Nhân Vật
Lá bài tẩy Chu Tử trong canh bài Hồ Hữu Tường và Tổng Trưởng Bùi Tường Huân
Du Tử Lê
(Tiếp theo và hết)
Dư luận quen nhìn tác giả “Yêu”
như hung thần của những cá nhân hét ra lửa, hay những đảng phái, tổ chức
quyền thế nghiêng trời lệch đất... Nhưng sự thực, nhà văn/nhà báo Chu
Tử cũng là người luôn sẵn sàng đưa đôi vai gầy guộc của ông, để nhận
lãnh bất trắc, tranh đấu tận tình cho những người thấp cổ bé miệng. Ông
cũng là người có công rất lớn trong việc thu xếp, vận động cho những cá
nhân mà, ông thấy là xứng đáng vào những chức vụ thuộc lãnh vực công
quyền như hành pháp, lập pháp. Hoặc ngược lại.
|
Có thể nhiều người đã quên, hay không hề biết rằng, với mục phiếm
hàng ngày “Ao thả vịt,” nhà văn/nhà báo Chu Tử đã thành công khi cố
tình giới thiệu nhà văn/học giả Hồ Hữu Tường, một khuôn mặt trí thức
tiến bộ miền Nam, khuynh hướng Trosky (Ðệ tứ cộng sản), vào tòa nhà Quốc
Hội thời Ðệ Nhị Cộng Hòa miền Nam.
Ghi lại sự kiện hãn hữu này, thi sĩ Nguyên Sa, trong cuốn hồi ký của mình viết:
“...Học giả Hồ Hữu Tường không có ý định ứng cử dân biểu, Chu Tử và nhóm Sống ‘lăn hòn đá ù lì’ ra sân chơi chính trị, tác giả Phi Lạc Sang Tàu nhất định không xuất hiện trước công chúng, không in bích chương, không phát bươm bướm, không lạc quyên, không vận động. Nhóm Sống làm công việc này bằng cách đập lên nồi niêu, khua những xoong chảo để lăn 'hòn đá ù lì vào tòa nhà Quốc Hội.' Vận động bầu cử cho một cá nhân để làm gì? Dân biểu của một tôn giáo, đảng phái hay một nhóm tài phiệt đưa ra có ích lợi cho những nhóm này, nói lên tiếng nói của đoàn thể, bảo vệ quyền lợi của đoàn thể khi cần, có khi nhiều hơn cả cần thiết, vì nhiều người làm đại diện dân bỏ quên vai trò đại diện nước, chỉ còn là đại diện làng. Nhóm Sống và Hồ Hữu Tường không có liên hệ quyền lợi nào cả. Hồ Hữu Tường trở thành dân biểu không phải để bênh vực cái nhóm có tên khác lạ là 'nồi niêu xoong chảo'. Chu Tử và anh em báo Sống tìm hết cách vận động tranh cử cho Hồ Hữu Tường, và đã thành công, Hồ Hữu Tường, người ứng cử dân biểu nhất định không nhấc lên một ngón tay để vận động, đã trúng cử...” (6)
Một đặc điểm khác nữa của nhà văn/nhà báo Chu Tử, cũng ít người biết, nếu không có tình thân đủ lớn với chủ nhiệm báo Sống - Ðó là tinh thần tin cậy, sống chết của ông đối với những người được ông coi là bằng hữu.
-Phần thứ hai, tiểu mục “Cho đỡ buồn,” Hồi Ký Nguyên Sa, thi sĩ Nguyên Sa kể lại chuyện vài tháng trước khi nhập ngũ, (7) ông đã đưa cho chủ nhiệm Sống một tài liệu quan trọng, dẫn tới việc mất chức của tổng trưởng Giáo Dục đương nhiệm thời đó. Nhưng điều đáng nói là chủ nhiệm Sống nhất định không đọc, dù tác giả “Áo lụa Hà Ðông” nhiều lần nghiêm chỉnh lưu ý, cảnh báo hậu quả nhiều phần có thể xẩy ra, như tờ báo có thể bị đóng cửa. Chu Tử có thể bị “đòn nguội” bởi những thế lực đỡ đầu cho vị tổng trưởng đó. Chẳng những cho đăng ngay mà, chủ nhiệm Sống còn ghi “tám cột.” (Có nghĩa tin chính, lớn, chạy hết chiều ngang trang nhất của tờ báo).
Liên quan tới sự việc nghiêm trọng này, “Hồi ký Nguyên Sa,” có đoạn nguyên văn như sau:
“...Chu Tử thầm thì quả bom của ông nổ to. Anh cho hay hai trăm ngàn số báo tung ra Bộ Giáo Dục chấn động đã đành, còn làm chấn động cùng khắp, cả tướng Khánh...
“Bài báo làm Bộ Giáo Dục phải rung lên, tôi không lạ, tôi cân đo từng chất lượng hóa học, tôi sấy khô ngòi nổ, tôi nhồi thuốc, tôi đặt kim đồng hồ, chơi chất nổ tôi biết nguyên tắc số một của trò chơi này là không bao giờ được sai lầm và mỗi người chỉ có cơ may sai lầm có một lần.
“Ðương nhiên tôi biết nguyên tắc số hai liên quan tới sức công phá của chất nổ. Ông Bộ Trưởng Bùi Tường Huân từ khi lên chức không ngớt lớn tiếng hô hào cách mạng. Bộ Trưởng Huân phất cao ngọn cờ chống văn hóa ngoại bang, chống chương trình Pháp, đề cao văn hóa dân tộc.
“Chính phủ của ông Nguyễn Ngọc Thơ có phần chìm, không ca lên những bài thời thượng, thành ra sớm trở thành một ban hợp ca 'Diệm không Diệm.' Rút tỉa kinh nghiệm của chính phủ 'Diệm không Diệm' Nguyễn Ngọc Thơ, chính phủ của Tướng Nguyễn Khánh ca mạnh mẽ những bài cách mạng, bài dân tộc, bài diệt Cần Lao, bài chống văn hóa ngoại bang... Tổng Trưởng Huân tựu trung cũng chỉ làm công việc của một giọng ca trong một ban hợp ca. Cũng đúng thôi. Nhưng Bộ Giáo Dục của ông Huân đã có cái lầm là viết một lá thư chính thức cho đại sứ Pháp để xin ông này can thiệp với trường trung học Bác Ái, dạy chương trình Việt, xin trường này cho con của một thân nhân của ông Bùi Tường Huân được đặc biệt nhận vào trường này. Ðó là nội dung của phóng ảnh đăng trên nhật báo Sống. Sinh viên đang biểu tình rần rần chống văn hóa ngoại bang, chống chương trình Pháp, tổng trưởng giáo dục đọc diễn văn lên án văn hóa ngoại bang, ngợi ca văn hóa dân tộc. Chính bộ giáo dục cách mạng lại gửi văn thư xin đại sứ Pháp can thiệp cho con em của thân nhân ông tổng trưởng, cháu ruột của ông tổng trưởng, vào học chương trình dạy văn hóa ngoại bang. Bài viết không quên phân tích những vi phạm về mặt giáo dục, về mặt luân lý nói khác làm khác, về mặt thể thống quốc gia, tổng trưởng giáo dục mà phải viết thư xin học nơi đại sứ ngoại quốc, và cả về phương diện hành chánh và kinh nghiệm thông thường. Xin cho một em nhỏ vào trường Bác Ái thì một ông thanh tra tư thục điện thoại hay gặp riêng một giới chức của trường Bác Ái được rồi cần gì nhiêu khê tới mức tổng trưởng, đổng lý... Lá thư có nhiều hy vọng làm đại sứ Pháp cười bò, làm cho ngoại giao đoàn ở Saigon cười bò, người cười tủm tỉm...
“Anh em chúng tôi cười khoái trá, kéo nhau xuống phở xe Gia Long.
“Chúng tôi có bàn tính ông Huân là người của Thượng Tọa Trí Quang, ông nói hay hầu cờ thượng tọa, tờ báo, người chơi chất nổ cho đỡ buồn có thể bị ông tổng trưởng Giáo Dục trả đũa, có thể bị Thượng Tọa Trí Quang quan tâm, hơn thế, có thể bị Tướng Khánh vì bị Thượng Tọa Trí Quang thúc đẩy hoặc vì tinh thần đoàn kết với một thuộc cấp mà ra chiêu?...Chúng tôi lo âu quá đáng. Không thấy Thượng Tọa Trí Quang làm việc gì để tiếp nội lực ông Tổng Trưởng Huân, cũng không thấy ông Khánh ưu ái ông nhiều hơn thượng tọa. Chỉ thấy mấy tháng sau Tướng Nguyễn Khánh bổ nhiệm Luật Sư Phan Tấn Chức vào chức vụ tổng trưởng Giáo Dục thay thế ông Bùi Tường Huân.
“Chu Tử suốt trong thời gian đó hay dặn tôi:
- Anh phải cẩn thận!
Ngay cả thời gian trước khi tôi đi thụ huấn ở Thủ Ðức, bạn tôi cũng vẫn dặn dò:
- Anh phải cẩn thận.” (8)
Ðọc lại đoạn hồi ký trên của cố thi sĩ Nguyên Sa, tôi như thấy được ngọn lửa thiêng của tình bạn, mới cao quý biết bao, dù chỉ qua mấy lời dặn dò ngắn ngủi!!!
Nhưng, dường như cuộc đời luôn đem đến cho chúng ta, những tai họa, những thảm kịch mà, sự cẩn thận ở mức độ nào, cũng chỉ là trò hề của trớ trêu. Oan nghiệt.
Tôi muốn nói tới cái chết của nhà văn, của tài hoa và nhân cách Chu Tử. Một cái “dữ dội, chết trầm hà” theo cách nói của Ðào Vũ Anh Hùng!!!
(Garden Grove, Tháng Bảy 2014)
(6) Nguyên Sa, sđd. Trang 227, 228.
(7) Nhà báo Vương Hồng Anh cho biết, thi sĩ Nguyên Sa bị gọi động viên khóa 24/ LTVK/TÐ, cuối năm 1966. Sau giai đoạn 1, ông được chọn theo học ngành Quân Nhu, ở Saigon.
(8) Nguyên Sa. Sđd. Trang 231, 232, & 233.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Lá bài tẩy Chu Tử trong canh bài Hồ Hữu Tường và Tổng Trưởng Bùi Tường Huân
Du Tử Lê
(Tiếp theo và hết)
Dư luận quen nhìn tác giả “Yêu”
như hung thần của những cá nhân hét ra lửa, hay những đảng phái, tổ chức
quyền thế nghiêng trời lệch đất... Nhưng sự thực, nhà văn/nhà báo Chu
Tử cũng là người luôn sẵn sàng đưa đôi vai gầy guộc của ông, để nhận
lãnh bất trắc, tranh đấu tận tình cho những người thấp cổ bé miệng. Ông
cũng là người có công rất lớn trong việc thu xếp, vận động cho những cá
nhân mà, ông thấy là xứng đáng vào những chức vụ thuộc lãnh vực công
quyền như hành pháp, lập pháp. Hoặc ngược lại.
|
Có thể nhiều người đã quên, hay không hề biết rằng, với mục phiếm
hàng ngày “Ao thả vịt,” nhà văn/nhà báo Chu Tử đã thành công khi cố
tình giới thiệu nhà văn/học giả Hồ Hữu Tường, một khuôn mặt trí thức
tiến bộ miền Nam, khuynh hướng Trosky (Ðệ tứ cộng sản), vào tòa nhà Quốc
Hội thời Ðệ Nhị Cộng Hòa miền Nam.
Ghi lại sự kiện hãn hữu này, thi sĩ Nguyên Sa, trong cuốn hồi ký của mình viết:
“...Học giả Hồ Hữu Tường không có ý định ứng cử dân biểu, Chu Tử và nhóm Sống ‘lăn hòn đá ù lì’ ra sân chơi chính trị, tác giả Phi Lạc Sang Tàu nhất định không xuất hiện trước công chúng, không in bích chương, không phát bươm bướm, không lạc quyên, không vận động. Nhóm Sống làm công việc này bằng cách đập lên nồi niêu, khua những xoong chảo để lăn 'hòn đá ù lì vào tòa nhà Quốc Hội.' Vận động bầu cử cho một cá nhân để làm gì? Dân biểu của một tôn giáo, đảng phái hay một nhóm tài phiệt đưa ra có ích lợi cho những nhóm này, nói lên tiếng nói của đoàn thể, bảo vệ quyền lợi của đoàn thể khi cần, có khi nhiều hơn cả cần thiết, vì nhiều người làm đại diện dân bỏ quên vai trò đại diện nước, chỉ còn là đại diện làng. Nhóm Sống và Hồ Hữu Tường không có liên hệ quyền lợi nào cả. Hồ Hữu Tường trở thành dân biểu không phải để bênh vực cái nhóm có tên khác lạ là 'nồi niêu xoong chảo'. Chu Tử và anh em báo Sống tìm hết cách vận động tranh cử cho Hồ Hữu Tường, và đã thành công, Hồ Hữu Tường, người ứng cử dân biểu nhất định không nhấc lên một ngón tay để vận động, đã trúng cử...” (6)
Một đặc điểm khác nữa của nhà văn/nhà báo Chu Tử, cũng ít người biết, nếu không có tình thân đủ lớn với chủ nhiệm báo Sống - Ðó là tinh thần tin cậy, sống chết của ông đối với những người được ông coi là bằng hữu.
-Phần thứ hai, tiểu mục “Cho đỡ buồn,” Hồi Ký Nguyên Sa, thi sĩ Nguyên Sa kể lại chuyện vài tháng trước khi nhập ngũ, (7) ông đã đưa cho chủ nhiệm Sống một tài liệu quan trọng, dẫn tới việc mất chức của tổng trưởng Giáo Dục đương nhiệm thời đó. Nhưng điều đáng nói là chủ nhiệm Sống nhất định không đọc, dù tác giả “Áo lụa Hà Ðông” nhiều lần nghiêm chỉnh lưu ý, cảnh báo hậu quả nhiều phần có thể xẩy ra, như tờ báo có thể bị đóng cửa. Chu Tử có thể bị “đòn nguội” bởi những thế lực đỡ đầu cho vị tổng trưởng đó. Chẳng những cho đăng ngay mà, chủ nhiệm Sống còn ghi “tám cột.” (Có nghĩa tin chính, lớn, chạy hết chiều ngang trang nhất của tờ báo).
Liên quan tới sự việc nghiêm trọng này, “Hồi ký Nguyên Sa,” có đoạn nguyên văn như sau:
“...Chu Tử thầm thì quả bom của ông nổ to. Anh cho hay hai trăm ngàn số báo tung ra Bộ Giáo Dục chấn động đã đành, còn làm chấn động cùng khắp, cả tướng Khánh...
“Bài báo làm Bộ Giáo Dục phải rung lên, tôi không lạ, tôi cân đo từng chất lượng hóa học, tôi sấy khô ngòi nổ, tôi nhồi thuốc, tôi đặt kim đồng hồ, chơi chất nổ tôi biết nguyên tắc số một của trò chơi này là không bao giờ được sai lầm và mỗi người chỉ có cơ may sai lầm có một lần.
“Ðương nhiên tôi biết nguyên tắc số hai liên quan tới sức công phá của chất nổ. Ông Bộ Trưởng Bùi Tường Huân từ khi lên chức không ngớt lớn tiếng hô hào cách mạng. Bộ Trưởng Huân phất cao ngọn cờ chống văn hóa ngoại bang, chống chương trình Pháp, đề cao văn hóa dân tộc.
“Chính phủ của ông Nguyễn Ngọc Thơ có phần chìm, không ca lên những bài thời thượng, thành ra sớm trở thành một ban hợp ca 'Diệm không Diệm.' Rút tỉa kinh nghiệm của chính phủ 'Diệm không Diệm' Nguyễn Ngọc Thơ, chính phủ của Tướng Nguyễn Khánh ca mạnh mẽ những bài cách mạng, bài dân tộc, bài diệt Cần Lao, bài chống văn hóa ngoại bang... Tổng Trưởng Huân tựu trung cũng chỉ làm công việc của một giọng ca trong một ban hợp ca. Cũng đúng thôi. Nhưng Bộ Giáo Dục của ông Huân đã có cái lầm là viết một lá thư chính thức cho đại sứ Pháp để xin ông này can thiệp với trường trung học Bác Ái, dạy chương trình Việt, xin trường này cho con của một thân nhân của ông Bùi Tường Huân được đặc biệt nhận vào trường này. Ðó là nội dung của phóng ảnh đăng trên nhật báo Sống. Sinh viên đang biểu tình rần rần chống văn hóa ngoại bang, chống chương trình Pháp, tổng trưởng giáo dục đọc diễn văn lên án văn hóa ngoại bang, ngợi ca văn hóa dân tộc. Chính bộ giáo dục cách mạng lại gửi văn thư xin đại sứ Pháp can thiệp cho con em của thân nhân ông tổng trưởng, cháu ruột của ông tổng trưởng, vào học chương trình dạy văn hóa ngoại bang. Bài viết không quên phân tích những vi phạm về mặt giáo dục, về mặt luân lý nói khác làm khác, về mặt thể thống quốc gia, tổng trưởng giáo dục mà phải viết thư xin học nơi đại sứ ngoại quốc, và cả về phương diện hành chánh và kinh nghiệm thông thường. Xin cho một em nhỏ vào trường Bác Ái thì một ông thanh tra tư thục điện thoại hay gặp riêng một giới chức của trường Bác Ái được rồi cần gì nhiêu khê tới mức tổng trưởng, đổng lý... Lá thư có nhiều hy vọng làm đại sứ Pháp cười bò, làm cho ngoại giao đoàn ở Saigon cười bò, người cười tủm tỉm...
“Anh em chúng tôi cười khoái trá, kéo nhau xuống phở xe Gia Long.
“Chúng tôi có bàn tính ông Huân là người của Thượng Tọa Trí Quang, ông nói hay hầu cờ thượng tọa, tờ báo, người chơi chất nổ cho đỡ buồn có thể bị ông tổng trưởng Giáo Dục trả đũa, có thể bị Thượng Tọa Trí Quang quan tâm, hơn thế, có thể bị Tướng Khánh vì bị Thượng Tọa Trí Quang thúc đẩy hoặc vì tinh thần đoàn kết với một thuộc cấp mà ra chiêu?...Chúng tôi lo âu quá đáng. Không thấy Thượng Tọa Trí Quang làm việc gì để tiếp nội lực ông Tổng Trưởng Huân, cũng không thấy ông Khánh ưu ái ông nhiều hơn thượng tọa. Chỉ thấy mấy tháng sau Tướng Nguyễn Khánh bổ nhiệm Luật Sư Phan Tấn Chức vào chức vụ tổng trưởng Giáo Dục thay thế ông Bùi Tường Huân.
“Chu Tử suốt trong thời gian đó hay dặn tôi:
- Anh phải cẩn thận!
Ngay cả thời gian trước khi tôi đi thụ huấn ở Thủ Ðức, bạn tôi cũng vẫn dặn dò:
- Anh phải cẩn thận.” (8)
Ðọc lại đoạn hồi ký trên của cố thi sĩ Nguyên Sa, tôi như thấy được ngọn lửa thiêng của tình bạn, mới cao quý biết bao, dù chỉ qua mấy lời dặn dò ngắn ngủi!!!
Nhưng, dường như cuộc đời luôn đem đến cho chúng ta, những tai họa, những thảm kịch mà, sự cẩn thận ở mức độ nào, cũng chỉ là trò hề của trớ trêu. Oan nghiệt.
Tôi muốn nói tới cái chết của nhà văn, của tài hoa và nhân cách Chu Tử. Một cái “dữ dội, chết trầm hà” theo cách nói của Ðào Vũ Anh Hùng!!!
(Garden Grove, Tháng Bảy 2014)
(6) Nguyên Sa, sđd. Trang 227, 228.
(7) Nhà báo Vương Hồng Anh cho biết, thi sĩ Nguyên Sa bị gọi động viên khóa 24/ LTVK/TÐ, cuối năm 1966. Sau giai đoạn 1, ông được chọn theo học ngành Quân Nhu, ở Saigon.
(8) Nguyên Sa. Sđd. Trang 231, 232, & 233.