Sức khỏe và đời sống
Làm gì để phòng ngừa ung thư tái phát ?
Sau khi mổ và hóa xạ trị ung thư, bên cạnh dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ liệu pháp về tâm lý, thực phẩm, vận động giúp phòng và ngăn chặn bệnh tái phát, di căn.
Sau khi mổ và hóa xạ trị ung thư, bên cạnh dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ liệu pháp về tâm lý, thực phẩm, vận động giúp phòng và ngăn chặn bệnh tái phát, di căn.
Ai cũng có thể bị bệnh ung thư, khả năng mắc bệnh tăng với tuổi đời. Khi cơ thể đã thoái hóa dần, sức đề kháng giảm là điều kiện cho bệnh tật phát sinh.
Một khối u rất nhỏ hình thành ở một cơ quan nào đó, gặp điều kiện thuận lợi sẽ to dần gây khó chịu buộc bệnh nhân phải đi khám bệnh và khi biết ung thư thì thường đã ở giai đoạn không còn sớm nữa.
Bác sĩ Quan Vân Hùng, nguyên Trưởng khoa Ung thư, Viện Y dược học dân tộc TP HCM cho biết nói đến chữa ung thư, mọi người thường nghĩ ngay đến thuốc. Tuy nhiên thuốc chỉ là một trong bốn liệu pháp điều trị.
Theo bác sĩ Hùng, điều trị bằng cách tiêu diệt khối u với mổ, hóa trị, xạ trị thường cho kết quả trước mắt. Nguy cơ tái phát, di căn rất khó tránh do chỉ giải quyết phần thể hiện bệnh ung thư (là u bướu) mà chưa chặn đứng triệt để sự phát sinh của bệnh tật nói chung và bệnh ung thư nói riêng. Khi đó, ngoài tuân thủ điều trị, bệnh nhân cần áp dụng liệu pháp 4T để tự ngăn chặn nguy cơ tái phát, di căn. Trong đó T1 là Tinh thần - Tâm lý - Tâm linh, T2 là Thực phẩm, T3 là Tập luyện, T4 là Thuốc.
Với 4 liệu trình này, T4 do các bác sĩ chịu trách nhiệm (điều trị). 3T còn lại do chính bệnh nhân thực hiện, bác sĩ chỉ nhắc nhở, hướng dẫn.
"Bệnh nhân phải tự cứu mình, bác sĩ chỉ giúp điều trị khi còn thấy khối u. Nói cách khác, với bệnh nhân ung thư, vị bác sĩ tốt nhất chính là bản thân mình, vì chỉ có mình mới giải quyết cơ bản và lâu dài mọi bệnh tật", bác sĩ Hùng phân tích.
Yếu tố T1 đã được chứng minh đóng vai trò quan trọng để vượt qua bệnh tật. Nhiều bằng cớ khoa học cho thấy tâm lý, tinh thần bình an, tâm linh ổn định là điều kiện tốt để tăng cao sức đề kháng của hệ miễn dịch chiến đấu với bệnh. Có thể gọi đây là chính khí theo y học cổ truyền. Hệ miễn dịch đủ mạnh sẽ chống trả thành công các nguyên nhân gây bệnh, y học cổ truyền dân tộc gọi là tà khí. Khi bệnh đã xuất hiện thì cần điều trị kịp thời (T4) và sau đó củng cố hệ miễn dịch để ngừa tái phát, di căn.
Cuộc sống đầy lo, buồn, giận, sợ mà nguyên nhân chính từ stress góp phần làm suy giảm hệ miễn dịch. Theo các bác sĩ, không có thuốc nào chữa hết tâm trạng lo buồn mà bệnh nhân tự điều chỉnh lối sống mới giải quyết tận gốc, giúp tinh thần bình yên.
T2 là liệu pháp thực phẩm. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng song cân bằng kiềm toan, ăn ngon mà phải lành. Ăn hay không và như thế nào do bệnh nhân chủ động, tự quyết định, vì không ai ăn giùm để mình được khỏe. Cần ăn nhiều rau củ quả tươi, ít thịt, ít béo, ít đường, hạn chế thực phẩm công nghiệp chứa nhiều hóa chất phụ gia. Gạo lứt muối mè là thực đơn đơn giản nhưng hiệu quả.
T3 là tập dưỡng sinh. Con người là một loài động vật. Do đó thể hiện của con người là vận động để cải thiện sức khỏe. Lối sống công nghiệp hóa hạn chế các vận động tự nhiên cần thiết của con người như đi bộ, chạy, nhảy... Sự thiếu vận động làm trì trệ sự lưu thông máu huyết, góp phần gây ra bệnh tật.
Sau khi mổ và hóa xạ trị ung thư, bên cạnh dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ liệu pháp về tâm lý, thực phẩm, vận động giúp phòng và ngăn chặn bệnh tái phát, di căn.
Ai cũng có thể bị bệnh ung thư, khả năng mắc bệnh tăng với tuổi đời. Khi cơ thể đã thoái hóa dần, sức đề kháng giảm là điều kiện cho bệnh tật phát sinh.
Một khối u rất nhỏ hình thành ở một cơ quan nào đó, gặp điều kiện thuận lợi sẽ to dần gây khó chịu buộc bệnh nhân phải đi khám bệnh và khi biết ung thư thì thường đã ở giai đoạn không còn sớm nữa.
Bác sĩ Quan Vân Hùng, nguyên Trưởng khoa Ung thư, Viện Y dược học dân tộc TP HCM cho biết nói đến chữa ung thư, mọi người thường nghĩ ngay đến thuốc. Tuy nhiên thuốc chỉ là một trong bốn liệu pháp điều trị.
Theo bác sĩ Hùng, điều trị bằng cách tiêu diệt khối u với mổ, hóa trị, xạ trị thường cho kết quả trước mắt. Nguy cơ tái phát, di căn rất khó tránh do chỉ giải quyết phần thể hiện bệnh ung thư (là u bướu) mà chưa chặn đứng triệt để sự phát sinh của bệnh tật nói chung và bệnh ung thư nói riêng. Khi đó, ngoài tuân thủ điều trị, bệnh nhân cần áp dụng liệu pháp 4T để tự ngăn chặn nguy cơ tái phát, di căn. Trong đó T1 là Tinh thần - Tâm lý - Tâm linh, T2 là Thực phẩm, T3 là Tập luyện, T4 là Thuốc.
Với 4 liệu trình này, T4 do các bác sĩ chịu trách nhiệm (điều trị). 3T còn lại do chính bệnh nhân thực hiện, bác sĩ chỉ nhắc nhở, hướng dẫn.
"Bệnh nhân phải tự cứu mình, bác sĩ chỉ giúp điều trị khi còn thấy khối u. Nói cách khác, với bệnh nhân ung thư, vị bác sĩ tốt nhất chính là bản thân mình, vì chỉ có mình mới giải quyết cơ bản và lâu dài mọi bệnh tật", bác sĩ Hùng phân tích.
Yếu tố T1 đã được chứng minh đóng vai trò quan trọng để vượt qua bệnh tật. Nhiều bằng cớ khoa học cho thấy tâm lý, tinh thần bình an, tâm linh ổn định là điều kiện tốt để tăng cao sức đề kháng của hệ miễn dịch chiến đấu với bệnh. Có thể gọi đây là chính khí theo y học cổ truyền. Hệ miễn dịch đủ mạnh sẽ chống trả thành công các nguyên nhân gây bệnh, y học cổ truyền dân tộc gọi là tà khí. Khi bệnh đã xuất hiện thì cần điều trị kịp thời (T4) và sau đó củng cố hệ miễn dịch để ngừa tái phát, di căn.
Cuộc sống đầy lo, buồn, giận, sợ mà nguyên nhân chính từ stress góp phần làm suy giảm hệ miễn dịch. Theo các bác sĩ, không có thuốc nào chữa hết tâm trạng lo buồn mà bệnh nhân tự điều chỉnh lối sống mới giải quyết tận gốc, giúp tinh thần bình yên.
T2 là liệu pháp thực phẩm. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng song cân bằng kiềm toan, ăn ngon mà phải lành. Ăn hay không và như thế nào do bệnh nhân chủ động, tự quyết định, vì không ai ăn giùm để mình được khỏe. Cần ăn nhiều rau củ quả tươi, ít thịt, ít béo, ít đường, hạn chế thực phẩm công nghiệp chứa nhiều hóa chất phụ gia. Gạo lứt muối mè là thực đơn đơn giản nhưng hiệu quả.
T3 là tập dưỡng sinh. Con người là một loài động vật. Do đó thể hiện của con người là vận động để cải thiện sức khỏe. Lối sống công nghiệp hóa hạn chế các vận động tự nhiên cần thiết của con người như đi bộ, chạy, nhảy... Sự thiếu vận động làm trì trệ sự lưu thông máu huyết, góp phần gây ra bệnh tật.
Thứ hai, 12/9/2016
Lê Phương
Nguồn: VnExpress
Lê Phương
Nguồn: VnExpress
Làm gì để phòng ngừa ung thư tái phát ?
Sau khi mổ và hóa xạ trị ung thư, bên cạnh dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ liệu pháp về tâm lý, thực phẩm, vận động giúp phòng và ngăn chặn bệnh tái phát, di căn.
Sau khi mổ và hóa xạ trị ung thư, bên cạnh dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ liệu pháp về tâm lý, thực phẩm, vận động giúp phòng và ngăn chặn bệnh tái phát, di căn.
Ai cũng có thể bị bệnh ung thư, khả năng mắc bệnh tăng với tuổi đời. Khi cơ thể đã thoái hóa dần, sức đề kháng giảm là điều kiện cho bệnh tật phát sinh.
Một khối u rất nhỏ hình thành ở một cơ quan nào đó, gặp điều kiện thuận lợi sẽ to dần gây khó chịu buộc bệnh nhân phải đi khám bệnh và khi biết ung thư thì thường đã ở giai đoạn không còn sớm nữa.
Bác sĩ Quan Vân Hùng, nguyên Trưởng khoa Ung thư, Viện Y dược học dân tộc TP HCM cho biết nói đến chữa ung thư, mọi người thường nghĩ ngay đến thuốc. Tuy nhiên thuốc chỉ là một trong bốn liệu pháp điều trị.
Theo bác sĩ Hùng, điều trị bằng cách tiêu diệt khối u với mổ, hóa trị, xạ trị thường cho kết quả trước mắt. Nguy cơ tái phát, di căn rất khó tránh do chỉ giải quyết phần thể hiện bệnh ung thư (là u bướu) mà chưa chặn đứng triệt để sự phát sinh của bệnh tật nói chung và bệnh ung thư nói riêng. Khi đó, ngoài tuân thủ điều trị, bệnh nhân cần áp dụng liệu pháp 4T để tự ngăn chặn nguy cơ tái phát, di căn. Trong đó T1 là Tinh thần - Tâm lý - Tâm linh, T2 là Thực phẩm, T3 là Tập luyện, T4 là Thuốc.
Với 4 liệu trình này, T4 do các bác sĩ chịu trách nhiệm (điều trị). 3T còn lại do chính bệnh nhân thực hiện, bác sĩ chỉ nhắc nhở, hướng dẫn.
"Bệnh nhân phải tự cứu mình, bác sĩ chỉ giúp điều trị khi còn thấy khối u. Nói cách khác, với bệnh nhân ung thư, vị bác sĩ tốt nhất chính là bản thân mình, vì chỉ có mình mới giải quyết cơ bản và lâu dài mọi bệnh tật", bác sĩ Hùng phân tích.
Yếu tố T1 đã được chứng minh đóng vai trò quan trọng để vượt qua bệnh tật. Nhiều bằng cớ khoa học cho thấy tâm lý, tinh thần bình an, tâm linh ổn định là điều kiện tốt để tăng cao sức đề kháng của hệ miễn dịch chiến đấu với bệnh. Có thể gọi đây là chính khí theo y học cổ truyền. Hệ miễn dịch đủ mạnh sẽ chống trả thành công các nguyên nhân gây bệnh, y học cổ truyền dân tộc gọi là tà khí. Khi bệnh đã xuất hiện thì cần điều trị kịp thời (T4) và sau đó củng cố hệ miễn dịch để ngừa tái phát, di căn.
Cuộc sống đầy lo, buồn, giận, sợ mà nguyên nhân chính từ stress góp phần làm suy giảm hệ miễn dịch. Theo các bác sĩ, không có thuốc nào chữa hết tâm trạng lo buồn mà bệnh nhân tự điều chỉnh lối sống mới giải quyết tận gốc, giúp tinh thần bình yên.
T2 là liệu pháp thực phẩm. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng song cân bằng kiềm toan, ăn ngon mà phải lành. Ăn hay không và như thế nào do bệnh nhân chủ động, tự quyết định, vì không ai ăn giùm để mình được khỏe. Cần ăn nhiều rau củ quả tươi, ít thịt, ít béo, ít đường, hạn chế thực phẩm công nghiệp chứa nhiều hóa chất phụ gia. Gạo lứt muối mè là thực đơn đơn giản nhưng hiệu quả.
T3 là tập dưỡng sinh. Con người là một loài động vật. Do đó thể hiện của con người là vận động để cải thiện sức khỏe. Lối sống công nghiệp hóa hạn chế các vận động tự nhiên cần thiết của con người như đi bộ, chạy, nhảy... Sự thiếu vận động làm trì trệ sự lưu thông máu huyết, góp phần gây ra bệnh tật.
Thứ hai, 12/9/2016
Lê Phương
Nguồn: VnExpress
Lê Phương
Nguồn: VnExpress