Cõi Người Ta
Khu Vườn Của Tuổi Thơ
Năm tôi 3 tuổi, gia đình dọn từ Thủ Dầu Một về Saigon. Tôi thật may mắn vì cha mua được căn nhà nhỏ đường Trương Công Định, ngay sát vươn Tao Đàn, trái tim xanh của thành phố. Dù Saigon lúc đó vẫn còn thở được, chưa ô nhiễm, nhưng sống và chơi cạnh những tàng cây đầy bóng mát trong những buổi trưa hè, là một hạnh phúc thần tiên của ngày mới lớn.
Cha tôi lại có một thói quen hơi kỳ lạ kéo dài cả chục năm. Mỗi ngày, sau bữa ăn trưa, ông ngủ và không muốn các trẻ nhỏ quấy rầy. Ông tống hết 4 đứa con ra đường và khóa cửa nhà lại. Bà chị lớn nhất chắc chỉ 5 hay 6 tuổi, thằng em bé nhất không biết đã đủ 2 tuổi chưa? Dĩ nhiên cả bọn lại kéo ra vườn Tao Đàn, lang thang khám phá thế giới của chim choc, hoa quả và các trò chơi tự tạo…đợi khoảng tiếng rưỡi sau, cha thức dậy và mở cửa cho vào nhà.
Chúng tôi coi khu vườn Tao Đàn là sân sau của nhà. Bao nhiêu là kỷ niệm như săn tìm ve sầu, coi trộm đầm tắm trần, thả diều bắt dế, chạy đuổi theo bầy ngựa polio của bọn Tây…Ngày nào không cười thì khóc, luôn luôn có chuyện để kể cho bè bạn gia đình. Một tuổi thơ thật hoàn hảo. Không có Lê Văn Luyện, không có IPad Iphone, không có các biểu ngữ quang vinh, không có sự can thiệp hay quấy rối của thế lực này nọ. Con nít được làm con nít thuần túy, ngây thơ và khóc cười như …con nít.
Thời gian qua mau, ai cũng lớn nhanh và khu vườn ngày xưa cũng lần lần biến dạng theo đất nước. Sau 1975, các bộ óc ưu việt bắt đầu xẻ thịt vườn Tao Đàn, như khi liên hoan ăn mừng một con nai tơ vừa đi săn bắt về. Trước hết là những quán cà phê mọc lên tứ phía. Rồi đến các sân tennis, các quán ăn, các rạp chiếu bóng, các tiệm bán lẻ, các chỗ đậu xe… (tiền thuê chỗ 37 năm nay chắc cũng khá nhiều). Ngạc nhiên hơn cả là vài căn biệt thự khuất kín trong vườn, tường cao che giấu dáng dấp các cậu ấm cô chiêu…vừa lên ngôi.
Dù sao, chuyện vườn Tao Đàn chỉ là chuyện nhỏ…trong các sở hữu của toàn dân. Khắp nước, toàn dân đào khoáng sản tài nguyên đem bán, đất công và tài sản công đem tặng không những anh hùng trong và ngoài nước biết cách kiếm tiền, đặc quyền và độc quyền kinh tế được giao cho những quản trị gia chuyên ngành OPM từ Liên Xô, ….Ngay cả mô hình làm ăn trong nền kinh tế đủ loại định hướng này cũng chỉ là chuyện nhỏ, …nhưng không ai biết chuyện lớn nó tròn méo ra sao nên khỏi bàn. Vả lại, trách nhiệm là của toàn dân. Ráng mà chịu.
Sự biến thái của khu vườn nhỏ được coi như là một chu kỳ phát triển tự nhiên đang xẩy ra khắp xã hội. Ngày xưa hay tại một nền văn hóa khác, cô trinh nữ bỗng nhiên có bầu với vài ông Tây đen có thể còn chút đàm tiếu…nhưng đây là thời kỳ đổi mới, chúng ta đi trước nhân loại vài chục thế kỷ…he he. Vả lại, ở Việt Nam, chúng tôi bận rộn lắm, phải chạy áp phe suốt ngày, kể cả những lúc lén vợ đi chơi bậy. Không chạy giấy tờ thì lại phải nhậu nhẹt xay xỉn thường xuyên. Cứ như vậy, mà 37 năm trôi qua lúc nào không biết: sắp đến 37 năm tới, còn bao nhiêu là lễ hội mừng chiến thắng phải tổ chức.
Một đời sống rất bình thường trong một văn hóa rất Kafka. Và những khu vườn của tuổi thơ chúng ta cứ thế mà lần lượt biến mất; cho đến ngày thế hệ mới chỉ biết ổ chuột và sình lầy.
Thực ra, đến lúc đó, tôi cũng đã nằm yên dưới 3 thước đất, hy vọng là cùng những xác ve sầu của mùa hè năm nào. Khu vườn đã không còn, cây xanh đã chết, tuổi thơ đã đắp chiếu và quá nhiều zombies dật dờ trên từng bước đi. Ngay cả danh từ quê hương cũng chỉ được dung để ám chỉ về một xứ lạ.
Alan Phan
http://www.facebook.com/gocnhinalan
Bàn ra tán vào (0)
Khu Vườn Của Tuổi Thơ
Năm tôi 3 tuổi, gia đình dọn từ Thủ Dầu Một về Saigon. Tôi thật may mắn vì cha mua được căn nhà nhỏ đường Trương Công Định, ngay sát vươn Tao Đàn, trái tim xanh của thành phố. Dù Saigon lúc đó vẫn còn thở được, chưa ô nhiễm, nhưng sống và chơi cạnh những tàng cây đầy bóng mát trong những buổi trưa hè, là một hạnh phúc thần tiên của ngày mới lớn.
Cha tôi lại có một thói quen hơi kỳ lạ kéo dài cả chục năm. Mỗi ngày, sau bữa ăn trưa, ông ngủ và không muốn các trẻ nhỏ quấy rầy. Ông tống hết 4 đứa con ra đường và khóa cửa nhà lại. Bà chị lớn nhất chắc chỉ 5 hay 6 tuổi, thằng em bé nhất không biết đã đủ 2 tuổi chưa? Dĩ nhiên cả bọn lại kéo ra vườn Tao Đàn, lang thang khám phá thế giới của chim choc, hoa quả và các trò chơi tự tạo…đợi khoảng tiếng rưỡi sau, cha thức dậy và mở cửa cho vào nhà.
Chúng tôi coi khu vườn Tao Đàn là sân sau của nhà. Bao nhiêu là kỷ niệm như săn tìm ve sầu, coi trộm đầm tắm trần, thả diều bắt dế, chạy đuổi theo bầy ngựa polio của bọn Tây…Ngày nào không cười thì khóc, luôn luôn có chuyện để kể cho bè bạn gia đình. Một tuổi thơ thật hoàn hảo. Không có Lê Văn Luyện, không có IPad Iphone, không có các biểu ngữ quang vinh, không có sự can thiệp hay quấy rối của thế lực này nọ. Con nít được làm con nít thuần túy, ngây thơ và khóc cười như …con nít.
Thời gian qua mau, ai cũng lớn nhanh và khu vườn ngày xưa cũng lần lần biến dạng theo đất nước. Sau 1975, các bộ óc ưu việt bắt đầu xẻ thịt vườn Tao Đàn, như khi liên hoan ăn mừng một con nai tơ vừa đi săn bắt về. Trước hết là những quán cà phê mọc lên tứ phía. Rồi đến các sân tennis, các quán ăn, các rạp chiếu bóng, các tiệm bán lẻ, các chỗ đậu xe… (tiền thuê chỗ 37 năm nay chắc cũng khá nhiều). Ngạc nhiên hơn cả là vài căn biệt thự khuất kín trong vườn, tường cao che giấu dáng dấp các cậu ấm cô chiêu…vừa lên ngôi.
Dù sao, chuyện vườn Tao Đàn chỉ là chuyện nhỏ…trong các sở hữu của toàn dân. Khắp nước, toàn dân đào khoáng sản tài nguyên đem bán, đất công và tài sản công đem tặng không những anh hùng trong và ngoài nước biết cách kiếm tiền, đặc quyền và độc quyền kinh tế được giao cho những quản trị gia chuyên ngành OPM từ Liên Xô, ….Ngay cả mô hình làm ăn trong nền kinh tế đủ loại định hướng này cũng chỉ là chuyện nhỏ, …nhưng không ai biết chuyện lớn nó tròn méo ra sao nên khỏi bàn. Vả lại, trách nhiệm là của toàn dân. Ráng mà chịu.
Sự biến thái của khu vườn nhỏ được coi như là một chu kỳ phát triển tự nhiên đang xẩy ra khắp xã hội. Ngày xưa hay tại một nền văn hóa khác, cô trinh nữ bỗng nhiên có bầu với vài ông Tây đen có thể còn chút đàm tiếu…nhưng đây là thời kỳ đổi mới, chúng ta đi trước nhân loại vài chục thế kỷ…he he. Vả lại, ở Việt Nam, chúng tôi bận rộn lắm, phải chạy áp phe suốt ngày, kể cả những lúc lén vợ đi chơi bậy. Không chạy giấy tờ thì lại phải nhậu nhẹt xay xỉn thường xuyên. Cứ như vậy, mà 37 năm trôi qua lúc nào không biết: sắp đến 37 năm tới, còn bao nhiêu là lễ hội mừng chiến thắng phải tổ chức.
Một đời sống rất bình thường trong một văn hóa rất Kafka. Và những khu vườn của tuổi thơ chúng ta cứ thế mà lần lượt biến mất; cho đến ngày thế hệ mới chỉ biết ổ chuột và sình lầy.
Thực ra, đến lúc đó, tôi cũng đã nằm yên dưới 3 thước đất, hy vọng là cùng những xác ve sầu của mùa hè năm nào. Khu vườn đã không còn, cây xanh đã chết, tuổi thơ đã đắp chiếu và quá nhiều zombies dật dờ trên từng bước đi. Ngay cả danh từ quê hương cũng chỉ được dung để ám chỉ về một xứ lạ.
Alan Phan
http://www.facebook.com/gocnhinalan