Tham Khảo
LS Ngô Ngọc Trai: Phải khởi tố hình sự, xử lý nghiêm khắc, để ngăn chặn các vụ về sau
16-10-2016
Có thể hình dung việc gây lũ từ đập thủy điện như sau: Nếu không có đập thủy điện thì khi mưa xuống nước sẽ chảy thành dòng theo lòng trũng cứ thế dần chảy ra sông ra biển. Nhưng khi có đập thì nó ngăn dòng nước lại tạo thành một khối nước lớn ở vị trí cao, đến khi nước đầy thì đập xả nước tạo dòng chảy nhanh mạnh.
Dòng nước này cộng với lượng nước mưa đã chảy thành dòng ở phía dưới đập hợp lại tạo thành lũ cục bộ khiến dân không kịp trở tay vì lũ về nhanh quá. Như vậy việc có các đập thủy điện làm trầm trọng thêm tình trạng mưa lũ lâu nay.
Việc xây dựng các đập đúng ra phải tính toán khoa học mức độ liều lượng khoảng cách như thế nào đấy để không gây lũ lớn thiệt hại cho dân. Nhưng vì sự yếu kém ngu dốt và lòng tham nên người ta đã xây các đập thủy điện như đã có khiến gây ra hậu quả như bây giờ.
Đây không phải là lần đầu tiên và cũng sẽ không phải là lần cuối cùng các đập thủy điện gây chết nhiều người, gia súc và thiệt hại về tài sản. Cơ nghiệp tích cóp mỗi năm đều bị tiêu tán vì lũ.
Do vậy cộng đồng cần lên tiếng đòi hỏi chính quyền mở một cuộc điều tra, đánh giá lại tính hợp lý khoa học của đập thủy điện dựa vào các hệ quả thực tế đã có, tiến tới chấm dứt phá bỏ đập thủy điện ngay.
Vì cái lợi ích của nó đem lại không đù đắp cho cái thiệt hại nó gây ra, mạng người là vô giá, không thể để mạng dân cứ chết mãi như thế được. Việc này không làm dứt điểm thì với cái lòng tham và sự thiếu trách nhiệm sang năm rồi sẽ lại có lũ khác và người chết khác.
____
Mời các luật sư tiếp tục tham gia kiến nghị
16-10-2016
Việc từng người chia sẻ các hình ảnh thông tin về lũ lụt miền Trung, đưa ra các status và comment tạo ra luồng dư luận lớn khiến chính phủ không thể làm ngơ và phải có hành động.
Cho nên đó chính là một cách mọi người tham gia vào công cuộc quản trị quốc gia. Bằng cách đưa ra các bàn luận ý kiến mỗi người đã góp phần thúc đẩy các hoạt động của chính phủ.
Việc các luật sư soạn và gửi đơn kiến nghị cũng chỉ nhằm thúc đẩy những việc đúng đắn cần làm. Và đó cũng là một cách để tham gia vào công cuộc quản trị quốc gia và xây dựng đất nước. Sự tham gia của đông đảo mọi người sẽ giúp tăng hiệu quả thành công của kiến nghị. Do vậy các luật sư hãy tham gia đi còn chờ gì nữa?
ĐƠN KIẾN NGHỊ
(V/v đập thủy điện Hố Hô xả nước tạo lũ mạnh khiến nhiều người chết và nhấn chìm tài sản của người dân các tỉnh Miền Trung)
Kính gửi:
– TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
– CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG
– CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
– THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC
Chúng tôi, những người có tên trong danh sách dưới đây. Ý thức về quyền hạn của mình theo pháp luật và trách nhiệm của mình trước cộng đồng xã hội. Chúng tôi kiến nghị như sau:
Từ hôm 14/10/2016 đã xảy ra mưa lũ lớn gây ngập lụt ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình. Thông tin hình ảnh về người dân vùng lũ khiến đồng bào khắp nơi xót xa thương cảm. Theo báo điện tử Vietnamnet thì: Tính đến 16h chiều ngày 15/10 có ít nhất 9 tàu hàng, tàu cá ở Quảng Bình bị lật úp, 19 tàu thuyền khác bị mắc kẹt, cuốn trôi ra biển. Đã có 7 người chết, 10 thuyền viên, người dân bị lũ cuốn mất tích và 7 người bị thương ở Quảng Bình.
Tại Hà Tĩnh có 1 người chết, 1 người mất tích. Nghệ An cũng có 1 học sinh bị lũ cuốn. Tại cảng Gianh, Quảng Bình có 30-40 tàu bị sóng đánh trôi dạt khỏi nơi neo đậu, 1 tàu đã bị chìm. Ngoài ra là không biết bao nhiêu tài sản hoa màu vật nuôi của người dân bị thiệt hại do mưa lũ.
Xác định nguyên nhân:
Từ lâu nay mưa lũ là hiện tượng thiên tai bất thường, theo thời gian người dân đã tích lũy kinh nghiệm biết cách ứng phó với mưa lũ giúp giảm bớt hậu quả của thiên tai. Nhưng vài năm trở lại đây nhiều đập thủy điện được xây dựng đã góp phần làm tăng thêm hậu quả tai hại của mưa lũ. Đập thủy điện xả nước đã phá vỡ quy trình dòng chảy khiến người dân không thể ứng phó, gây thiệt hại tổn thất không biết bao nhiêu mà kể.
Có thể hình dung việc đập thủy điện xả nước gây lũ lụt như sau: Nếu không có đập thủy điện thì khi mưa xuống nước sẽ chảy thành dòng theo các lòng trũng khe suối chảy dần ra sông ra biển. Nhưng khi có đập thủy điện thì nó ngăn dòng nước lại tạo thành một khối nước lớn ở vị trí cao, đến khi nước đầy thì đập xả nước tạo thành dòng chảy mạnh.
Dòng chảy này cộng với lượng nước mưa đã chảy thành dòng ở phía dưới đập, hợp lại tạo thành lưu lượng nước lớn gây lũ khiến người dân không kịp trở tay vì lũ về nhanh quá.
Như vậy, các đập thủy điện là tác nhân góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng mưa lũ lâu nay. Việc xây dựng các đập đúng ra phải tính toán khoa học về khoảng cách, mức độ, liều lượng như thế nào để không gây thiệt hại cho dân.
Nhưng vì những tính toán sai và vì lòng tham nên các đập thủy điện đã được xây bất chấp tính hợp lý dẫn đến hậu quả như đã xảy ra. Chúng tôi cho rằng đây không phải là lần đầu tiên và cũng sẽ không phải là lần cuối cùng các đập thủy điện xả nước gây lũ lớn làm chết người.
Xảy ra lũ vừa rồi ở Hà Tĩnh và Quảng Bình có nguyên nhân do đập thủy điện Hố Hô xả nước. Theo báo Vietnamnet thì: Khoảng 17h45 ngày 14/10, nhà máy thủy điện Hố Hô (giáp ranh giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh) bất ngờ xả lũ ồ ạt khiến hàng nghìn hộ dân huyện Hương Khê ngập sâu trong biển nước.
Việc xả lũ ồ ạt với lưu lượng 1.800 m3/s trong 4 giờ kèm theo mưa lớn khiến mực nước lên rất nhanh. Nhiều người dân không kịp trở tay.
Khi đi kiểm tra ông Lê Ngọc Huấn Chủ tịch UBND huyện Hương Khê đã bày tỏ sự bức xúc với lãnh đạo nhà máy thuỷ điện Hố Hô trong việc xả lũ bất ngờ khiến ngập lụt trên nhiều xã: “Khi chưa mưa thì không xả, lại nhè lúc mưa lớn để xả. Nước trên đổ về, nước sông dâng lên, tôi đề nghị dừng lại từ 1-2 tiếng cho nước rút bớt, điều kiện lúc đó có thể dừng xả 1 tiếng nhưng lãnh đạo nhà máy không chấp thuận”.
Sáng 15/10 Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ông Đặng Quốc Khánh đã xuống các xã của huyện Hương Khê để kiểm tra. Tại đây, ông Khánh nhấn mạnh việc xả đập Hố Hô khiến nước lên nhanh người dân trở tay không kịp.
Theo ông Khánh, việc xả đập phải được phối hợp giữa chính quyền và nhân dân. “Những hồ nào xả bao nhiêu, xả như thế nào cần phải tuyên truyền kịp thời để cho bà con biết. Chứ lúc tối Hương Khê xả quá nhanh, không thể xả ồ ạt như vậy được. Hộ nào cũng cho rằng lúc tối nước lên nhanh quá. Xả như thế không nhanh sao được” – Vietnamnet.vn.
Thưa các vị lãnh đạo!
Như vậy là đã rõ, có yếu tố nhân tai trong tai họa này. Đập thủy điện xả nước là tác nhân góp phần làm trầm trọng thêm hậu quả mưa lũ làm chết nhiều người, nhấn chìm tài sản, hàng vạn hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chúng tôi cho rằng các đập thủy điện đem lại lợi ích không bõ cho cái thiệt hại gây ra. Mạng người là vô giá, không thể để mạng dân cứ chết vơi mỗi năm một ít như thế được, không thể để cơ nghiệp của dân tích cóp bao năm tiêu tán dần vì lũ. Việc này nếu không xử lý dứt điểm thì với lòng tham và sự thiếu trách nhiệm rồi sẽ lại có lũ khác và người chết khác.
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 2013 tại Điều 28 quy định: 1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Nay chúng tôi đề nghị các vị lãnh đạo:
1. Cho tiến hành nghiên cứu, rà soát, đánh giá lại về bố trí và hoạt động của các đập thủy điện dựa trên các hậu quả đã gây ra, tiến tới chấm dứt phá bỏ ngay những đập thủy điện gây nguy hại.
2. Trong hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của trận lũ vừa rồi có yếu tố con người (nhân tai). Hậu quả như thế và có dấu hiệu trách nhiệm của con người, như thế là đủ yếu tố dấu hiệu của tội phạm và do vậy cần chỉ đạo khởi tố điều tra, xác định người phải chịu trách nhiệm truy tố ra trước pháp luật và buộc bồi thường khắc phục hậu quả cho người dân.
Trên đây là nội dung kiến nghị, chúng tôi hy vọng các vị lãnh đạo quan tâm, để bảo vệ tính mạng và tài sản cho đồng bào.
Những người kiến nghị:
1. Luật sư Ngô Ngọc Trai, Đoàn luật sư Hà Nội2. Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Đoàn luật sư Hà Nội
3. Luật sư Nguyễn Doãn Hùng, Đoàn luật sư Hà Nội
4. Luật sư Nguyễn Văn Từ, Đoàn luật sư tỉnh Tây Ninh
5. Luật sư Hoàng Văn Tài, Đoàn luật sư Tp HCM
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
LS Ngô Ngọc Trai: Phải khởi tố hình sự, xử lý nghiêm khắc, để ngăn chặn các vụ về sau
16-10-2016
Có thể hình dung việc gây lũ từ đập thủy điện như sau: Nếu không có đập thủy điện thì khi mưa xuống nước sẽ chảy thành dòng theo lòng trũng cứ thế dần chảy ra sông ra biển. Nhưng khi có đập thì nó ngăn dòng nước lại tạo thành một khối nước lớn ở vị trí cao, đến khi nước đầy thì đập xả nước tạo dòng chảy nhanh mạnh.
Dòng nước này cộng với lượng nước mưa đã chảy thành dòng ở phía dưới đập hợp lại tạo thành lũ cục bộ khiến dân không kịp trở tay vì lũ về nhanh quá. Như vậy việc có các đập thủy điện làm trầm trọng thêm tình trạng mưa lũ lâu nay.
Việc xây dựng các đập đúng ra phải tính toán khoa học mức độ liều lượng khoảng cách như thế nào đấy để không gây lũ lớn thiệt hại cho dân. Nhưng vì sự yếu kém ngu dốt và lòng tham nên người ta đã xây các đập thủy điện như đã có khiến gây ra hậu quả như bây giờ.
Đây không phải là lần đầu tiên và cũng sẽ không phải là lần cuối cùng các đập thủy điện gây chết nhiều người, gia súc và thiệt hại về tài sản. Cơ nghiệp tích cóp mỗi năm đều bị tiêu tán vì lũ.
Do vậy cộng đồng cần lên tiếng đòi hỏi chính quyền mở một cuộc điều tra, đánh giá lại tính hợp lý khoa học của đập thủy điện dựa vào các hệ quả thực tế đã có, tiến tới chấm dứt phá bỏ đập thủy điện ngay.
Vì cái lợi ích của nó đem lại không đù đắp cho cái thiệt hại nó gây ra, mạng người là vô giá, không thể để mạng dân cứ chết mãi như thế được. Việc này không làm dứt điểm thì với cái lòng tham và sự thiếu trách nhiệm sang năm rồi sẽ lại có lũ khác và người chết khác.
____
Mời các luật sư tiếp tục tham gia kiến nghị
16-10-2016
Việc từng người chia sẻ các hình ảnh thông tin về lũ lụt miền Trung, đưa ra các status và comment tạo ra luồng dư luận lớn khiến chính phủ không thể làm ngơ và phải có hành động.
Cho nên đó chính là một cách mọi người tham gia vào công cuộc quản trị quốc gia. Bằng cách đưa ra các bàn luận ý kiến mỗi người đã góp phần thúc đẩy các hoạt động của chính phủ.
Việc các luật sư soạn và gửi đơn kiến nghị cũng chỉ nhằm thúc đẩy những việc đúng đắn cần làm. Và đó cũng là một cách để tham gia vào công cuộc quản trị quốc gia và xây dựng đất nước. Sự tham gia của đông đảo mọi người sẽ giúp tăng hiệu quả thành công của kiến nghị. Do vậy các luật sư hãy tham gia đi còn chờ gì nữa?
ĐƠN KIẾN NGHỊ
(V/v đập thủy điện Hố Hô xả nước tạo lũ mạnh khiến nhiều người chết và nhấn chìm tài sản của người dân các tỉnh Miền Trung)
Kính gửi:
– TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
– CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG
– CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
– THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC
Chúng tôi, những người có tên trong danh sách dưới đây. Ý thức về quyền hạn của mình theo pháp luật và trách nhiệm của mình trước cộng đồng xã hội. Chúng tôi kiến nghị như sau:
Từ hôm 14/10/2016 đã xảy ra mưa lũ lớn gây ngập lụt ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình. Thông tin hình ảnh về người dân vùng lũ khiến đồng bào khắp nơi xót xa thương cảm. Theo báo điện tử Vietnamnet thì: Tính đến 16h chiều ngày 15/10 có ít nhất 9 tàu hàng, tàu cá ở Quảng Bình bị lật úp, 19 tàu thuyền khác bị mắc kẹt, cuốn trôi ra biển. Đã có 7 người chết, 10 thuyền viên, người dân bị lũ cuốn mất tích và 7 người bị thương ở Quảng Bình.
Tại Hà Tĩnh có 1 người chết, 1 người mất tích. Nghệ An cũng có 1 học sinh bị lũ cuốn. Tại cảng Gianh, Quảng Bình có 30-40 tàu bị sóng đánh trôi dạt khỏi nơi neo đậu, 1 tàu đã bị chìm. Ngoài ra là không biết bao nhiêu tài sản hoa màu vật nuôi của người dân bị thiệt hại do mưa lũ.
Xác định nguyên nhân:
Từ lâu nay mưa lũ là hiện tượng thiên tai bất thường, theo thời gian người dân đã tích lũy kinh nghiệm biết cách ứng phó với mưa lũ giúp giảm bớt hậu quả của thiên tai. Nhưng vài năm trở lại đây nhiều đập thủy điện được xây dựng đã góp phần làm tăng thêm hậu quả tai hại của mưa lũ. Đập thủy điện xả nước đã phá vỡ quy trình dòng chảy khiến người dân không thể ứng phó, gây thiệt hại tổn thất không biết bao nhiêu mà kể.
Có thể hình dung việc đập thủy điện xả nước gây lũ lụt như sau: Nếu không có đập thủy điện thì khi mưa xuống nước sẽ chảy thành dòng theo các lòng trũng khe suối chảy dần ra sông ra biển. Nhưng khi có đập thủy điện thì nó ngăn dòng nước lại tạo thành một khối nước lớn ở vị trí cao, đến khi nước đầy thì đập xả nước tạo thành dòng chảy mạnh.
Dòng chảy này cộng với lượng nước mưa đã chảy thành dòng ở phía dưới đập, hợp lại tạo thành lưu lượng nước lớn gây lũ khiến người dân không kịp trở tay vì lũ về nhanh quá.
Như vậy, các đập thủy điện là tác nhân góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng mưa lũ lâu nay. Việc xây dựng các đập đúng ra phải tính toán khoa học về khoảng cách, mức độ, liều lượng như thế nào để không gây thiệt hại cho dân.
Nhưng vì những tính toán sai và vì lòng tham nên các đập thủy điện đã được xây bất chấp tính hợp lý dẫn đến hậu quả như đã xảy ra. Chúng tôi cho rằng đây không phải là lần đầu tiên và cũng sẽ không phải là lần cuối cùng các đập thủy điện xả nước gây lũ lớn làm chết người.
Xảy ra lũ vừa rồi ở Hà Tĩnh và Quảng Bình có nguyên nhân do đập thủy điện Hố Hô xả nước. Theo báo Vietnamnet thì: Khoảng 17h45 ngày 14/10, nhà máy thủy điện Hố Hô (giáp ranh giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh) bất ngờ xả lũ ồ ạt khiến hàng nghìn hộ dân huyện Hương Khê ngập sâu trong biển nước.
Việc xả lũ ồ ạt với lưu lượng 1.800 m3/s trong 4 giờ kèm theo mưa lớn khiến mực nước lên rất nhanh. Nhiều người dân không kịp trở tay.
Khi đi kiểm tra ông Lê Ngọc Huấn Chủ tịch UBND huyện Hương Khê đã bày tỏ sự bức xúc với lãnh đạo nhà máy thuỷ điện Hố Hô trong việc xả lũ bất ngờ khiến ngập lụt trên nhiều xã: “Khi chưa mưa thì không xả, lại nhè lúc mưa lớn để xả. Nước trên đổ về, nước sông dâng lên, tôi đề nghị dừng lại từ 1-2 tiếng cho nước rút bớt, điều kiện lúc đó có thể dừng xả 1 tiếng nhưng lãnh đạo nhà máy không chấp thuận”.
Sáng 15/10 Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ông Đặng Quốc Khánh đã xuống các xã của huyện Hương Khê để kiểm tra. Tại đây, ông Khánh nhấn mạnh việc xả đập Hố Hô khiến nước lên nhanh người dân trở tay không kịp.
Theo ông Khánh, việc xả đập phải được phối hợp giữa chính quyền và nhân dân. “Những hồ nào xả bao nhiêu, xả như thế nào cần phải tuyên truyền kịp thời để cho bà con biết. Chứ lúc tối Hương Khê xả quá nhanh, không thể xả ồ ạt như vậy được. Hộ nào cũng cho rằng lúc tối nước lên nhanh quá. Xả như thế không nhanh sao được” – Vietnamnet.vn.
Thưa các vị lãnh đạo!
Như vậy là đã rõ, có yếu tố nhân tai trong tai họa này. Đập thủy điện xả nước là tác nhân góp phần làm trầm trọng thêm hậu quả mưa lũ làm chết nhiều người, nhấn chìm tài sản, hàng vạn hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chúng tôi cho rằng các đập thủy điện đem lại lợi ích không bõ cho cái thiệt hại gây ra. Mạng người là vô giá, không thể để mạng dân cứ chết vơi mỗi năm một ít như thế được, không thể để cơ nghiệp của dân tích cóp bao năm tiêu tán dần vì lũ. Việc này nếu không xử lý dứt điểm thì với lòng tham và sự thiếu trách nhiệm rồi sẽ lại có lũ khác và người chết khác.
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 2013 tại Điều 28 quy định: 1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Nay chúng tôi đề nghị các vị lãnh đạo:
1. Cho tiến hành nghiên cứu, rà soát, đánh giá lại về bố trí và hoạt động của các đập thủy điện dựa trên các hậu quả đã gây ra, tiến tới chấm dứt phá bỏ ngay những đập thủy điện gây nguy hại.
2. Trong hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của trận lũ vừa rồi có yếu tố con người (nhân tai). Hậu quả như thế và có dấu hiệu trách nhiệm của con người, như thế là đủ yếu tố dấu hiệu của tội phạm và do vậy cần chỉ đạo khởi tố điều tra, xác định người phải chịu trách nhiệm truy tố ra trước pháp luật và buộc bồi thường khắc phục hậu quả cho người dân.
Trên đây là nội dung kiến nghị, chúng tôi hy vọng các vị lãnh đạo quan tâm, để bảo vệ tính mạng và tài sản cho đồng bào.
Những người kiến nghị:
1. Luật sư Ngô Ngọc Trai, Đoàn luật sư Hà Nội2. Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Đoàn luật sư Hà Nội
3. Luật sư Nguyễn Doãn Hùng, Đoàn luật sư Hà Nội
4. Luật sư Nguyễn Văn Từ, Đoàn luật sư tỉnh Tây Ninh
5. Luật sư Hoàng Văn Tài, Đoàn luật sư Tp HCM