Kinh Khổ
LỜI CÁM ƠN, NÓI THÊM VỀ CÁC BỨC ẢNH, VỀ CHUYỆN “HẬU FORMOSA”

1/CÁM ƠN VỀ NHỮNG LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHÂN SINH NHẬT 16/9
Xin cám ơn các chị, anh, các bạn bè,
đồng nghiệp, học trò, các bạn nhỏ… đã gửi lời chúc mừng sinh nhật tôi.
Thú thật từ nhỏ, tôi không có ngày sinh nhật vì bố mẹ đi làm quần quật,
con đông, không nhớ sinh nhật đứa nào. Sau này, quen vậy và vốn ái ngại
khi được chăm sóc, tôi thường “né” tổ chức sinh nhật dựa vào cái cớ
thuận lợi, tôi sinh đêm Trung Thu, nên ai hỏi đến sinh nhật thì nói…tổ
chức chung hôm Trung thu rồi.
Lời chúc của các anh chị, các bạn, với
nhiều hoa và bánh (ăn đủ chắc chắn lên 8 ký) khiến tôi cảm động không
biết cám ơn làm sao…Đành hứa cố gắng hết mình làm một công dân có trách
nhiệm.
2/SUY NGHĨ VỀ NHỮNG BỨC ẢNH
Mấy hôm nay tôi cứ lẩn quẩn nghĩ về hai người không quen được bó chiếu chở trên xe gắn máy từ bệnh viện về nhà. Cũng thân phận người mà sao thật đau xót, khó tưởng tượng ra chuyện như vậy. Rồi nghĩ tới em Tiến ra đi mới 17 tuổi. Nghĩ tới Minh Thuận với hai dòng chữ thay lời, với cha “Bố về là number one rồi” và nói với mẹ nuôi ”con xin lỗi mẹ”. Buộc phải ra đi, Minh Thuận cũng thấy mình có lỗi. Hàng loạt người trẻ chưa kịp báo hiếu muốn nói lời xin lỗi ngậm ngùi như vậy. Nhưng ai xin lỗi họ khi môi trường sống hôm nay bị đe dọa tứ bề? Tôi quyết định rút những bức ảnh quá buồn và lưu giữ riêng một nơi cho mình. Chứ cứ nhìn ảnh họ mỗi ngày, sao cứ nhói lòng, không đành.
3/THỜI ĐẠI “SAU FORMOSA”
Câu chuyện Formosa đâu còn chỉ là của riêng đương sự mà giờ thành biểu tượng rồi. Cái gì độc hại, hủy hoại môi trường sống, uy hiếp tính mạng con người, sinh kế, tương lai của hàng loạt người, rất dai dẵng, nhởn nhơ, thì người ta nghĩ tới, và gọi là Formosa.
Sáng nay, báo TT đưa bài vơ đết: “Nguy cơ xuất hiện thêm nhiều Formosa”. Ảnh là nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, Trà Vinh. Đó không phải là phát hiện, từ ngày 3/9/2016, báo Sài Gòn Giải Phòng đã đưa một bài dài “Bất an điện than Duyên Hải” báo động khá cặn kẻ.
Hãy nói về Formosa với sự tỉnh táo, lạnh lùng cần thiết. AND của Formosa là vậy, mô hình kinh doanh của nó là vậy, trừ khi nó chết, hễ còn sống thì gien cơ bản của nó vẫn luôn là như vậy: gây ô nhiễm, bị phát hiện, bồi thường, vuốt ve để duy trì, LÃI KHỦNG.
Làm ăn thì phải tính đến lợi nhuận. Cách tạo lợi nhuận của Formosa là vậy. Làm thép thì đại ô nhiễm rồi, chi phí xử lý môi trường vô cùng lớn, né được bao nhiêu là lời bấy nhiêu. Thế giới ai cũng biết, hãi sợ, xua đuổi nó. Chỉ có nước nghèo và thiếu kinh nghiệm chấp nhận nó.
Mà còn “tốt bụng” dành cho nó nhiều ưu đãi khó tin. Như ưu đãi về giá điện sản xuất. Như không kiểm soát quá trình phát thải và cũng chẳng thu phí ô nhiễm đúng mức, đúng quy định. Như vẫn “hào phóng” ưu đãi đầu tư cho nó, là dự án phát thải gây ô nhiễm nặng rồi dân mình lảnh đủ.
Giờ sao đây khi mà nó cứ không ái ngại “phòi” ra xì căng đan hoài? Đuổi nó đi? Thay đổi chính sách để nó biến vì hết lợi nhuận? Cái gì cũng khó.
Chứ cứ chơi “cút bắt” với nó hoài, đứng tim, bứt gân chịu gì nổi. Có cái tàu chở bùn thải mà lắm chuyện . Có trò đổ cho “thằng đánh máy” đáng lẽ chỉ là bột mà thành bùn. Có trò đổ cho Bộ Công Thương cấp phép và ngay sau đó, Bộ CT la lên, không , Bộ không cấp phép. Thấy làm việc nhà nước mà thật liều và cũng thật…hài hước. Thôi đành Hải Quan đứng ra” bao chót” : đó là ( lại là) hàng hóa bình thường, được miễn thuế, tuy bình thường nhưng những nhà máy bôxit khủng của ta vẫn chưa sản xuất được. Ôi nếu cứ đi theo cuộc chơi chữ này thì nhà soạn kịch hài giỏi nhất cũng phải chịu thua.
Bởi vậy, thời “sau Formosa” phải tính giải pháp căn cơ. Bênh che hay lên án nó vô ích khi gien cơ bản nó không thay đổi được. Báo động nguy cơ hoài mà không có giải pháp thích đáng sẽ bị nhàm.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
LỜI CÁM ƠN, NÓI THÊM VỀ CÁC BỨC ẢNH, VỀ CHUYỆN “HẬU FORMOSA”

1/CÁM ƠN VỀ NHỮNG LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHÂN SINH NHẬT 16/9
Xin cám ơn các chị, anh, các bạn bè,
đồng nghiệp, học trò, các bạn nhỏ… đã gửi lời chúc mừng sinh nhật tôi.
Thú thật từ nhỏ, tôi không có ngày sinh nhật vì bố mẹ đi làm quần quật,
con đông, không nhớ sinh nhật đứa nào. Sau này, quen vậy và vốn ái ngại
khi được chăm sóc, tôi thường “né” tổ chức sinh nhật dựa vào cái cớ
thuận lợi, tôi sinh đêm Trung Thu, nên ai hỏi đến sinh nhật thì nói…tổ
chức chung hôm Trung thu rồi.
Lời chúc của các anh chị, các bạn, với
nhiều hoa và bánh (ăn đủ chắc chắn lên 8 ký) khiến tôi cảm động không
biết cám ơn làm sao…Đành hứa cố gắng hết mình làm một công dân có trách
nhiệm.
2/SUY NGHĨ VỀ NHỮNG BỨC ẢNH
Mấy hôm nay tôi cứ lẩn quẩn nghĩ về hai người không quen được bó chiếu chở trên xe gắn máy từ bệnh viện về nhà. Cũng thân phận người mà sao thật đau xót, khó tưởng tượng ra chuyện như vậy. Rồi nghĩ tới em Tiến ra đi mới 17 tuổi. Nghĩ tới Minh Thuận với hai dòng chữ thay lời, với cha “Bố về là number one rồi” và nói với mẹ nuôi ”con xin lỗi mẹ”. Buộc phải ra đi, Minh Thuận cũng thấy mình có lỗi. Hàng loạt người trẻ chưa kịp báo hiếu muốn nói lời xin lỗi ngậm ngùi như vậy. Nhưng ai xin lỗi họ khi môi trường sống hôm nay bị đe dọa tứ bề? Tôi quyết định rút những bức ảnh quá buồn và lưu giữ riêng một nơi cho mình. Chứ cứ nhìn ảnh họ mỗi ngày, sao cứ nhói lòng, không đành.
3/THỜI ĐẠI “SAU FORMOSA”
Câu chuyện Formosa đâu còn chỉ là của riêng đương sự mà giờ thành biểu tượng rồi. Cái gì độc hại, hủy hoại môi trường sống, uy hiếp tính mạng con người, sinh kế, tương lai của hàng loạt người, rất dai dẵng, nhởn nhơ, thì người ta nghĩ tới, và gọi là Formosa.
Sáng nay, báo TT đưa bài vơ đết: “Nguy cơ xuất hiện thêm nhiều Formosa”. Ảnh là nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, Trà Vinh. Đó không phải là phát hiện, từ ngày 3/9/2016, báo Sài Gòn Giải Phòng đã đưa một bài dài “Bất an điện than Duyên Hải” báo động khá cặn kẻ.
Hãy nói về Formosa với sự tỉnh táo, lạnh lùng cần thiết. AND của Formosa là vậy, mô hình kinh doanh của nó là vậy, trừ khi nó chết, hễ còn sống thì gien cơ bản của nó vẫn luôn là như vậy: gây ô nhiễm, bị phát hiện, bồi thường, vuốt ve để duy trì, LÃI KHỦNG.
Làm ăn thì phải tính đến lợi nhuận. Cách tạo lợi nhuận của Formosa là vậy. Làm thép thì đại ô nhiễm rồi, chi phí xử lý môi trường vô cùng lớn, né được bao nhiêu là lời bấy nhiêu. Thế giới ai cũng biết, hãi sợ, xua đuổi nó. Chỉ có nước nghèo và thiếu kinh nghiệm chấp nhận nó.
Mà còn “tốt bụng” dành cho nó nhiều ưu đãi khó tin. Như ưu đãi về giá điện sản xuất. Như không kiểm soát quá trình phát thải và cũng chẳng thu phí ô nhiễm đúng mức, đúng quy định. Như vẫn “hào phóng” ưu đãi đầu tư cho nó, là dự án phát thải gây ô nhiễm nặng rồi dân mình lảnh đủ.
Giờ sao đây khi mà nó cứ không ái ngại “phòi” ra xì căng đan hoài? Đuổi nó đi? Thay đổi chính sách để nó biến vì hết lợi nhuận? Cái gì cũng khó.
Chứ cứ chơi “cút bắt” với nó hoài, đứng tim, bứt gân chịu gì nổi. Có cái tàu chở bùn thải mà lắm chuyện . Có trò đổ cho “thằng đánh máy” đáng lẽ chỉ là bột mà thành bùn. Có trò đổ cho Bộ Công Thương cấp phép và ngay sau đó, Bộ CT la lên, không , Bộ không cấp phép. Thấy làm việc nhà nước mà thật liều và cũng thật…hài hước. Thôi đành Hải Quan đứng ra” bao chót” : đó là ( lại là) hàng hóa bình thường, được miễn thuế, tuy bình thường nhưng những nhà máy bôxit khủng của ta vẫn chưa sản xuất được. Ôi nếu cứ đi theo cuộc chơi chữ này thì nhà soạn kịch hài giỏi nhất cũng phải chịu thua.
Bởi vậy, thời “sau Formosa” phải tính giải pháp căn cơ. Bênh che hay lên án nó vô ích khi gien cơ bản nó không thay đổi được. Báo động nguy cơ hoài mà không có giải pháp thích đáng sẽ bị nhàm.