Văn Học & Nghệ Thuật
La la land
Những bộ phim âm nhạc thường thu hút được khán giả. Có thể kể “Singin’ In The Rain” (1952), “West Side Story” (1961), “My Fair Lady” (1964), “Mary Poppins” (1964), “The Sound of Music” (1965)…cho tới “Moulin Rouge” (2001), “Chicago” (2002), “Mamma Mia” (2008), “Les Misérables” (2012)…và bây giờ là “La La Land” (2016).
Đạo diễn và kịch bản: Damien Chazelle.
Tài tử: Ryan Gosling (Sebastian Wilder) – Emma Stone (Mia Dolan)
La La Land, một biệt danh cũ cho Los Angeles, thành phố nơi mọi người đổ về để theo đuổi những giấc mơ, danh tiếng và tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật, điện ảnh, cũng là tên của bộ phim.
La La Land là câu chuyện về tình yêu và về việc theo đuổi giấc mơ sự nghiệp của Mia (Emma Stone) một diễn viên chưa có tên tuổi nhưng đầy đam mê và Sebastian (Ryan Gosling), một nghệ sĩ piano nhạc Jazz có tham vọng muốn mở một câu lạc bộ Jazz riêng. Nhưng để thực hiện được giấc mơ đó họ có cả một chặng đường dài với bao nhiêu thử thách. Mia làm việc ở một quán cà phê, kiên trì với những buổi đi thử những vai nho nhỏ cho những bộ phim, những chương trình truyền hình và liên tục bị từ chối. Ðể trả tiền thuê nhà, Sebastian phải thỏa hiệp, phải đánh những bản nhạc mừng Giáng Sinh và những giai điệu trình diễn tại một nhà hàng (người quản lý là J. K. Simmons, đoạt giải Oscar diễn viên nam phụ trong phim Whiplash), phải đánh những bản hit của những năm 80 được cover lại, đi lưu diễn với một ban nhạc jazz “hiện đại” của một người bạn cũ (do chính nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng John Legend thủ vai)
Tình yêu của họ mở đầu với những lần gặp gỡ không phải trong những tình huống dễ chịu cho lắm, rồi vào một buổi tối khi Sebastian đưa Mia về, họ nhảy múa dưới ánh trăng và hát “you’re not the type for me… I’d never fall for you” bất chấp việc cả hai bắt đầu có những cảm xúc với nhau. Họ trao đổi với nhau về những giấc mơ. Mia thú nhận cô ghét Jazz và Seb đưa cô đi nghe Jazz, cố gắng giúp cô hiểu, cảm thụ Jazz; sau một thời gian anh đã thành công. Mia nói với anh về việc sống đúng với giấc mơ của mình “City of stars, are you shining just for me?”. Cô thực sự cảm thấy không hạnh phúc khi anh thỏa hiệp với công việc đi lưu diễn cùng nhóm nhạc Jazz “hiện đại”, ngược lại, Seb đã thuyết phục Mia đừng từ bỏ giấc mơ, quay trở lại với buổi thử giọng của một đoàn phim và từ đó cô nhận được vai diễn, mở đầu cho sự thành công của mình.
Không có gì ngạc nhiên khi La La Land đạt được thành công cả về phương diện thương mại-doanh thu lẫn nghệ thuật, từ lời khen của các nhà phê bình, chiến thắng tất cả trong 7 hạng mục được đề cử, bao gồm Best Motion Picture-Musical or Comedy, Best Director, Best Actor-Comedy or Musical cho Gosling, Best Actress-Comedy or Musical cho Stone, Best Screenplay, Best Original Score và Best Original Song (“City of Stars”).
Tại BAFTA lần thứ 70, La La Land nhận được 11 đề cử, chiến thắng 5, bao gồm Best Film, Best Director, Best Actress in a Leading Role, Best Cinematography và Best Film Music.
Và tại Oscar lần thứ 89 sắp tới, La La Land nhận được 14 đề cử, đạt kỷ lục về các đề cử cho một bộ phim duy nhất, ngang với Titanic (1997) và All About Eve (1950).
Bộ phim thực sự là một bữa tiệc về hình ảnh và âm nhạc, một sự kết hợp giữa một bộ phim hài ca nhạc lãng mạn, pha trộn với những cảnh tưởng tượng, và phim tình cảm showbiz, giữa kỹ xảo tuyệt vời và tính chân thực cảm động.
Chỉ riêng về mặt quay phim kết hợp khả năng dàn dựng của đạo diễn, có rất nhiều cảnh xuất sắc. Ví dụ cảnh mở đầu trên một xa lộ bị kẹt xe, khi các diễn viên trong đó có hai nhân vật chính đang sốt ruột ngồi chờ trong xe, bỗng biến thành một buổi trình diễn ca nhạc và khiêu vũ sôi động, với những cú crane shot lượn tới lui, chuyển hướng, sà xuống, bay chung quanh các diễn viên, bao quát cả một phạm vi rộng với diễn xuất của hàng chục người vừa hát vừa nhảy, liên tục không cắt máy, một single take.
Trong phim có rất nhiều những cảnh quay đầy kỹ thuật, đòi hỏi tay nghề cộng với cảm xúc bay bổng như vậy: cảnh tại buổi tiệc mà Mia tham dự cùng với những người bạn gái cùng trọ, cảnh lúc cả hai trên đường về lần đầu tiên nhảy với nhau, cả hai khiêu vũ tại Ðài quan sát Griffith phút chốc biến thành thiên đường với bầu trời đầy sao lấp lánh, hay trường đoạn cuối lúc Mia gặp lại Sebastian và tưởng tượng cuộc đời họ đã đi theo một con đường khác ra sao…
Hai trường đoạn đáng nhớ nhất là trường đoạn mở đầu và kết thúc.
Có thể sẽ có những khán giả thất vọng với cái kết, sau khi theo dõi tình yêu của Mia và Sebastian trong những cảnh lãng mạn nhất, đạo diễn cho người xem nhảy cách quãng 5 năm sau và đối diện với một sự thật: cả hai không còn bên nhau nữa.
Một mặt, cả hai đã đạt được ước mơ của mình-Mia là một nữ diễn viên thành công; Sebastian sở hữu một câu lạc bộ nhạc jazz, nhưng mỗi người đã có một cuộc sống riêng.
Song nếu có một happy end thì đó lại là cách chiều chuộng khán giả một cách dễ dãi. Cái kết như thế mới là cuộc đời, là hiện thực. Và trong cảnh cuối cùng khi cả hai tình cờ gặp lại sau 5 năm, trái tim người xem như chùng lại từ lúc Sebastian bắt đầu dạo các nốt nhạc đầu tiên bài hát của họ và chúng ta nhìn thấy một cuộc sống khác, trong đó Mia và Sebastian đã kết hôn và bắt đầu một gia đình.
Nhưng rồi khi bản nhạc kết thúc, Mia đứng dậy bỏ đi cùng với người chồng, rồi dừng lại, quay nhìn lại. Cả hai bắt gặp ánh mắt nhau, và họ hiểu, trong một góc của trái tim, họ vẫn luôn yêu nhau.
Ðạo diễn Damien Chazelle, bản thân là một nghệ sĩ trống, có một niềm yêu thích mạnh mẽ với thể loại phim âm nhạc. Damien Chazelle đã viết kịch bản La La Land từ năm 2010 nhưng không thể sản xuất được bộ phim trong nhiều năm vì không tìm được nguồn tài trợ. Sau đó Damien Chazelle đã viết kịch bản Whiplash dễ bán và ít rủi ro hơn.
Một năm sau khi Whiplash giành được 5 giải Oscar tại lễ trao giải Oscar thứ 87 bao gồm Phim hay nhất, và thu về gần 50 triệu đô la trên toàn thế giới từ một ngân sách sản xuất 3,300,000 đô la, Chazelle và dự án của ông bắt đầu thu hút sự chú ý của các hãng phim.
Bộ phim cũng ghi nhận nỗ lực hóa thân của Emma Stone và Ryan Gosling trong hai vai diễn chính, khi cả hai vừa phải bỏ công tập hát, khiêu vũ, đàn piano vừa thể hiện xuất sắc vai diễn của mình.
Song Chi
( Báo Trẻ )
Bàn ra tán vào (0)
La la land
Những bộ phim âm nhạc thường thu hút được khán giả. Có thể kể “Singin’ In The Rain” (1952), “West Side Story” (1961), “My Fair Lady” (1964), “Mary Poppins” (1964), “The Sound of Music” (1965)…cho tới “Moulin Rouge” (2001), “Chicago” (2002), “Mamma Mia” (2008), “Les Misérables” (2012)…và bây giờ là “La La Land” (2016).
Đạo diễn và kịch bản: Damien Chazelle.
Tài tử: Ryan Gosling (Sebastian Wilder) – Emma Stone (Mia Dolan)
La La Land, một biệt danh cũ cho Los Angeles, thành phố nơi mọi người đổ về để theo đuổi những giấc mơ, danh tiếng và tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật, điện ảnh, cũng là tên của bộ phim.
La La Land là câu chuyện về tình yêu và về việc theo đuổi giấc mơ sự nghiệp của Mia (Emma Stone) một diễn viên chưa có tên tuổi nhưng đầy đam mê và Sebastian (Ryan Gosling), một nghệ sĩ piano nhạc Jazz có tham vọng muốn mở một câu lạc bộ Jazz riêng. Nhưng để thực hiện được giấc mơ đó họ có cả một chặng đường dài với bao nhiêu thử thách. Mia làm việc ở một quán cà phê, kiên trì với những buổi đi thử những vai nho nhỏ cho những bộ phim, những chương trình truyền hình và liên tục bị từ chối. Ðể trả tiền thuê nhà, Sebastian phải thỏa hiệp, phải đánh những bản nhạc mừng Giáng Sinh và những giai điệu trình diễn tại một nhà hàng (người quản lý là J. K. Simmons, đoạt giải Oscar diễn viên nam phụ trong phim Whiplash), phải đánh những bản hit của những năm 80 được cover lại, đi lưu diễn với một ban nhạc jazz “hiện đại” của một người bạn cũ (do chính nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng John Legend thủ vai)
Tình yêu của họ mở đầu với những lần gặp gỡ không phải trong những tình huống dễ chịu cho lắm, rồi vào một buổi tối khi Sebastian đưa Mia về, họ nhảy múa dưới ánh trăng và hát “you’re not the type for me… I’d never fall for you” bất chấp việc cả hai bắt đầu có những cảm xúc với nhau. Họ trao đổi với nhau về những giấc mơ. Mia thú nhận cô ghét Jazz và Seb đưa cô đi nghe Jazz, cố gắng giúp cô hiểu, cảm thụ Jazz; sau một thời gian anh đã thành công. Mia nói với anh về việc sống đúng với giấc mơ của mình “City of stars, are you shining just for me?”. Cô thực sự cảm thấy không hạnh phúc khi anh thỏa hiệp với công việc đi lưu diễn cùng nhóm nhạc Jazz “hiện đại”, ngược lại, Seb đã thuyết phục Mia đừng từ bỏ giấc mơ, quay trở lại với buổi thử giọng của một đoàn phim và từ đó cô nhận được vai diễn, mở đầu cho sự thành công của mình.
Không có gì ngạc nhiên khi La La Land đạt được thành công cả về phương diện thương mại-doanh thu lẫn nghệ thuật, từ lời khen của các nhà phê bình, chiến thắng tất cả trong 7 hạng mục được đề cử, bao gồm Best Motion Picture-Musical or Comedy, Best Director, Best Actor-Comedy or Musical cho Gosling, Best Actress-Comedy or Musical cho Stone, Best Screenplay, Best Original Score và Best Original Song (“City of Stars”).
Tại BAFTA lần thứ 70, La La Land nhận được 11 đề cử, chiến thắng 5, bao gồm Best Film, Best Director, Best Actress in a Leading Role, Best Cinematography và Best Film Music.
Và tại Oscar lần thứ 89 sắp tới, La La Land nhận được 14 đề cử, đạt kỷ lục về các đề cử cho một bộ phim duy nhất, ngang với Titanic (1997) và All About Eve (1950).
Bộ phim thực sự là một bữa tiệc về hình ảnh và âm nhạc, một sự kết hợp giữa một bộ phim hài ca nhạc lãng mạn, pha trộn với những cảnh tưởng tượng, và phim tình cảm showbiz, giữa kỹ xảo tuyệt vời và tính chân thực cảm động.
Chỉ riêng về mặt quay phim kết hợp khả năng dàn dựng của đạo diễn, có rất nhiều cảnh xuất sắc. Ví dụ cảnh mở đầu trên một xa lộ bị kẹt xe, khi các diễn viên trong đó có hai nhân vật chính đang sốt ruột ngồi chờ trong xe, bỗng biến thành một buổi trình diễn ca nhạc và khiêu vũ sôi động, với những cú crane shot lượn tới lui, chuyển hướng, sà xuống, bay chung quanh các diễn viên, bao quát cả một phạm vi rộng với diễn xuất của hàng chục người vừa hát vừa nhảy, liên tục không cắt máy, một single take.
Trong phim có rất nhiều những cảnh quay đầy kỹ thuật, đòi hỏi tay nghề cộng với cảm xúc bay bổng như vậy: cảnh tại buổi tiệc mà Mia tham dự cùng với những người bạn gái cùng trọ, cảnh lúc cả hai trên đường về lần đầu tiên nhảy với nhau, cả hai khiêu vũ tại Ðài quan sát Griffith phút chốc biến thành thiên đường với bầu trời đầy sao lấp lánh, hay trường đoạn cuối lúc Mia gặp lại Sebastian và tưởng tượng cuộc đời họ đã đi theo một con đường khác ra sao…
Hai trường đoạn đáng nhớ nhất là trường đoạn mở đầu và kết thúc.
Có thể sẽ có những khán giả thất vọng với cái kết, sau khi theo dõi tình yêu của Mia và Sebastian trong những cảnh lãng mạn nhất, đạo diễn cho người xem nhảy cách quãng 5 năm sau và đối diện với một sự thật: cả hai không còn bên nhau nữa.
Một mặt, cả hai đã đạt được ước mơ của mình-Mia là một nữ diễn viên thành công; Sebastian sở hữu một câu lạc bộ nhạc jazz, nhưng mỗi người đã có một cuộc sống riêng.
Song nếu có một happy end thì đó lại là cách chiều chuộng khán giả một cách dễ dãi. Cái kết như thế mới là cuộc đời, là hiện thực. Và trong cảnh cuối cùng khi cả hai tình cờ gặp lại sau 5 năm, trái tim người xem như chùng lại từ lúc Sebastian bắt đầu dạo các nốt nhạc đầu tiên bài hát của họ và chúng ta nhìn thấy một cuộc sống khác, trong đó Mia và Sebastian đã kết hôn và bắt đầu một gia đình.
Nhưng rồi khi bản nhạc kết thúc, Mia đứng dậy bỏ đi cùng với người chồng, rồi dừng lại, quay nhìn lại. Cả hai bắt gặp ánh mắt nhau, và họ hiểu, trong một góc của trái tim, họ vẫn luôn yêu nhau.
Ðạo diễn Damien Chazelle, bản thân là một nghệ sĩ trống, có một niềm yêu thích mạnh mẽ với thể loại phim âm nhạc. Damien Chazelle đã viết kịch bản La La Land từ năm 2010 nhưng không thể sản xuất được bộ phim trong nhiều năm vì không tìm được nguồn tài trợ. Sau đó Damien Chazelle đã viết kịch bản Whiplash dễ bán và ít rủi ro hơn.
Một năm sau khi Whiplash giành được 5 giải Oscar tại lễ trao giải Oscar thứ 87 bao gồm Phim hay nhất, và thu về gần 50 triệu đô la trên toàn thế giới từ một ngân sách sản xuất 3,300,000 đô la, Chazelle và dự án của ông bắt đầu thu hút sự chú ý của các hãng phim.
Bộ phim cũng ghi nhận nỗ lực hóa thân của Emma Stone và Ryan Gosling trong hai vai diễn chính, khi cả hai vừa phải bỏ công tập hát, khiêu vũ, đàn piano vừa thể hiện xuất sắc vai diễn của mình.
Song Chi
( Báo Trẻ )