Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Ký Ức (Mù) Sương - Đồ Ngu
(HNPĐ) Nếu những nghiên cứu khoa học về những sự kiện bên ngoài, dù bình thường nhưng lại là một yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của các thiên tài. Là có thật... Tỉ như Beethoven bị điếc tai do ông bố say rượu vả vào mặt... Thi sĩ Hàn Mạc Tử, cứ mỗi độ trăng tròn, thì lại bị những cơn đau dữ dội nhờ vậy đã để lại cho đời những bài thơ bất hủ. Ông Nhạc sĩ Văn Cao bị tiếng u, u của tiếng máy phát điện "tra tấn" ngày đêm... Thì thằng háo danh lại thích ba hoa như Đồ Ngu tôi, mỗi khi trời có sương mù, thì những ký ức không đầu không đuôi lại hiện về...
- Như trong ký ức thưở ấu thơ, mà Đồ tôi đã từng thố lộ với người đọc nhiều lần... chuyện Đồ lớn lên từ vùng mật khu Bùi Phát, nơi đây Việt Cộng gọi là vùng Tề... Do 2 chữ Tề Ngụy chỉ những người chống lại chúng (viết khác của 2 chữ Tề Ngụy là 2 nước thời Xuân Thu). Nơi gia đình Đồ tôi tạm cư (để tránh phong trào Cải Cách Ruộng Đất) là làng Yên Thổ. Sáng sáng Đồ Tôi thường lẽo đẽo theo ông Ngoại lên tiệm thuốc Bắc Hòa Sinh Đường ở dưới chân cầu Trì Chính, có con sông Vạc êm đềm...
Cứ khoảng vào ngày rằm, ông Ngoại tôi, thường ghé vào nhà bác Chánh ở ngay bờ sông. Có hôm ông chỉ vào một thoáng, có hôm ông ở trong nhà ấy rất lâu. Trước khi ông vào nhà, ông chỉ vào cái chõng tre dưới tàn cây bưởi lúc nào cũng trĩu quả, bảo tôi:
- Cháu ngồi đây chơi, chờ ông một chút.
Lúc đầu tôi tưởng ông vào bắt mạch cho bác Chánh... Nhưng, do óc tò mò của trẻ con thôi thúc. Tôi lê la vào phía hông có cái ghế đẩu để sẵn. Tôi nghiêng tai về phía trong...
.... Cô nhớ tìm gặp nó, đưa cái thư tôi viết, cô bảo nó mau mau trở về Thành đi, người ta về đông lắm rồi. Nhớ là đừng cho chúng biết...
Cái người mà ông Ngoại tôi gọi bằng Cô là em ruột của cô Thúy An, cô này không học cao như cô chị nhưng lại buôn ngược bán xuôi lên tận Việt Bắc. Cô Thúy An, mà chúng tôi gọi là "bà tiên nhỏ" thường đạp xe về tận làng Yên Thổ, mang theo những đồ chơi mà ở quê tôi chưa bao giờ được thấy, như những chiếc xe ô tô vặn bằng giây cót. Cả cái xe đạp cô đi, tôi cũng chỉ thấy có một chiếc ở nhà ông Nội tôi, nhưng lại treo lên lưng chừng nhà...
Sau này, theo lời kể của mẹ tôi, tôi mới biết, người mà ông Ngoại tôi luôn nhắn tin và hối thúc phải bỏ chiến khu Việt Bắc trở về là ông Cậu Chếnh, con trai cả của ông Ngoại với Bà Cả cũng là Em ruột Me tôi... Khi bà Cả mất, ông tục huyền với bà Dì hiện đang ở chúng với gia đình chúng tôi. Tôi không biết mặt cậu Chếnh nhưng nghe nói cậu đã có bằng Tú Tài 1. Gia đình ông Ngoại và Bác Chánh (nơi Ông ngoại tôi vẫn ghé, như nói ở trên) đã dự định kết thành sui gia, với cô con gái đầu của Bác Chánh là cô Thúy An (như tôi vừa kể ở trên) cô đẹp người, đẹp nết... học cùng trường với cậu Chếnh nhưng có lẽ trẻ hơn Cậu đến gần 10 tuổi...
Nghe nói 2 người này cũng rất yêu nhau... Đùng một cái cậu Chếnh bỏ lên Việt Bắc. Cô Thúy An lúc đầu sầu tư lắm, đã có lần cô lên tận Lạng Sơn, tìm gặp cậu. Không biết xảy ra chuyện gì, không biết cậu Chếnh nói gì mà Cô Thúy An sau khi từ chiến khu trở về nhà, cô gọm hết thư của Cậu Chếnh, xé nhỏ rồi đem ra bờ sông Vạc dải xuống nước. Rồi cô xin phép ông bà Chánh cho cô vào nhà Tu ở Thượng Kiệm...
Cho đến một hôm, tôi còn nhớ, tôi đang ngồi học ở nhà ông giáo Tiệp ( Nhà này ngay trên đường vào cổng chính nhà bà Cửu Bảo (em ruột của ông Ngoại tôi) thì thấy trẻ con reo hò ngoài đường. Chúng tôi cũng ùa ra xem...có 2 con ngựa gầy. Có một người Mường dắt con ngựa đầu, trên ngựa là em cô Thúy An... Trên lưng con ngựa sau, có mang một xác người bó bằng vải đen...
Khi người ngựa bước qua cổng thì cô Ngần (cô gái lớn của ông Ngoại với bà Dì) Cậu Kính, và mẹ tôi chạy ùa ra...
Cô Ngần gào to:
- Anh Chếnh ơi, sao chúng nó nhẫn tâm giết hại anh thế này..
Cậu Kính (con út của Bả Cả với ông Ngoại) ôm xác anh vào nhà, vừa đi vừa gào:
- Đã bảo anh đừng theo cái đám Việt Minh này mà anh không nghe...
Ông Ngoại tôi ôm chặt tôi đứng giữa sân, nghiến răng:
- Thầy giết con rồi...
Đến ngày thứ 2, trong khi họ hàng bạn bè đang lo hậu sự cho cậu Chếnh, có một người con gái phóng xe đạp tới, Đó là cô Thúy An... Dù tôi còn nhỏ nhưng tôi chưa từng thấy ai đẹp như cô... cô có khuôn mặt như tượng Đức Mẹ... Cô dựng xe, đến chỗ Ông Ba ngoại tôi, cô quỳ xuống lạy 3 lậy rồi cô quay sang cổ quan tài. Cô gục đầu vào áo quan rất lâu, vai cô rung lên từng chập...
Từ đấy cô Thúy An không còn lên Yên Thổ thăm chúng tôi nữa. Nghe nói cô bỏ nhà tu ở Thượng Kiệm rồi ra nhập Đoàn Quân Cảm Tử Áo Đen của cha Hoàng Quỳnh. Nhưng khi di cư vào Nam, Tôi vẫn thường nghe cậu Đảng (anh cậu Kính), sau 2, 3 ly rượu, kể về cô Thúy An:
.... Cho đến tháng 2 năm 1959, sau kế hoạch đảo chính nhằm lật đổ Shihanouk của Cố vấn Ngô Đình Nhu và BS Trần Kim Tuyến tổ chức thất bại, đến tháng sáu thì 2 điệp viên VN bị hành quyết. Shihanouk mở chiến dịch công kích VN, chửi chính phủ VN suốt ba ngày trên radio. Rồi càng ngày càng nghiêng hẳn về phía Cộng sản Bắc Việt
Đại sứ Ngô Trọng Hiếu bị trục xuất, người thay ông làm Đại sứ là Nguyễn Trọng Nhơn một điệp viên chuyên nghiệp của BS Trần Kim Tuyến.
... Một tổ mưu sát Shihanouk được thành lập do Hoàng Ngọc Điệp, Phó giám đốc sở Mật vụ chỉ huy...Hoàng Ngọc Điệp trong vai một thương gia cùng với một nữ điệp viên trẻ đẹp (mà cậu tôi đoan chắc rằng đó là cô Thúy An, để sau này có dịp, Đồ tôi sẽ kể thêm vài các chi tiết khác...)... Rồi 2 "vợ chồng" thương gia giầu có này đến ngụ tại khách sạn sang trọng nhất ở Phnom Penh để chỉ huy cuộc mưu sát...
---Cuộc mưu sát do Điệp viên Nguyễn Nhơn và một người nữa giả dạng là nhân viên của một kỹ sư người Mỹ đến chào từ biệt Shihanouk để về Mỹ, cùng với một va ly đầy chất nổ... Khi Shihanouk sắp mở vali quà thì tùy viên lại mời ông đến tiếp phái đoàn của Trung Cộng. Va ly nổ tung rung động cả Hoàng Cung... (Cao Thế Dung, Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống).
- Cho đến tháng 8 năm 2013 vừa qua, Thằng em họ tên Lâm Viên con cậu Đảng có làm giỗ bố. Nó giới thiệu tôi với một bà cụ, khi nó gọi tên là cụ Thúy An làm tôi sững sờ... Sao thế được nhỉ, quả đất sao bé thế chứ? "Cô Tiên" của chúng tôi bây giờ là một bà lão, nhưng từ ánh mắt đến nụ cười vẫn như còn lưu lại nét đài các của thuở thanh xuân...
Khi được hỏi về những hoạt động như huyền thoại của Cô ngày xưa. Cô không có vẻ ngạc nhiên, nhưng hỏi lại tôi:
- Ai kể cho cháu nghe vậy?
Tôi trả lời:
- Cậu Đảng..
Cô cười lớn:
- Có phải cậu ấy kể trong lúc say phải không nào!
Đồ Ngu
(HNPĐ)
Ký Ức (Mù) Sương - Đồ Ngu
(HNPĐ) Nếu những nghiên cứu khoa học về những sự kiện bên ngoài, dù bình thường nhưng lại là một yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của các thiên tài. Là có thật... Tỉ như Beethoven bị điếc tai do ông bố say rượu vả vào mặt... Thi sĩ Hàn Mạc Tử, cứ mỗi độ trăng tròn, thì lại bị những cơn đau dữ dội nhờ vậy đã để lại cho đời những bài thơ bất hủ. Ông Nhạc sĩ Văn Cao bị tiếng u, u của tiếng máy phát điện "tra tấn" ngày đêm... Thì thằng háo danh lại thích ba hoa như Đồ Ngu tôi, mỗi khi trời có sương mù, thì những ký ức không đầu không đuôi lại hiện về...
- Như trong ký ức thưở ấu thơ, mà Đồ tôi đã từng thố lộ với người đọc nhiều lần... chuyện Đồ lớn lên từ vùng mật khu Bùi Phát, nơi đây Việt Cộng gọi là vùng Tề... Do 2 chữ Tề Ngụy chỉ những người chống lại chúng (viết khác của 2 chữ Tề Ngụy là 2 nước thời Xuân Thu). Nơi gia đình Đồ tôi tạm cư (để tránh phong trào Cải Cách Ruộng Đất) là làng Yên Thổ. Sáng sáng Đồ Tôi thường lẽo đẽo theo ông Ngoại lên tiệm thuốc Bắc Hòa Sinh Đường ở dưới chân cầu Trì Chính, có con sông Vạc êm đềm...
Cứ khoảng vào ngày rằm, ông Ngoại tôi, thường ghé vào nhà bác Chánh ở ngay bờ sông. Có hôm ông chỉ vào một thoáng, có hôm ông ở trong nhà ấy rất lâu. Trước khi ông vào nhà, ông chỉ vào cái chõng tre dưới tàn cây bưởi lúc nào cũng trĩu quả, bảo tôi:
- Cháu ngồi đây chơi, chờ ông một chút.
Lúc đầu tôi tưởng ông vào bắt mạch cho bác Chánh... Nhưng, do óc tò mò của trẻ con thôi thúc. Tôi lê la vào phía hông có cái ghế đẩu để sẵn. Tôi nghiêng tai về phía trong...
.... Cô nhớ tìm gặp nó, đưa cái thư tôi viết, cô bảo nó mau mau trở về Thành đi, người ta về đông lắm rồi. Nhớ là đừng cho chúng biết...
Cái người mà ông Ngoại tôi gọi bằng Cô là em ruột của cô Thúy An, cô này không học cao như cô chị nhưng lại buôn ngược bán xuôi lên tận Việt Bắc. Cô Thúy An, mà chúng tôi gọi là "bà tiên nhỏ" thường đạp xe về tận làng Yên Thổ, mang theo những đồ chơi mà ở quê tôi chưa bao giờ được thấy, như những chiếc xe ô tô vặn bằng giây cót. Cả cái xe đạp cô đi, tôi cũng chỉ thấy có một chiếc ở nhà ông Nội tôi, nhưng lại treo lên lưng chừng nhà...
Sau này, theo lời kể của mẹ tôi, tôi mới biết, người mà ông Ngoại tôi luôn nhắn tin và hối thúc phải bỏ chiến khu Việt Bắc trở về là ông Cậu Chếnh, con trai cả của ông Ngoại với Bà Cả cũng là Em ruột Me tôi... Khi bà Cả mất, ông tục huyền với bà Dì hiện đang ở chúng với gia đình chúng tôi. Tôi không biết mặt cậu Chếnh nhưng nghe nói cậu đã có bằng Tú Tài 1. Gia đình ông Ngoại và Bác Chánh (nơi Ông ngoại tôi vẫn ghé, như nói ở trên) đã dự định kết thành sui gia, với cô con gái đầu của Bác Chánh là cô Thúy An (như tôi vừa kể ở trên) cô đẹp người, đẹp nết... học cùng trường với cậu Chếnh nhưng có lẽ trẻ hơn Cậu đến gần 10 tuổi...
Nghe nói 2 người này cũng rất yêu nhau... Đùng một cái cậu Chếnh bỏ lên Việt Bắc. Cô Thúy An lúc đầu sầu tư lắm, đã có lần cô lên tận Lạng Sơn, tìm gặp cậu. Không biết xảy ra chuyện gì, không biết cậu Chếnh nói gì mà Cô Thúy An sau khi từ chiến khu trở về nhà, cô gọm hết thư của Cậu Chếnh, xé nhỏ rồi đem ra bờ sông Vạc dải xuống nước. Rồi cô xin phép ông bà Chánh cho cô vào nhà Tu ở Thượng Kiệm...
Cho đến một hôm, tôi còn nhớ, tôi đang ngồi học ở nhà ông giáo Tiệp ( Nhà này ngay trên đường vào cổng chính nhà bà Cửu Bảo (em ruột của ông Ngoại tôi) thì thấy trẻ con reo hò ngoài đường. Chúng tôi cũng ùa ra xem...có 2 con ngựa gầy. Có một người Mường dắt con ngựa đầu, trên ngựa là em cô Thúy An... Trên lưng con ngựa sau, có mang một xác người bó bằng vải đen...
Khi người ngựa bước qua cổng thì cô Ngần (cô gái lớn của ông Ngoại với bà Dì) Cậu Kính, và mẹ tôi chạy ùa ra...
Cô Ngần gào to:
- Anh Chếnh ơi, sao chúng nó nhẫn tâm giết hại anh thế này..
Cậu Kính (con út của Bả Cả với ông Ngoại) ôm xác anh vào nhà, vừa đi vừa gào:
- Đã bảo anh đừng theo cái đám Việt Minh này mà anh không nghe...
Ông Ngoại tôi ôm chặt tôi đứng giữa sân, nghiến răng:
- Thầy giết con rồi...
Đến ngày thứ 2, trong khi họ hàng bạn bè đang lo hậu sự cho cậu Chếnh, có một người con gái phóng xe đạp tới, Đó là cô Thúy An... Dù tôi còn nhỏ nhưng tôi chưa từng thấy ai đẹp như cô... cô có khuôn mặt như tượng Đức Mẹ... Cô dựng xe, đến chỗ Ông Ba ngoại tôi, cô quỳ xuống lạy 3 lậy rồi cô quay sang cổ quan tài. Cô gục đầu vào áo quan rất lâu, vai cô rung lên từng chập...
Từ đấy cô Thúy An không còn lên Yên Thổ thăm chúng tôi nữa. Nghe nói cô bỏ nhà tu ở Thượng Kiệm rồi ra nhập Đoàn Quân Cảm Tử Áo Đen của cha Hoàng Quỳnh. Nhưng khi di cư vào Nam, Tôi vẫn thường nghe cậu Đảng (anh cậu Kính), sau 2, 3 ly rượu, kể về cô Thúy An:
.... Cho đến tháng 2 năm 1959, sau kế hoạch đảo chính nhằm lật đổ Shihanouk của Cố vấn Ngô Đình Nhu và BS Trần Kim Tuyến tổ chức thất bại, đến tháng sáu thì 2 điệp viên VN bị hành quyết. Shihanouk mở chiến dịch công kích VN, chửi chính phủ VN suốt ba ngày trên radio. Rồi càng ngày càng nghiêng hẳn về phía Cộng sản Bắc Việt
Đại sứ Ngô Trọng Hiếu bị trục xuất, người thay ông làm Đại sứ là Nguyễn Trọng Nhơn một điệp viên chuyên nghiệp của BS Trần Kim Tuyến.
... Một tổ mưu sát Shihanouk được thành lập do Hoàng Ngọc Điệp, Phó giám đốc sở Mật vụ chỉ huy...Hoàng Ngọc Điệp trong vai một thương gia cùng với một nữ điệp viên trẻ đẹp (mà cậu tôi đoan chắc rằng đó là cô Thúy An, để sau này có dịp, Đồ tôi sẽ kể thêm vài các chi tiết khác...)... Rồi 2 "vợ chồng" thương gia giầu có này đến ngụ tại khách sạn sang trọng nhất ở Phnom Penh để chỉ huy cuộc mưu sát...
---Cuộc mưu sát do Điệp viên Nguyễn Nhơn và một người nữa giả dạng là nhân viên của một kỹ sư người Mỹ đến chào từ biệt Shihanouk để về Mỹ, cùng với một va ly đầy chất nổ... Khi Shihanouk sắp mở vali quà thì tùy viên lại mời ông đến tiếp phái đoàn của Trung Cộng. Va ly nổ tung rung động cả Hoàng Cung... (Cao Thế Dung, Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống).
- Cho đến tháng 8 năm 2013 vừa qua, Thằng em họ tên Lâm Viên con cậu Đảng có làm giỗ bố. Nó giới thiệu tôi với một bà cụ, khi nó gọi tên là cụ Thúy An làm tôi sững sờ... Sao thế được nhỉ, quả đất sao bé thế chứ? "Cô Tiên" của chúng tôi bây giờ là một bà lão, nhưng từ ánh mắt đến nụ cười vẫn như còn lưu lại nét đài các của thuở thanh xuân...
Khi được hỏi về những hoạt động như huyền thoại của Cô ngày xưa. Cô không có vẻ ngạc nhiên, nhưng hỏi lại tôi:
- Ai kể cho cháu nghe vậy?
Tôi trả lời:
- Cậu Đảng..
Cô cười lớn:
- Có phải cậu ấy kể trong lúc say phải không nào!
Đồ Ngu
(HNPĐ)