TIN CỘNG ĐỒNG
Kỷ niệm 20 năm thành lập Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam: Băn khoăn về thế hệ trẻ kế thừa
Kỷ niệm 20 năm thành lập MLNQ Việt Nam:
Băn khoăn về thế hệ trẻ kế thừa
2017-08-22
Mặc dù đạt được những thành tựu không nhỏ trong 20 năm qua, nhưng điều ưu tư, băn khoăn lớn nhất của những người đứng đầu MLNQVN vẫn là việc khó lôi kéo được người trẻ dấn thân theo con đường của họ.
Khi được hỏi, liệu MLNQVN đã có một sự chuẩn bị một lực lượng kế thừa cho hoạt động sắp tới hay chưa, Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng cho rằng:
MLNQ là một phạm vi hoạt động nhân quyền càng ngày càng phổ thông, nhưng rất khó thu hút những người trẻ để họ có thể làm việc, tranh đấu.
- GS. Nguyễn Thanh Trang
“Đó là điều ưu tư của chúng tôi. Điều đó rất là khó chứ không dễ, bởi vì những thế hệ trẻ lớn lên bên này chúng tôi không nói họ không để ý đến hiện tình đất nước, nhưng chiếc cầu nối giữa thế hệ trước và thế hệ sau chưa hoàn chỉnh. Do đó chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để làm sao thuyết phục để cho họ thấy rằng việc đấu tranh nhân quyền trong nước là ưu tiên số một, hơn cả vấn đề phát triển kinh tế. Bởi vì chính trị chi phối cả đời sống con người chứ không phải chỉ vấn đề kinh tế. Vì có đôi bạn trẻ ở đây nói rằng chỉ cần phát triển kinh tế thì vấn đề nhân quyền sẽ đến sau, nhưng chúng tôi nghĩ ngược lại, đối với người cộng sản chừng nào chế độ cộng sản còn thì không thể phát triển được. Đó là điều chúng tôi mong truyền đạt được cho thế hệ trẻ để mong họ thông cảm với. Có thể có nhiều suy nghĩ khác biệt, nhưng đó là suy nghĩ của chúng tôi.”
Giáo sư Nguyễn Thanh Trang cũng cùng suy nghĩ:
“MLNQ là một phạm vi hoạt động nhân quyền càng ngày càng phổ thông, nhưng rất khó thu hút những người trẻ để họ có thể làm việc, tranh đấu, lý do là vì mình tranh đấu nhân quyền không có ồn ào, không phải như đi biểu tình, cộng sản không sợ biểu tình, trái lại những cuộc vận động nhân quyền mà mình đi vào quốc hội, vào bộ ngoại giao, đi vào các cơ quan nhân quyền quốc tế đã tạo được những áp lực đối với nhà nước CS.
Bên cạnh thành quả đó thì cái khó là tìm những người trẻ vào để kêu gọi họ tiếp tục làm việc là cả một chuyện không dễ, bởi vì tuổi trẻ năng động và họ muốn thấy kết quả trước mắt, trái lại nhân quyền tranh đấu không thấy được. Như giờ hỏi thành quả cụ thể của MLNQ là gì thì rất là khó nói.”
Tại buổi kỷ niệm 20 năm thành lập mạng lưới, Mục sư Nguyễn Công Chính, người vừa thoát khỏi nhà tù cộng sản, bị trục xuất sang Hoa Kỳ, đã được nhận lại bằng tưởng lục cho giải thưởng Nhân Quyền Việt Nam năm 2009 mà ông được chọn nhưng chưa có cơ hội nhận vào lúc đó.
Cũng trong buổi này, mạng lưới đã tri ân và tuyên dương những tổ chức, cá nhân có những đóng góp thiết thực cho MLNQVN trong thời gian qua, trong đó có Ban Tù Ca Xuân Điềm, Tập Thể Dân Quân Cán Chính San Diego, Luật sư Đoàn Thanh Liêm và ông Nguyễn Ngọc Quỳnh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Kỷ niệm 20 năm thành lập Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam: Băn khoăn về thế hệ trẻ kế thừa
Kỷ niệm 20 năm thành lập MLNQ Việt Nam:
Băn khoăn về thế hệ trẻ kế thừa
2017-08-22
Mặc dù đạt được những thành tựu không nhỏ trong 20 năm qua, nhưng điều ưu tư, băn khoăn lớn nhất của những người đứng đầu MLNQVN vẫn là việc khó lôi kéo được người trẻ dấn thân theo con đường của họ.
Khi được hỏi, liệu MLNQVN đã có một sự chuẩn bị một lực lượng kế thừa cho hoạt động sắp tới hay chưa, Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng cho rằng:
MLNQ là một phạm vi hoạt động nhân quyền càng ngày càng phổ thông, nhưng rất khó thu hút những người trẻ để họ có thể làm việc, tranh đấu.
- GS. Nguyễn Thanh Trang
“Đó là điều ưu tư của chúng tôi. Điều đó rất là khó chứ không dễ, bởi vì những thế hệ trẻ lớn lên bên này chúng tôi không nói họ không để ý đến hiện tình đất nước, nhưng chiếc cầu nối giữa thế hệ trước và thế hệ sau chưa hoàn chỉnh. Do đó chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để làm sao thuyết phục để cho họ thấy rằng việc đấu tranh nhân quyền trong nước là ưu tiên số một, hơn cả vấn đề phát triển kinh tế. Bởi vì chính trị chi phối cả đời sống con người chứ không phải chỉ vấn đề kinh tế. Vì có đôi bạn trẻ ở đây nói rằng chỉ cần phát triển kinh tế thì vấn đề nhân quyền sẽ đến sau, nhưng chúng tôi nghĩ ngược lại, đối với người cộng sản chừng nào chế độ cộng sản còn thì không thể phát triển được. Đó là điều chúng tôi mong truyền đạt được cho thế hệ trẻ để mong họ thông cảm với. Có thể có nhiều suy nghĩ khác biệt, nhưng đó là suy nghĩ của chúng tôi.”
Giáo sư Nguyễn Thanh Trang cũng cùng suy nghĩ:
“MLNQ là một phạm vi hoạt động nhân quyền càng ngày càng phổ thông, nhưng rất khó thu hút những người trẻ để họ có thể làm việc, tranh đấu, lý do là vì mình tranh đấu nhân quyền không có ồn ào, không phải như đi biểu tình, cộng sản không sợ biểu tình, trái lại những cuộc vận động nhân quyền mà mình đi vào quốc hội, vào bộ ngoại giao, đi vào các cơ quan nhân quyền quốc tế đã tạo được những áp lực đối với nhà nước CS.
Bên cạnh thành quả đó thì cái khó là tìm những người trẻ vào để kêu gọi họ tiếp tục làm việc là cả một chuyện không dễ, bởi vì tuổi trẻ năng động và họ muốn thấy kết quả trước mắt, trái lại nhân quyền tranh đấu không thấy được. Như giờ hỏi thành quả cụ thể của MLNQ là gì thì rất là khó nói.”
Tại buổi kỷ niệm 20 năm thành lập mạng lưới, Mục sư Nguyễn Công Chính, người vừa thoát khỏi nhà tù cộng sản, bị trục xuất sang Hoa Kỳ, đã được nhận lại bằng tưởng lục cho giải thưởng Nhân Quyền Việt Nam năm 2009 mà ông được chọn nhưng chưa có cơ hội nhận vào lúc đó.
Cũng trong buổi này, mạng lưới đã tri ân và tuyên dương những tổ chức, cá nhân có những đóng góp thiết thực cho MLNQVN trong thời gian qua, trong đó có Ban Tù Ca Xuân Điềm, Tập Thể Dân Quân Cán Chính San Diego, Luật sư Đoàn Thanh Liêm và ông Nguyễn Ngọc Quỳnh