Di Sản Hồ Chí Minh

'Khủng hoảng lý luận' của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 22/10 vừa qua, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho cái gọi là "Hội đồng Lý luận Trung ương"

Ngày 22/10 vừa qua, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho cái gọi là "Hội đồng Lý luận Trung ương" của họ, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập hội đồng này.

Cùng thời gian, ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch hội đồng ấy có chuyến công tác dài gần nửa tháng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, hai sự kiện có vẻ ngoài sáng màu ấy không che lấp được sự thật tối màu là ĐCSVN đã và đang ở trong một cuộc khủng hoảng lý luận kéo dài từ năm 1976, tới nay chưa thấy dấu hiệu khởi sắc.

Cần biết rằng họ quan niệm vai trò của lý luận như là ánh sáng soi đường, như chiếc la bàn mà nếu không có chúng thì đảng, nhà nước và xã hội sẽ loạn.

Lúc mới thành lập, họ có sẵn lý luận của Lenin để dùng; lúc đánh Pháp đánh Mỹ, họ có thêm tư tưởng của Stalin, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai hỗ trợ. Trong thời kỳ chiến tranh ấy thì vốn lý luận như vậy là đủ giúp họ giành được chính quyền khắp cõi Việt Nam.

Nhưng niềm vui sau năm 1975 lại ngắn chẳng tày gang, do nền kinh tế ảm đạm trong nước, do cuộc chiến biên giới 1979 khốc liệt với người "vừa là đồng chí, vừa là anh em". Có thể nói rằng họ bị dội nước lạnh từ rất sớm; con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN), cộng sản chủ nghĩa (CSCN) bỗng chốc mịt mù, hiểm trở hơn họ tưởng.

Việt Nam đang hội nhập kinh tế với thế giới

Năm 1986 tới như một tất yếu: phải "mở cửa, đổi mới" về kinh tế, như Đặng Tiểu Bình đã làm trước đó (1978) với Trung Quốc. Sự tan rã khối XHCN ở Đông Âu (1991) đối với ĐCSVN chẳng khác nào giật phăng bàn tay người lớn dìu dắt ra khỏi đứa bé còn đang chập chững tập đi. Chới với như người sắp chết đuối bám lấy ngay cả cọng rơm, họ bấu víu vào cái gọi là "kinh tế thị trường định hướng XHCN", còn gã hàng xóm to lớn phương Bắc cũng kịp vẽ ra cái bánh mang "màu sắc Trung Hoa" mờ mờ ảo ảo hòng cầm cự càng lâu càng tốt.

Có thể nói, suốt mấy chục năm qua, "thành tích" của Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ là một cọng rơm ấy mà thôi. Vốn dĩ khái niệm "XHCN" họ đưa ra đã là mơ hồ, mà Marx và Engels từng phân biệt tới vài loại (phong kiến, tiểu tư sản, tư sản, "chân chính", không tưởng, khoa học). Định hướng theo cái mơ hồ là mất định hướng, căn cứ vào cái mơ hồ là vô căn cứ, lý luận có cũng như không. Còn thực tế thì trở thành "XHCN định hướng kinh tế thị trường", cho nên cũng chẳng lạ gì khi ông John Kerry chỉ nhìn thấy chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam.

'Tự chuyển hóa' từ đâu đến ?

VN: Chọn cả Trung Quốc lẫn Mỹ là 'khôn ngoan'?

Ngược lại quá khứ, ta thấy ông Hồ đánh giá khá cao vai trò của lý luận, nhưng chưa bao giờ ông ấy cho thấy năng lực của một nhà lý luận tầm cỡ vĩ mô theo kiểu Marx, Engels, Lenin.

Phó mặc công tác nghiên cứu lý luận về CNXH, CNCS cho các lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc, cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh" thực ra chỉ tập hợp các quan điểm rời rạc về những vấn đề riêng lẻ của Việt Nam, dành cho những nhóm đối tượng cụ thể, với văn phong rất "nôm na", nặng về dạy đạo đức, chịu ảnh hưởng nhiều của triết lý Khổng, Nho.

Chính vì rời rạc, chưa được hệ thống hóa, chưa được luận giải đến nơi đến chốn, nên rất dễ trở thành "siêu hình", không "biện chứng", thành giáo điều cứng nhắc khi đưa vào thực tiễn.

Về hoạt động lý luận, ông Lê Duẩn có cố gắng hơn ông Hồ, văn phong giống ba vị tiền bối kinh điển của CNCS hơn, và hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của triết lý Khổng, Nho

Vì sao ông Đinh Thế Huynh thăm Mỹ?

John Kerry: 'Chỉ có chủ nghĩa tư bản' ở Việt Nam

Điểm chung của ông Hồ, ông Duẩn (ở đây phải kể thêm cả ông Giáp, ông Đồng nữa) là mạnh về chính trị, quân sự song lại lúng túng, kém cỏi khi quản lý, điều hành nền kinh tế.

Nguyên nhân khách quan, do chiến tranh liên miên khiến thời gian đi sâu nghiên cứu bị hạn chế, do bất đồng ngôn ngữ khiến việc tìm hiểu các trước tác của ba vị tiền bối kinh điển không được đầy đủ; nguyên nhân chủ quan, đó là sự thụ động lẫn ỷ lại trong công tác lý luận của Bắc Việt khi Liên Xô và Trung Quốc còn đang mạnh sau Thế chiến II.

Hệ quả là khi Trung Quốc quay lưng, Liên Xô sụp đổ thì các lãnh đạo Việt Nam bị hẫng hụt nghiêm trọng. Họ chỉ còn cách nhào nặn Chính sách kinh tế mới hay chủ nghĩa tư bản-nhà nước của Lenin, thành một món tạm thời nhai được. Đồng thời, sau 30 năm "đổi mới" họ đã phải lùi bước ở một số điểm quan trọng trong cương lĩnh, điều lệ của mình, chẳng hạn: vai trò của kinh tế nhà nước, đảng viên làm kinh tế tư nhân, tỷ lệ nhà nước nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp,...

Định nghĩa hiện nay của Đảng về XHCN không khác với cái xã hội mà các nước tư bản chủ nghĩa khác đều đang hướng tới (công bằng, dân chủ, thịnh vượng,... ), ngoài một điểm duy nhất: Đảng cộng sản ở vị trí lãnh đạo độc tôn.

Thực chất Hội nghị Trung ương 4

Để tạm thời an lòng dân chúng, họ đã vay mượn những khái niệm, khẩu hiệu mà ba vị tiền bối kinh điển cho là mang tính chất "tư sản". Họ bỏ qua vấn đề căn bản: sở hữu tư liệu sản xuất (đặc biệt là đất đai).

Đỉnh điểm của sự khủng hoảng lý luận hiện ra trong Cương lĩnh 2011, ở đó họ đưa vào định hướng "đoàn kết, bình đẳng các giai cấp" chứ không phải đấu "đấu tranh, xóa bỏ giai cấp" - một sự phản bội rõ ràng, nghiêm trọng so với Marx và Engels!

Những yếu kém trong công tác lý luận mà Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 09/12/2014 của Bộ Chính trị đã kể ra (nếu nhắc lại ở đây sẽ quá dài) là có thật.

Tính chất "không có tiền lệ, không giống ai" của con đường quá độ từ xã hội tiểu nông lên xã hội CSCN, bỏ qua giai đoạn TBCN - mà đầu tiên là ông Lê Duẩn, sau này nhiều vị lãnh đạo khác thừa nhận - cũng là có thật.

Song liệu chúng có phải lý do chính đáng để phản bội Marx và Engels, trong khi vẫn hùng hồn tuyên bố "lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng tư tưởng, hay không?

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả ở Hà Nội.

Đào Anh Dũng
Gửi từ Hà Nội
VOA

Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
HỎA THIÊU HỒN LANG * Lửa lửa lửa khò tò te tý Thiêu hôn làng Ý Ẹ Ò Ý E Ngưới đi chữa cháy thông xe Kẻ chờ Ôn Ké tịch te vá vòi rồng * Đại tang hồ hởi Thăng Long Đinh La Thăng giáng Si công Nguyễn Tất Thành Côn an cứu nạn lưu manh Sứ quân Ní Nuận từng Bành Lệ Viện nhanh Xì Trump xịt thối ngọn ngành Hillary sến vén mành Nguyễn Bá Thanh * Bom nước lề dân nhân dân tệ Hỏa công lối đảng mạng đô la Rúp hét Kê Gà phăng Vũng Áng Lia Yên Bái Tạ Bích Loan ca * Bình Minh Xuân Fuck Hồng Hà đế Vương Đình Huệ đào Karaoke Down Trần Dân Tiên Lãng thuốc lào Điếu Cầy Up đóm bài lao Cock Ba Đình Ma Thiêng Lãnh tụ Hoài Linh hốn oan uổng tử Chế Linh Đỗ Mười dầu * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

'Khủng hoảng lý luận' của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 22/10 vừa qua, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho cái gọi là "Hội đồng Lý luận Trung ương"

Ngày 22/10 vừa qua, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho cái gọi là "Hội đồng Lý luận Trung ương" của họ, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập hội đồng này.

Cùng thời gian, ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch hội đồng ấy có chuyến công tác dài gần nửa tháng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, hai sự kiện có vẻ ngoài sáng màu ấy không che lấp được sự thật tối màu là ĐCSVN đã và đang ở trong một cuộc khủng hoảng lý luận kéo dài từ năm 1976, tới nay chưa thấy dấu hiệu khởi sắc.

Cần biết rằng họ quan niệm vai trò của lý luận như là ánh sáng soi đường, như chiếc la bàn mà nếu không có chúng thì đảng, nhà nước và xã hội sẽ loạn.

Lúc mới thành lập, họ có sẵn lý luận của Lenin để dùng; lúc đánh Pháp đánh Mỹ, họ có thêm tư tưởng của Stalin, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai hỗ trợ. Trong thời kỳ chiến tranh ấy thì vốn lý luận như vậy là đủ giúp họ giành được chính quyền khắp cõi Việt Nam.

Nhưng niềm vui sau năm 1975 lại ngắn chẳng tày gang, do nền kinh tế ảm đạm trong nước, do cuộc chiến biên giới 1979 khốc liệt với người "vừa là đồng chí, vừa là anh em". Có thể nói rằng họ bị dội nước lạnh từ rất sớm; con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN), cộng sản chủ nghĩa (CSCN) bỗng chốc mịt mù, hiểm trở hơn họ tưởng.

Việt Nam đang hội nhập kinh tế với thế giới

Năm 1986 tới như một tất yếu: phải "mở cửa, đổi mới" về kinh tế, như Đặng Tiểu Bình đã làm trước đó (1978) với Trung Quốc. Sự tan rã khối XHCN ở Đông Âu (1991) đối với ĐCSVN chẳng khác nào giật phăng bàn tay người lớn dìu dắt ra khỏi đứa bé còn đang chập chững tập đi. Chới với như người sắp chết đuối bám lấy ngay cả cọng rơm, họ bấu víu vào cái gọi là "kinh tế thị trường định hướng XHCN", còn gã hàng xóm to lớn phương Bắc cũng kịp vẽ ra cái bánh mang "màu sắc Trung Hoa" mờ mờ ảo ảo hòng cầm cự càng lâu càng tốt.

Có thể nói, suốt mấy chục năm qua, "thành tích" của Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ là một cọng rơm ấy mà thôi. Vốn dĩ khái niệm "XHCN" họ đưa ra đã là mơ hồ, mà Marx và Engels từng phân biệt tới vài loại (phong kiến, tiểu tư sản, tư sản, "chân chính", không tưởng, khoa học). Định hướng theo cái mơ hồ là mất định hướng, căn cứ vào cái mơ hồ là vô căn cứ, lý luận có cũng như không. Còn thực tế thì trở thành "XHCN định hướng kinh tế thị trường", cho nên cũng chẳng lạ gì khi ông John Kerry chỉ nhìn thấy chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam.

'Tự chuyển hóa' từ đâu đến ?

VN: Chọn cả Trung Quốc lẫn Mỹ là 'khôn ngoan'?

Ngược lại quá khứ, ta thấy ông Hồ đánh giá khá cao vai trò của lý luận, nhưng chưa bao giờ ông ấy cho thấy năng lực của một nhà lý luận tầm cỡ vĩ mô theo kiểu Marx, Engels, Lenin.

Phó mặc công tác nghiên cứu lý luận về CNXH, CNCS cho các lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc, cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh" thực ra chỉ tập hợp các quan điểm rời rạc về những vấn đề riêng lẻ của Việt Nam, dành cho những nhóm đối tượng cụ thể, với văn phong rất "nôm na", nặng về dạy đạo đức, chịu ảnh hưởng nhiều của triết lý Khổng, Nho.

Chính vì rời rạc, chưa được hệ thống hóa, chưa được luận giải đến nơi đến chốn, nên rất dễ trở thành "siêu hình", không "biện chứng", thành giáo điều cứng nhắc khi đưa vào thực tiễn.

Về hoạt động lý luận, ông Lê Duẩn có cố gắng hơn ông Hồ, văn phong giống ba vị tiền bối kinh điển của CNCS hơn, và hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của triết lý Khổng, Nho

Vì sao ông Đinh Thế Huynh thăm Mỹ?

John Kerry: 'Chỉ có chủ nghĩa tư bản' ở Việt Nam

Điểm chung của ông Hồ, ông Duẩn (ở đây phải kể thêm cả ông Giáp, ông Đồng nữa) là mạnh về chính trị, quân sự song lại lúng túng, kém cỏi khi quản lý, điều hành nền kinh tế.

Nguyên nhân khách quan, do chiến tranh liên miên khiến thời gian đi sâu nghiên cứu bị hạn chế, do bất đồng ngôn ngữ khiến việc tìm hiểu các trước tác của ba vị tiền bối kinh điển không được đầy đủ; nguyên nhân chủ quan, đó là sự thụ động lẫn ỷ lại trong công tác lý luận của Bắc Việt khi Liên Xô và Trung Quốc còn đang mạnh sau Thế chiến II.

Hệ quả là khi Trung Quốc quay lưng, Liên Xô sụp đổ thì các lãnh đạo Việt Nam bị hẫng hụt nghiêm trọng. Họ chỉ còn cách nhào nặn Chính sách kinh tế mới hay chủ nghĩa tư bản-nhà nước của Lenin, thành một món tạm thời nhai được. Đồng thời, sau 30 năm "đổi mới" họ đã phải lùi bước ở một số điểm quan trọng trong cương lĩnh, điều lệ của mình, chẳng hạn: vai trò của kinh tế nhà nước, đảng viên làm kinh tế tư nhân, tỷ lệ nhà nước nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp,...

Định nghĩa hiện nay của Đảng về XHCN không khác với cái xã hội mà các nước tư bản chủ nghĩa khác đều đang hướng tới (công bằng, dân chủ, thịnh vượng,... ), ngoài một điểm duy nhất: Đảng cộng sản ở vị trí lãnh đạo độc tôn.

Thực chất Hội nghị Trung ương 4

Để tạm thời an lòng dân chúng, họ đã vay mượn những khái niệm, khẩu hiệu mà ba vị tiền bối kinh điển cho là mang tính chất "tư sản". Họ bỏ qua vấn đề căn bản: sở hữu tư liệu sản xuất (đặc biệt là đất đai).

Đỉnh điểm của sự khủng hoảng lý luận hiện ra trong Cương lĩnh 2011, ở đó họ đưa vào định hướng "đoàn kết, bình đẳng các giai cấp" chứ không phải đấu "đấu tranh, xóa bỏ giai cấp" - một sự phản bội rõ ràng, nghiêm trọng so với Marx và Engels!

Những yếu kém trong công tác lý luận mà Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 09/12/2014 của Bộ Chính trị đã kể ra (nếu nhắc lại ở đây sẽ quá dài) là có thật.

Tính chất "không có tiền lệ, không giống ai" của con đường quá độ từ xã hội tiểu nông lên xã hội CSCN, bỏ qua giai đoạn TBCN - mà đầu tiên là ông Lê Duẩn, sau này nhiều vị lãnh đạo khác thừa nhận - cũng là có thật.

Song liệu chúng có phải lý do chính đáng để phản bội Marx và Engels, trong khi vẫn hùng hồn tuyên bố "lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng tư tưởng, hay không?

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả ở Hà Nội.

Đào Anh Dũng
Gửi từ Hà Nội
VOA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm