xưa nay là nhanh chóng gọi vá xe, rồi đi trong nỗi hậm
hực. Có người lớn nào cảm thấy xấu hổ trước hành động đi bộ nhặt đinh
của hai em bé? Mẹ các em đã đưa các em lại ngay hôm sau để tiếp tục
nhặt đinh, số lượng còn nhiều hơn hôm trước. Sẽ mỗi chủ nhật trong 10
tuần liền, như ba mẹ con định làm thế, nhặt đinh trên cầu, với hy vọng
sẽ làm cho những kẻ rải đinh chùn bước.
Tôi thật sự không tin lắm vào sự xấu hổ của những kẻ coi tính mạng con
người nhỏ như tiền một miếng vá xe. Nhưng tôi hy vọng mọi người, đầu
tiên là lực lượng bảo vệ cầu, các cơ quan chức năng, cùng cảm thấy xấu
hổ trong việc này. Một phụ nữ, hai em bé, đang nhóm lên những đốm lửa
của tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Có nơi đâu như ở đây, chúng ta phải quen với một thứ tội phạm tên là tội phạm rải đinh?
Có lẽ nào cứ mặc kệ cái cái ác tồn tại ngang nhiên như thế mãi?
http://www.phuocbeo.info/2017/01/khong-e-mac-cai-ac-ton-tai.html
http://www.phuocbeo.info/2017/01/khong-e-mac-cai-ac-ton-tai.html